Nên để lại cho con những gì

 

Người Việt ở Hoa Kỳ hay làm việc cho nhiều, hà tiện hà tặng để dành cho con, trả tiền con đi học và để lại cho con dù về hưu, vẫn dè xén để lại cho con cháu. Theo chủ trương hy sinh đời bố củng cố đời con nhưng Phước Đức có giúp con cháu khá lên hay không là chuyện khác. 

Vấn đề là tài sản để lại không giống nhau cho nên nhiều khi khi chúng ta để lại cho con cháu lại gây nhức đầu cho người ở lại. Các chuyên gia tài chánh thường khuyên khách hàng không nên để lại những loại tài sản cho con cháu như sau:


Tax-Deferred Accounts (trương mục chưa đóng thuế như quỹ hưu trí)


 Chúng ta làm việc nhiều, để dành cho hưu trí nhưng khi về già lại không muốn xài vì muốn để lại cho con cháu. Vấn đề chúng ta phải nhớ là thuế lợi tức khác nhau. Nếu chúng ta về hưu đống thuế ít hơn con cái thì nên chuẩn bị rút tiền ra trước từ từ mỗi năm. Nếu muốn thì có thể cho con cháu hàng năm.

Lấy thí dụ hai vợ chồng có quỹ hưu trí độ 1 triệu. Không xài đến khi qua đời thì con cháu nhận được 1 triệu đồng thì xem như step up basis, phải đóng thuế rất cao vì lợi tức hàng năm cộng thêm 1 triệu, xem như bay phân nữa. Để dành tiền cho cố rồi cuối cùng bay mất tiền qua thuế. Nếu chúng ta tính 10 năm nữa là vô viện dưỡng lão thì cứ rút $100,000 hay $50,000 mỗi năm ra để xài hay cho con cháu hay trả tiền cho con cháu đi học đại học. Ở Hoa Kỳ có loại được gọi là Gift Tax, bố mẹ hay ông bà có thể tặng tiền cho con cháu. Năm 2024 thì mỗi người được nhận $18,000/ người mad không bị đánh thuế. Xem tin tức từ trang IRS dưới đây. 


The annual exclusion applies to gifts to each donee. In other words, if you give each of your children $18,000 in 2024, the annual exclusion applies to each gift. The table below shows the annual exclusion amount applicable in the year of the gift.

Annual Exclusion per Donee for Year of Gift

Year of Gift

Annual Exclusion per Donee



2011 through 2012

$13,000

2013 through 2017

$14,000

2018 through 2021

$15,000

2022

$16,000

2023

$17,000


Khi chúng ta rút ra mỗi năm một ít rồi bỏ vào trương mục như Roth IRA hàng năm thì sau này không bị đóng thuế. 


Health Savings Account

Trương mục HSA này được thành lập khi còn đi làm để trừ thuế như 401k, dùng để chỉ phí về y tế. Về già có thể lấy tiền từ trương mục này để trả Medicare gap hay những y phí không bị thuế. 

Vấn đề là nếu để lại cho con cháu thì sẽ được xem là lợi tức của con cháu trong năm đó và con cháu sẽ phải bị đánh thuế như 401 k. 


Real Estate Properties With High Maintenance Costs

Theo nguyên tắc để lại tài sản địa ốc là tốt nhưng cũng tùy thuộc loại nào. This dụ các nhà nghỉ hè hay nhà cửa lớn cần nhiều tiền để bảo quản thì sẽ khiến con cháu không rành sẽ nhức đầu. Tốt nhất là về già thì nên chuyển các nhà cửa kiểu này thành nhà cho thuê có lợi tức vô ra. 

Điển hình ông chủ vườn bơ trước. Ông ta để lại gái tài ra sao, con cái thưa nhau ra tòa. Cuối cùng cô con gái ở new York không biết gì về vườn bơ như người anh được lãnh cái vườn. Mỗi tháng trả tiền ông làm vườn $2,000 rồi ông thợ không chăm sóc lắm nên ống nước bị bể khiến tiền nước lên 7, 8 ngàn một tháng nên cô nàng bán cho ông làm vườn với giá $60,000. Ông làm vườn hái bơ bán được $100,000 trả tiền cho cô gái rồi kêu mình bán lại cái vườn. 

Hay trường hợp 9 anh em gốc việt, kiện nhau ra tòa vì bán không được 5 căn hộ. Ai cũng muốn bán gái cao nhưng không ai mua rồi kiện nhau muốn có tiền liền. Chán Mớ Đời 

Illiquid Investments


Các loại đầu tư khá phức tạp không thể bán dễ dàng khiến con cháu khó bán nhất là muốn chia nhau. Thí dụ mình có góp vốn trong một tiệm nail hay một tiệm ăn,  Tốt nhất là nên bán từ từ chuyển qua những tài sản dễ bán để con cháu chia nhau. Con cháu mình thuộc thế hệ thứ hai sinh để ở Hoa Kỳ nên nhiều khi chúng không chịu khó như thế hệ thứ nhất.  Chúng nghĩ thông minh hơn bố mẹ, nói anh ngữ giỏi hơn nên chúng không hiểu những gì mình đầu tư. 


Complex Financial Instruments

Có thể chúng ta rành hay thích đầu tư nhưng con cháu chỉ thích đi làm giúp chủ làm giàu. Cho nên cũng nên tìm cách hôm lại đầu tư vào những gì giúp con cháu dễ cai quản sau này. Tốt nhất là nên cho con cháu tham gia vào các cuộc đấu tư của mình. 


Collectibles With Limited Demand

Chúng ta có thể thích tranh nghệ thuật nên mua nhưng con cháu không rành về nghệ thuật hay nữ trang và thứ lạ khó bán. Nên bán trước khi mình qua đời cho chắc ăn. Con cháu bớt khổ. 


Businesses With No Succession Plan

Nhiều khi chúng ta làm ăn, mở tiệm ăn hay tiệm nail nhưng con cháu chưa chắc có khả năng tiếp quản tiệm ăn và tiệm nail nên tốt nhất là phải huấn luyện đứa con nào có khả năng lấy lại tiệm sau này y nếu không sau này. 


Highly Leveraged Assets

Nếu chúng ta có những tài sản mà có số nơi hơi nhiều thì khi con cháu lãnh thì sẽ rơi vào tình trạng tiền bạc hơi bị lộn xộn. Nên trả bớt nợ để giúp thời gian chuyển tiếp sẽ không làm con cháu chới với về tài chánh. 



Timeshares and Fractional Ownership

Mình có nói đến mua timeshare để gia đình đi nghỉ hè hàng năm. Vấn đề là các loại tòa sản này rất tốn tiền bảo quản. Con cháu nhiều khi không muốn đi nghỉ hè lại chỗ này vì lập gia đình hay muốn đi chỗ khác. Tìm cách tống khứ, dụ ai đó cho đi là khỏe vì timeshares sau 10 năm là bệ rạc ít ai muốn mua lắm. 


Cryptocurrencies and Digital Assets

Nếu có mua crypto thì nên chỉ cho con cháu mật mã để vào cả sau này không vào được là xem như ngọng. 


Thôi ngưng đây.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Bố theo chân dài, con không nhận gia tài


Đọc trong mục gỡ rối tơ lòng về tài chánh thấy có câu chuyện này nên kể lại để mấy bác gái hù chồng hay chuẩn bị tư tưởng khi bác trai về quê kiếm chân dài. 


Bà Mỹ kể là 3 tháng trước khi qua đời, ông bố dọn về chỗ cô Bồ ở và ký giấy tờ ủy quyền cho cô ta làm giám hộ, có thể bán nhà trả biên lai và các quyết định về y tế. Ông bố bị ung thư cấp 4.

Buồn đời cô bạn gái rút hết tiền trong trương mục ngân hàng của ông bố. Được ủy quyền nên cô bạn gái đổi tên cô ta vào trương mục và người thừa hưởng trương mục ngân hàng và các thứ khác liên quan đến tài chính. Cuối cùng không liên lạc với gia đình ông bồ nữa. 


