Lý do Mình ngu lâu dốt sớm?


Hồi ở Việt Nam, mình hay được bạn bè và thầy cô kêu ngu lâu dốt sớm nên đổ lỗi cho con Thuý hàng xóm. Dạo ấy xóm mình chỉ có 6 gia đình cư ngụ. 47/1 là ông bà Hai, rồi đến gia đình mình, rồi gia đình chú Kỳ, sau này đi du học ở Pháp, đến cái nhà hội của xóm, nơi mà gia đình ông Khoa ở rồi về hưu bỏ trống, đến gia đình ông Kiếm, gia đình con Thuý, cuối cùng là nhà ông Nhân.

Khi chơi 5, 10 hay ù mọi, gì đó thì con Thuý hay chụp ôm mình hoài, thấy phê phê sướng chi lạ. Một hôm, chơi 5, 10, nó kéo mình đi núp ở hội trường của xóm, sau cánh cửa. Dạo ấy có cánh cửa bằng gỗ mà tây gọi là volet . Nó kéo mình vào đó núp trong khi thằng Đắc, con anh Bình, đi kiếm 2 đứa mệt thở.

Bổng nhiên con Thuý kêu mình cho nó xem chim, mình nói cho mình xem chim của nó vì mình hay thắc mắc là khi nó đi tè thì ngồi trong khi mình thì đứng. Nó xem chim mình xong thì kêu cu đen và từ đó cả xóm gọi mình là Cu Đen. Mình kêu nó cho mình xem chim của nó thì mình há mồm chới với vì không thấy chim đâu hết. Từ đó hình ảnh ấy cứ ám ảnh mình hoài nên học ngu đến giờ. Trời ị trúng đầu sau này đậu tú tài rồi được Việt Nam Cộng Hoà cho đi du học. 

Sau này, gia đình con Thuý dọn lên Ban Mê Thuột, cùng thời với ông cụ mình nên mất liên lạc từ đó. Trước Mậu Thân, Khu Công Chánh cao nguyên trung phần từ Ban Mê Thuột dọn về Đàlạt, nhưng mình không thấy gia đình con Thuý trở lại Đàlạt. 

Mình cứ Đinh ninh ngu lâu dốt sớm là vì xem cái bướm con Thuý đến 60 năm sau, đọc tài liệu về thử nghiệm của NASA Hoa Kỳ thì mới giải oan cho con bạn hàng xóm ngày xưa.

Theo NASA thì con nít bị ngu hoá bởi học đường, trường học. Ngẫm lại thì rất đúng, sẽ giải thích sau.

Cơ quan NASA nhờ hai tiến sĩ George Lane và Beth Jarman thành lập một cái test để tìm kiếm các kỹ sư và khoa học gia cho cơ quan này trong tương lai. Test này giúp NASA rất nhiều để tìm kiếm tài năng nhưng lại khiến các khoa học gia đặt nhiều câu hỏi như sáng tạo đến từ đâu? Người ta sinh ra với óc sáng tạo hay được đào tạo. Họ thử nghiệm và theo dõi 1,600 trẻ em từ 4 đến 5 tuổi, tuổi của mình khi xem bướm con Thuý.

Kết quả của thử nghiệm khiến các khoa học gia thất kinh.

Mục đích để xem xét khả năng có nhiều óc sáng tạo, khác lạ và ý tưởng cải cách, canh tân cho các vấn đề. Bao nhiêu phần trăm của các trẻ em được loại vào hạng này.

98%! (Mình thuộc loại 2% Ngu còn lại)

Họ đồng ý là Test lại các trẻ em này sau 5 năm khi chúng được 10 tuổi. Kết quả cho thấy chỉ còn 30% trẻ em này được xếp vào loại thần đồng về sáng tạo. Các khoa học gia chới với nên 5 năm sau, họ thử nghiệm lại.

12% ở tuổi 15 được xếp vào hạng thần đồng, có óc sáng tạo.

Họ thực hiện cuộc thử nghiệm với 280,000 người đã trưởng thành thì chỉ còn 2%. Từ 98% xuống 30% rồi 12% rồi 2% trong vòng 20 năm. Kinh

Đọc tới đây mình mới giác ngộ là đã hiểu oan cho con Thuý hàng xóm khi xưa.

Cuộc thử nghiệm này đã được lập lại cả triệu lần và ông Gavin Nascimento kết luận là hệ thống học đường hiện nay, đã giết chết óc sáng tạo của chúng ta. Nếu ai quen biết cô hàng xóm này, có đọc được thì cho mình xin lỗi con Thuý ngày xưa.

