Chết là hết hay nợ vẫn phải trả

Hôm lễ chiến sĩ trận vong, có mấy người bạn ghé nhà ăn cơm sau mấy tháng cách ly xã hội. Có người hỏi mình là mấy cái nợ, chưa trả hết thì sau khi chết sẽ ra sao. Trong thời gian cách ly, họ có thì giờ suy nghĩ về mấy vụ sống chết.

Mình là nông dân, không phải luật sư mà thiên hạ hay hỏi những vụ về luật thừa kế, đủ trò. Cách tốt nhất là kiếm sách đọc rồi ghi xuống những gì cần hỏi luật sư rồi trả tiền họ để họ trả lời những thắc mắc. Đừng có kêu nông dân.

Sau khi chết, thì chủ nợ thường tìm cách thu nợ bằng cách theo các tài sản của người quá cố qua toà án thừa kế (probate court). Nhiều trường hợp, người phối ngẫu hay con cháu thừa hưởng gia tài, có thể phải lãnh trách nhiệm về số nợ. Nhiều tài sản không được liệt kê trong gia sản của người quá cố.

Đối với người thừa kế, như người phối ngẫu hay con cháu, vấn đề là trách nhiệm trả nợ ra sao. Cái này thì cũng tuỳ theo luật lệ của mỗi tiểu bang và loại nợ gì.

Thông thường thì các tài sản cá nhân dù to hay ít, trở thành gia tài của họ khi chết. Gồm các trương mục tài chánh, xe cộ, bàn ghế, áo quần,…. Các chủ nợ có thể xiết nợ qua mấy tài sản để lại của người quá cố. Do đó lâu lâu thấy mấy tấm bảng đề “Estate Sale” là một công ty đại diện gia tài của người quá cố, đến ước lượng các vật sở hữu để bán trừ nợ. Dư tiền thì đưa lại cho người thừa kế.

Thường thì người phối ngẫu hay người thừa kế gia tài, không phải lãnh trách nhiệm về các nợ của người quá cố. Nhưng cũng có những ngoại lệ chiếu theo luật địa phương.

Sau khi qua đời, sẽ có toà đứng ra giúp, lấy gia tài của người quá cố, trả hết nợ, đóng thuế gia tài cho chính phủ, còn dư thì chia cho các người thừa kế theo di chúc. Nếu không có di chúc thì toà thì sẽ phán dùm. Quá trình này được gọi là “probate”. Không biết tiếng việt gọi là gì. Thông thường thì vài tháng còn lâu hơn thì vài năm như gia tài của Elvis Presley tính ra mất đến 20 năm.

Lý do là ông ta không làm di chúc và chết bất đắc kỳ tử. Có một điều là ít ai biết sẽ đi tây phương cực lạc ngày nào, giờ nào và ra sao. Vụ Nathalie Wood cũng mất 15-20 năm mới xong.

Khi một người chết thì phải đăng cáo phó tên người chết để bạn bè, người thân biết nhưng quan trọng nhất là luật bắt gia đình đăng để ai có dính dáng gì đến gia tài, có thể đến để lãnh phần hay đòi nợ. Một khi toà đã xử xong thì ai không đòi trong thời hạn của ”probate” thì bù trớt, không có quyền đòi nữa.

Có lần, báo chí đăng tải bà Jackson Onassis chết để lại gia tài có đâu một triệu đồng, khiến thiên hạ ngạc nhiên. Thật ra, bà này làm “Estate planning” về việc để lại gia tài ra sao hết, nhưng phải để ra ngoài một số vớ vẩn để qua toà thừa kế để giải quyết mấy tài sản lặt vặt. Khi toà án về thừa kế gia sản của bà Jackson được phán quyết thì sau này, không ai có quyền kiện thưa về tài sản của bà này nữa.

Nghe nói có nhiều trường hợp, người chết rồi có cháu hay con rơi đâu đến đòi chia gia tài. Điển hình bà Anna Nicole Smith, 25 tuổi lấy ông chồng tỷ phú 89 tuổi, khiến ông chồng không chịu nổi phải trả bài mỗi đêm cho vợ trẻ hơn mình 5 giáp nên chết sớm. Theo luật thì gia tài của ông tài sẽ được bà vợ cuối cùng thừa kế. Vợ cũ, con cháu nhảy ra kiện loạn cào cào, cuối cùng bà ta nhận đâu mấy trăm triệu.

Vài năm sau, bà ta lại lăn đùng ra chết. Có mấy tên nhảy vào kêu là cha của mấy đứa con của bà ta. Ra toà đủ trò, thử nghiệm DNA xem có phải cha thật hay không. Giống như ông tài tử đóng trong phim Love Story, ly dị bà vợ nhưng khi bà vợ cũ bị ung thư chết thì ông ta đến chăm sóc, cuối cùng kêu bức tranh hoạ chi đó là được bà vợ cũ cho, giá mấy triệu. Chán Mớ Đời 

Lý do đó, người ta làm Living trust và di chúc,…để tránh phải phơi bày mọi thứ, tài sản đủ trò cho mọi người biết và bớt tốn tiền. Nếu không thì phải ra toà, nhiều loại người không có tên được ghi trong di chúc, có thể kiện tụng ,… mình đã kể rồi trong bài về thừa kế.

Theo mình hiểu thì chi phí đám tang là đứng số 1, đến chi phí để quản lý gia tài, tài sản, rồi đến thuế rồi đến y phí nhà thương, y sĩ,…

Có những tài sản của người quá cố không tính vào gia tài thừa kế như bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí (401(k) hay IRA. Mấy quỹ này được trao thẳng cho người thừa kế hay tài sản nào đã được chuyển qua mấy Trust.

Có thể người qua đời để lại gia tài mà không có đủ tiền để trả nợ hay đã chuyển ra khỏi “estate” và không phải qua “probate” thì thông thường chủ nợ không được rờ đến.

Lý do này mà khi mình mượn nợ trên căn nhà, ngân hàng luôn luôn bắt mình và vợ phải sang tên căn nhà từ Living trust qua tên hai vợ chồng, để ký giấy nợ. Sau đó thì phải sang tên lại qua Living Trust. Nếu một trong 2 người qua đời thì người còn lại lãnh hết số nợ còn lại. Vì nếu Living trust ký giấy nợ thì bù trớt. Tương tự một pháp nhân như Corporation, LLC khó mà mượn được tiền.

Ngoài các tiểu bang như California có luật “Community Property”, sẽ khiến nợ nần khá lộn xộn. Tiểu bang xem là nợ ký trong thời gian lấy nhau thì người phối ngẫu sống sót có thể phải lãnh nợ hết cho dù căn nhà đứng tên người quá cố. Nhiều khi sống chung cũng bị lãnh nợ. Mình không rành lắm.

Ngoài ra các y phí, nằm nhà thương, bác sĩ thuốc men trước khi chết thì người ở lại cũng phải trả.

Nghe nói là trong thời gian ra toà Probate, người thừa kế có thể viện cớ là không có tài sản, để xin xoá nợ. Nếu mà đã ký chung cái nợ thì người còn lại sẽ phải trả nợ dù không sử dụng. Điển hình, có người mua nhà nhưng không đủ tiêu chuẩn nên nhờ người thân đứng tên mượn ngân hàng. Sau đó họ lăn đùng ra chết thì người ký giấy nợ dùm lãnh đủ. Do đó không bao giờ ký tên dùm ai dù đó là con mình.

Nợ tiền học đại học. Khi người mượn tiền đi học đại học thì khi chết, xù được vì của chính phủ. Chán Mớ Đời 

Đại khái là nên làm Living Trust, chuyển tên các tài sản của mình qua Living trust để tránh bị thiên hạ, không có tên trong di chúc, nhảy vào ăn có, tốn tiền luật sư để cãi dùm khiến tài sản sẽ không còn bao nhiêu. Thêm mất thì giờ, điên đầu. Chán Mớ Đời 

Nhs