Ký ức về 30/04/75

Cứ mỗi năm vào cuối tháng 4 là mình lại nhớ ngày 30/4, để rồi ngậm ngùi, tiếc cho mấy triệu người Việt từ hai miền, chết vì nhân danh hay bị gán cho những cụm từ “yêu nước”, “chiến đấu cho tự do” hay “vì nhân dân quên mình”….

Tiếc vì bao nhiêu khổ đau mà người Việt và dân tộc đã kinh qua để rồi vẫn làm nhược tiểu cho ngoại bang. Ngày nay, Trung Cộng chận nước Mekong làm vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long xem như chết. Dân chúng, muốn thoát nghèo sẽ tiếp tục đi lao động quốc tế hay làm dâu xứ HÀn, xứ Tàu, sang hơn thì đứng đường ở Tân Gia BA và Mã Lai,… sẽ còn những cái chết ngạt trong xe đông lạnh của những người không sống nổi tại quê nhà, phải vượt biên giới đi tìm miếng ăn, lo cho gia đình như trong thời đánh tư bản mại sản, đổi tiền, ngăn sông cấm chợ,…

Sau 48 năm, người Việt vẫn tiếp tục ra đi để tìm lối thoát cho mình và gia đình. Có người đi lậu, có người đi chính thức, qua các nước làm cu li, lao động để gửi tiền về nuôi thân nhân. Mỗi năm có 12 tỷ mỹ kim được người Việt ở hải ngoại gửi về cho thân nhân.

Mình có gặp một ông cán bộ, tự xưng lưu dân, nghe nói đem mấy chục triệu đô sang mỹ sống những ngày còn lại của đời mình, từng tham gia đánh cho mỹ cút ngụy nhào, để rồi ngày nay chạy sang mỹ đánh cho đế quốc mỹ đang dẫy chết, ăn tiền già cho đế quốc nhào luôn với cô vợ trẻ. Ông này khẳng định là ông ta là người lưu dân có nghĩa là loại người Việt hạng sang, không phải đi vượt biển hay tàn dư của chế độ cũ chạy theo, để ăn bơ thừa sữa cặn cảu đế quốc mỹ. Ông ta biết mình là gốc Bắc kỳ nên hỏi tại sao bao nhiêu năm qua mà các anh vẫn không quên quá khứ.

Mình nói; các anh từ rừng vào thành phố, chiếm đất, chiếm nhà, đuổi chúng tôi ra khỏi nhà, lên vùng kinh tế mới. Không sống nổi vì cả đời đâu có làm ruộng, phải bò về thành phố, trở lại nhà của chúng tôi, đã bị các anh chiếm thì các anh bảo sao không quên quá khứ cho rồi. Làm sao quên quá khứ khi các anh giam bố tôi đến 15 năm cải tạo. Các anh không cho em tôi tiếp tục đi học, phải đi làm chuyện bá vơ.

Những hình ảnh chiến tranh Việt Nam, Mậu Thân,…các cuộc pháo kích của Việt Cộng vào trường học trong giờ ra chơi như Cai Lậy hay thấy những quan tài của những người quen biết, bạn bè trong xóm, được chở về từ chiến trường, đã ăn sâu vào tâm khảm, vào các tế bào của mình và có lẻ sẽ không bao giờ gột bỏ được, ngoại trừ ngày nào đó sẽ trả nhớ về không.

Hồi nhỏ học lịch sử Việt Nam, mình hay thắc mắc, không hiểu nhưng hỏi thầy thì thầy ngọng, kêu sao ngu thế. Tại sao các vua sáng lập ra các triều đại như nhà LÝ, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn,…sau khi đánh thắng giặc tàu, Mông Cổ, nhà Thanh,… với những chiến thắng lẩy lừng, lại cho người hay tự thân chinh đi qua tàu để thuần phục thiên triều. Câu hỏi này theo đuổi mình đến ngày nay.

