Ngày Chiến Sĩ Trận Vong

Nhớ dạo mới sang Cali, mấy người bạn hay rũ đến mấy chỗ bán xe nhân ngày lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vong (Memorial Day), để ăn hamburger miễn phí. Cứ vào mấy ngày lễ này vào mùa hè thì các nơi bán xe, tổ chức làm barbecue, dụ dỗ người Mỹ mua xe mới.

Memorial Day, ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong, là một ngày lễ quốc gia của Hoa Kỳ. Thường được tổ chức vào ngày thứ 2 cuối cùng của tháng 5, tưởng niệm các đàn ông, phụ nữ đã chết khi thi hành nghĩa vụ trong quân đội Hoa Kỳ.

Lễ này thường được gọi là “Decoration Day”, khởi đầu những năm sau cuộc nội chiến và trở thành ngày lễ quốc gia vào năm 1971, hơn 100 năm sau cuộc nội chiến kết thúc. Người Mỹ thường đi viếng mộ thân nhân hay đài tưởng niệm, gia đình xum họp hay đi xem diễn hành trong các thành phố, thường được xem là khởi đầu cho mùa hè.

Sáng này chạy lên vườn, chạy ngang cái nghĩa địa, thì thấy cờ mỹ được cắm đều trên các mộ. Chắc chủ Đất nghĩa trang cho cắm cờ.

Cuộc nội chiến Hoa Kỳ chấm dứt vào mùa xuân năm 1865, có nhiều người chết nhất lịch sử chiến tranh Hoa Kỳ nên cần thành lập các nghĩa trang quốc gia. Vào những năm 1860, có nhiều thành phố bắt đầu tổ chức các cuộc tưởng niệm cuộc chiến vào mùa xuân để tưởng nhớ người thân đã nằm xuống trong cuộc chiến.

Không ai biết các buổi lễ tưởng niệm này khởi đầu từ đâu, thành phố nào nhưng vào năm 1966, chính phủ liên bang tuyên bố thành phố Waterloo, tiểu bang New York, chính thức là nơi phát sinh ra ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong đầu tiên ngay 5 tháng 5 năm 1866. Sao giống ngày cô hồn ở Việt Nam 5 tháng 5.


Ngày 5 tháng 5 năm 1868, tướng John A. Logan, đứng đầu một tổ chức cựu chiến binh miền Bắc, kêu gọi một ngày tưởng niệm quốc gia và lấy ngày 30 tháng 5 năm đó để trang trí, cắm hoa cho các mộ chiến sĩ đã chết trong cuộc nội chiến. Ông ta gọi là “decoration day” vì không tưởng niệm trận đánh nào cả.

Lễ “Decoration Day” đầu tiên, tướng James Garfield đọc diễn văn tại nghĩa trang quốc gia Arlington, có 5,000 người tham dự tại nghĩa trang có 20,000 mộ ở đây.

Các tiểu bang miền Bắc tổ chức ngày tưởng niệm này mỗi năm đến năm 1890 tuyên bố là ngày tưởng niệm của tiểu bang. Trong khi đó các tiểu bang miền nam, thua trận cũng có làm tưởng niệm các ngày lễ chiến sĩ trận vong nhưng khác ngày với các tiểu bang miền Bắc đến đệ nhất thế chiến. Mình không nhớ rõ vì sách không có ghi. Đã thua cuộc thì ít ai nhắc nhở.

Ngày tưởng niệm các chiến sĩ trận vong trong cuộc nội chiến nhưng khi Hoa Kỳ bị dính tham gia vào cuộc thế chiến thứ 1 thì ngày lễ này được tưởng niệm luôn các chiến sĩ Mỹ đã chết tại các chiến trường trên thế giới. Từ đó mới chấm dứt các cuộc tưởng niệm khác nhau giữa bên thắng cuộc và bên thua cuộc, giúp thống nhất ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong cho cả hai bên.

Năm ngoái, mình có đi dự buổi ra mắt việc tu sửa lại nghĩa trang Biên Hoà, do người Mỹ đòi hỏi vì Hà Nội cho phá huỷ, cướp mất mấy chục mẫu đất và định phá hết. Có một hội được thành lập tại Texas, lo vụ này. Mình phải phục ông chủ tịch, bao nhiêu năm vận động quốc hội Hoa Kỳ để Hà Nội khỏi phá nhưng ngày nay cần tiền để tu sửa.
Tượng đài chiến sĩ trận vong Việt Nam 

Năm 1968, quốc hội Hoa Kỳ ra luật Uniform Monday Holiday Act, các ngày lễ quốc gia đều rơi vào ngày thứ 2, để các công chức được nghỉ bắt cầu luôn cuối tuần nên lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vọng được cho vào thứ hai cuối cùng của tháng 5. Xong om

Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, rất ngạc nhiên là lễ lạc gì đều rơi vào ngày thứ 2, khác với bên âu châu, tương tự người Việt hải ngoại, kỵ giỗ gì cũng phải đợi ngày chủ nhật. Sau này, đọc sách con mình học mới biết đến cái luật dưới thời ông Nixon này.

Dần dần, các thương mại dùng các buổi lễ này để khuyến mãi như các công ty bán xe, tổ chức rút thăm, nướng thịt, hamburger, dụ dỗ khách hàng. Mình cứ vào mấy ngày lễ này là cứ bò vào các nơi bán xe, ăn miễn phí đến khi lấy vợ thì phải đi ăn uống ở nhà bạn bè.

Năm nay, cách giãn xã hội nên chả làm gì, mình lên vườn vào buổi sáng. Trưa về ăn cơm với vợ con. Có thể ra mộ ông bà ngoại với mấy đứa con để chúng sẽ không quên sau này. Thay vì xeo phì, gửi hình thăm ông bà ngoại. 

Nhs