Viếng thăm Sicily

Năm thứ năm đại học thì mình đủ tín chỉ để làm luận án ra trường nên rảnh một năm trời để tìm kiếm đề tài. Giáng sinh năm đó, mình được một cô bạn Ý Đại Lợi mời sang chơi ở Brescia. Sang đó chơi rồi nói chuyện với bạn trai của cô này, anh chàng gốc Do Thái, giàu lắm, nhà cho thuê đầy do bà nội sống sót trại tập trung trở về. 

Anh ta có cô chị họ làm kiến trúc sư ở Torino nên hỏi. Cô này hẹn gặp mình trên đường về Paris. Gặp cô này thì giới thiệu cho giáo sư đại học kiến trúc tên Galbetti. Ông này đồng ý mướn mình làm 6 tháng, giúp tìm ý làm luận án. Thế là mình về Paris, báo tin cho mọi người rồi chạy qua Ý Đại Lợi làm việc 6 tháng, ăn ở ký túc xá sinh viên đại học bách khoa Torino.

Ở đại học xá thì quen nhiều tên ở miền nam nước ý, lên miền Bắc học nên hè năm đó chúng rũ mình ghé thăm chúng nên vác ba-lô, quá giang xe hay đi xe lửa, xe buýt đi khắp miền nam Ý Đại Lợi. Dạo ấy, dân tây đi du lịch bụi, phải đem theo cuốn “guide des routards « làm thêm làm thẻ hội viên quốc tế “auberge de la jeunesse‘ (lữ quán thanh niên) để có thể ngụ lại các lữ quán thanh niên, rẻ. Chỉ cần phụ dọn dẹp, làm cọc-vê một chút mỗi ngày, có cái giường nằm và ăn sáng hay chiều. Do đó chỉ ghé lại các thành phố có lữ quán thanh niên và nhà tụi bạn ý.

Hành trình của mình là đi xe lửa xuống miền nam, ghé lại Roma, Napoli rồi Cosenza, viếng đảo Sicily rồi khi về sẽ đi mấy vùng phía biển Adriatic rồi về lại Paris , chuẩn bị đi học lại.

Xe lửa dừng lại Roma, chỗ này mình đã đi viếng năm thứ 3 với ông thầy và bạn gái của ông ta. Ông ta là anh họ của tài tử tây Marc Borel nên ông này cho mượn căn nhà ở ngoại ô Roma. Chuyến này mình chỉ ghé lại 2 ngày, ra mấy chỗ xưa ngồi vẽ để bán tranh cho du khách, kiếm chút tiền làm lộ phí. Đã kể rồi, trên www.muctimsonden.com có bài này. Sau đó ghé lại Napoli rồi Pompei mà mình đã kể rồi.

Không hiểu sao mình lại mê thi sĩ Hy-Lạp Homer nên muốn đi vùng nam Ý Đại Lợi vì ông ta có kể về những con quỷ 5, 6 đầu chó Schilla rồi mấy ngư nữ kêu gọi ông Ulysses nhưng ông này bắt thuỷ thủ trói ông ta lại để khỏi phải nhìn mấy cô này vì sẽ biến thành đá.

Do đó mình ghé lại Cosenza trước để nghỉ qua đêm rồi đi xe lửa xuống Schilla. Cái vui là người Hy-Lạp đầu óc thông minh, văn hoá cao, nghệ thuật kiến trúc hùng vĩ, chỉ có cái tội là xứ này nghèo, toàn là núi và biển. Ngày nay 90% dân số của họ tụ tập xung quanh thủ đô Athens để sinh sống. Do đó để sống còn, họ chạy qua xứ Ý Đại Lợi khi xưa, đem theo văn hoá, nền văn mình Hy-Lạp rồi từ đó người La-mã mới bổ sung mà người ta hay gọi nền văn minh la-hy. 

Schilla là một thành phố nhỏ ở ngay biển. Theo truyền thuyết thì ông thần biển, tên Glaucus, hay giúp đỡ các thủy thủ đi biển, yêu một nữ thần tên Schilla nhưng cô này từ khước mối tình hữu nghị, sông liền sông núi liền núi nên ông ta mới đến gặp một bà phù thuỷ, say nắng, yêu ngầm ông ta. 

Ông thần này không biết lại nhờ bà ta, giúp để được cô gái Schilla đáp lại mối tình sông liền sông, biển liền biển khiến Bà này nổi điên lên. Bà ta bỏ thuốc độc vào bồn tắm của cô thiếu nữ, biến cô này thành một con quỷ có 6 cái đầu chó. Ai đi tàu bè ngang khúc này là bị cô ta làm đắm thuyền. Ở ngay biển có một cù lao và trên mõm núi có một lâu đài. Người ta kêu là chỗ ở của cô quỷ 6 đầu chó. Mình ở lại đây một đêm để thỏa mãn những gì học về Homer. Nhân vật Ulyssus khiến mình thích đi giang hồ.

Sáng hôm sau lấy phà qua bên đảo Sicily, cảng Messina. Từ ngày mình qua tây là có nghe đến chương tình xây dựng một cái cầu nối liền đất liền xứ Ý Đại Lợi với đảo Sicily từ thời xưa nhưng không bao giờ thực hiện được vì sợ tiền vào tay các nhóm mafia.

Mình nghe kể là Mafia ở Sicily khởi đầu bằng 3 anh em gốc Tây Ban Nha. Họ giết một bá tước nào ở xứ họ vì làm nhục em gái nên trốn qua đảo này. Họ sử dụng cách thức hoạt động của hội kín Franc Macon để không ai phản bội lại lời thề vì sẽ bị giết.

Nếu xét về lịch sử của hòn đảo này thì bị các nước lớn xâm chiếm qua bao nhiều đời. Từ quân đội Norman, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, la-mã, Ả-rập,…nên giống dân ở đây có khuôn mặt khác với người ý ở miền bắc Ý Đại Lợi, lai đủ giống. Ở khu vực, có một đảo khác tên là Malta cũng bị ảnh hưởng về lịch sử như nhau.

Nghe nói vùng này là vựa lúa của đế quốc La-mã, món spaghetti xuất hiện từ vùng này. Chính họ chế ra cái nĩa để ăn spaghetti. 

Qua đảo rồi thì mình đi xe lửa đến thành phố Taormina. Rất đẹp. Thành phố này có nhiều di tích lịch sử, nhà cửa kiến trúc ảnh hưởng dưới thời chiếm đóng của người Ả Rập, Hy Lạp, La-mã,… đi viếng rất đẹp, phong cảnh quá tuyệt vời. Trên là núi rồi nhìn xuống bãi biển, xa xa thấy núi lửa Edna mà lâu lâu truyền hình chiếu phun lửa ra. Người ý gần đó dùng phúng thạch để trồng nho làm rượu rất nổi tiếng. Mình ở đây được 3 ngày, bán được hai tấm trang nên bắt đầu đi tiếp. Mình thích thì ở lại thêm còn không thì đi tiếp.
Taormina, trên núi, nhìn xa xa thấy đỉnh núi lửa Edna

Taormina, nhìn từ nhà hắt ngoài trời, xuống biển. Đẹp lắm

Cạnh thành phố này có 2 làng mà Francis Coppola dùng làm nơi để quay phim “Bố Già”. Trong phim hay truyện thì nói đến cái làng Corleone, gần Palermo nhưng làng này còn mới nên đạo diễn mới kiếm hai cái làng cạnh Taormina, có tên là Savoca và Forza d’Agro. Mình tính đi viếng nhưng không có xe buýt đưa đến nên thôi đợi lần sau mà 40 năm qua chưa trở lại. Chán Mớ Đời 

Hôm sau, mình đến Syracusa  một địa điểm rất nổi tiếng về lịch sử Hy-Lạp nhất là nhà hát lớn, được xem là đẹp nhất và được giữ gìn tốt nhất thế giới. Mùa hè, họ có làm festival nhạc kịch ở đây. Thật ra ở âu châu hay Ý Đại Lợi nổi tiếng vì mùa hè nên họ làm tiền bằng cách tổ chức các buổi hoà nhạc, kịch ở những di tích lịch sử để câu du khách, kiếm tiền. Mình nhớ xem vở Opera Aida ở La MÃ trong mấy di tích cổ của la mã, được gọi là nhà tắm Caracalla. Đẹp nức nở.

Thành phố này đẹp, toàn là di tích cổ để lại do bao nhiêu kẻ chiếm đóng, từ hy-Lạp, la mã, Francs, Ả Rập, suốt mấy ngàn năm, tuyệt nhiên không có viện bảo tàng tội ác. Mình ở lại đây 3 ngày, mỗi ngày đi vẽ, tối về thì gặp tụi đi du lịch bụi đức, rũ nhau đi nghe nhạc. Dạo ấy chỉ có du khách đức, Bắc âu mới đi du lịch bụi về miền nam Ý Đại Lợi. Dân tây thì thích thám hiểm Bắc âu, Anh Quốc,…

Hôm đầu tiên ngồi vẽ, có hai cô gái địa phương, tới gần, ngồi nói với nhau, xì lô xi la với nhau về mình, kêu “carino “ đủ trò nhưng mình không dám nói chuyện vì bị ám ảnh Mafia, họ hay kêu “Lupara” bắn những ai làm có nhục gia đình họ. Họ nói cái gì khiến mình buồn cười nên họ hỏi thì khám phá ra mình biết tiếng ý nên hỏi chuyện. Sau khi vẽ xong mình chào rồi bỏ chạy vì sợ người nhà của họ bắt gặp. Sau này, hỏi tụi bạn thì chúng kêu xi nê thôi. Chán Mớ Đời 

Sau 3 ngày thì phải lên đường vì lữ quán thanh niên chỉ giới hạn được ở lại 3 ngày. Nếu không thiên hạ đến đây ở cả tháng. Mình định lần sau đi Ý Đại Lợi với vợ, sẽ ghé lại đây ở 3 ngày như xưa, thật ra đảo Sicily đi cả tháng chưa chắc đã hết nơi thăm viếng.

Rời Syracusa thì mình đến Ragusa, một tỉnh nằm trên núi, xa biển nhưng để thăm một tên bạn ý mà mình vẫn còn liên lạc đến bây giờ. Nhà hắn ở cách thị trấn này 10 cây số, tên là làng Chiaramonte Gulfi. Tên bạn ở làng nên khi lên Torino, có tâm lý mặt cảm nông dân. Làng rất dễ thương. Hắn kêu tắm rữa xong, ăn spaghetti rồi ngủ trưa, chiều đi chơi. Bố mẹ hắn làm việc và ở Ragusa. Căn nhà ở làng như nhà thờ từ đường ở Việt Nam, hắn về đây hè và luôn tiện tiếp mình ở đây cho tiện việc.

Làng này tương tự các làng khác mà mình thăm viếng đều có một con đường chính, có vài quán lưa thưa. Hồi trưa mình đi xe buýt đến thì không có một bóng người nhưng chiều lại thì đông như quân nguyên. Hoá ra người ý miền nam, trời nóng thì ngủ trưa mà họ gọi “la siesta” đến chiều thì mát hơn là trai gái thanh lịch, bận đồ chải chuốt ra đường mà họ gọi “la passagiata”, đi dạo phố.

Làng nhỏ nên tên bạn mình đều quen hết đám thanh thiếu nữ. Mới đi một bước là gặp một đám bạn, kêu “Ciao” rồi dừng lại. Nói chuyện rồi thiên hạ hỏi tên mình là gì, từ đâu đến. Có lẻ làng này có người da vàng đầu tiên đến viếng nên cha con chạy ra chào tên bạn mình với đôi mắt tò mò nhìn tên mít đặt, hỏi han lung tung. Cứ 3 bước là gặp một đám khác. Đi hết cuối đường thì đi ngược lại, gặp lại đám cũ cũng Ciao ciao rồi hỏi lại khiến mình nói chắc ngày mai, tao phải viết cái bảng, đeo trên người để khỏi mất công trả lời. Rất vui. Tên này không có xe gì cả nên 3 ngày ở với hắn là chỉ lòng vòng trong làng nên mình xin phép đi chỗ khác.

Mình lấy xe buýt đi Ragusa rồi đổi đi Gela, ngủ tại đây một đêm rồi sau đó đi Agrigento, mà mình nhớ cảnh tượng hùng vĩ đẹp khiến mình nhớ để đời. Phải đi lại đây viếng.

Từ Ragusa, mình lấy xe buýt đi. Người ý gọi xe buýt là Pullman, lý do là xe hiệu này từ đời Garibaldi còn ở truồng. Ngồi trong xe, mình xem phong cảnh hoài cũng chán vì toàn là cây olive nên lấy đồ vẽ ra, vẽ hí hoạ ông tài xế. Cuối cùng ông ta xin làm kỷ niệm, không lấy tiền vé. Xong om.

Mình về lữ quán thanh niên lấy phòng xong thì đi ăn. Trong sách hướng dẫn du lịch nói có 2 tiệm ăn nên bò lại tiệm rẻ thì thấy đóng cửa. Bò lại tiệm thứ 2 thì thấy sang trọng nhưng đói mà lữ quán thanh niên không nấu cơm chiều nên đành bò vào, nói là ăn spaghetti thôi, ngày mai tính tiếp.

Vừa bước vào quán ăn thì tên hầu bàn hỏi mình là sinh viên thì mình gật đầu nên hắn dẫn mình đến một nơi dành chỗ cho khách khiến mình ngạc nhiên. Sau đó thì thấy lác đác vài tên mỹ vào. Mình xem thực đơn thì không thấy đề giá tiền nên hỏi tên hầu bàn. Hắn kêu đừng ngại, ăn gì thì trường trả lúc đó mình mới hiểu là có đoàn sinh viên mỹ đi du lịch nào đặt trước và tên hầu bàn tưởng mình là sinh viên nên kéo ghế cho mình ngồi ở nơi đã dành cho đám sinh viên mỹ. Chỉ có khác biệt là đám sinh viên mỹ không biết nói tiếng ý còn mình thì bú xu la mua tiếng ý.

Hôm đó, hầu bàn đem ra đủ loại thức ăn, 4 món rồi đưa mình tờ giấy, bảo viết tên vào rồi di. Xong om. Sau này mình kể chuyện này cho tụi ý, khiến chúng đồn ầm lên, gặp mình là chúng cứ hỏi kể lại chúng này. Khó tin nhưng có thật.

Sáng hôm sau, mình lấy xe buýt đi Agrigento, một địa điểm lịch sử như Syracusa với nhiều ảnh hưởng của nhiều nền văn minh. Đảo sicily này bị đô hộ, chiếm đóng vào phía nam vì khi xưa người ta đi thuyền đến, nên phía Bắc chả có di tích lịch sử nào cả.
Syracusa

Agrigento cũng nằm gần bờ biển, ngồi vẽ, nhìn ra biển xanh đẹp khôn tả. Dạo ấy ít có du khách chớ ngày nay du lịch được đaị chúng hoá nên chắc đông du khách. Dạo mình đi có đâu vài chục người đức. Ai đi Sicily, bắt buộc phải đi đến chỗ này. Đẹp không thể tả được. Theo mình di tích kiến trúc thôi hy-Lạp thì chỗ này đẹp nhất và được bảo trì tốt nhất. Họ gọi nơi còn lại di tích lịch sử, các đền đài của một thành phố cỗ xưa, cách đây 2,500, là Thung Lũng Đền Đài (valle dei templi). Khi xưa là một thành phố lớn sau này bị bỏ hoang, chỉ còn các đền đài là còn sống sót với thời gian.

Agrigento, Thung Lũng đền đài. Đẹp nức nở
Vùng Ý Đại Lợi hay bị động đất nên họ xây mấy đền đài bằng đá trên một lớp gạch nên khi bị động đất, không ảnh hưởng đến các đền đài. 2,500 năm trước họ đã tìm ra cách chống động đất. Mình ở được 3 ngày rồi lại khăn gói lên đường đến Palermo, thủ phủ của đảo Sicily này.

Palermo thì mới nên kiến trúc đầy kiểu Baroque, mình lại không thích kiểu này. Mình chỉ nhớ là nóng kinh khủng, bụi bặm lại sợ Mafia nên chỉ ở có 2 đêm rồi lấy xe lửa chạy về Messina để viếng đảo Lipari, nơi mà Ulyssus của Homer, đi ngang qua đây, phải kêu thuỷ thủ đoàn cột ông ta lại để không nghe lời quyến rũ của ngư nữ.

Lipari là một hòn đảo, nghe nói do phún thạch hay núi lửa tạo thành, từng là quân cảng cho các quân đội chiếm đóng Sicily. Ai muốn vào đất liền, phải đi ngang qua đây. Mình đi tàu qua đảo rồi chiều bò về Messina. Không thấy ngư nữ đâu hết nhưng con gái vùng này có cái duyên vì lai đủ giống.
Đảo Lipari, nơi mà Ulyssus đi ngang qua, kêu thủy thủ bịt mắt, tới gô ông ta lại để khỏi đi theo mấy mụ người cá này.

Thật ra, lấy vợ rồi mình mới nghiệm đàn ông lúc nào cũng bị phụ nữ mê hoặc nên chạy theo ai là bị mù, hoá đá, ngu như con bò. Không có chi là đặc biệt. Thi sĩ làm trò để thi vị hoá cuộc đời thêm.

Lần sau sẽ kể tiếp đi miền nam nước ý, phía bên biển Adriatic.

Nhs