Năm 1979, Đặng Tiểu bÌnh xua quân qua biên giới dạy Hà Nội một bài học. Hai bên tuyên truyền kêu là chiến thắng nhất là Hà Nội tuyên bố thắng trận như một Bạch Đằng Giang của thế kỷ 20,… đùng một cái, lại thấy mấy ông chóp bu của Hà Nội bay qua Thành Đô, một tỉnh nhỏ thay vì được mời đến thủ đô Bắc Kinh như các sứ thần quốc tế quan trọng. Tương tự các triều đại Việt Nam khi xưa, triều đình Hà Nội sau 1975 lại thuần phục thiên triều ở biên giới hay một thành phố nhỏ nào đó như các triều đại khác từ hơn 1000 năm qua. Lúc đó mình mới hiểu lịch sử Việt Nam trên thực tế còn những gì học ở trường, sách vở toàn là tuyên truyền. Bố láo cả. Khi Mã Viện đem quân sang, đọc cái hịch kêu đem 150,000 quân để đánh Việt Nam, ở Thăng Long thời đó, lịch sử cho biết không đến 10,000 người Việt ở, thêm dân khách trú đông như quân tàu. Chán Mớ Đời

Theo sử tàu thì ông thần MÃ thị này chỉ đem có 2,000 lính thêm quân chuyên chở tiếp viện, đâu tổng cộng 5,000 binh lính, sang đánh cho vui. Tương tự trận Đống Đa, kêu ông vua Quang Trung đánh tan 30 vạn quân Thanh. Mình đọc tài liệu của Hà Nội ngày nay thì được biết chỉ có 29 vạn, là 290,000 quân nhà Thanh. Không nhức binh lính của Tây Sơn bao nhiêu mà đánh có mấy tiếng đồng hồ đã đại phá quân Thanh. Cứ như ngọn đuốc cách mạng Lê Văn Tám.

Trong cuốn phim ngắn “Ngày Giỗ” của đạo diễn Hàm Trần, người Mỹ gốc Việt, nói lên một câu chuyện về huynh đệ tương tàn trong chiến tranh Việt Nam để rồi người anh đi lính quốc gia, sống sót đi tu, mỗi năm đến ngày giỗ người em do chính tay mình bắn chết trong chiến trận.

Phim ngắn nên đạo diễn chỉ vắn tắt về một gia đình ở miền nam. Nghe đài phát thanh nói về các sư tự thiêu trong vụ đàn áp Phật Giáo của đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, mà ngày nay Hà Nội giải mã là do chính họ dàn dựng trên mặt trận chính trị, để lật đỗ chế độ miền nam. 

Ông bố tham gia chống lại vụ đàn áp Phật giáo bị mật vụ lùng bắt nên chạy về nhà, kêu bà vợ đem con vô bưng. Có một người con bị thổ huyết nên đành để lại cho bà vợ ở lại nuôi, còn ông ta đem người con trai kia vào bưng. Hình ảnh này cho thấy đàn ông Việt Nam làm việc gì, ít khi nghĩ đến hậu quả của gia đình, cứ bốc đồng lên làm càng. Nhờ được tuyên truyền trong các lớp học qua hình ảnh các anh hùng kháng chiến chống quân Minh, rồi quân Nguyên rồi quân Thanh rồi đến quân tây rồi đến quân mỹ ngụy,… học sinh chưa được học đến một người làm gương, kinh bang tế thế làm dân giàu nước mạnh suốt bao nhiêu năm lịch sử, chỉ thấy đánh nhau và đánh nhau.

Sau này, người con ở lại miền nam đi lính quốc gia, gia đình không bị chính quyền miền nam làm khó dễ, có cha theo Việt Cộng. Không có chế độ kỳ thị, lý lịch trích dọc trích ngang. Ra trận, thấy một tên Việt Cộng đâm chết đồng đội nên anh ta bắn. Khi tên Việt Cộng hấp hối, khám phá ra người anh của mình nhờ vào sợi dây chuyền có lá bùa đỏ đeo ở cổ. Sau 75, người anh giết lầm người em được cha theo mặt trận giải phóng, đem theo vào bưng, xuất gia, đi tu để sám hối trong những ngày còn lại của đời mình.

Nếu câu chuyện thật này có sự kết thúc ngược lại, người em theo cha vào bưng, giết được người anh đi lính quốc gia thì chắc hậu vận sẽ thăng tiến vì đã giết, đấu tố người thân, tàn dư mỹ ngụy,… như Trường Chinh khi xưa, đấu tố cha mẹ ruột mình để làm gương cho các đồng chí vĩ đại.

