Tôi Là Người Do Thái

Trong một buổi họp mặt thường niên của hội y sĩ, dược sĩ người Mỹ gốc Do Thái, một diễn giả gốc á châu được mời nói chuyện khiến anh bạn mình thất kinh khi nghe cô ta tuyên bố: “I am jewish“, tôi là người Do Thái.

Cô ta sinh tại Trung Cộng, bố mẹ mất hay sao đó được vào viện mồ côi rồi cha mẹ nuôi là người Mỹ, gốc Do Thái nhận làm con nuôi. Mình có xem một cuốn phim tài liệu về Trung Cộng, hệ luỵ chế độ Một Con. Có nhiều người mẹ sinh ra con gái nhưng không muốn giết con nên cho con vào một đường dây bán con nít cho các người Mỹ hay tây phương nhận làm con nuôi giúp các cán bộ kế hoạch sinh đẻ làm tiền rất nhiều. 

Cô ta gốc Á châu, được bố mẹ nuôi gốc Do Thái trên xứ mỹ, và tự vỗ ngực “tôi là người Do Thái” trong khi có nhiều người Việt, đổi họ của mình thành “Nugent”, phát âm tương tự “Nguyen” vì mặt cảm về nguồn gốc của mình, quay mặt lại với nguồn cội.

Nghe kể là bố mẹ cô y sĩ gốc á đông, theo đạo DO Thái, cho cô ta qua xứ Do Thái vào mùa hè để học hỏi về nguồn gốc Do Thái. Chính sách của chính phủ Do Thái, là sẵn sàng trả tiền máy bay, nuôi ăn ở trong thời gian cư ngụ tại xứ họ cho các thanh nam thiếu nữ gốc Do Thái. Đó là chính sách nuôi dưỡng nhân tài người do thái ở Hải ngoại.

Sau khi cuốn phim Schlinder’s List , đoạt giải Oscar, có nhiều người Do Thái, sống sót trở về từ các trại tập trung Đức quốc xã, nói với đạo diễn Steven Spielberg là họ muốn ghi lại những gì họ đã kinh qua, chứng kiến, để con cháu họ sau này đừng quên. Ông ta gửi các nhóm quay phim đi quay, thu thập những gì các nhân chứng của cuộc diệt chủng trên 12 quốc gia, thu hình gần trên 50,000 người sống sót trong số 300,000 người, xem như 1/6.

Mình có viết kể về con tàu PB858, đưa vợ mình ra khỏi Việt Nam, đi tìm Tự Do. Có mấy đứa cháu cùng đi chung chiếc tàu khi còn bé, xin đọc khiến chúng rất cảm động và cảm ơn đã kể lại. Nếu mình không viết thì chắc con cháu không hiểu tại sao bố mẹ, ông bà chúng bỏ nước ra đi.

Mình viết về bố mẹ, ông bà, gia đình mình để sau này con cháu có tìm đọc sẽ có chút hiểu biết về nguồn cội. Mình rất ngạc nhiên khi mấy đứa cháu vợ, đọc về cuộc hải trình đi tìm tự do cùng bố mẹ chúng ở tuổi 1 tháng, 2 tuổi,....

Shoah Foundation gọi chiến dịch chạy đua với thời gian vì các nạn nhân sống sót của cuộc diệt chủng ở thế kỷ 20 đã già yếu. Các video này được lưu trữ ở Yad Vashem, Do Thái, 4 địa điểm khác ở Hoa Kỳ như viện bảo tàng Holocaust, Simon Wiesenthal Center,….

Đó là chiến dịch “Tâm Công” của người Do Thái đối với thế giới trong cuộc chiến chống lại các nước lân cận theo đạo Hồi Giáo. Trong cuộc chiến Việt Nam, Hà Nội sử dụng rất giỏi các thành phần trí thức Việt Nam và ngoại quốc tại hải ngoại trong chiến dịch Tâm Công dành thắng lợi về mặt trận tuyên truyền dù thua te tua trong cuộc tổng công kích Mậu Thân.

Mình cho thằng con, theo phái đoàn y tế thiện nguyện về Việt Nam để giải phẫu và chữa bệnh cho người Việt. Hà Nội bắt phải đóng tiền xin phép làm việc trong vòng 2 tuần. Về đến Sàigòn thì công an cấm làm việc khiến phái đoàn phải chạy về Vĩnh Long, làm chui trong một đại học việt Mỹ. Những gì thằng con chứng kiến bị Hà Nội làm khó dễ, cán bộ ăn gian đem gia đình đến khám bệnh, xem như hết muốn trở lại Việt Nam.

Hà Nội lên chương trình “khúc ruột nghìn dặm”, kêu gọi người Việt hải ngoại về đầu tư, với lời kêu gọi “bạn đã làm gì cho tổ quốc” rồi khi làm ăn bắt đầu khấm khá, kêu họ trốn thuế rồi tịch thu hết tài sản, bỏ tù như trường hợp Trịnh Vĩnh Bình, may ông ta trốn thoát nếu không thì tù rục xương như Nguyễn Gia Thiều.

Cô bé gốc tàu 10 tuổi được cha mẹ người Mỹ bảo lãnh về mỹ nuôi, với sự giáo dục truyền thống Do Thái trong xã hội mỹ, cô ta đã thành đạt và tự nhận mình là người Do Thái. 


Người theo đạo Do Thái, rất sùng đạo nhờ đó mà họ giữ được truyền thống văn hoá của dân tộc họ, dù đã bị mất quê hương trên 2,000 năm nhưng thọ vẫn gặp nhau và hẹn năm sau ở thành Jerusalem. Có một linh mục kể vào nhà bố mẹ anh ta hay các người lớn tuổi gốc Việt thì trong nhà luôn luôn có một cái bàn thờ riêng để vài tấm ảnh Chúa Ki tô hay đức mẹ Đồng Trinh. Còn vào nhà của giáo dân trẻ thì không thấy bàn thờ, năm khi 10 hoạ mới thấy cây thánh giá hay hình đức mẹ, chúa Ki tô trên cái lò sưởi.

Lò sưởi không phải là bàn thờ, người ta chỉ để hình vợ con, gia đình. Về Việt Nam, vào các nhà đều thấy cái bàn thờ tổ tiên, ông bà to đùng trong khi ở hải ngoại thì tuyệt nhiên mình không thấy. Ngoại trừ nhà mấy người lớn tuổi. Mình cũng bắt chước nhà ông bà cụ mình ở Việt Nam, trên lầu cũng lập một bàn thờ để tượng Phật, hình bố mẹ vợ và ông cụ mình đã qua đời. Khi nào hái trái cây ở vườn về, vợ mình đều đem lên bàn thờ cho tổ tiên. Thế hệ mình không giữ được truyền thống thì làm sao nói đến thế hệ con cháu sau này.

Dạo còn độc thân, đi làm ở New York, lâu lâu mình được sinh viên các đại học mời nói chuyện về chiến tranh Việt Nam, các thuyền nhân,… lý do các sinh viên mời mình vì hay sinh hoạt với họ, giúp họ tổ chức các chương trình giới thiệu văn hoá Việt Nam tại các đại học để họ biết chút gì về lịch sử của quê cha đất tổ. 

Mời các giáo sư người Việt tại các đại học mỹ như giáo sư Nguyễn Quỳnh nói chuyện về hội hoạ Việt Nam, giáo sư Nguyễn Thuyết Phong nói, trình diễn về nhạc dân tộc, gia đình ông Nguyễn Đình Nghĩa chơi nhạc trống dân tộc hay sáo,… Bác Huỳnh Sanh Thông nói về thi ca Việt Nam, những chương trình giúp giới trẻ Việt Nam có khái niệm về văn hoá Việt Nam, cái gì để hãnh diện về nòi giống của mình thay vì phở, bánh mì và cà phê sữa đá.

Nếu không làm thì Hà Nội sẽ cho người sang tâm công về mặt trận văn hoá. Một sinh viên trẻ 19, 20 tuổi đầu, thấy một đoàn múa rối nước được Hà Nội đưa sang. Họ sẽ hãnh diện về văn hoá và sẽ chạy theo Hà Nội như các Việt kiều yêu nước trước 1975 ở hải ngoại.

Mình nghe kể một giáo sư mỹ muốn tổ chức một buổi nói chuyện về chiến tranh Việt Nam. Người mỹ họ lúc nào cũng mời nhóm thiên tả, và để thực thi dân chủ, họ muốn mời các đại diện cộng đồng người Việt tỵ nạn, cho họ cơ hội để nói lên quan điểm của Việt Nam Cộng Hoà về cuộc chiến.

Các sinh viên gốc Việt mời các đại diện cộng đồng người Việt hải ngoại đến dự và được nhận lời. Đâu 1 tuần trước cuộc nói chuyện thì các sinh viên chới với, cộng đồng từ chối không đến tham dự cuộc nói chuyện của nhóm thiên tả, viện lý do này nọ. Các sinh viên phải nhờ một vài người trẻ hơn để chuẩn bị.

Buổi nói chuyện khởi đầu thì khám phá ra các đại diện cộng đồng người Việt từ chối tham gia cuộc nói chuyện để bày tỏ quan điểm của Việt Nam Cộng Hoà nhưng lại đến cuộc hội thảo với cờ xí, biểu tình. 

Người ta cho mình cơ hội để nói trước công chúng người Mỹ thì không chịu nhưng lại đem biểu ngữ đến biểu tình, sẽ làm người mỹ bất mãn. Người Việt mình quen nền văn hoá bạo lực, không thích tranh luận, chỉ đánh lộn vì thằng nào thắng là thằng đó có chính nghĩa. Thằng nào thua là ngụy quân ngụy quyền, tay sai đế quốc xen đầm.

Sau khi các diễn giả nói chuyện thì phía cộng đồng mới lên tiếng trong phần đặt câu hỏi, nói tiếng Việt, rồi các sinh viên thông dịch lại. Hoá ra họ không thống nhất chỉ định ai đại diện cộng đồng để lên diễn đàn dân chủ. Ông chủ tịch muốn đại diện nhưng không nói tiếng anh được nên từ chối tham dự và đem cờ đi biểu tình. Sau đó hả hê ra về vì đã làm được chuyện gì đó cao xa qua dương cao cờ xí, biểu ngữ. Làm sao thế hệ thứ 2 nể phục về cha ông họ đã hy sinh, chống cộng sản. Người ta mời mình đi cửa tước thì không chấp nhận, chỉ muốn đi cửa hậu. 

Mình có lấy lớp về tranh luận, nay có gia nhập hội Toastmasters và có cho hai đứa con học hè về tranh luận. Người ta giải thích có 3 loại người: loại thứ 1 là những người yêu mến mình, mình có làm gì nhóm này đều ủng hộ. Nhóm thứ 2 là họ rất ghét mình. Mình làm gì họ cũng chê chửi, cho họ ăn thì họ kêu nấu dỡ như kít,… loại thứ 3 là đám bàng quang mình làm gì họ cũng không để ý.

Do đó khi các ứng cử viên tranh luận, họ đều nhắm vào đám bàng quang để thuyết phục họ bỏ phiếu cho mình. Ứng cử viên Dân Chủ nói về một đề tài gì đó thấy hay hay thì đến phiên ứng cử viên Cộng Hoà, bẻ lại thì mình lại thấy có lý. Do đó ăn chung là tài thuyết phục của ứng cử viên để người bàng quang bầu cho họ. Mình có bầu cho ứng cử viên đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hoà tuỳ họ có thuyết phục được mình về chương trình làm việc của họ.

Văn hoá Việt Nam không quen tranh luận. Trong gia đình thì cha nói con nghe, anh bảo em vâng lời, ra đường cũng vậy, xếp nói là phải nhất trí. Ông Robert Kennedy Jr., con trai của ông Robert Kennedy, cựu bộ trưởng Hoa Kỳ, bị ám sát, kể là trong gia đình, cha con, anh em đều tranh luận nhau để giúp hiểu rõ vấn đề hơn. 

