Về quê nội

Rời Đồng Hới mình bay về Hà Nội. Cô em đặt xe đón mình chở về quê. Mình về quê mấy lần nhưng ngày nay, quê cũng thay đổi rất nhiều so vói lần đầu mình về năm 1994 nên cũng chới với, không biết đâu là đâu. Do đó cần xe đón đưa về quê cho chắc ăn, khỏi mất thì giờ. Quê nội mình, Hà Tây nay lại được ghép vào Hà Nội, để giúp Hà Nội trở nên thành phố đông đảo như các nước khác.

Chạy qua sông Đáy nồi tiếng qua bài thơ của Quang Dũng. Ngày nay sông Đáy ở phủ Quốc Oai, quê nội mình thì hôi thối đầy rác rưỡi. Nước sông đọng lại. Nghe nói họ tìm cách xử lý vụ nước này nhưng cả chục năm nay vẫn chưa giải quyết được. Người Nhật Bản họ xử lý nước của Sông nào gần Hà Nội, bị cán bộ phá đám vì tranh nồi cơm của họ. Người Nhật Bản làm miễn phí cho dân việt, còn đầy tớ người Việt thì làm để móc tiền nhân dân, bán nước lọc cao cấp.

Chùa Thầy mà mình thấy lần đầu tiên về năm 1994. Quá đẹp

Con đê của sông Đáy mà ông cụ mình hay kể khi xưa bị vỡ đê, dân làng réo nhau đi cứu đê trong đêm. Có người cầm mõ chạy từ đầu làng thúc dục dân làng cứu đê. Nay thì thượng nguồn Trung Cộng xây bao nhiêu cái đập nên chả còn nước chảy về nên nước sông động lại ngay cả sông Hồng cũng có chung số phận như Đồng Bằng Sông Cửu Long. Người dân xả vô tội vạ nước thải, nước cống…. Các nhà máy thả chất dơ độc hại. Cá không dám sống ở sông, quyết đi nơi khác xây dựng phố văn hoá.


Lần đầu tiên về quê, đi trên con đê xình lầy, nay thì được trán nhựa, không thấy sông ở đâu, nước sông quá thấp nên không sợ bị lụt, vỡ đê nữa. Dân làng xung quanh vui vẻ, không sợ bị vỡ đê như thời ông bà mình. Ngược lại không biết lấy nước đâu để dùng.

Bác tài đổ ngoài hẻm rồi mình kéo hành lý vào hẻm tìm căn nhà nơi ông cụ sinh ra, rồi một đêm hải hùng, du kích bao vây căn nhà này như nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang kể qua bài ca “người anh Vĩnh Bình”. Ông cụ kể là hồi chiều có nghe tiếng huýt gió khi đi về trên đê nên đã chuẩn bị tinh thần. Khi họ đem đuốc đến bao vây nhà thì ông cụ lén ra phía sau rồi nhảy qua vườn hàng xóm rồi trốn vào nam. Ông cụ không theo họ nên họ phải giết Làm gương cho cách mạng.


40 năm sau, ông cụ mới về thăm quê, gặp lại mẹ sau cái đêm hôm ấy. Ông bà nội tưởng ông cụ bị giết đêm đó nên lấy ngày ấy làm ngày giỗ suốt 25 năm đến khi Sàigòn mất thì mới viết thư về khiến ông bà nội mừng vì 2 ông chú kia bị giết sau khi ông cụ bỏ trốn vào nam trong khi ông bà nội bị đấu tố. Ông cụ lại phải đi cải tạo 15 năm.

Ảnh chụp CHùa Thầy vào thời Tây do cô em mình gửi


Mình đi ngang nhà thì không nhận ra vì cái cổng được xây lại nhất là ban đêm, lại thấy đầu ngỏ, nhà ông chú họ nên quay đầu lại. Thắp hương bàn thờ xong thì cô em, con bà cô đưa sang chào 3 ông chú họ, em chú bác với ông cụ mình. 3 ông đều than như dân Quảng Ninh, kêu thành bác sĩ mỗi ngày phải uống thuốc của 3 họ Cao. Chán Mớ Đời 


Một ông chú kêu ăn miếng bánh chưng mới luộc lại từ Tết. Chút hương vị quê hương, thấy ngon hơn bánh chưng ở Bolsa. Sau đó cô em họ đèo xe qua nhà ở thôn Đồng Lư, quê chồng ăn cơm. Gạo do nhà cô ta trồng ăn thấy ngon với món gà chọi. Thấy lạ khi ăn lần đầu món gà chọi. Sau đó lại về nhà ông chú để ngủ qua đêm. Nhà ông chú có cái cổng to đùng, có khoá, rồi vào nhà thì có cửa sắt lại ổ khoá to đùng. Khiến mình hơi ngại, lỡ đang đêm cháy nhà thì sao. Cửa sắt khoá phía ngoài, chỉ có cách là leo lên ban công rồi nhảy xuống ao.

Dạo này, mùa hoa Gạo nên cảnh vật khá đẹp, tương tự ở Đà Lạt mình thấy hoa Thông
Cảnh đẹp


Xe chạy qua các cánh đồng lúa của quê nội thấy đẹp. Mình về quê vào buổi tối nên không ra thăm mộ ông bà được. Cách đây mấy năm, bà cụ mua đất rồi dời mộ ông bà về đây để dễ đi thăm. Trước đây, được chôn ở đồng ruộng. Mình về hỏi không ai dám dẫn mình ra đồng. Dân giàu Hà Nội, nay dọn về quê ở cho bớt ồn ào. Dạo này, làng có vẻ làm ăn khá lên, buôn bán khắp nơi, chẳng bù với lần đầu mình về, xe chạy trên đê đường đất, mưa trơn không thể tả. Mình có cô cháu làm việc tại Hà Nội, cứ sáng đi xe gắn máy vào thủ đô rồi chiều chạy về. Mùa mưa chắc cực.


Được cái, người em họ bên vợ, cho ngừng lại ở Chùa Thầy, nhìn mưa bay trên hồ với cái chùa. Sao đẹp lạ lùng. Mới hiểu cụm từ quê cha đất tổ ra sao.


Sáng 4:30 là bò dậy, ra xe đi Nội Bài. May quá trước khi cái loa phóng thanh của làng oang oang vang lên tiếng kinh cầu cách mạng. Nhớ lần trước, mới 5 giờ sáng nghe cái loa phường ào ào xưng tên các liệt sĩ chết ở Điện Biên Phủ. Mỗi lần mình về quê là tối chạy ra Hà Nội ngủ. Hai lần cuối thì có ngủ lại nhà và nhà ông chú. Mình thấy ông chú tóc đen mượt nên tò mò hỏi cách thức ăn uống ra sao mà có tóc đen. Ông kêu thời đại 3 gờ thì nhuộm cho nó trẻ. Thế là mình ngọng. Thái Lan có hệ thống 5 gờ còn Việt Nam vẫn còn chế độ 3 gờ.


Quê nội mình bên cạnh có Chùa Thầy rất đẹp. Có lẻ trong tương lai mình sẽ về quê ở một thời gian để vẽ, và nghiên cứu chùa Thầy như ông Bésacier đã làm với Đình Bảng. Lần chót mình có ghé chùa này, đã được thương mại hoá khá nhiều. Dân khu vực này nói giọng thé thé, rất là khó nghe. Đồng chí gái hỏi họ nói phương ngữ à. Chán Mớ Đời 


Vào phòng đợi Sông Hồng ăn sáng rồi lên máy bay đi Đà Lạt. Đà Lạt cũng là quê của mình. Mình về Việt Nam mà thiên hạ cứ xổ tiếng anh với mình thấy cũng lạ. Không phải lần đầu, lần về đầu tiên, thiên hạ hỏi mình là người nước ngoài. Chắc mình đen quá lại có râu quai nón nên người Việt tưởng mình là người ngoại quốc, Phi hay ả rập.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn