Như mọi năm, Tết năm nay, tuy cả gia đình đi chùa để viếng bàn thờ vong linh ông bà ngoại và anh của đồng chí gái. Sau đó là đến màn Xin-Xăm, thấy 3 mẹ con lạy và lắc cái hộp đựng mấy thẻ và cố ý làm cho văng ra một thẻ. Nhặt xong lại phải đến các hộc để lấy quẻ giải. Nếu quẻ xấu thì đem trả lại, lắc thêm quẻ khác. Đến khi nào lượm được quẻ tốt. Cát tường thì 3 mẹ con vui vẻ lên xe, bàn tán này nọ, năm nay đỏ tình đỏ bạc.
Năm nay, thấy có màn bán hương to dài như ở Hương cảng. Nhớ năm con gái học tại Hương cảng, hai vợ chồng khăn gói đi thăm con, lên núi có tượng Phật, thấy người Tàu họ mua hương dài hơn 1 mét, to đùng để vái khấn. Có ông nào, với một bà, chắc hai vợ chồng, cứ đi vòng vòng nhổ mấy cây hương chưa tàn ra khỏi các bình hương, rồi thiên hạ đến tìm ông ta mua hương to như cây pháo tống để thắp cúng Phật. Có lẻ họ nghĩ càng thắp hương to thì Phật sẽ chứng giám lòng thành, và phù hộ trúng số đề hay được tình duyên gia đạo bình yên. Hai vợ chồng buôn bán trước cửa chùa, không có môn bài hay phép của chùa.
Khi xưa, đến Tết thì chùa này rất đông Phật tử bá tánh đến cúng dường nhưng nay thì 100 hoa đua nở trên đất Bôn Sa, chùa mọc ra như nấm nên không biết đi chùa nào. Mụ vợ với mấy bà bạn cứ rủ nhau đi hành hương 10 chùa trong ngày, để Phật phù hộ thêm sức khoẻ về để chửi chồng từ sáng đến chiều. Chùa nào cũng tìm cách khuyến khích Phật tử cúng dưỡng. Mình thấy ảnh trên mạng, hình ảnh các chùa ở Việt Nam, có đăng QR Momo để Phật tử lên mạng cúng dưỡng qua mạng, không cần thùng phước sương. Kinh
Thậm chí, có xem một cờ líp, có ông sư đứng trước một đám ông sư, đột phá tư duy, đề suất 1 ý kiến giúp Phật tử cúng tiền. Kêu Phật tử đến chùa là phải lấy số Zalo của họ để báo tin tức này nọ, họ sẽ tự động nạp tiền cúng dường. Cho thấy người Việt rất thông mình kiếm tiền.
Cúng cầu nguyện Phật nhưng ông Phật, nhất là có rất nhiều Phật, Phật nào rảnh mà để ý đến lời cầu nguyện của mình. Các màn cúng tế là tập tục dân gian ở quê, tại các miếu, am như am Mệ Cai hay am Sohier ở Đàlạt xưa. Từ từ được đưa vào thành thị khi người dân quê vào thành phố kiếm ăn, giữ các tập quán cổ truyền ở làng. Tương tự, người Việt tỵ nạn hay di cư đều lập các vụ lên đồng ở Bôn Sa, giúp mấy tên đầu nậu, kiếm tiền cực nhiều. Thổ thần thổ địa là người Mỹ mà cứ van vái tiếng Việt thì sao họ hiểu và giúp đỡ. Cho họ ăn toàn là bánh ước, chả lụa thay vì hamburger thì ma mỹ sao ăn được. Chán Mớ Đời
Có ông sư nào ở Việt Nam kêu là ở ngoại quốc, không có cúng nên ma trên thế giới đói, phải xin chiếu khán vào Việt Nam để được ăn đồ cúng. Mình thấy ông sư này được trao giải nhân tài của Việt Nam, phải công nhận ông ta đột phá tư duy rất hay mà tiến sĩ bình thường chắc không ai nghĩ cao như ông ta.
Đọc trên mạng tin tức về chùa nào ở Việt Nam, kêu cúng dường để thoát nghèo khiến mình thất kinh. Mình theo dõi vài chùa ở hải ngoại. Họ có sinh hoạt với người Mỹ. Người Mỹ đến chùa để tập tu thiền, còn người Việt chúng ta đến chùa để cầu xin được giàu sang, nhiều sức khoẻ. Chúng ta cúng Phật như cách trao đổi, buôn bán. Hôm nay, con cúng trái cây hay thắp cây hương cho to để mong Phật phù hộ gia đình con mạnh khoẻ, hay giúp con trúng số đề... Chúng ta khấn, con cúng trái cây tươi mua ở chợ, được tẩm thuốc bảo quảng, Phật đừng có ăn mà tổn hại sức khoẻ cho Phật, vậy Phật phù hộ con trúng lô đề chiều thứ 3 nghe. Mình thấy ở Bôn Sa thiên hạ cúng cho thần tài thuốc lá, tiền,... đi vào mấy tiệm ăn, là thấy gần cửa, có bàn thờ thần tài. Chỉ cần bán thức ăn ngon, rẻ là thiên hạ đến, còn bán đồ ăn dỡ thì có cúng bao nhiêu chỉ có cô hồn đến ăn.