Cô ta sang tên xe của bố qua cô ta, bán hết bàn ghế và nói với bà hỏi chuyện là ông bố không để lại gì cho bà ta và cô em. Chán Mớ Đời 


Mình có quen một anh lớn tuổi, vợ ung thư qua đời, về Việt Nam gặp bà nào lấy rồi bán nhà bên này ở nhà trọ cho bà vợ mới cưới ở Việt Nam mua căn nhà gần $300,000 ở Hà Nội khiến ông con trai độc nhất không thèm liên lạc nữa dọn về tiểu bang khác. Sức khỏe kém nên cũng không về Việt Nam thăm bà vợ thì chưa qua Mỹ. 


Bà Bồ bán căn nhà 5 ngày trước khi ông ta qua đời. Cô con gái đang đợi xem có nhận được tiền tử của ông bố qua bảo hiểm nhân thọ. 


Bà Tùng Long tài chánh cho rằng bà Bồ phải được mang ra tòa và ở tù vì đã lạm quyền của ông bố giao cho qua những luật về tài chánh. Em không kể lại đây vì các bác lại hỏi đủ trò mà em không phải luật sư. 


Đó là lời kể của bà mỹ nhưng mình nghĩ câu chuyện có nhiều khúc mắc hơn. Mình đoán ông bố ly dị hay mẹ chết. Hai chị em không ưa bố đến khi bố chết thì mới khám phá ra cô bồ của bố vớt hết tiền. Con mà đối xử với bố mẹ không đàng hoàng thì không nên nhận gia tài.

Nếu bố bị ung thư thì nên giúp bố những ngày tháng cuối đời thay vì để bà nào đó rước về nhà, thế trách nhiệm của mình rồi khi không có tiền thì lại trách móc ông bố. Rồi thưa kiện đủ trò. Nghe nói đâu $200,000 thì nội tiền trả án phí là oải rồi. Nhiều khi vợ chồng bỏ nhau con cái theo mẹ, chống bố rồi kêu tiền của bố là của con khi bố qua đời. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những lỗi lầm khi nhận $741,000

 

Tình cờ đọc một bài báo kể về một bà nhận được gia Tài do bà cô để lại và nói lên những hối tiếc khiến mình tò mò đọc nên kể lại đây để bác nào nhận được tiền hay muốn cho con cái sau này tìm hiểu thêm để hậu duệ mình không lâm vào trường hợp này. 


Một bà Mỹ có hai con được bà cô để lại số tiền chia đều cho ba người, mỗi người được $247,000 vào năm 2015. Bà ta dùng tiền của phần bà ta để mua căn nhà, một chiếc xe và đi chơi du lịch tại Anh quốc một mình. 

Bà ta bỏ tiền hai con vào quỹ tiết kiệm tại ngân hàng. Bà ta kể là thường nghe khi nhận được tiền rơi trên trời xuống thì người nghèo tiêu hết, người trung lưu thì tiết kiệm còn người giàu thì đâu tư. 


Bà ta cho biết lớn lên với tinh thần tôi sinh ra mang kiếp con nhà nghèo. Bà ta muốn lấy quyết định những gì đúng cho tiền bạc của hai đứa con. Vấn đề là không biết khởi đầu từ đâu. 


Khi bà cô qua đời bất thình lình lúc bà ta 30 tuổi với cái nợ đại học là $44,000 và thuê căn nhà với ông chồng cũ và hai đứa con. Sống theo kiểu tới đâu hay tới đó và đang trong giai đoạn ly hôn. 



Bà ta biết là bà cô có nói để lại cho bà ta ít tiền và không biết là bà cô để lại tiền cho hai đứa con. Khi được gia tài $741,000 cho ba người thì bà ta không biết phải làm gì với số tiền lớn đó. 


