Đàlạt qua hình ảnh xưa #5

 Có ông mỹ tên Bill Robie, từng tham chiến ở Đàlạt, đăng mấy tấm ảnh về Đàlạt khiến mình thất kinh. Ông này là người lái trực thăng đậu xuống hai trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo, để tặng học bổng cho học sinh nghèo và học giỏi của trường mà mình có kể. Các hình ảnh như nguồn suối Manon Des Sources của Marcel Pagnol, được cha con Jean de Florette, lấp đi để mua lại miếng đất này của bố của Manon. Được khơi lại sau khi bố cô ta qua đời và bà mẹ đành bán với giá bèo cho hai cha con de Florette.

Chợ Đàlạt đối với mình là vùng tuổi thơ khi ra chợ xách cơm trưa cho mẹ hay giúp mẹ mình dọn hàng nhất là những khi mẹ mình có mang mấy người em. Cả đời mình chỉ thấy hình ảnh mẹ mình với cái bầu. Vừa mới sinh xong, ở cử được 1 tháng là thấy dính bầu nữa. Kinh

Góc này bên hông chợ chỗ quán giò chả An-Lộc, chi nhánh của tiệm ở dưới đường Phan Đình Phùng, cạnh tiệm sửa xe Tân Tiến. Nghe kể sau 75, ai trong gia đình của tiệm này đi cải tạo, người thân từ Mỹ về, mua quà đi thăm nuôi khiến quản giáo thất kinh. Chỗ này nhìn thấy cầu thang chợ và khách sạn Mộng Đẹp, phía sau là dãy hàng guốc.

Hình này thấy cầu thang số 2 ở đầu chợ, chỗ dãy hàng guốc
Chỗ này chụp từ ngoài chợ, phía tay phải bên hông chợ, gần khu hàng guốc và thuốc lá Cẩm lệ của cậu Liễu, bà con bên ngoại.

Đây là cảnh nhìn từ bùng binh vào chợ. Thấy biểu ngữ kêu gọi nhiệt liệt tham gia bài trừ ma tuý, do mấy ông Việt Cộng bán để kiếm tiền và đầu độc thanh niên miền nam
Cận cảnh chỗ bán dưa hấu trước Tết bên tay trái của đầu chợ. Có ông lính này, trông giống chú Ký, sư đoàn 22 bộ binh về phép, ra thăm vợ.

Góc chợ hoa bên phải, trước khi vào chợ, đối diện với hình trên.
Cận cảnh chợ Hoa. Cô bé bán hoa này, nếu còn sống chắc cũng gần 60 tuổi
Hình này chụp phía sau chợ, gần chợ cá
Tương tự ngay cái đường ngăn chợ trong và chợ rau thấy cầu thang chỗ cái talus để lên đường Phan Bội Châu.
Tương tự ở ngay đường này, khi xưa mình có thấy gánh Sơn Đông Mài võ, làm xiếc đủ trò.
Mấy người bán rau, không có tiền mua sập trong chợ rau, ngồi bán lẻ trả thuế hàng ngày.
Tương tự dân bán hàng rong rau quả.
Hàng rong bán bắp luộc trong mấy cái thùng thiếc của công ty Esso đựng dầu
Mình không nhớ khúc nào nhưng thấy cái gà mèn 3 tầng ngày xưa hay dùng để bới cơm vào vườn trong Suối Tía. Mình đoán là trên chợ, chỗ mấy khó quê bán đồ cho du khách.
Khúc này chỗ bên bán dưa hấu, họ cũng bán khóm trước chợ. Đối diện là nhà hàng La Tulipe rouge 
Hình chụp từ trên cầu đi vào chợ Đàlạt , thấy chợ cá bên phải và chợ rau phía sau.
Tấm ảnh này được chụp từ cầu thang lên lầu trên, chỗ tiệm giò chả Mỹ Hương, cho thấy các sập bán trái cây. Cận cảnh là sập của bà Phòng, người Bắc, ăn trầu, đeo khăn mõ quạ. Kế đến là hàng dì Bơn, bạn thân của mẹ mình từ mấy chụp năm, từ khi mới vào Đàlạt. Chồng của dì là bạn nối khố của ông cụ. Chú Ký đi lính với ông cụ mình từ thời Ngự Lâm Quân cho vua Bảo Đại. Sau này, Việt Cộng vô, chú đi tù cùng ngày với ông cụ mình và được thả về cùng ngày luôn. Chú nghiên cứu tử vi cho mình, thấy sai bét hết. Nghiệm ra chú không tính cho chú bị đi tù Việt Cộng 15 năm. Chú qua đời đâu 1 năm sau ông cụ mất.
Cận cảnh thấy bà Phòng đang đọc báo, thấy mấy chai rượu dâu của Đàlạt. Khi xưa có công ty Lafaro bán rượu tại Đàlạt.