Do đó người ta hỏi ông ta nghĩ gì khi một người thân trong gia đình, viết một bạch thư kêu ông ta sai, lên án ông Bill Gates giả dối khi nói về đại dịch trong khi ông ta có cổ phần rất lớn trong các công ty dược phẩm chuyên bán thuốc chích ngừa. Ông tỷ phú nên nói gì ai cũng tin dù chẳng biết gì về y khoa. Ông Kennedy con, kêu đâu có gì đâu, tôi quen việc này từ bé nên vẫn gặp nhau cuối tuần ăn cơm gia đình. Gặp người Việt là anh em từ nhau, chửi bới nhau, cắt đứt liên hệ.

Trong văn hoá Việt Nam thì không có vụ này. Chúng ta không quen tranh luận, người Việt sống về cảm tính nhiều hơn, không thiên về duy lý như người tây phương. Con em chúng ta cứ cho học toán để trở thành kỹ sư hay hoá học để làm bác sĩ nhưng tuyệt nhiên về khoa học nhân văn, thì ít người theo học, cha mẹ cấm cản.

Mình hay cười khi đồng chí gái và mấy đứa con tranh luận, sau đó đồng chí vợ kêu mấy đứa con mất dạy. Con nít ở Hoa Kỳ, quen tranh luận, đâu phải vì không được giáo dục, ngược lại. Sao anh không la chúng. Có lần ở New York, thượng nghị sĩ Ted Kennedy nói với mình là Dân Chủ, quyền làm ngược khởi đầu tại gia. Mình quen với sự á đặt của đồng chí vợ nên không đòi hỏi quyền làm chồng.

Ông thống đốc tiểu bang Cali, tuyên bố khơi khơi bệnh dịch Covid 19 khởi đầu lây lan tại phòng nail mà chúng ta biết là 90% tiệm nail trên nước Mỹ đều do người Việt làm chủ. Thử ông ta nói bệnh dịch khởi đầu tại một tiệm ăn Kosher của người Do Thái, hay Halah của người hồi Giáo xem. Người Việt, chúng ta không có tiếng nói chính trị tầm quốc gia Hoa Kỳ do đó người Mỹ trắng mới dám khơi khơi nói.

Tương tự vụ gian lận y tế mấy chục năm về trước. Bác sĩ Mỹ trắng hay các công đồng thiểu số khác cũng gian lận nhưng tại sao họ chỉ nhắm vào cộng đồng Việt Nam, bắt mấy y sĩ gian lận y tế để làm gương cho mấy cộng đồng khác.

Người Việt không có người đại diện trên diễn đàn chính trị. Họ cho con cháu học bác sĩ kỹ sư, không học các môn khoa học nhân văn khác rồi kêu tôi không làm chính trị. Không có tiếng nói chính trị thì sẽ không được bảo vệ. Lâu lâu các ứng cử viên mỹ đến cộng đồng, vuốt đầu vài cái, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà, quơ quơ vài cái để kêu người Mỹ gốc Việt bầu cho họ rồi biến mất. Người Việt đắc cử vào nghị viên thành phố, là tìm cách đập họ, bỏ tiền, xin chữ ký bãi nhiệm họ thay vì ủng hộ để giúp họ lên xa hơn để tạo quyền lực chính trị cho cộng đồng.

Chúng ta như con thú bị nhốt chuồng lâu năm, ra hải ngoại, như con thú được thả ra khỏi chuồng, vẫn còn quán tính cũ nên chỉ đi lòng vòng trong không gian vô hình như cái chuồng trước đây. Cắn xé các con bị nhốt cùng chuồng thay vì hợp tác để chống lại muôn thú rừng khác. Có lẻ tình thần nô lệ đã ăn sâu vào tâm khảm DNA của chúng ta.

Sau đại dịch này, người Mỹ trắng sẽ đỗ lỗi vào người Tàu, họ không phân biệt được người Việt hay các người Á châu khác với người Tàu, ai có quyền lực để lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng người Việt. Báo chí cho hay là có nhiều cơ sở thương mại của người Việt bị phá hoại. Sau vụ thống đốc tuyên bố về tiệm nail, sẽ thấy nhiều tiệm nail bị đập phá.

Mình rất ngạc nhiên khi nghe người Việt nói chuyện, họ hay chêm tiếng Mỹ vào. Cứ tưởng tượng đang nói chuyện với một người Mỹ rồi mình chêm tiếng việt vào thì hỏi bố tên Mỹ nào hiểu không. Người Việt mình không trân trọng tiếng Việt, nói tiếng Việt sao cũng được, chêm tiếng Mỹ đủ thứ nhưng khi phải nói chuyện bằng anh ngữ là lo ngại, sợ Tây cười nên chỉ loay hoay trong cộng đồng mà người Mỹ gọi là văn hóa Ghetto, một từ mà Đức quốc Xã sử dụng địa điểm họ tập trung các người gốc Do Thái, trước khi cho vào lò ga.

Tiếng Mỹ là ngoại ngữ thì sợ gì, sợ là tiếng mẹ đẻ không thông, người Mỹ có biết và nói thông thạo tiếng Việt? Hồi chiều có tên bạn từ Hoà Lan nhắn tin:

Lý do là dạo mình làm việc ở Thuỵ Sĩ với hắn ở vùng đức ngữ thì muốn tập nói chuyện bằng tiếng đức trong khi hắn muốn tập đàm thoại tiếng pháp nên khi nói chuyện, hắn nói tiếng Pháp còn mình thì Đức ngữ, tương tự khi xưa mình hay lên Giáo Hoàng HỌc Viện Đàlạt để đàm thoại với cha Leahy. Từ đó quen nên khi viết hay nói chuyện với hắn đều bằng đức ngữ.

Trong một cuộc hội thảo do các sinh viên gốc Việt tổ chức, có mời cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Hoa Kỳ nói chuyện. Có một sinh viên hỏi vị cựu đại sứ là trong cuộc nói chuyện của bác, không nghe nhắc đến “Lobby” quốc hội Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Hà Nội lobby rất nhiều trong quốc hội Hoa Kỳ, để không lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền. 

Đạo luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1383) có một số phận đầy long đong. Các phiên bản của đạo luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua ba lần vào các năm 2004, 2008 và 2012 với số phiếu ủng hộ áp đảo, tuy nhiên sau đó đã bị chặn tại Thượng viện.” (Trích VOA).

Nếu chúng ta có quyền lực chính trị, có nhiều đại biểu Việt thì dự luật này đã thông qua quốc hội Mỹ. Chúng ta có 1,000 bác sĩ, nhà sĩ, dược sĩ ở vùng Bolsa nhưng tiếng nói ở quốc hội Hoa Kỳ là con số không to tướng. Ngược lại chỉ cần có 10 đại biểu quốc hội liên bang là thấy tiếng nói của người Mỹ gốc Việt rất lớn.

Hồi nhỏ, nghe nói “được làm vua, thua làm đại sứ” do đó chúng ta hiểu vì sao Việt Nam Cộng Hoà thua cuộc. Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, chỉ thấy có một người Việt làm lobby quốc hội Hoa Kỳ. Hoá ra, bác ta được huấn luyện khi làm việc cho uỷ ban về người Đông Dương. Người Mỹ gửi bác đi học các khoá huấn luyện với người Do Thái đủ trò. Có hai người đi học tập khoá này về Việt Nam bị Hà Nội bỏ tù ngay. Nay họ thả và đang sinh hoạt, đấu tranh tại hải ngoại.

Mấy tuần nay, mình giúp mấy người bạn làm chương trình “Masks Save Lives” thì khám phá ra con gái mình theo dõi mình qua Facebook. Không có gì hay hơn thể hiện qua những việc làm để con cháu bắt chước. Mẹ mình khi xưa cũng hay tham gia làm các chuyện xã hội ở chợ Đàlạt,…nên sau này mình bắt chước.

Xong om
Nhs