Khi nào gọi là già

Nhiều khi đi ăn uống với bạn bè hay nghe họ nói “mình già rồi” khiến mình ngạc nhiên. Cụm từ “già rồi” thay đổi tuỳ theo thời gian và không gian. 

Khi xưa, cách đây 100 năm, người Mỹ có tuổi thọ trung bình là 62 tuổi nên chính phủ khôn ngoan, ra luật hưu trí cho phép người mỹ về hưu ở tuổi 65. Nghĩa là họ có khả năng chết 3 năm trước khi nhận tấm ngân phiếu hưu trí đầu tiên. 

Dạo ấy phụ nữ không đi làm nên người ta sẽ cho người vợ lãnh tiền an sinh xã hội hay hưu trí của người chồng bạc mệnh. Do đó, dạo ấy phụ nữ cần phải có chồng để khi chồng chết thì có thể lãnh tiền an sinh xã hội của người chồng. Trong nhiều xã hội, phụ nữ phải lấy chống, thậm chí làm vợ bé, dù không yêu thương để có một đứa con để lo cho mình về già.

Dạo này, ông nuôi ong trong vườn mình hay rũ đi ăn sáng. Ông ta buồn bà vợ, hai vợ chồng không nói chuyện với nhau vì tiền bạc ra sao đó. Ông ta kêu muốn về với chúa sớm nên không uống thuốc cao máu, cao mỡ,… khốn nạn là ông ta kêu khoẻ hơn khi không uống thuốc khiến mình lại có dịp tụng kinh về y tế cho ông ta, đáp lại những lời kinh cầu của ông ta, muốn mình trở về đạo. 

Về Việt Nam, mình có gặp lại vài bạn học cũ thì đa số làm cho nhà nước đều về hưu ở tuổi 60, còn mấy bà thì nghe đâu ở tuổi 55. Việt Nam bắt chước tây cách đây mấy chục năm khi mình ở Pháp quốc, cho về hưu sớm để có chỗ cho giới trẻ làm việc vì công ăn việc làm ít, đất nước đang được cơ giới hoá cách làm việc,… nay thì chới với vì không có tiền để trả tiền hưu trí cho mấy người đã về hưu, sống dai.

Họ tính là giới trẻ đi làm đóng thuế để trả cho mấy người về già nhưng giới trẻ ngày nay không chịu đẻ. Chơi thì họ muốn chơi nhưng không muốn nuôi con, khiến chính phủ phải kêu gọi đẻ nhưng chỉ có mấy ông tây đen đi về xứ, rước mỗi năm mỗi bà sang để đẻ, được nhà nước pháp nuôi, tôn trọng văn hoá nhiều vợ của phi châu. Xong om.

Có ông mỹ về hưu, đặt kế hoạch ngũ niên. Cứ 5 năm là học cái này, học cái kia đến 100 tuổi vẫn còn khoẻ, viết cuốn sách, kể lại 30 năm đã làm gì sau khi về hưu ở tuổi 65.

Con người chúng ta leo lên đỉnh núi đầu tiên thì có thể chấp nhận đã mấy chục năm, làm việc, nuôi con,…nay xã hơi, về hưu. Lại có người lên đỉnh cao số 1, lại thấy có những đỉnh núi khác để viếng thăm nên lại tiếp tục leo núi khác nhau đến khi không còn leo được.

Có nhiều người về hưu xong thì qua đời vì họ không biết phải làm gì. Mình có quen một bác, sang đây năm 1975. Đi làm cán bộ xã hội ở trên L.A., mướn căn phòng nhỏ trên đó để đi làm. Thứ 6, đi xe buýt, xe lửa về quận Cam ở với vợ con rồi chiều chủ nhật lại xách gói, vợ bới cơm thức ăn cho trong tuần, lấy xe lửa, xe buýt lên L.A. Về hưu được 6 tháng thì qua đời vì ung thư. Chán Mớ Đời 

Khi chúng ta được hệ thống hoá, máy móc hoá trong cái guồng máy xã hội lớn thì khi về hưu, chúng ta mất đi bản năng tự lập, tự tìm cho mình một hướng đi, cách sống khác. Như con thú được nhốt lâu năm trong chuồng, sau khi được thả ra, không biết làm gì nên cứ theo thói quen đi lòng vòng trong phạm vi cái chuồng vô hình cũ.

Khi vợ chết trước thì Đàn ông Mau chết theo lắm vì họ mất đi cách sống đã được người vợ, định hướng lập trường từ khi lập gia đình. Ngược lại một goá phụ có thể sống thêm 20 năm sau khi người phối ngẫu qua đời. Họ quen chỉ định cuộc sống gia đình nên khi chồng chết thì định hướng, tìm cách sống khác.

Johann Wolfgang von Goethe viết xong Fausto vào năm 81 tuổi, trước khi chết. Ông tài tử Clint Eastwood, sau khi hết đóng phim thì quay qua làm đạo diễn, đoạt giải oscar vào năm 82 tuổi. Cho thấy sau tuổi hưu trí chính thức, người ta vẫn có thể sinh hoạt, sáng tạo thêm 20 năm, thế tại sao chúng ta lại ngưng làm việc ở tuổi 60, rồi tự cho mình già. Rồi nhậu cho quên đời.

Có anh bạn gửi cho cái video, có bài hát “don’t let the old man in”. Ông ca nhạc sĩ Toby Keith kể đang chơi cù với ông Clint Eastwood thì ông này cho biết là tuần tới là sinh nhật 88 tuổi (31/5, xem như năm nay ông đạo diễn này được 90 tuổi). Ông ta hỏi đạo diễn, tài tử nổi tiếng sẽ làm gì thì ông Clint Eastwood nói: “don’t let the old man in”.

Đạo diễn Clintwood nói sẽ đi xa 3 tháng để quay cuốn phim “The Mule”, tiếng lóng cho cụm từ liên lạc viên, chuyển ma tuý cho một băng đảng sì-ke, kể về một chuyện có thật. Do tờ báo New York Times đăng với tựa đề “The Sinaloa Cartel's 90-Year-Old Drug Mule" của phóng viên Sam Dolnick. Nói về ông Leo Sharp, một cực chiến binh thế chiến thứ 2, ở tuổi 90, chấp nhận chuyển sì ke cho băng đảng ma tuý để kiếm tiền trả nợ, và giúp cháu ngoại làm đám cưới. Ông này già nên cảnh sát không để ý. Cuối cùng bị DEA bắt vào tuổi 90, ở tù thì chả lo.

Ông ca nhạc sĩ Toby Keith, nghe kể sơ sơ về câu chuyện của cuốn phim và ngưỡng mộ ông đạo diễn 88 tuổi vẫn còn hăng hái làm việc nên về nhà, viết bản nhạc này và gửi cho ông Clintwood. Ông này nghe và thích nên lồng nhạc vào trong phim “The Mule”.
Muốn nghe bản nhạc thì nhấn cái link.

Don't let the old man in, I wanna leave this alone
Can't leave it up to him, he's knocking on my door
And I knew all of my life, that someday it would end
Get up and go outside, don't let the old man in
Many moons I have lived
My body's weathered and worn
Ask yourself how old you'd be
If you didn't know the day you were born
Try to love on your wife
And stay close to your friends
Toast each sundown with wine
Don't let the old man in
Many moons I have lived
My body's weathered and worn
Ask yourself how old you'd be
If you didn't know the day you were born
When he rides up on his horse
And you feel that cold bitter wind
Look out your window and smile
Don't let the old man in
Look out your window and smile

Don't let the old man in (Toby Keith)

Xong om
Nhs