Người ngoại quốc, không tìm được lối thoát qua tôn giáo của họ nên tìm về Phật giáo, học hỏi theo gương của ngài Thích Ca, tìm được sự yên tâm, tịnh độ trong cuộc sống. Chúng ta đi chùa để mong cầu việc gì, không cần phải bỏ công sức. Cứ như Phật rảnh hơi đi giúp độ chúng sinh. Thế giới này có hơn 7 tỷ người.
Chùa chiềng sợ không có bá tánh đến thăm nên cũng phải chìu Phật tử, bày trò cúng sao giải hạn mà năm nào đọc cũng thấy sao Thái Bạch, Tam Tai,.. vô hình trung đi xa với việc tu hành của Phật Giáo.
Người ngoại quốc khuyên chúng ta tự lập cánh sinh, tự giúp mình trước rồi thượng đế sẽ giúp sau. (Aides-toi, le ciel t’aidera) Ngược lại người Việt chúng ta đi cầu cúng để được trời ban cho ân huệ. Chúng ta không tự tin bản năng của mình, có thể tự làm ra, chỉ mong đợi chờ kẻ khác ban ân huệ. Đó là tư duy xã hội chủ nghĩa, của sự lười biếng, của tử-vi, của thần thánh. Vì vậy mà người Việt, đất nước chúng ta nghèo.
Có thể đó là tâm lý chung của chúng ta, cầu cúng để được thừa hưởng những gì thường nhật không được bằng con đường lương thiện. Chỉ cầu mong vào may rủi thay vì tự tay làm nên. Có lẻ vì vậy chúng ta mê đi xin ấn ở đền chùa. Hay sòng bài vì đó là cách làm tiền nhanh nhất và biến cũng nhanh.
Thật sự trong đời sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta bị áp lực, phiền muộn, cần được giải bày, tìm được chõ nào để nương tựa về tinh thần, để giúp chúng ta trải qua các khó khăn tỏng đời sống. Ngày nay, có tâm lý học, phân tâm học, khi bị phiền nào, chúng ta có thể tìm đến các bác sĩ về tâm thần để giúp chúng ta nói ra các uất ức, phơi bày những khúc mắc, này nọ giúp ta nhẹ nhõm hơn về tinh thần.
Chúng ta làm phước với ý định để tạo Phước là mất đi chính nghĩa vì nếu không muốn tạo Phước thì chúng ta không cho. Như thể chúng ta mua bán hay trao đổi, tôi cho anh gạo, áo quần để trời Phật cho tôi cái giàu sang, Phú quý,...khác hẳn những gì ông Phật đã dạy.
Nghe kể, cứ trước đại hội đảng thì máy bay ra Côn Đảo bị cháy vé vì các quan nhớn ra đó để cầu xin Cô Sáu, anh hùng Võ Thị Sáu vùng đất đỏ, người có công quăng lựu đạn, làm chết biết bao nhiêu người dân vô tội thay vì tên tây lai, đầu bếp của đồn bóp. Nghe kể sau này, tên tây lai về lại quê hương đất đỏ để cúng tiền cho Việt Cộng, để rước bà mẹ đi khỏi Việt Nam.
Cứ tưởng tượng lãnh đạo quan nhớn mà không tự tin vào tài năng và trí tuệ của mình, để lèo lái trách nhiệm được đảng giao phó là ngọng. Hữu xạ tự nhiên hương, người tài giỏi thì chắc chắn sẽ được biết đến và đề cử chức vụ như trong chế độ Nho Giáo xưa nay.
Người ngoại quốc làm từ thiện vì họ muốn chia sẻ với người ít may mắn hơn, chả phải vì chúa trời bảo họ. Ở hội Lions Quốc tế, có một ông mỹ giàu, mua một cái núi mấy trăm mẫu anh, rồi tặng lại cho hội để làm trung tâm nghỉ dưỡng cho trẻ em thuộc dạng gia đình nghèo, không có tiền cho con đi nghỉ hè nên hội chở các em lên đó chơi một tuần sinh hoạt và giúp các em có một ý tưởng, chịu khó học hành để sau này thay đổi cuộc đời.
Mình không thấy ông ta hô hào cúng dường tạo Phước tránh hoạ gì cả. Mình chỉ thấy ông ta trúng số mỗi năm. Mỗi năm hội có tổ chức một buổi gây quỹ lớn nhất, tổ chức một buổi trình diễn xe cũ. Thiên hạ ở miền Nam Cali, có xe cũ, đem lại trưng bày, cho thiên hạ trầm trồ khen ngợi. Hội bán vé lô-tô. Nhiều năm bán không hết nên ông ta mua hết số vé còn lại thì đa phần ông ta trúng lô độc đắc. Ông ta mua nhiều vé nên xác suất trúng cao hơn chớ trời Phật hay chúa không giúp gì cả.
Có những người khác, ít thành đạt hơn nhưng họ vẫn bỏ công, giúp hội những vấn đề khác về hành chính hay chi đó, người có công người có của, chung vai làm bổn phận.
Người ngoại quốc gặp chúng ta đầu năm thì họ chúc mừng Happy New Year, một năm mới hạnh phúc, vui vẻ còn người á đông thì chúc năm mới phát tài, họ chúc mình giàu có, tường như người á châu, không màng đến hạnh phúc. Có lẻ giàu có khiến họ hạnh phúc do đó đầu năm ở Bôn Sa, thiên hạ buôn bán gấp vạn lần ngày thường trong khi các chợ quán, tiệm của người Mỹ đều đóng cửa. Đó là sự khác biệt giữa Đông và Tây. Chán Mớ Đời
Nguyễn Hoàng Sơn