Thủa nhỏ, Ông Albert Einstein rất chậm biết nói khiến cha mẹ lo lắng, phải đem đi hỏi chuyên gia. Ông Thomas Edison thì được thầy giáo kêu là tàng tàng còn ông Charles Darwin thì được thầy giáo kêu là rất thấp về mặt tri thức. Thầy giáo dạy nhạc của mấy người thành lập ban nhạc The Beatles không khám phá ra thiên tài âm nhạc nơi họ....

Trường học là nơi được sử dụng từ mấy ngàn năm qua, để đào tạo các người làm việc cho giai cấp thống trị từ tây sang đông. Ở á châu, người ta dùng Nho giáo để nô lệ hoá con người, các trường học như quốc tử giám được sử dụng để đào tạo các quan, bày tôi, nghe lời vua chúa, giúp giai cấp cai trị. Vua nói cái gì đều đúng tương tự thầy nói cái gì cũng đúng.

Đó là chưa nói đến tôn giáo với các trường dạy các đạo sĩ.

Bên tây, khi ông Napoleon lên ngôi hoàng đế, có thành lập các trường công lập cấp đại học, thường được gọi Grande École để đào tạo các nhân viên làm việc tận tuỵ để xây dựng đế quốc Pháp, sau này đi chiếm đóng thuộc địa, lam giàu cho nước pháp.

Vua tên Bảo Đại thì kỵ huý, không được viết 2 từ Bảo và Đại. Vợ vua tên Nam Phương thì không được dùng hai từ Nam và Phương. Bố vợ của vua tên Hào thì cũng kỵ huý, không được viết vì sẽ bị đánh rớt... ông thầy dạy biết được 500 chữ hán, nay phải bớt đến 6 chữ, học trò chỉ được dạy đâu 450 chữ, vì thầy muốn giữ vài chữ để lấy le với học trò sợ học trò giỏi hơn mình. Thế là ngọng.

Mình có cái tính phản động, hay thắc mắc hồi nhỏ, nên cứ hỏi thầy cô nên hay bị kêu sao mày ngu thế. Từ từ những lời nói của thầy cô và bạn bè khiến mình nhập tâm là mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm. Chán Mớ Đời 

Câu hỏi là chúng ta có thể tìm lại óc sáng tạo hay không sau 12 năm từ tiểu học lên trung học rồi 4 năm đại học rồi càng lên cao càng học tiếp thì càng không có óc sáng tạo.

Hai vị tiến sĩ cho biết là khả năng tìm lại óc sáng tạo là 98% nếu chúng ta muốn. Họ khám phá trong các nghiên cứu với trẻ em. Có 2 loại suy nghĩ trong não bộ. Cả 2 đều sử dụng các bộ phận khác nhau của não bộ.

#1 được gọi là divergent (tách ra) được dùng vào khi tưởng tượng, mộng mơ. Do đó ở Hoa Kỳ, thầy cô hay khuyên học sinh theo đuổi giấc mơ của mình (Follow your dream).
#2 được gọi là convergent (hội tụ), dùng khi lấy quyết định, định lượng, chỉ trích hay thử nghiệm một việc gì.

Khi nhà trường dạy con nít, họ dạy trẻ em cả 2 lối này. Khi được hỏi tìm một sáng kiến cho một đồ án bài tập như “Science Fair” mà trẻ em tìm ra những gì đã học thì sẽ bị chỉ trích: “cái này học rồi, sao mày ngu thế”, hoặc không thực tiễn ,… dạo còn học ở Việt Nam mình hay được bạn bè và thầy cô kêu là ăn chi mà ngu rứa, khi mở mồm hỏi một câu theo họ là cực ngu.

Trời ị trúng đầu nên du học được sang Pháp thì giáo sư kêu “không có câu hỏi ngu” nên mình hết bị chửi là ngu lâu dốt sớm.

Khi trường hợp này xẩy ra thì người ta nhận thấy các neuron trong não bộ đang choảng nhau, 1 bên thì các neuron tìm cách hội tụ và một bên các neuron tìm cách tách ra, dần dần giảm thiểu sự linh hoạt của não bộ vì chúng ta luôn luôn sợ chỉ trích, tự kiểm duyệt. Làm cái gì cũng sợ bị người khác chê cười, hay rụt rè trước đám đông vì không muốn làm trò cười cho thiên hạ.

Dạo mình ở vùng Bolsa, mấy đứa con đi học thì cho học trường  Montessori. Mới có 4, 5 tuổi cô giáo đã cho chúng học hay xem tranh của Picasso, Cezanne, Michelangelo,... thằng con trong một buổi làm hết một cuốn sách về bài tập toán, học tiếp chương trình cho 2, 3 năm tới. Nghe lời thiên hạ, mình dọn nhà lên vùng khác, cho đi học trường công miễn phí thì thấy óc sáng tạo, vẽ viết hay làm toán bị hạn chế vì chỉ học những gì thầy cô dạy.

Con mình tuy được nhận vào trường GATE nhưng óc tò mò, thích hỏi như xưa dần dần bớt lại nên phải cho đi bơi, chơi thể thao và hướng đạo. Mỗi đứa bé có một cách tiếp thu khác, sớm chậm như trường hợp ông Einstein, Edison,..nên cần được giáo dục tuỳ theo khả năng.

Hôm qua, nói chuyện với thằng cháu, nó kêu bạn học của nó giỏi nên làm bậy vì bài tập quá dễ, dư thì giờ nên hút cần sa, đủ trò nên phá lại tương lai luôn.

Được cái mình có cái tính không sợ thằng Tây nào nào, bị chê bai nhưng cứ hỏi nên khi đi học ở tây thì bạn bè và thầy giáo đều thích vì hay hỏi những câu cực ngu.

Điển hình, khi mình nghe lời cô bạn, bắt đầu viết kể chuyện về ngày xưa, bạn bè cũ kêu mày viết sai chính tả, không biết cú pháp, bú xua la mua. Mấy tên này khi xưa hay chửi mình ngu lâu dốt sớm. Mình chả để ý, cứ tiếp tục viết cho mình để giúp thông cái não bộ. Chúng chửi mình riết cũng chán.

Khi chúng ta lo ngại thì chỉ sử dụng có phần nhỏ của não bộ, chỉ khi nào chúng ta suy nghĩ sáng tạo thì mới sử dụng não bộ hoàn toàn. Có lẻ vì vậy, về già người ta hay bị teo não, mất trí nhớ vì không quen hoạt động não bộ, chỉ thu nhận mà không tưởng tượng, sáng tạo.

Muốn có đầu óc sáng tạo, chúng ta phải trở về thời 5 tuổi, lúc hay mơ mơ, màng màng. Con nít hay ngồi nói một mình. Mình nhớ mấy đứa con hồi nhỏ, để ngồi ghế sau xe, nói luyên thuyên mà mình cũng không hiểu chúng nói gì. Rồi bố mẹ kêu ngưng, mệt quá, từ từ chúng bớt nói lại và bớt sử dụng bộ óc để rồi vâng lời người khác.

Con nít thì hay tò mò mà trong văn hoá việt thì khó có thể sáng tạo. Mình nhớ khi xưa, nhà có khách, mình thích hóng chuyện người lớn nhưng khi nghe họ nói cái gì không thông lắm thì mình có tật hay hỏi. Là bị chửi ngay, đồ ăn cơm hớt,… mất dạy đủ trò. Thậm chí còn ăn tát để chừa tật hỏi những câu khó ngu trả lời.

Người ta thích những đứa bé ngoan hiền, lúc nào cũng phải bẩm dạ thưa vô hình trung khiến chúng sử dụng một phần não bộ nên không phát triển được óc sáng tạo. Khi xưa, ở Việt Nam chỉ học từ chương, học thuộc lầu để trả bài như con vẹt, không hiểu gì cả. Con mình đi học, không thấy có vụ học thuộc lòng. Cần gì thì lấy sách ra tra tìm hay Internet.

Trong cuốn "Surely You're Joking, Mr. Feynman", tiến sĩ Feynman, khôi nguyên Nobel về Vật Lí Quantum, có nhắc đến giai thoại khi ông ta dạy đại học ở Ba Tây. Trước khi về Mỹ, ông ta được khoa trưởng, mời nói chuyện cho cả phân khoa; cho biết nhận xét thật sự của ông ta về ngành giáo dục của xứ BaTây.

Ông ta khởi đầu, nói với sinh viên: mục đích của buổi nói chuyện là để chứng minh; xứ Ba Tây không có giảng dạy Vật Lý. Ông ta nhận thấy trẻ em ở xứ này bắt đầu học Vật Lý sớm hơn trẻ em Hoa kỳ nhưng thực tế cho thấy xứ này không đào tạo được các nhà vật lý. Ông ta đơn cử câu chuyện về một học giả người Hy Lạp, dạy ngữ văn Hy Lạp cổ điển mà ngày nay, chính học sinh xứ này, ít người chịu học tử ngữ này.

Khi vị học giả được mời dạy môn này tại một nước khác ở Âu Châu thì khám phá nhiều sinh viên, ngay cả học sinh trung học đều thích học môn này. Có lần, trong kỳ thi tốt nghiệp, trong phần vấn đáp, ông ta hỏi một sinh viên " Socrates nghĩ gì về sự liên hệ giữa Cái Đẹp và Sự Thật?" thì sinh viên này ú ớ, mặt như ngỗng ị. Ông ta hỏi lại " Socrates nói gì với Plato trong Symposium thứ 3?" thì sinh viên này trả lời bằng tiếng Hy Lạp cổ, thao thao bất tuyệt những gì Socrates đã nói với Plato. Third Symposium là tóm tắc những gì Socrates nói về sự liên hệ giữa sự thật và cái đẹp.

Ông Feynman cầm cuốn sách vật lí xuất bản tại xứ này, cho sinh viên biết là trong cuốn sách, không thấy nói đến thí nghiệm, chỉ có học thuộc lòng. Ông ta lật một trang gặp từ Triboluminescence, rồi đọc tiếp "Triboluminescence: ánh sáng tỏa ra khi các chrystal bị đè nát." Ông ta hỏi các thính giả, đây có phải là khoa học? Không! Đây chỉ là một từ được giải thích bằng những cụm từ khác như trong tự điển. Nếu người soạn sách viết thêm, nếu lấy đường cát và dùng cái kềm để nghiền nát đường trong bóng tối thì sẽ thấy ánh sáng tỏa ra thì các học sinh có thể thí nghiệm ở nhà. Hiện tượng này gọi là Triboluminescence.

Ông ta nói là trong số sinh viên được ông giảng dạy năm vừa qua, chỉ có hai sinh viên, có đầu óc tư duy đột phá, ngoài ra các sinh viên khác chỉ học như vẹt tương tự sinh viên học tiếng Hy Lạp cổ điển, thuộc làu Symposium III nhưng không hiểu những gì Socrates nói với Plato. 

Trong phần đặt câu hỏi thì có hai sinh viên đứng dậy; một sinh viên kể là lúc trẻ, cha mẹ làm ăn buôn bán ở Đức nên đi học bên đó, mới trở về Ba Tây năm ngoái nên đầu óc vẫn học theo lối của người Đức. Một sinh viên khác nói vì ở làng quê, không tới trường được nên anh ta học qua sách, tham khảo các sách Anh ngữ. Phương pháp giáo dục ở xứ Ba Tây là cách mình học tại Việt Nam từ bé đến tú tài. 

Trường học đào tạo ra các máy đi thi lấy bằng cấp, các máy nói như vẹt như sinh viên học tử ngữ Hy-Lạp mà thật sự chả hiểu gì cả. Tương tự mấy ông lão ngày xưa, cứ một Khổng tử cỏn, hai MẠnh Tử nói này nói nọ. Đậu xong cái bằng treo tường rồi thôi, ngưng học trong khi biển học rộng mênh mông. Chúng ta sống trong thời đại @ kỹ thuật thay đổi nhanh đến nổi không cập nhật hoá kịp.

Mỗi năm công ty Thompson Reuters thống kê 3,000 người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Trong số đó có đến 1,500 khoa học gia mỹ (50%), Anh quốc có 360 người, Trung Quốc có 200 người (6%). Đông Nam Á đứng đầu là Tân Gia Ba có 27 người, Việt Nam có 5 người nhưng chỉ có một người sinh sống tại Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành (CIRTECH) – Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)  còn mấy người kia đều giảng dạy tại các đại học Hoa Kỳ. Tân gia Ba là nước nhỏ hơn thành phố Sàigòn với dân số 5 triệu người trong khi Việt Nam có đến 96 triệu với trên 24,356 tiến sĩ mà chỉ có một người có tên trong danh sách của Reuters. Có một ông khác theo mình rất giỏi, tên Trần Huỳnh Duy Thức vì mình có đọc mấy lá thư của ông ta gửi cho gia đình thì họ bỏ tù 7, 8 năm nay. Chán mớ đời.

Đọc thấy có lý nên tính mỗi ngày, bỏ chừng 1 tiếng, ngồi mơ mộng, tưởng tượng giúp não bộ hoạt động. Lấy cây viết Apple để viết vẽ trên iPad, biết đâu tìm ra công thức làm giàu cho vợ nhờ. Bổng đồng chí gái từ trên lầu đi xuống, kêu chén bát chưa rữa, làm ơn thanh toán dùm. Chán Mớ Đời 

Nhs