Bà cho biết những lỗi lầm đã làm và những điểm đúng khi nhận gia tài. Khởi đầu thì đầu óc bà ta muốn tiêu cho sướng nhưng bà ta tiêu ít thôi vì nghĩ đến hậu quả sau này của việc tiêu xài phung phí. 


Ở tiểu bang new York nên bà ta phải đợi xem ông chồng đang trong thời kỳ ly hôn lãnh được bao nhiêu số tiền của bà ta nhận được. May quá luật không cho ông chồng cũ san sẻ tiền hưởng gia tài vì cá nhân.


Bà ta mua một căn nhà với tiền tươi thay vì mượn nợ. Lý do là bà ta ngưng làm việc ở nhà để nuôi hai đứa con nên ly hôn không biết kiếm việc ra sao.

Bà ta mua một chiếc xe cũ 3 năm và đi giang hồ ở Anh quốc cho sướng. Và không hối tiếc gì cả. 


Phần con cái thì bà cô không nói rõ trong di chúc phải làm gì nên tòa quyết định dùm. Bà ta phải nạp đơn xin được quyền quản lý số tiền của hai đứa con nhất là phải năn nỉ yêu cầu ông chồng cũ không đòi quyền nuôi con hay giám hộ. Khi bà ta được chấp nhận có quyền giám hộ con và tiền bạc. Họ đưa cho bà ta tờ giấy hỏi muốn làm gì với số tiền. Bà ta không rành nên kêu bỏ vào quỹ tiết kiệm tại ngân hàng mà bà ta dùng lâu năm. 

Ngân hàng trả lãi đâu 0.01% gần 10 năm trời. Hay nhận $20/ năm. 


Năm 2019, bà ta sắp sửa lấy chồng lại. May thay gặp tên rành về tài chánh và thú thật là không rành gì cả. Bà ta mượn thêm nợ để đi học hậu đại học để lấy bằng master. Ông chồng mới hướng dẫn bà ta phải ngân sách hóa sự chi tiêu, sử dùng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm, không tiêu bậy mà giải thích là không đầu tư số tiền của con vì lại phát 3% trong khi tiền lời 0.01%. Ông chồng mới giúp bà ta giác ngộ cách mạng về tài chánh. Đàn bà có cái bệnh này khó trị được. 


Vấn đề là bà ta muốn lấy tiền ra để đầu tư thay vì bỏ ngân Hàng thì tòa không cho phép. 

Bà ta có thể xin tòa rút tiền ra để làm răng cho con, trả tiền học nhạc thì được nhưng thay đổi cách đầu tư thì không. Thế là ngọng.

Cứ xem năm 2015 đến 2024 là 9 năm. Số tiền $250,000 cho mỗi đứa con lãnh $20 tiền lời mỗi năm, xem như $180 cho 9 năm. Lạm phát 3% thì xem như năm 2015, giá trị $250,000 với lạm phát 3% thì 9 năm sau giá trị của $250,000 chỉ còn $190,780.37, xem như bay mất $60,000. Hai năm nữa thì người con đầu đến tuổi 18 thì có thể sở hữu và có quyền sử dụng số tiền của bà Dì để lại.


Bà ta cho biết là đã làm đúng khi mua căn nhà bằng tiền tươi, đi chơi ở Anh quốc tiêu xài thả dàng cho thoả lòng sau khi ly hôn. Trả nợ đại học $45,000. Còn thì sai không biết đầu tư số tiền còn lại của bà ta và con, lại lo lắng nên tin vào ngân hàng.

Cho thấy khi có tiền mà chúng ta không hiểu về tài chánh thì sẽ làm điều bậy. Nếu còn ông chồng cũ thì có thể bàn rõ ràng hơn thay vì lấy quyết định một mình. 


Nếu là các bác thì các bác sẽ làm gì với số tiền như vậy?


Mình kể chuyện này để các bác nào có tiền để lại cho con cháu thì trong trust phải ghi cho rõ ràng, chỉ định người trustee phải làm gì để nhồi tiền để sau này cháu đi học đại học,… nếu bà ta bỏ vào thị trường chứng khoán thì cứ tính 12% tiền lời mỗi năm thì ngày nay sau 9 năm là được $732,231.45. Nếu ngại thị trường chứng khoán thì cho vay ngắn hạn 12% cho chắc ăn. Nếu người mượn nợ không trả thì mình xiết cái nhà.


Chớ đừng để lại cho cháu vị thành niên mà không ghi chú người giám hộ có quyền thực hiện vì tòa sẽ quyết định nếu không ghi rõ ràng. 

Thậm chí ngay tiền của mình còn có thể không được sử dụng và tòa phán ai sẽ lo liệu dù mình còn sống. Kỳ tới sẽ kể chuyện trai già gái trẻ ra sao. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lafaro và Faraut xưa


Tuần này, đầu óc mình hơi bị lộn xộn khi bạn bè nhắc đến những tên quen thuộc khi xưa tại Đà Lạt. Số là nói chuyện về rượu dâu tằm Lafaro Đà Lạt rồi mình muốn kiểm chứng với anh bạn học cũ hiện sinh sống tại Đà Lạt thì lại nghe đến tên Faraut. Hai tên này quen quen lại đọc tựa tựa nên lộn xộn đầu óc nên phải đi hỏi thiên hạ. Lại đọc tên tây nào bán cà phê rượu ở Đà Lạt, cháu ngoại ông Faraut nên hỏi ông Tây dạy pháp văn tại Đà Lạt từ 10 năm nay, chắc biết tất cả các pháp kiều hiện sinh sống vùng Đà Lạt. Ông này lại cho tin tức để liên lạc với cháu ngoại của ông Faraut lại một tên tây mũi lỏ. Mình lại hỏi cháu ngoại ông Lafaro Đà Lạt xưa, học chung ở Yersin khiến mình lộn xộn đầu óc. Lý do là hai tên này đọc hơi giống nhau.

Nhìn cái đồ xay hạt cà phê hay tiêu khi xưa khiến mình nhớ chuyện xưa. Hôm nào rảnh kể


Cô cháu ngoại lấy anh chàng hàng xóm trên đường Thi Sách khi xưa, nhà cạnh gia đình Mai Thế Lương và Mai Thế Lan. Cũng nhờ anh chàng này, anh bà con của một người bạn, mình tìm ra Huỳnh Kim Sang, gặp lại sau 50 năm từ ngày anh chàng bị động viên sau mùa hè Đỏ Lửa.


Mới lên vườn về, đồng chí gái đi hát nên ở nhà ghi xuống lại cho bớt lộn xộn đầu óc. Để cho rõ ràng vì hai thương hiệu Lafaro và Faraut khi xưa tại Đà Lạt không dính dáng gì với nhau. Một bên là do người Việt di cư từ Bắc vào thành lập và một do một gia đình pháp sang Việt Nam, từ thời ông Paul Doumer về Pháp, sống lâu đời tại Việt Nam. Tên đọc ná ná giống nhau.

Hình chụp do nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu tại xưởng Lafaro 

Khởi đầu ông Tây dạy pháp văn gửi mình bài báo Hà Nội nói về rượu vang Đà Lạt Lafaro, mua từ người pháp năm 1976 khiến mình hoang man. Lý do là khi xưa mình có học chung với con trai ông Lafaro và sau này lại khám phá ra có học chung với cháu ngoại ông ta nữa. Tên ngồi chung bàn tên Thịnh mà trong lớp hay gọi Thịnh Lafaro. Hắn lớn hơn mình một tuổi nên sau này chạy qua trường việt đi du học cùng năm với con phở Bắc Hương trước mình một năm. 


Hỏi lại thì một anh bạn ở Việt Nam, cho biết là năm 1978, Việt Cộng đuổi cổ cô con gái độ 40 tuổi của ông bà Faraut về Tây và tịch thu hết tài sản nhà cửa của họ. Sau Điện Biên Phủ đa số người Pháp bỏ Việt Nam về mẫu quốc nhưng Đà Lạt vẫn có vài gia đình người pháp trường kỳ kháng chiến ở lại làm ăn như gia đình pháp kiều Faraut. 


