Hôm trước thấy hình ảnh các người đứng lãnh ATM gạo ở miền nam có vẻ trật tự rồi ở miền Bắc thì chen lấn nên nhiều người kêu này nọ, nào là dân miền nam có văn hoá hơn người Việt ở miền Bắc,… cho thấy văn hoá kẻ thua cuộc và kẻ thắng cuộc vẫn chưa được dung hoà.
Mình đoán Hà Nội cho đăng những hình ảnh này để định hướng dư luận, gây tranh cãi để người ta quên những chuyện quan trọng khác như cấm xuất cảng gạo khiến nông dân chới với, rồi đang đêm họ cho xuất khẩu gạo qua Trung Cộng,… đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán, hải quân Trung Cộng lợi dụng khắp nơi lo vụ côvi tập trận ở biển đông. Có thể để xoa diệu dân miền nam, tự sướng vì thua cuộc 30/4/75 nhưng có văn hoá hơn dân miền Bắc. Xong om
Những hình ảnh chỉ cho thấy một góc độ nào của môi trường nên khó mà đánh giá sự thật, để có một cái nhìn rõ rệt và khách quan hơn. Hình ở miền nam, có thấy vẽ mấy làn gạch để người ta đứng đợi, xếp hàng, đợi đến phiên mình còn hình ảnh được cho là ở miền Bắc thì quá cận cảnh nên không biết ban tổ chức có vẽ các làn mức để người ta đứng đợi đến phiên mình,..
Hình ảnh chỉ thấy phụ nữ Việt Nam đứng xếp hàng còn đàn ông Việt thì biến đâu mất. Khiến mình nhớ anh bạn kể có người bạn lâu năm, nói là cần gì cho chương trình “masks save lives” thì cho anh ta biết để anh ta giúp một tay. Khi nhóm quyết định thành lập chương trình nói trên, liên lạc anh ta, anh ta kêu sợ, không dám ra khỏi nhà. Anh bạn hỏi thế ai đi chợ, lo những việc cần thiết thì được biết anh ta giao hết cho cô vợ gốc việt lo mấy chuyện này, còn anh ta ở nhà tập đánh đàn, lai chim câu “like”. Cho thấy đàn ông Việt Nam, tuy sống ở xứ khác vẫn chưa bỏ được tinh thần đùn cho vợ làm hết.Cảnh chen lấn ở miền Bắc. Mình có xét thêm thì ở miền bắc cũng xếp hàng đàng hoàng. Chỉ có vài cảnh chen lấn, chắc sợ hết gạo
Cảnh xếp hàng lãnh gạo tại miền nam. Ta thấy đa số là phụ nữ, còn đám đàn ông ở đâu.
Cảnh xếp hàng lãnh gạo tại miền nam. Ta thấy đa số là phụ nữ, còn đám đàn ông ở đâu.
Mình hỏi một anh bạn khác, anh ta kêu thằng con rể tao không chịu đi nên tao cũng không đi, nó trẻ, khoẻ mạnh mà không chịu đi thì tao già ở nhà, để vợ và con gái đi chợ. Mình ngạc nhiên vì nghe anh bạn cùng tuổi, kêu già. Mình lên vườn, trung bình đi bộ lên đồi từ 7-9 dậm, tập nội công và Thái Cực Quyền 2 tiếng mỗi ngày.
Một chị kể là muốn giúp nhóm, may các khẩu trang nhưng ông chồng không cho, viện lý do là vãi có thể bị nhiễm vi khuẩn nên không cho đem vào nhà nên trả lại. Có nhiều chuyện mình nghe kể thấy vui vì mình phải đợi 2 tiếng đồng hồ để vào chợ mua được bịch giấy vệ sinh cho vợ con. Phải chi mình cứ bắt chước mấy ông thần này, đùn mọi việc cho vợ con như ông Tú Xương khi xưa là khỏe đời.
Hồi nhỏ mình có học ông Trần Tế Xương, được vợ gồng gánh nuôi ăn học đến 24 năm mới đậu được bằng Tú tài rồi cũng chẳng làm ra được đồng nào, ngoài một bài thơ tả về người vợ, vừa nuôi, vừa sinh con, vừa làm ô sin cho ông ta.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
Ông Tú Xương là người có học mà còn đối xử tệ với vợ thì huống chi những người ít học hơn ông ta.
Ngoài ông Tú Xương, còn được dạy Kim Vân Kiều của ông Nguyễn Du, không có một tên đàn ông nào được tác giả tả, đáng làm gương cho các thế hệ mai sau. Từ ông bố đánh bài thua hết tiền rồi bán con gái cho Mã Giám Sinh. Tên Kim Trọng nghe người yêu bị nạn, kêu thôi tình chị duyên em, cô cứ vào lầu xanh, trả nợ cho cha, cho tòn chữ hiếu, còn cô em gái thay thế hầu hạ ta.
Rồi Thuý Kiều lại dính phải Sở Khanh, rồi Thúc Sinh (tên này có thể gọi là sư tổ của mình, nhưng không thể nào làm gương cho đàn ông) Rồi đến Hồ Tôn Hiến, Từ Hải. Mình bị ông thầy bắt học thuộc làu mấy câu để trả bài nhưng phải công nhận chả có tên nào khiến mình muốn học nghề dù có tên rất kêu Sở Khanh :)
Có học Lục Vân Tiên thì ông thần này ra tay nghĩa hiệp cứu Kiều Nguyệt Nga nhưng rồi bị hại, vì những kẻ dốt tài hơn. Phải trải qua những gian truân đến gần xuống lổ mới gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Nói chung trong thi ca Việt Nam chả có anh mít khiến mình muốn theo gương.