Dì Bơn bán toàn là cam và quýt nhiều nhất, sau này thấy có bán táo đại hàn và táo mỹ của quân đội mỹ, được người Việt làm ở trong PX, đem ra bán lại cho dân Việt Nam.
Hình này thấy rộng hơn, thấy toàn khu vực chợ phía này, có hàng thịt của ông Dồng ở đầu, quay về phía bên kia, chỗ hàng của mẹ mình. Mỗi chiều thứ 6, là xe thịt về, ông Dồng, đội cái áo may cái mũ đội lên đầu để vác thịt từ xe vào hàng thịt, móc lên mấy cái móc sắt to đùng. Có thấy hàng bà Hai, mua nhà chung với dì Bơn, chỗ dốc Nhà Làng, cạnh nhà cô Xuyến. Sau bán lại, xuống Phan Đình Phùng mua nhà.
Hình này chụp ngược lại từ hình của ông Bill Robie. Thấy cầu thang lên chợ trên, nơi ông Robie đứng chụp xuống chợ. Thấy dãy hàng thịt, căn đầu tiên là của ông Dồng đã kể trên. Chỗ này là khúc hàng dì Bê, mẹ của anh Phong, học Trần Hưng Đạo, hướng đạo Lâm Viên. Chồng là Ân, sau đó thôi nhau vì chị em chồng “100 giặc Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Hai mẹ con ở Ấp Ánh Sáng, cạnh nhà mình. DÌ cùng tuổi với mẹ mình. Hình như chết sau 75.
Hình này thấy hàng bà Tạo bán trà Đổ Hữu, thấy hàng dừa của Dì Nhâm, bên cạnh là hàng bà Sở, thấy một góc nhỏ hàng xén của mẹ mình.
Thấy bà Tạo, quấn khăn người bắc, bán trà, cận cảnh thấy sữa bột Bạch Sơn (Mont Blanc), hình như của người dân Hoa Kỳ thân tặng nhưng mấy ông lớn lấy đem ra bán cho dân dùng. Mấy cái thùng thiết đựng trà, nằm bên cạnh. Hình như bà Tạo cũng có bán trà Nguyễn Đăng, do ông ngoại mình và mấy người em sáng lập. Hôm trước có anh nào gốc HUế, kêu 3 căn nhà trước trường nữ công gia chánh là của bố mẹ anh ta. Bà Tạo thuê một căn và bà xem tử vi, mẹ của tên nào quen hay học chung khi xưa 1 căn.
Khúc này là sập bán trà của ai đây quên mất rồi. Người đứng không đội nón là dì Gái hay dì Phòng, cùng tuổi với mẹ mình nhưng không chồng. Có vẻ thích con thiên hạ nên khi mình ra chợ thăm là hậu cho mình trái táo bị thối, cắt bỏ phần hư cho mình ăn. Ngon cực. 

Thấy mấy thùng thiết bánh tây ngày xưa, mấy bà bán trà sử dụng để trà. Thấy cầu thang trên tiệm giò chả Mỹ Hương. Mình hay đứng ở đây để nhìn xuống thiên hạ. Nhiều khi mót tè cũng chạy lên đây làm một trộ như mọi người vì ngại đi xa ra chỗ nhà vệ sinh công cộng.
Hình này chụp trên lầu, các hàng bán đồ lưu niệm cho du khách. Dạo ấy thấy toàn là gùi, cung tên của người Thượng, được bày bán đầy cho Mỹ. Cuối ảnh là chỗ đi vào chợ từ cái cầu. Tiệm Bùi Vàng nằm ngay chỗ đi vào. Nay hình như con gái của Cò Đào, ngày nay bán tại đây. 
Chỗ đi vào chợ trên, khu bán quần áo và vải. Chỗ Bùi Vàng đi vào nữa. Cuối khúc này là hàng của bác Đoàn Mừng gái, có tiệm may ở đường Duy Tân, hình như xưa kia, có mướn tiệm cạnh Bùi Thị Hiếu.
Chỗ này phía ngoài chợ, chỗ hàng chuối.
Bà này quên tên rồi, bán cá, gốc HUế. Nhìn mặt là thấy dữ dằng Kinh (còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn