Tôn giáo trong mùa đại dịch

Trong mùa đại dịch này, có nhiều điều thường ngày chúng ta lơ là, bổng nhiên trở thành quan trọng. Có bà bạn người Mỹ kể chồng làm luật sư chuyên về luật gia đình, thừa kế, tuy phải làm việc ở nhà vì cách giãn xã hội nhưng lại bận gấp bội phần trong mùa đại dịch. Nhờ covid-19 mà thiên hạ bắt buộc phải nhìn sự thật, có thể chết, phải làm di chúc trước khi bị cô-vi thăm hỏi.

Khi mới sang Tây, mình có cảm tưởng người tây phương không sợ chết, hình như có tư duy trường sinh bất tử. Cái chết ra xa vời. Chẳng bù lại ở Việt Nam, chiến tranh triền miên, cứ thấy thiên hạ chết nên đầu óc mình bị ám ảnh, lo sợ cái chết, tìm cách đi du học, khỏi phải đi lính. Làm gì cũng phải cầu khẩn, xin trời Phật gia hộ cho mình và gia đình.

Sau này, sống lâu năm ở hải ngoại, mình cũng bắt chước suy nghĩ theo người tây phương, tin rằng con người có thể khống chế được cái chết, nhờ vào khoa học, y khoa hiện đại. Người ta nói loài người từ Homo Sapiens đã trở thành Homo Deus (thiên nhân) ở thế kỷ 21, với họ tôn giáo mới chính là Khoa Học.

Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử các tôn giáo lớn hay ý thức hệ như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, DO Thái Giáo và Ấn Độ Giáo đều nói đến cái chết là kết quả không thể tránh né được của con người, giúp họ bán cái gọi là thế giới sau khi chết.

Qua Epic of Gilgamesh, các huyền thoại về Orpheus và EurydiceCựu Ước và Tân Ước, Qur’an, Vedas và nhiều kinh thánh khác đều cho rằng con người chết vì Thượng Đế phán quyết. Có thể một ngày nào đó cái chết sẽ chấm dứt khi Chúa Ki-tô hay Thiên Sứ trở lại Quả đất này. Đó là cái nhìn của con người về cái chết từ bao nhiêu thiên kỷ nay.

Bổng nhiên cuộc cách mạng khoa học xuất hiện, các khoa học gia cho rằng cái chết không phải định đoạt bởi các đấng toàn năng mà vì cơ thể con người, như cái máy bị trục trặc điểm hình tim ngưng bơm máu, tế bào ung thư phá hủy lá gan, vi khuẩn lây-lan trong phổi,… ai đã gây nên các trục trặc kỹ thuật này? Các trục trặc kỹ thuật khác. Tim ngưng bơm máu  vì không đủ oxygen ở tim mạch, tế bào ung thư lây-lan vì biến đổi của gen. Vi khuẩn xâm nhập vào buồng phổi vì có ai đó hắt xì, ho trong máy bay, xe buýt,…khiến chúng hít thở vào nên bị nhiễm.Xong Om

Năm 1929, người Mỹ chết trung bình ở lứa tuổi 62, do đó người ta mới ra luật cho người Mỹ về hưu ở tuổi 65. Nghĩa là chết trước khi nhận cái ngân phiếu an sinh xã hội hay hưu trí, vợ con sẽ lãnh số tiền này độ 10 năm là qua đời. Chính phủ giàu to. Ngày nay với khoa học, y khoa tiến bộ giúp người Mỹ, sống trung bình đến 78 tuổi, 22 năm thêm. Vợ sống thêm 10 năm đến tuổi 88 tuổi. Chính phủ lỗ nặng. Do đó, an sinh xã hội là cái gai tỏng mắt của chính phủ mà không ai dám lấy ra.

Khoa học cho rằng các trục trặc kỹ thuật sẽ giải quyết bằng phương thức kỹ thuật. Con người không cần chúa ki-tô giáng trần lần thứ 2, các khoa học gia có thể làm việc đó, bằng tạo dựng các pacemaker, hay ghép ngủ tạng, thay thế tim mới,… hay uống thuốc để diệt hay ngừa các vi khuẩn,…

Khi người dân Nga Sô hỏi Lenin, có thể vắn tắt về chủ nghĩa cộng sản là gì. Ông ta kêu chủ nghĩa cộng sản là mọi gia đình đều có điện nước, có nhà máy khắp nơi để sản xuất.

Khoa học đã giúp tuổi thọ con người từ 40 tuổi lên đến 72 tuổi cho toàn thế giới và 80 tuổi cho nhiều nước giàu có, phát triển trên thế giới. Ở Anh Quốc, vào thế kỷ 17, cứ 1000 em bé sơ sinh là có 150 chết vào năm đầu tiên, và chỉ có 700 là sống đến tuổi 15. Ngày nay chỉ có 5 đứa bé chết trên 1000 bé sơ sinh và 993 sống đến tuổi 15. Cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh chết dưới 5%.

Các tôn giáo đều nói đến linh hồn của chúng ta sau khi chết, nào là thiên đàng, cõi niết bàn, vườn địa đàng nơi 72 trinh nữ đang chờ đón chúng ta nếu bấm nút cho bom nổ phanh thây thành 72 mảnh. Từ thế kỷ 18 trở đi với các chủ nghĩa như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa phụ nữ bình đẳng được mọc lên như nấm đã làm mọi người ít quan tâm về cuộc đời sau khi chết ở cõi trần gian. Thay vì sống 40 năm, nay họ sống đến 80 tuổi.

Ít ai đặt vấn đề; chuyện gì sẽ xẩy ra cho một người cộng sản trung kiên sau khi chết? Một đại tư bản? Một phụ nữ đòi quyền bình đẳng? Khoa học chưa trả lời được ngoài các đáp án đưa ra với các ông sư, cố đạo, Iman, rabbi,…về một thế giới hậu trái đất.

Có một Ý thức hệ độc nhất hiện nay còn tô vẽ về cái chết là chủ nghĩa dân tộc. Người ta quảng cáo, tuyên truyền là chết cho dân tộc, chết cho tổ quốc, cho đảng, cho cách mạng, là anh hùng và sống mãi trong quần chúng đến khi chế độ sụp đỗ. Người ta tạc hình các vị anh hùng như người mẹ anh hùng, người cha anh hùng, người chiến sĩ  vô danh,…để kích thích con người cương lên hy sinh, lao đầu vào chỗ chết như Lê Văn Tám.

Sau khi Liên Sô sụp đỗ thì các tượng đài Lê-Nin, anh hùng cách mạng đều bị đập phá, dẹp bỏ, dù hôm qua được xem là thần linh, anh hùng, linh hồn cách mạng.

Ngay các tôn giáo ngày nay, bắt đầu chuyển hướng, thay vì nói đến thiên đàng, niết bàn, ..họ bắt đầu nói đến đời sống hiện hữu, cần làm gì trong cuộc sống hôm nay. Nghe nói, Vatican đang suy nghĩ lại có nên để các linh mục và sơ được lập gia đình. Sang âu châu, thấy các nhà thờ được trang trí lại để bán sách, trung tâm thương mại vì giáo dân giảm dần, nhà thờ không đủ tiền để trang trải tu bổ, sửa lại nên phải bán.

Trong đại dịch covid-19, con người có thay đổi cái nhìn về cái chết? Không. Nhà thờ đóng cửa, nhà chùa khép cửa lại, synagogue càng đóng chặt vì sợ khủng bố.

Mình có anh bạn linh mục, kể là giáo dân gọi các giáo sứ, mời cha đến nhà thương đọc kinh, làm lễ “xức dầu” cho người đang hấp hối. Nhiều cha sứ từ chối, anh ta phải đi khi họ gọi giáo sứ của mình. Tang quyến không được vào nhà quàn hay nơi chôn cấp, chỉ đứng sau hàng rào vẩy tay chào người thân.

Người ta càng cố gắng cứu chữa mạng sống con người. Có mấy người bạn nhờ mình phụ giúp chương trình “Masks Save Lives”(khẩu trang cứu các sinh mạng). Mọi người thay vì đầu hàng trước covid-19 như các hình ảnh kể về các đại dịch trong lịch sử, người ta gia tăng, tìm cách nghiên cứu để tìm ra thuốc chủng ngừa cho vi khuẩn covid-19.

Khi đại dịch bùng phát ra vào thời trung cổ ở âu châu, con người lo sợ cho mạng sống của họ, đau khổ khi người thân qua đời nhưng nói chung văn hoá thời đó là đầu hàng, cho rằng mình làm việc gì đó tồi bại nên thượng đế ra tay trừng phạt “cuộc phán xét cuối cùng”. Đừng có lo nếu giáo dân sống tốt thì sẽ được lên thiên đàng. Đừng có tìm kiếm thuốc men để chữa lành bệnh, chúa đã quyết định cho chúng sinh rồi.

Tương tự ở Việt Nam, tôn giáo, mê tín, tử vi, kinh dịch giúp chúng ta an phận, khi gặp một hoàn cảnh nào đó khắc nghiệt. Tự an ủi cái phần số của mình như vậy và chấp nhận, nhắm mắt mặc cho cuộc đời đưa đẩy.

Ngược lại, khoa học giúp con người càng thất bại, càng phấn đấu thêm như ông Madison, thất bại biết bao nhiêu lần để thành công. Ngày nay là Bill Gates, Steve Jobs, chủ công ty Tesla, Amazon ,….thay thế các anh hùng cách mạng, các thánh tử vì đạo,..

Các anh hùng không phải các linh mục, kỳ kheo, Iman,..như khi xưa, cầm thánh giá,…để chống lại quỷ dữ mà là các nghiên cứu gia, y sĩ, y tá ở tuyến đầu. Họ được xem là các Người nhện (Spiderman), sẽ chiến thắng covid-19. Con người không hỏi thiên đường ở đâu? Niết Bàn ở đâu? Cầu nguyện để dọn đường về đất chúa hay cõi Vĩnh hằng. Họ chỉ hỏi chừng nào thuốc chủng ngừa sẽ ra đời? Như khi xưa Gilgamesh đi tìm câu hỏi về trường sinh bất tử khi người bạn của ông ta qua đời.

Bệnh viêm phổi khiến người Mỹ chết nhiều hơn bệnh nhân dính covid-19. Theo www.CDG.org thì trong 5 tháng qua, số người Mỹ chết vì viêm phổi cao hơn 179% số người chết vì covid-19 nhưng người ta lo sợ vì chưa có thuốc chủng ngừa như khi xưa, ban đêm sợ ma, ra đường mình hay đeo tượng Phật Bà Quán Âm.

Biết bao nhiêu thiên kỷ đã trôi qua, con người sử dụng tôn giáo như một công cụ, tin rằng họ sẽ sống mãi mãi khi giả từ cỏi đời này. Ngày nay, con người lại dùng khoa học để bảo vệ họ, tin rằng các y sĩ, khoa học gia sẽ cứu họ và họ sẽ sống muôn đời tại nhà riêng của họ hay liệm họ với thuốc để mai sau, hậu thế tìm ra các hồi sinh lại người đã chết.
Một nhà sư ở Ba-Tây

Có thể trong tương lai gần đây, các tỷ phú và thân nhân của họ sẽ được các khoa học gia giúp họ sống lâu và khoẻ mạnh. Có thể 100 năm nữa, khoa học sẽ giúp con người sống lâu hơn nhưng câu hỏi thường được đặt ra ”sống lâu để làm gì?

Chúng ta không đặt câu hỏi như ông bà khi xưa, chết đi về đâu mà sống để làm gì. Sống làm gì khi tất cả hành vi của chúng ta đều bị theo dõi như ở các nước độc tài như Trung Cộng, các máy quay video được trang bị khắp nơi. Các công ty đang hợp nhau, nhân danh bảo vệ y tế cộng đồng để viết lập trình có những chức năng, có thể kiểm soát tư tưởng chúng ta, giao tiếp với ai, nói những gì,…. Chán Mớ Đời 

Nhs