Có một phim khác do đạo diễn Lưu Huỳnh ở Việt Nam thực hiện là ”Áo Lụa Hà Đông” cũng nói đến chiến tranh Việt Nam. Hai người làm công cho địa chủ, yêu nhau rồi khi Việt Cộng đấu tố và giết chủ mình trong cuộc cải cách ruộng đất thì họ bỏ trốn vào nam, định cư tại Hội An.

Phim này nói lên những diễn biến của gia đình mình qua lịch sử cận đại của Việt Nam. Ông cụ mình ở quê, không theo Việt Minh nên đang đêm, du kích bao vây nhà để xử tử như bài hát “Người Anh Vĩnh Bình” của Nguyễn Đức Quang. Ông cụ may mắn trốn thoát vào nam. Ông bà nội tưởng du kích đã giết chết ông cụ đêm đó nên lấy ngày ấy làm giỗ đến khi nhận được thư sau 1975.

Một ông chú ruột trẻ, trên đường đi học về, bị Tây thực dân phục kích bắn chết vì tưởng lầm việt minh. Một ông chú khác gia nhập bộ đội vào chiến trường miền nam bị B52 dội bom chết trên đường mòn Hồ chí Minh.

Sau 30/4/1975, nếu Bên Thắng Cuộc chủ trương xây dựng lại đất nước, xoá bỏ hận thù thì có lẻ người miền nam, sẽ chung sức xây dựng lại đất nước tan hoang sau bao nhiêu năm chiến tranh.

Đàng này, họ nhân danh cách mạng, cướp nhà cướp đất, đổi tiền mấy lần, rồi bỏ tù các quân nhân cán chính của miền nam vào trại cải tạo mà ông Phạm Văn Đồng tuyên bố với báo chí quốc tế, khi công du ở Pháp có đến trên 2 triệu người. Dạo ấy miền nam có 18 triệu dân, 1/9 dân miền nam, trong đó có ông cụ mình bị 15 năm cải tạo.

Ngày 14 tháng 4 năm 1977 thủ tướng Phạm Hùng của VNDCH lúc đó ra quyết định 111/CP tước đoạt hết thành nhà công sản. 

Xem trích quyết định này.

------------------------------

'' 1. Quốc hữu hoá không bồi hoàn toàn bộ đất đai, nhà cho thuê của chính phủ nước ngoài và ngoại kiều. Xét trường hợp cụ thể có hình thức xử lý đích đáng; không bồi hoàn, bồi hoàn tượng trưng, bồi hoàn một phần tuỳ theo quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nước hữu quan nếu là nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hữu quan, và tuỳ theo tính chất kinh doanh bóc lột của ngoại kiều nếu là nhà thuộc quyền sở hữu của ngoại kiều.

Tất cả những nhà, đất và tài sản vắng chủ của người Việt nam và ngoại kiều đều do Nhà nước trực tiếp quản lý. Khi người chủ về, Nhà nước sẽ giải quyết với họ. Không ai được chiếm dụng, tự ý chuyển nhượng, mua bán nhà cửa, tài sản vắng chủ khi không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 * ghi chú -sau này quy định thêm là đến năm 1991 không về thì mất hẳn, sau quy đinh đó vài năm mới nối lại quan hệ với Hoa Kỳ, thật là tính toán rất sâu''

2. Nhà nước quản lý sử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ cho thuê theo chính sách cải tạo nhà cho thuê.

3. Nhà nước quản lý sử dụng những nhà, đất và tài sản vắng chủ của những người đã ra nước ngoài làm ăn buôn bán, hành nghề từ trước ngày giải phóng, khi họ trở về sẽ tuỳ từng trường hợp mà nghiên cứu giải quyết sau.

Riêng đối với những người sau đây, khi họ trở về, Nhà nước sẽ xét từng trường hợp cụ thể mà trả lại nhà cửa, tài sản cho họ:

a. Những người làm ăn lương thiện đi chữa bệnh, đi thăm viếng bà con, đi học ở nước ngoài.

b. Những người đi tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến.

c. Những người là nhân dân lao động vì hoang mang sợ hãi bỏ chạy đi các nơi trước và trong những ngày giải phóng ''

Sau bao nhiêu năm cướp tài sản của dân miền nam bằng cách đẩy họ xuống thuyền, đi kinh tế mới mà họ dùng cụm từ “cướp Công Sản” không có dấu nặng. Ngày nay, họ ăn cướp luôn tài sản của các đồng chí của họ, các anh hùng, chiến sĩ cách mạng như vụ Đồng Tâm, mà họ dùng cụm từ là “Cưỡng Chế” đất.

Mình hay theo dõi các tin tức tại Việt Nam, thì ghi nhận một điều: mấy người bị Hà Nội lên án vì bị cướp đất, trông họ rất hiên ngang khi bị tuyên án. Ngược lại các cán bộ thậm chí đến bộ trưởng, bị các đồng chí họ nhốt để cướp lại những gì họ đã cướp của dân thì khóc lóc, kêu đảng sáng lòng sáng dạ họ rồi, xin lỗi bác Trọng,…. Không biết có phải họ đóng kịch như Tố Hữu khi xưa, khóc Xít Ta Lin nhưng có điều mấy cán bộ lớn ngồi tù hay bị sử cố chết sớm.

Họ gọi ”tàu lạ” đâm chìm các tàu bé nhỏ của ngư phủ Việt Nam. Họ kêu Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hoà, để phủi tay quên đi công hàm của Hà Nội đã gửi cho Bắc Kinh. Họ bòn mót hết tiền ngân quỹ quốc gia để phải làm ngơ trước Vũng Áng Formosa, họ lại chơi ngu, bất chấp mọi ngăn cản của các chuyên gia về kinh tế môi trường, bỏ tiền đầu tư xây cái đập thuỷ điện trên thượng nguồn sống Mekong, vô hình trung giết ĐỒng Bằng Sông Cửu Long.

Không có tiền trả nợ, họ đành giao 4 khu vực tự trị cho người Tàu với cái tên mỹ miều “Đặc Khu” và người Tàu muốn làm gì thì làm trong 99 năm. Xem Hương Cảng được người Tàu cho người Anh Quốc thuê 99 năm, để rồi ngày nay, người dân sinh sống tại đó có muốn trở về Trung Cộng? Xem như mất đất.

Chưa kể người Tàu sẽ cho người sang sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, đã dùng chính sách sau 1975, cho các người ở vùng nghèo ở miền Bắc, vào nam lập nghiệp để làm con mắt, cái tai cho chế độ.  

Họ cấm nông dân xuất cảng gạo nhưng đang đêm họ lại cho xuất cảng gạo qua Trung Cộng?

Hoá ra lịch sử Việt Nam từ 1000 năm nay vẫn theo công thức; nhược tiểu triều cống cho thiên triều. Đối với dân họ là con hổ, đối với ngoại bang họ chỉ là cừu non.

Hồi nhỏ học lịch sử Việt Nam, nghe đến “cõng rắn cắn gà nhà”, chửi bới Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống để rồi ngày nay, lịch sử giải mã là có trên 300,000 quân của Trung Cộng do Mao Trạch Đông gửi sang đánh Tây thực dân ở Điện Biên Phủ. Xem hình ảnh các cố vấn tàu như cha mẹ của Võ Đại Tướng. Họ phải cắt hình ra vì trong tấm ảnh số cố vấn người Tàu đông hơn người Việt. Mình nghĩ 300,000 quân tàu thì hơi nhiều. Ai có tài liệu đích xác, cho mình xin để bổ túc. Mình có xem tấm ảnh các ông lớn Hà Nội đứng với mấy ông cố vấn tàu nhưng không hiểu sao họ lại chỉ đăng hình mấy ông lớn Hà Nội và cắt bỏ mấy ông tàu.

Chính các cán bộ tàu đã dạy Hà Nội, chính sách cải cách ruộng đất, giết hại bao nhiêu người Việt. Ngay cả những người đã cưu mang họ khi tiêu thổ kháng chiến, không tiền không bạc, không nơi trú ẩn khi tây đi săn lùng.

Mình không chủ trương trả thù nhưng chắc chắn không theo chủ nghĩa lãng quên. Chán Mớ Đời
Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đối xử với tù binh Bắc việt

Nhs
30/4/2020