Ngoài ông Tú Xương, còn được dạy Kim Vân Kiều của ông Nguyễn Du, không có một tên đàn ông nào được tác giả tả, đáng làm gương cho các thế hệ mai sau. Từ ông bố đánh bài thua hết tiền rồi bán con gái cho Mã Giám Sinh. Tên Kim Trọng nghe người yêu bị nạn, kêu thôi tình chị duyên em, cô cứ vào lầu xanh, trả nợ cho cha, cho tòn chữ hiếu, còn cô em gái thay thế hầu hạ ta.
Rồi Thuý Kiều lại dính phải Sở Khanh, rồi Thúc Sinh (tên này có thể gọi là sư tổ của mình, nhưng không thể nào làm gương cho đàn ông) Rồi đến Hồ Tôn Hiến, Từ Hải. Mình bị ông thầy bắt học thuộc làu mấy câu để trả bài nhưng phải công nhận chả có tên nào khiến mình muốn học nghề dù có tên rất kêu Sở Khanh :)
Có học Lục Vân Tiên thì ông thần này ra tay nghĩa hiệp cứu Kiều Nguyệt Nga nhưng rồi bị hại, vì những kẻ dốt tài hơn. Phải trải qua những gian truân đến gần xuống lổ mới gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Nói chung trong thi ca Việt Nam chả có anh mít khiến mình muốn theo gương.
Mình có cô bạn đầm, năm kia đi du lịch Việt Nam, nơi mà mẹ cô ta đã sinh ra tại Nam Định khi ông bà ngoại sang Việt Nam làm việc cho chế độ thực dân pháp. Cô ta kể là đàn ông Việt Nam chả thấy làm gì cả, ngoài nhậu đầy đường, còn phụ nữ Việt Nam thì làm việc chết bỏ.
Nghe cô đầm nhận xét thì thấy có phần đúng vì về Việt Nam, mình thấy đàn ông ngồi nhậu, vợ con ở nhà đợi cơm, ít ai ở nhà vào buổi chiều tối với vợ con.
Nói vậy chớ mình thấy cũng có nhiều đàn ông ở Việt Nam ở nhà phụ chăm lo cho vợ con nên không thể vơ đũa cả nắm. Mình có hai người em rể ở Việt Nam chí thú làm ăn.
Có thể đổ tội vào khổng giáo, giai cấp được phân chia “Sĩ Nông Công Thương”. Mấy tay có học một tí, tự nhận mình là kẻ sĩ thì để móng tay dài cong uốn như mấy bà quái quái. Mình có xem hình của thực dân, chụp khi họ sang Việt Nam, hình ảnh mấy ông cầm cuốn sách đọc với móng tay dài mấy chục phân. Kinh
Tinh thần ảnh hưởng của nho Giáo đưa đến sự xem thường làm nông, thậm chí buôn bán là kiếm nhiều tiền nhất cũng bị chê. Rốt cuộc kẻ sĩ không làm gì cả. Ăn bám vợ như ông Tú Xương rồi vỗ ngực kêu: “quân tử ăn bất cầu no” nhưng khi có giỗ, hội đình, làm bận đồ tươm tất vì ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau như ông Thạch Lam tả trong các bài văn của ông ta.
Tuần qua, mình được làm quen hai cô gái gốc Đàlạt, đậu tiến sĩ ở Hoa Kỳ. Một cô dạy đại học Pomona và một cô làm giám đốc một bệnh viện. Cho thấy phụ nữ Việt Nam rất tài giỏi. Ở Việt Nam mọi việc đều tự mình quán xuyến dù xã hội khắc khe, không cho học cao, sợ khó lấy chồng vì đàn ông Việt Nam hay bị mặc cảm, sợ lấy vợ giỏi hơn mình.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ rửa chén trong khi phu nhân đánh Bridge cho thấy phụ nữ việt giỏi đều lấy chồng mỹ |
Có thể vì lý do đó, ở hải ngoại đa số các cô gái mít giỏi, thông minh đều lấy chồng ngoại quốc. Ở hải ngoại, họ không bị ràng buộc gì cả nên học lên cao. Cứ tưởng tượng lấy chồng mít, đi làm về mệt, phải đi chợ vì thằng chồng mặt cảm hay sợ chết vì Covina-19, lăn vào bếp nấu cơm trong khi thằng chồng ngồi nhậu rồi kêu cơm mà dỡ thì đi ăn phở,…
Đàn ông Việt Nam bị vi trùng Nho Giáo, khiến họ bị vĩ cuồng. Cứ vỗ ngực tự xưng là quân tử chi đó, thi không đỗ thì kêu “học tài thi phận”, cái số của mình không được làm quan. Ngày nay, cứ mua bằng khỏi cần học, có thể cải số bằng tiền cụ Hồ.
Quan sát những người đàn bà Việt Nam như mẹ Mình, mẹ vợ hay đồng chí gái thì mình nghĩ Ai có Phước mới lấy được vợ việt vì họ có DNA trong huyết thống, biết quán xuyến gia đình, con cái. Nếu đàn ông không làm gì và cũng đừng có phá của thì về già người vợ sẽ được sung sướng còn nếu không thì lại phải cong lưng ra đi làm để chạy chửa cho tên chồng, bị bệnh đủ thứ vì nhậu nhẹt,..
Nhìn xung quanh, thấy bạn bè nào lấy vợ mít thì nói chung gia đạo đều yên ổn. Có nhà có cửa, con cái học đàng hoàng. Có nhiều tên mỹ quen, vợ ăn xài nên cả đời chả mua được căn nhà, muôn năm vô sản.
Nhs