Đường Phan Bội Châu

Khi chợ Cây (chợ Gỗ), tiền thân khu Hoà Bình bị cháy thì chợ Đà Lạt được chuyển tạm thời ra đường Phan Bội Châu không xa lắm chợ Cây bị cháy. Đường Phan Bội CHâu này khởi đầu từ bến xe Tùng Nghĩa, chạy vòng vòng xuống đường Võ Tánh, gặp đường chạy lên dinh tỉnh trưởng Đà Lạt Tuyên Đức.

Hồi nhỏ hóng chuyện người lớn thì nghe họ kêu tên đường này “đường Văn Võ Lên”. Tương tự đường Ma ri xanh Phúc, lớn lên mới hiểu là đường Phan BỘi Châu, và đường Duy Tân. Qua tây mới hiểu mấy con đường mà người lớn gọi Ma ri xanh phúc là đường Maréchal Foch, còn Văn Võ Lên là đường Phan Bội Châu,.. hồi nhỏ lấy làm lạ vì thường người ta gọi họ trước đến chữ lót như Võ Văn Lên. Hỏi người lớn thì bị ăn bợp tai nên ngu hoàn ngu đến sau này đi Tây mới mò ra.
Chợ ở đường Phan Bội Châu làm bằng tôn khi Chợ Cây bị cháy

Thời tây, đường này được gọi là Van Vollenhoven, tên của một cựu toàn quyền thuộc địa pháp. Mình rất ngạc nhiên, tên này thuộc dân xứ Hoà Lan hay Flanders bên Bỉ. Sau này, đọc tài liệu mới hiểu bố mẹ ông ta người gốc Hoà Lan nhưng có cơ sở làm ăn, di dân ở Algiers, Algérie, thuộc địa cũ của Pháp. Mấy người gốc Âu châu, sinh sống tại Algerie, thường được gọi Chân Đen (pieds noirs) như nhà văn hào Albert Camus, sinh tại Algerie nhưng khi đoạt giải Nobel thì được liệt kê là người Pháp. 


Tương tự mấy người sinh tại Nam kỳ, Cochinchine của pháp, được quốc tịch Tây như ông tướng Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Hinh, Bảy Viễn,… mình nghĩ bà hoàng hậu Nam Phương, cũng là dân tây vì sinh tại Nam Kỳ. Mình đọc đâu đó, tên được triều đình đặt cho vợ ông vua Bảo Đại là Nam Hương, nhưng ông thần thư ký viết sai thành Nam Phương. Ông Bảo Đại có ra chiếu dụ sửa lại nhưng cái tên Nam Phương dính cứng trong đầu người Việt. Nhạc sĩ Enrico Matias, gốc Do Thái và Berber, sinh tại Algerie nhưng khi xứ này dành độc lập từ người Pháp, phải trở về Pháp, nơi gia đình, cha mẹ ông bà chưa bao giờ đặt chân đến. Hơn 60 năm, chính phủ Algeria vẫn không cho ông ca sĩ này về thăm nơi sinh ra. Hận thù còn dài.


Ông Van Vollenhooven, xin vào quốc tịch Pháp, theo học trường thuộc địa (École coloniale) rồi được cử đi làm toàn quyền tại nhiều thuộc địa của Pháp tại A CHâu, Phi Châu. Sau này, thế chiến thứ 1 xẩy ra, ông ta về pháp, tham gia quân đội rồi chết tại chiến trường Val de Marne. Nếu mình không lầm thì ông Trần Trọng Kim có theo học trường này và ông Hồ Chí Minh có viết đơn xin theo học trường này nhưng bị từ chối. Buồn đời, ông ta xuống thuyền đi Tây. 


Nếu người Pháp cho ông Hồ theo học trường Bảo Hộ, ra làm thông ngôn cho người Pháp, thì có lẻ lịch sử Việt Nam đã thay đổi, tương tự trường hợp ông Võ Nguyên Giáp. Theo ông Vũ Quốc Thúc, bạn học của ông Gíap kể; ông Giáp bị người thầy Pháp đánh rớt, dù rất giỏi, hình như ông kiêu ngạo, không được đi du học bên Pháp như ông và ông Nguyễn Mạnh Tường. Buồn đời, ông ta đi theo cách mạng. Số ông ta là sát quân thay vì cứu người khỏi lao tù.

Chợ đường Phan Bội Châu. Mình đoán là chụp từ dãy nhà Đội Có, bến xe Đà Lạt 

Thời mình lớn lên tại Đà Lạt thì đường Phan Bội Châu đã gỡ bỏ cái chợ sau khi họ xây xong chợ Mới nên mọi dịch vụ buôn bán đều chuyển về dưới chợ Mới. Thế vào đó họ xây một dãy phố dựa vào sườn đồi của dinh tỉnh trưởng, còn phần bên kia đường được dời bỏ, như khu phố, phía trên nhà hàng La Tulipe Rouge, nhìn xuống phía sau chợ Mới. Nếu mình không lầm có cầu thang nhỏ đi xuống chợ khúc này.

Chợ Cây lúc chưa bị cháy. Ta thấy đường Phan Bội Châu, không thấy chợ tôn khi chợ Cây chưa bị cháy. Lúc này, bến xe ở trước mặt chợ, đối diện tiệm Vĩnh Chấn

Cách đây mấy năm, tình cờ khi làm việc với nhóm BNLV, về chương trình Masks Save Lives, tình cờ gặp một chị gốc Đà Lạt, cho biết là con gái của tiệm bán cà phê ở đường Phan Bội Châu, không nhớ tên gì. Dạo ấy mình không uống cà phê nên chưa bao giờ bước chân vào tiệm cà phê ở Đà Lạt. Chị ta là giáo sư đại học Pomona, đang pha chế một loại cà phê tại Hoa Kỳ để cung cấp cho người Mỹ. Chúc chị ta thành công. Trong vụ covid, mình có liên lạc với hai cô gái gốc Đà Lạt, nay là tiến sĩ tại Hoa Kỳ.

Đường Phan Bội Châu khúc sau chợ, có cái talus xây to đùng. Khúc này không thấy xây cất. Có cầu thang đi lên đường này nhưng chả ai đi cả vì chả có phố xá. Khá lắm là dân ở đường Võ Tánh đi thôi. Nay thì ôi thôi Chán Mớ Đời 

Mình chỉ nhớ đầu đường Phan Bội Châu, có tiệm bán xe gắn máy của dì Cháu, bà con, em chú bác ruột với mẹ mình. Có bến xe Tùng Nghĩa và quán hàng ăn. Hình như ai đi Thái Phiên, Trại Hầm cũng lấy xe tại đây. Có một cây xăng bị cháy năm Mậu Thân, khói đen đầy trời, từ nhà mình ở Hai Bà Trưng vẫn thấy. Thêm sau đó có tiệm phở Tùng, cạnh phở Bắc Hương có lần bị cháy, sau xây cất lại.

Tiệm phở Tùng lúc chưa bị cháy. Con gái của tiệm giò chả Mỹ Hương hay Quốc Hương kể cho mình biết là mấy tiệm này là của gia đình, sau khi phở Tùng bị cháy, bố mẹ tính xây khách sạn nhưng không ai chịu đầu tư cả.
Khách sạn Thanh Bình là của dượng Ngô Viết Thụ. Mình đoán lúc dượng thiết kế khu phố xung quanh chợ thì được mua một miếng đất đầu chợ. Sau này, vẽ để xây khách sạn sau hiệp định Paris, hoà bình đến rồi. Có ông Đàng hùn 835 cây vàng nhưng Việt Cộng vô thì mất hết. Tương tự ông Võ Quang Tiềm cũng sở hữu nhiều nhà rồi mấy ông Việt Cộng vào giải phóng mặt bằng hết. Ngay nhà ông Tiềm chỉ được ở phía sau. Phía trước họ lấy. Chán Mớ Đời 

Mình đang đọc hai cuốn sách viết về ông toàn quyền Paul Doumer mà người Việt hay tếu kêu thằng Đu-me. Báo chí tây khen ông này đã đem văn minh của pháp để khai trí dân của các thuộc địa của pháp. Ông ta kêu phải để người Pháp cai trị trực tiếp, ngược với toàn quyền tiền nhiệm, để cho người bản xứ cai quản các thuộc địa. Nhờ chính sách của ông ta giúp thu thuế người thuộc địa. Ai không đóng thuế thì bị tịch thu nhà cửa, ruộng nương giúp các ty sở thuế pháp thu được nhiều tiền nên sau này được bầu tổng thống Pháp. Ở chức vị được 18 tháng thì bị ám sát. Ông này có điểm hay thời đó là sinh ra con nhà nghèo, đi làm ban ngày, tối đi học thêm, đậu bằng kỹ sư đủ trò, lên làm được tổng thống. Cho thấy ông ta rất có chí, tham vọng nhiều. Khen chê thì tuỳ người.


Ngược lại chính sách này đã đưa đến sự chống đối của người dân bản xứ. Thay vì hợp tác như với chính sách của toàn quyền tiền nhiệm của ông, họ đã đứng dậy chống lại hành chánh thực dân sưu thuế quá nặng.


Các cuộc chiến vũ trang này đã đưa đến Điện Biên Phủ và Algerie. Cuộc chiến dành độc lập của người Algerie chết rất nhiều người cả hai bên, đưa đến chia rẻ trong quân đội Pháp. Có ông thần nào kêu là dân trường tây, từ bé đến hết trung học, nhưng ghét tây vì chính sách chia để trị của họ, để lại đau thương, hận thù cho các thuộc địa cũ của họ như Việt Nam được chia ra 3 kỳ,… lại khen Anh quốc đủ trò. Có người kêu vua Minh Mạng chia ra ba kỳ. Đây là lần đầu tiên mình nghe đến thuyết này. 


Nếu mình không lầm, Anh quốc trao trả lại độc lập cho Ấn Độ nhưng đã khiến xứ khổng lồ này bị nội chiến, hận thù , chiến tranh đến ngày nay. Nước này bị tách rời làm hai thành Pakistan, Ấn Độ, chưa kể vùng Kashmir, Sri Lanka,… nếu đi xuống Phi Châu thì càng te tua nữa.


Chính sách của ông toàn quyền tiền nhiệm thực hiện tương tự ngày nay tây phương, Hoa Kỳ đang áp dụng tại các nước trên thế giới và Trung Cộng đang theo bước chân của họ để thống trị toàn cầu. Cứ để thằng bản xứ ăn trên đầu ngồi trên cổ dân địa phương, đánh đập, đàn áp nếu họ không nghe lời. Cứ mượn tiền trả tiền lời, cho công ty của nước họ vào làm ăn, miền thuế,… khỏi cần phải đem quân đội đến chiếm đóng tốn tiền. Họ không mang tiếng đế quốc gì cả. Ai chống đối thì chính quyền địa phương bỏ tù ra côn đảo như thực dân ngày xưa. Chính sách của giới vua chúa, trưởng giả từ thời xưa còn ông Doumer, từ dân nghèo đi lên nên nghĩ phải giúp người dân bản địa đi lên, thậm chí người Pháp tại mẫu quốc tương tự cuộc đời của ông. Do đó mới thấy các chương trình vĩ đại tại Đông Dương như thành lập khu nghỉ dưỡng Đà Lạt với bao nhiêu tốn kém. Cuối cùng đường lối này nguy hiểm nên giới giàu có Pháp phải giết ông ta.


Các đường phố Đà Lạt lúc mới được thành lập đều mang tên các nhân vật lịch sử của pháp, ngoại trừ vài tên Việt Nam như Gia Long,…


Mình nhớ vài tên đường chính của thị xã Đà Lạt: đường Gia Long thời tây, đến thời Việt Nam Cộng Hoà đổi thành Lê Đại Hành. Không hiểu sao, họ lại dẹp tên ông vua này, người có công thống nhất Việt Nam.

Đường Đồng Khánh đổi lại đường Thành Thái. Mỗi lần đi xi nê ở rạp Ngọc Lan là phải đến con đường này. Đường Maréchal Foch đổi thành Duy Tân. Đường Annam, đổi thành đường  Hàm Nghi.


Đường mình sống hơn 12 năm là đường Hai Bà Trưng, vào thời tây được gọi là đường Pasteur. Sau này họ lấy đường Roume đổi tên thành Pasteur. Đường Roume, mang tên ông toàn quyền có tên khá dài Phillips Rose Roume de Saint- Laurent. Ông này chỉ cai quản các xứ khác nhưng có công với đàn áp các vụ nổi dậy chống thực dân Pháp tại các thuộc địa phi châu nên được đặt tên đường tại Đà Lạt.


Đường Elie Cunhac sau này được đổi thành Bà Triệu, ngay cầu Bá HỘ Chúc và Cường Để lên đến đường Yersin. Elie Cunhac, được xem là người cho chắn bờ để xây 2 hồ Lớn, hồ Nhỏ sau này, vào năm 1932 có trận lụt khiến cái đập của hồ Lớn bị vỡ, làm lụt khu dân cư người Việt nên người Pháp nhập hai hồ lại. Sau 1955, được đổi tên là hồ Xuân Hương. Khi người Pháp rút về, hội đồng thị xã Đà Lạt có ông Nguyễn Vỹ kêu gọi đổi tên đường thời pháp thành tên các danh nhân Việt Nam. Nay mình về Đà Lạt thì không biết mấy tên đường vì không biết họ là ai. Chỉ đoán là những người có công với cách mạng như Lê Văn Tám.


Thật ra hồ Xuân Hương đã khởi đầu đào dưới thời ông Labbé, đến thời ông Cunhac lên Đà Lạt làm việc thì tiếp tục đào thêm cho rộng hơn và hoàn thành. Mình có xem tấm bản đồ khi xưa. Ông này là người phụ đo đạt về trắc địa. Ông ta có chụp một tấm ảnh ở HUế nhưng không hiểu sao, lại được chú thích tại Đà Lạt, khiến mình đi tìm mỏi mắt mà không định vị được nơi nào bằng phẳng như tấm ảnh. Sau có đọc một bài viết của ông nào về Huế, thấy tấm ảnh đó.


Tình cờ mình vào bờ lốc của ông người Pháp, có tên là Cunhac nên tò mò đọc chuyến du lịch tại Việt Nam. Anh ta kể về người mẹ của mình, sinh sống tại đây và Blao. Anh ta đi lại con đường Auger (nay là Yagut), số 24 nơi mẹ anh ta có thời gian sinh sống khi đi học tại trường Couvent des Oiseaux. Rất cảm động, khi thấy người con đi tìm về nơi mẹ sinh ra tại xứ khác và lớn lên tương tự ông tây nào sinh tại Việt Nam, và sống được 10 năm tại Đà Lạt và Sàigòn. Viết cuốn sách về kỷ niệm thời bé.

Ông tây có họ là Cunhac, kêu là hậu duệ của ông Cunhac, có thời làm việc tại Đà Lạt, người cho đào rộng cái hồ Xuân Hương ngày nay. Ông này lo đo đạt trắc địa của chính phủ pháp.
Ông ta bò đến đường Auger nay là Yagut, nơi căn nhà của gia đình mẹ ông ta sinh sống. Thất vọng vì ngày nay, chủ mới xây phá lại. Thấy hai cột trụ to và cao thấy rất đẹp, được thế vào hai cột trụ bé bỏng, có miếng đất, họ xây luôn căn nhà nhỏ bên cạnh. Chán Mớ Đời 
Ông ta so sánh nhà thờ COn GÀ khi xưa, lúc mẹ ông ta làm lễ Communion, không biết tiếng Việt gọi là gì vì mình là người lương. Thấy hình bà sơ, mình nhớ khi xưa mấy bà sơ đội cái mũ to đùng này.
Ông ta ghé lại trường Couvent Des Oiseaux, nơi mẹ ông ta học tiểu học 
Nhà nguyện và nơi hình của gia đình làm kỷ niệm khi xưa, ông ta chụp hình để gửi cho bà mẹ xem
Ông ta vào xin bà sơ cho xem giấy tờ năm bà mẹ đi học 1942 nhưng không có ảnh của lớp năm đó. Hình ảnh mấy cô gái Đà Lạt, đi lễ, mình đoán trên cầu Ông đạo
Hình này cho thấy căn nhà ở Blao (Bảo Lộc), nơi ông ngoại của ông ta đến để lập nghiệp trồng trà. Căn trên là lúc mới đến, sau thì ở căn thứ dưới. 

Xem hình này thì mình nhớ đến ông ngoại mình, từ Huế vào Bảo Lộc, trồng trà. Em trai của ông ngoại mình làm quan nên có xin mấy miếng đất cho anh và em ở Bảo Lộc để trồng trà Nguyễn Đăng. Phía bên ngoại mình khi xưa, ở Bảo Lộc hết, nay vẫn còn vài người nhưng đa số con cháu là đi khắp nơi, Hoa Kỳ, Pháp, Úc,…

Nhà thờ nơi mẹ ông tây được rữa tội tại Bảo Lộc

Nhớ hồi nhỏ vào nhà ông Sáu, em ông ngoại, mình thấy treo da cọp mà ông ta săn bắn. Kinh. Về Sàigòn kỳ rồi, mình có gặp lại cháu ngoại của ông Sáu lần đầu tiên.


Thôi để ngưng ở đây, hôm nào buồn tình thì viết thêm về mấy con đường Đà Lạt xưa mang tên tây với lai lịch của mấy người được đặt tên cho đường. Đang viết lại kể chuyện ông tây đi tìm nơi chôn nhau cắt rốn của bà mẹ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn