Ganh-tị hay Ganh-đua?

Có dạo đọc được một tin về một cô gái trẻ ở Việt Nam, làm đám hỏi với một ông chồng mỹ giàu trên 70 tuổi. Hình ảnh chụp thấy hai người có vẻ hạnh phúc, chìm đắm trong mối tình hữu nghị Việt-Mỹ, sông liên sông núi liền núi nên nhấn Like.

 

Theo mình hiểu; họ gặp nhau qua mạng, rồi ông mỹ bay sang Việt Nam, để trực diện, đả thông tư tưởng rồi ông ta quyết định, hỏi cô này làm vợ nên mướn khách sạn 5 sao, làm lễ đính hôn hoành tráng. 

 

Đọc xuống phần ý kiến đọc giả thì mình hoảng hồn. Thay vì chúc phúc cho cặp vợ chồng son, toàn là những ý kiến tiêu cực, chửi tùm lum, kêu còn này lấy chồng để được đi mỹ,….rồi có giấy tờ xong là đá đít thằng chồng ngu dại,…


Có ông thần nào, hay đọc bờ-lốc của mình, gốc Đàlạt, cựu học sinh Adran, đi lính rồi đi tù, nay 72 tuổi, khoe lấy vợ trẻ có 30 tuổi và thằng con 6 tuổi. Mình không thấy ai lên án cô vợ của ông này, lại kêu “chồng già vợ trẻ là tiên”. Khi nghe ông thần kể cô vợ trẻ sinh sau 4 thập niên, mình chúc phúc ông ta. Xong om

 

Cả 100 năm trước, mấy ông như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Phan Khôi hay sau này nhóm Tự Lực Văn Đoàn, đều có nêu ra những khía cạnh tiêu cực của người Việt. 100 năm sau, tưởng khá hơn nhưng có lẻ còn te tua hơn.

 


Mình chợt nghĩ có lẻ là ảnh hưởng giáo dục của người Việt mình. Điển hình, khi xưa ông cụ mình hay la mình, kêu sao học ngu, sao mày không xem gương thằng A con ông Năm, thằng B con bà Sáu,… tự nhiên mấy thằng này, trở thành đối tượng căm thù, ganh tị của mình. Tương tự như ngay này, cô giáo dẫn học sinh đi thăm bia “căm thù” dù chưa biết căm thù ai nhưng cứ bắt, dạy học sinh căm thù cái đã.

 

Thay vì khuyến khích con mình, chịu khó, cố gắng học hành, như mấy thằng bạn, lại kêu bú cu thằng A, hốt cứt cho thằng B. Điều lạ là mình sinh con mình ra chớ có phải chúng muốn sinh ra đời đâu mà trách chúng học dốt hay ngu.

 

Bố mẹ la con vô hình trung lại biến những đứa con hàng xóm, bạn học, trở thành những kẻ thù của con mình. Nhớ dạo thằng bạn thân của con mình, được tuyển học chương trình GATE, học được 1 tuần, thằng bé bỏ chạy, về trường cũ học. Lý do là mấy đứa học sinh Mễ, ghét đám lớp GATE nên ra chơi là đè đầu khệnh thằng bé.

 

Ngược lại ở hải ngoại, người ta khuyến khích con họ, làm không được thì họ nhỏ nhẹ, kêu “you can do it”. Người ngoại quốc được nuôi dưỡng trong tình thương, trong sự khuyến khích. Chúng ta thấy các trẻ em khuyết tật, được chăm sóc kỹ lưỡng, không như ở Việt Nam, các gia đình giấu như mèo giấu cứt.

 

Người Việt mình có cái tính là thích nổ, muốn làm Thánh Gióng, Phù Đổng nên cứ mơ qua đêm là con mình trở thành một thần đồng, một Phù Đổng, cháu ngoan của bác. Chán Mớ Đời 

 

Đọc ở đâu, có ai kể “Cua Việt, Cua Mỹ”. Ông mỹ và ông Việt đi câu cua. Ông Mỹ câu được cua thì bỏ vào thùng, đậy nắp lại chắc chắn để cua khỏi bò ra trốn, trong khi ông người Việt không đậy nắp. Tò mò, ông mỹ hỏi; ông mít trả lời cua việt, chúng ganh tị nhau, không muốn đứa nào bò ra khỏi thùng cả. Đứa nào leo lên thì chúng kéo lại. Xong om

 

Mình nhớ hồi còn độc thân, vào nhà người Việt, thấy họ treo cúp thể thao, bằng thưởng đủ trò khiến mình cảm phục, tưởng con họ học giỏi, chơi thể thao hay,…nên khen họ nức nở đến khi mình có con thì mới khám phá ra tinh thần khuyến khích trẻ thơ của người Mỹ.

 

Con gái mình chả thích đá banh. Cho nó vào đội banh, banh chạy đầu này, thì nó chạy đầu kia. Banh lăn về phía nó thì nó chạy trốn. Cuối mùa, vẫn được cúp, giải thưởng bú xua la mua. Sau này, con chơi thể thao, học hành mà có cúp thì cứ để trong phòng chúng cho chắc ăn, tránh thiên hạ cười, hay khen bá vơ. Cho nên bây giờ mới có nhiều Fake News. Chán Mớ Đời 

 

Trong nhà, bố mẹ hay thương những đứa nào học giỏi, được hàng xóm khen, còn mấy đứa học ngu, xấu, bị tật nguyền là xem như không có kí-lô nào cả. Vô hình trung tạo nên sự đố kỵ giữa anh chị em, khiến anh chị em bất hoà.

 

Trong lớp cũng vậy. Tên nào học giỏi thì được thầy cô khen thưởng còn học dốt như mình thì cứ kêu ngu như bò, không đếm xỉa đến. Chán Mớ Đời 

 

Hồi nhỏ nghe người lớn nói: người Việt trọng người có học, nể người có tiền và sợ người có quyền. Mấy người có chút quyền hành la lối, áp đảo người cô thế. Nghe kể về mấy ông lý trưởng, bá hộ xem thường tá điền, chánh tổng trong làng hét mánh thiên hạ... Có lẻ vì vậy mà người Việt ghét những người có quyền, học giỏi hay giàu hơn mình, sinh ra tính đố kỵ, ganh tỵ muôn đời.

 

Đọc truyện của Nguyễn Công Hoan thì đa số những nhân vật giàu có, có quyền, có học trong xã hội phong kiến xưa, khinh bỉ, hà hiếp kẻ thua kém mình nên có lẻ vì vậy mà người nghèo, ít học đố kỵ, ganh ghét, nghi ngại kẻ hơn mình.

 

Thấy người nào giỏi, thay vì chúng ta cố gắng học tập, ganh đua như người ngoại quốc làm, để bằng họ hay giỏi hơn, chúng ta chỉ cần lôi tên nào giỏi hơn mình xuống như mấy tên học sinh Mễ, đánh thằng bạn của con mình. Thằng này có cái tội là học giỏi. Xong om


Lâu lâu đọc còm trên mạng, thấy thiên hạ chửi nhau mút mùa lệ thuỷ. Có người bỏ công ra viết một bài. Nếu mình không thích thì thôi, ngưng đọc. Đây lại còm là viết như cứt, không có đầu có đuôi.


Mình tham gia hội Toastmasters, hàng tuần, phải nói chuyện trước công chúng. Các người trong hội, có tinh thần xây dựng, họ phê bình bài diễn văn mình rất nhẹ nhàng, khuyên mình nên cố gắng lần tới, để ý đến phần này, phần nọ. Cách phê bình của họ rất xây dựng. Cứ tưởng tượng một nhóm Việt Nam họp mặt là chửi nhau.

 

Năm vừa rồi, mình có giúp Bút Nhóm Lửa Việt trong chương trình Masks Save Lives và Mục Vụ Không Biên Giới. Mình cảm nhận người Việt rất hăng hái, gửi tiền giúp đỡ chương trình. Các anh chị may, làm khẩu trang, diện trang hay gửi tiền về giúp đồng bào, nạn nhân bão lụt. Qua mấy chương trình này cho thấy người Việt có lòng vị tha, thương người bất hạnh. Xin nhắc lại “thương người bất hạnh” hơn mình với tinh thần lá lành đùm lá rách.

 

Câu hỏi là người Việt chúng ta thương người bất hạnh, thua kém mình nhưng lại ghét kẻ giỏi hơn mình. Đó là câu hỏi mình đi tìm từ thời còn ở Việt Nam đến nay, vẫn chưa tìm ra đáp số.

 

Khi mới sang Hoa Kỳ, điều mình nhận thấy là người Mỹ rất ưa chuộng thể thao. Sống lâu hơn thì thấy họ thích thể thao vì họ thích ganh đua. Tinh thần chuộng thể thao, giúp tinh thần ganh đua do đó, xã hội của họ mới tiến bộ được. Nếu Bill Gates và Steve Jobs không ganh đua thì chúng ta không có điện toán như ngày nay.

 

Trở lại vụ ông mỹ già làm đám hỏi với cô mít trẻ hơn 40 tuổi. Mình có anh bạn kể,; quen mấy cô người Việt, gốc Hà Nội. Lấy chồng Mỹ già, có tiền, sang đây rồi ly dị. Mấy ông chồng mỹ già trả tiền nuôi ăn. Mấy cô chuyền nhau các ông Bồ mỹ già, sống thoải mái ở New York.


Chỉ có vài cá nhân, cho nên chúng ta không nên vơ đũa cả nắm. Có lẻ chúng ta nên khuyến khích người Việt ganh-đua. Khi ganh-đua, chúng ta nghiên cứu đối thủ, học hỏi cách họ luyện tập, hay tìm cách để vượt qua đối thủ thì sự ganh-tỵ sẽ biến dần.

 

Còn tiếp 

 

Nguyễn Hoàng Sơn