Hình như ông Faraut này có chiếc xe 2 CV. Có lần đi chơi khuya về, ghé nhà cô hàng xóm nhà mình, đậu xe trước sân nhà mình. Mình buồn đời rút cục gạch chấn bánh xe khiến xe tuột phanh chạy xuống cái mương trước nhà mình khiến mặt mình xanh như đít nhái, chạy trốn trong khi hàng xóm đi lùng bắt thằng phản động Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. Họ có đất đai canh tác trong Cam Ly và ở Saint Benoit. 

Quán cà phê của cháu ngoại ông bà Faraut tại đường Phan Bội Châu


Anh bạn mình kể là sau 75 có gặp và nói chuyện với gia đình Faraut về nuôi cừu ở gần hồ Mê Linh. Ngày Việt Cộng đến tịch biên tài sản của gia đình này thì anh ta có mặt nhưng có một giáo sư pháp văn, Nguyễn Khắc Dương làm thông dịch viên. Họ vớt đi mấy trăm ký lông cừu. Nói tới lông cừu mình mới nhớ đến có viếng thăm lần chót về thăm Đà Lạt, một công ty Tân Tây Lan hay Úc Đại lợi tại Đà Lạt, chế biến lông cừu. Vì sử dụng hoá chất bị cấm tại xứ họ nên đem qua Việt Nam làm vô tội vạ. Bảo đảm anh sinh sống gần đó sẽ bị ung thư sau này.


Có anh bạn kể sau hiệp định Paris, ông bố hồ hởi mua 30 mẫu đất ở khu vực Cam Ly đến 75 thì không dám nhận mình làm chủ. May còn miếng đất ở hồ Than Thở nên con cháu làm vườn sống qua ngày. Chán Mớ Đời 

Họ nói mua lại có nghĩa là giải phóng của người ta. Việt Nam Cộng Hoà cho phép pháp kiều làm ăn buôn bán bình thường như người Việt nhưng Việt Cộng thì tịch thu hết đuổi cổ về Tây. Theo trang nhà của ông cháu ngoại của ông bà Faraut thì ông Tây con qua Việt Nam ở Đà Lạt, để trồng cà phê loại như ông bà ngoại khi xưa. Loại arabica chi đó. Mình không rành về cà phê nên chỉ đọc lướt qua. Mình chỉ sợ ông cháu làm ăn khấm khá lên rồi họ đè đầu xuống đánh thuế là bỏ của chạy lấy người như bao nhiêu người trước đây. Chỉ cầu cho ông Tây con thành công không có kết cuộc như bố mẹ, ông bà ngày xưa. Mình thấy ông tây con cháu ngoại gai đình Faraut, ghi danh học tiến sĩ về ecologie ở đại học Aix-Marseille. Ông có mở tiệm cà phê ở đường pHan Bội CHâu Đà Lạt nhưng nhỏ và treo toàn là đồ của người thượng nên chắc người kinh ít vào, toàn là dân tây đi bụi.

Nghe ông tây nói là có công ty Cellier Indochine, bán rượu ở Đà Lạt. Mình lên trang nhà của họ thì 40% rượu mang từ Pháp sang và số còn lại nhập cảng từ CHí Lợi, NAm Mỹ rồi đóng chai tại Việt Nam. Cho nên chả có rượu vang nào được trồng và làm tại Đà Lạt cả. https://cellierindochine.com/en/about-us

Hồi chiều đang ở vườn thì cháu ngoại ông Lafaro gọi nói chuyện. Hoá ra ông bà Lafaro vào nam mấy năm trước cuộc di cư vĩ đại 1954 không như mình đoán đi tàu há mồm rồi định cư tại Đà NẴng. Sau 1975 thì người miền bắc tiếp tục di cư vào nam chắc trên mấy chục triệu người. Đà Lạt ngày nay người từ miền bắc đông như quân nguyên. Nghe nói người miền bắc định cư tại Đà Lạt sau 75 lên đến 60% dân số. Đó là cuộc Nam Tiến sau khi Luỹ Thầy biến mất. Mình có xem chương trình Bạn Muốn Hẹn Hò thì thấy giới trẻ nói giọng Nam nhưng khi họ hỏi bố mẹ, toàn là dân miền bắc hậu 75 ở miền Nam.


Khởi đầu ông bà Lafaro từ Hà Nội vào nam, định cư tại Đà NẴng, mở tiệm thuốc tây Tân Việt tại số 45 đường Trần Hưng Đạo, Đà Nẵng. Ông bà lớn tuổi vì cháu ngoại bằng tuổi mình. Mình có hỏi lý do ông bà Lafaro dọn vô Đà Lạt. Được biết là ông bà thích khí hậu tại đây nên quyết định rời Đà NẴng vào Đà Lạt. Mình đoán là con của ông bà vào Đà Lạt học, ở nội trú nên ông bà mới biết Đà Lạt nên quyết định vào Đà Lạt lập nghiệp.


Mình hỏi cái tên Lafaro từ đâu ra. Có cháu ngoại giải thích là ông ngoại lấy tên của mấy loại trái cây để đặt tên cho công ty của ông bà. Mình đoán là từ các trái cây Longane, Ananas, Fraise, amande, raisin và Orange. Theo cô cháu thì ông Lafaro rất giỏi, có đầu óc thương mại, tính toán nhiều chương trình làm ăn khi xưa, hùn mở tiệm thuốc tây Minh Tâm ở đường Duy Tân thì đứt phim. 75 chạy giặc rồi xin định cư vì có con du học tại Gia-nã-đại.


Mình nhớ có học Việt Văn với thầy Bạch Thái HÀ ở Adran. Thầy hay kể chuyện về ông Bạch Thái Bưởi, một nhà kinh doanh miền bắc rất giỏi. Trong nam chỉ nghe mấy ông gốc tàu giàu có nhờ có tài làm ăn, còn mấy công tử con các điền chủ thì đốt tiền như Sơn Đen ăn bơ. Kinh

Dâu tằm Đà Lạt 

Ông tìm tòi và học nghề nấu rượu dâu tằm. Nghe nói dâu tằm khó trồng lắm. Nghe kể là xung quanh khách sạn Palace có trồng mấy cây dâu tằm. Chỉ tiếc là không biết được ông Lafaro để hỏi thêm về Đà Lạt, và cách phát triển của Đà Lạt khi xưa sau khi người Pháp về mẫu quốc. Mấy người buôn bán làm ăn sinh tại Đà Lạt khi xưa mà mình quen nay bắt đầu lẫn nên khó hỏi thêm tin tức.


Mình nhớ ở chợ Đà Lạt có rất nhiều gian hàng cũng như trên khu Hoà BÌnh, nhất là các kiosque bán hoa lan, và khắc chữ cưa gỗ lưu niệm Đà Lạt, bầy bán đầy rượu dâu LAfaro, đặc sản Đà Lạt. Nói cho ngay mình chưa bao giờ nếm được rượu dâu Lafaro tại Đà Lạt xưa. Chán Mớ Đời 

Đi lấy mật ong hữu cơ của ông Mỹ nuôi ong. Ông ta về hưu nên mình lấy hết số lượng còn lại   Người thay thế ông ta bán giá 50% hơn nên mua để dành ngâm tỏi với quế mà mình mua từ Uzbekistan để uống mỗi sáng.
Anh bạn lên vườn hái bơ và bưởi gánh như thời Việt Cộng vào. 

Hôm nay có vợ chồng anh bạn trồng dâu tằm và làm rượu dâu cho mụ vợ mình, muốn thăm vườn. Để xem có trồng dâu tằm được không. Nếu được thì hy vọng tương lai sẽ trồng dâu tằm và làm rượu dâu mang hiệu “Ông đạo Dâu” Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn