Kế mẫu là thiên thần

Hôm nay, trong cuộc họp toastmasters, có một bà Mỹ kể về người mẹ kế khá cảm động. Trong hai phút ngắn ngủi, bà ta đã vẽ người kế mẫu như một thiên thần. Mình có nhiệm vụ tải hình ảnh của hội lên facebook nên phải tải về trang cá nhân mình trước khi chia sẻ với trang của hội khiến có nhiều người hỏi mình hội này là gì.


Trong cuộc sống hàng ngày, người Mỹ phải nói chuyện trước đám đông vì công việc như trình bày dự án trước khách hàng hay đám đông hay tư nhân như đám cưới, chúc mừng trong các buổi họp mặt. Nhiều người đứng trước đám đông, đầu óc đi đâu mất, run rẩy không nói được chữ nào. Do đó họ cần những môi trường để thực tập nói chuyện trước công chúng. Tương tự có mấy ông cha giảng kinh thánh hay mấy ông sư giảng về phật pháp được phật tử ưa thích, ngược lại có nhiều người giảng thì giáo dân không cảm lắm và ít đi lễ của sư hay cố đạo.


Mỗi lần đi dự các buổi lễ của cộng đồng người Việt là mệt mỏi vì mấy ông mấy bà lên đọc diễn văn lâu dài, lập đi lập lại như mấy bà dạy chồng. Phải ngồi nghe và chỉ mong cho họ chấm dứt sớm để nhà hàng đem đồ ăn ra. Tương tự các buổi tiệc cưới.


Hội toastmasters do tư nhân thành lập, người Mỹ gia nhập hội toại thành phố của mình, để tập nói trước công chúng. Sợ nói chuyện trước công chúng là điều xẩy ra cho 99% người Mỹ. Đi làm mà phải lên phát biểu hay trình bày dự án,… khiến người Mỹ rất lo sợ. Do đó họ gia nhập hội này để học cách nói chuyện trước công chúng. Ngắn gọn, truyền đạt ý tưởng nhanh. Cái này là khó nhất trong ngành truyền thông. Mình chả bao giờ nói chuyện trước công chúng nhưng gia nhập để học hỏi thêm để đối chọi với đồng chí gái. Mình chỉ nói ngắn gọn trong 15 giây, rồi ngồi nghe đồng chí gái nói cả ngày. Mình rủ mụ vợ đi học cách nói ở hội này nhưng mụ không chịu, chỉ muốn tra tấn mình, bắt ngồi nghe đến khi mụ nói bữa thôi. Chán Mớ Đời 

Bà ta cho biết khi lên 9 tuổi thì bà mẹ qua đời. Ông bố không mất thời gian, sáu tháng sau, lại đăng ký kết hôn với bà mẹ kế. Hôm trước ghé thăm cặp vợ chồng Việt, chị vợ kêu tui làm giấy tờ để tiền bạc lại cho con vì tui chết trước, là ổng đi lấy vợ khác liền. Mình hỏi chị làm A, B trust hay A, B, C trust thì chị ta ngọng, nói không biết chỉ làm thôi. Mình kêu chị phải đổi qua ABC trust thì A là của chồng, B là của vợ, C là của con cái. Chị chết trước thì phần B của chị sẽ được chuyển qua phần C con cái, ảnh không rờ được. Khổ, chết rồi mà vẫn ghen thì làm sao siêu thoát.

Đàn bà lạ, hành hạ người chồng biết bao nhiêu năm khiến đàn ông chết sớm trước mấy bà vợ mà cứ sợ chết rồi chồng đi lấy vợ khác. Mình chết thì ai lo cho chồng, thôi để con khác nó gánh nợ dùm, cũng không muốn người khác lãnh nợ dùm mình. Chồng già là đủ bệnh, phải có người chăm sóc thuốc men. Chán Mớ Đời 


Khi trẻ, lấy nhau thì ít có đến 30 năm đấu tranh từng ngày, còn lấy ông chồng U70 thì chỉ có thay tả, cho uống thuốc mỗi ngày. Không có phụ nữ nào ngu dại, hoạ chăng ông chồng giàu nức vách.


Người thân kể lại thời gian sau khi mẹ qua đời thì bà ta bị trầm cảm, chán đời ít tiếp chuyện với ai. Từ từ bà mẹ kế đã giúp bà ta tin tưởng vào bà mẹ kế, và cố gắng thoát khỏi vòng càn khôn của bóng tối. Bà ta gọi người kế mẫu là thiên thần.


Mình nhớ sau khi xem phim “Les Valses dans l’ombre” ở rạp Ngọc Lan, ai nấy đều kêu được một bà mẹ chồng như trong phim như vậy là hạnh phúc cả đời. Nghĩa là mẹ chồng ở Việt Nam không được tốt?

Nghe bà Mỹ kể về kế mẫu nên mình tự hỏi lý do người Việt tại Việt Nam, rất khắc khe với con chồng, nàng dâu. Văn hoá người Việt có gì không ổn. Ở âu châu, Hoa Kỳ mình thấy 50% người Mỹ ly dị, hàng năm gia đình hội họp vào dịp lễ Tạ Ơn, con anh con em con chúng ta đề huề, họp mặt chung rồi đường ai nấy đi. Chỉ cãi vã khi chia gia tài. Nếu bố mẹ nghèo thì không có vấn đề này.


Mình hay nghe ở Việt Nam con hai dòng khó cảm thông. Ở mỹ mình thấy con anh con em đề huề. Mình có thằng cháu, khi con gái của bà kế mẫu chuyển bụng là kêu nó chở đi nhà thương, học Lamaze đủ trò. Lý do anh chồng bác sĩ đang làm nội trú ở tiểu bang xa. Thậm chí bố nó đã qua đời nhưng vẫn liên lạc với kế mẫu người Việt. Cho thấy tinh thần người Mỹ gốc Việt khác với văn hoá Việt Nam. Một người Mỹ gốc việt sống tại Hoa Kỳ không có cái nhìn như người Việt tại Việt Nam.


Mình nghĩ vấn đề là văn hoá tại Việt Nam. Hôm trước khi lên máy bay, có cô cháu, sinh viên ở Sàigòn, gọi điện thoại để gặp cậu Sơn và bà ngoại vì hôm trước bận thi nên không đi ăn chung với mấy người cháu khác học tại Sàigòn. Cô cháu đi với một anh bạn trai. Mình hỏi anh chàng thì được biết quê ở Bến Tre, thành đồng cách mạng, quê hương đồng khởi. Mình nói anh bạn trai, phải điều nghiên nhân thích trích dọc trích ngang cho kỷ. Lý do là ông ngoại của cô cháu là phản động, ở tù 15 năm. Sau này muốn làm giàu cần có đảng tịch mà lấy cháu phản động là chấm hết. Nghe mình nói, anh ta tái mặt, rồi nói nhỏ, chắc cháu không vào đảng. Mình nói chắc không, mình biết một người phấn đấu vô đảng cả chục năm nhưng không được vì lấy vợ con phản động, ngụy quân ngụy quyền.


Con nít ở Việt Nam bị nhồi sọ bởi những chuyện cổ tích điển hình như Tấm Cám nên khi lớn lên là có thành kiến mẹ ghẻ con chồng hay trọng bạn hơn vợ nhà qua câu chuyện Lưu Bình Dương Lễ….

Người ngoại quốc có câu chuyện Cendrillon hay Cinderella và các bản sao khác được xào nấu tuỳ văn hoá mỗi nước. Nói về câu chuyện kế mẫu và anh chị em cùng cha khác mẹ. Có lẻ khi xưa mấy ông học trường Tây, được tây đầm dạy về câu chuyện này, rồi dịch sang việt ngữ, thêm mắm muối cho đúng hương vị người Việt như Pot au feu thành Phở. Bựa thêm chi tiết giết chị hay giết em để làm mắm gửi cho kế mẫu xơi. Kinh


Từ từ với ảnh hưởng học từ bé qua mấy chuyện cổ tích Tấm Cám,… đứa bé lớn lên thấy ai hơn mình, may mắn hơn mình là đem lòng đố kỵ, tìm cách hãm hại, thay vì cố gắng noi gương theo họ. Hay bố mẹ có thêm người phối ngẫu là cành nanh, ganh tỵ nhau thay vì đùm bọc lẫn nhau.


Mình mua sách truyện cổ tích Việt Nam, maze in Việt Nam, đọc cho con gái bằng tiếng Việt rồi dịch ra anh ngữ truyện tấm cám Việt Nam khiến con gái mình kêu sao chị em với nhau mà tàn bạo, đối xử gian ác. Từ đó mình bỏ vụ đọc truyền cổ tích từ sách Việt Nam cho con. 


Mình có mua truyện Thuỷ Hử, Tam Quốc Chí bằng tiếng anh cho thằng con đọc. Nó thích Tam Quốc CHÍ nhưng kêu Thuỷ Hử hơi quái lạ vì cứ gặp nhau, chẳng biết đầu đuôi ra sao, mấy tên tàu cứ chửi nhau con bà mầy rồi nhảy vào đánh giết nhau. Kêu bạo lực không có lý do, nên mình cũng ngưng mua sách tàu như Kim Dung, bằng tiếng anh cho con đọc để cha con có thể nói chuyện về Tào Tháo, nói chung cho con nó biết chút gì về văn hoá đông phương.


Trở lại vấn đề mẹ ghẻ con chồng. Tại sao người Việt chúng ta xem như một định lý mẹ ghẻ phải ghét bỏ con chồng. Bà ta ghen với bà vợ trước đã chết, bắt con chồng làm việc nặng nhọc. Vấn đề là từ bé mà bị bắt  làm việc nhà thì lớn lên dễ thành công vì tháo vát hơn con cháu cứ ăn rồi đọc truyện, chơi bời. Có kinh nghiệm làm việc từ bé nên không mất thời gian như những đứa bé được cha mẹ nuông chìu, hy sinh đời bố củng cố đời con. Cứ để chúng học , học , học mãi như Lê-nín nói là hỏng. Làm làm làm, càng làm càng có kinh nghiệm còn sách vở chỉ là lý thuyết.


Mình đặt câu hỏi khi con gái kêu chuyện Tấm Cám Việt Nam quá gian ác. Giết chị, giết em rồi làm mắm gửi cho mẹ kế ăn. Khi xưa, đọc mấy truyện này, mình thấy bình thường. Có lẻ ở trong môi trường văn hoá việt mà hàng ngày cứ thấy hình ảnh Việt Cộng pháo kích dân làng như trường họp ở Cai Lậy. Họ canh đúng giờ ra chơi để nả vài viên hoả tiễn cho chết nhiều để khủng bố, không được cho con cháu theo học trường của mỹ ngụy.


Nay ở Hoa Kỳ, con gái được sinh tại đây nên xem như là người Mỹ, có chút chút văn hoá người Việt do cha mẹ truyền cho tại nhà, còn ra đường thì xử sự như người Mỹ với các bạn gốc á đông.


Con mình kể khi học Cinderella ở trường, cô giáo kêu bài học qua câu chuyện là phải tuyệt đối đúng giờ, tôn trọng thời gian vì nếu không sẽ có nhiều vấn đề xẩy ra như Cinderella vội vã rời nơi khiêu vũ nên mất chiếc giày, thương yêu loại vật….


Trong khi chuyện Tấm Cám, phiên bản của chúng ta là phải hại người chị hay người em cùng có máu huyết của bố, để được thành công, lấy được vua, giàu sang phú quý. Muốn giàu sang phải giết người dù người ấy là chị hay em mình. 


Người Mỹ dạy thương yêu loài vật còn người Việt dạy giết chim khi chim kêu lấy chồng tao. Trong khi ấy có những câu ca dao, kêu rằng bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy cùng khác giống nhưng chung một dàn. Sau 75, các binh lính miền nam được lệnh đầu hàng, Hà Nội lại bắt họ đi cải tạo, thay vì chung vai xây dựng lại những gì đổ vỡ trong cuộc chiến uỷ nhiệm. Đánh cho mỹ, cho Liên Xô và Trung Cộng để người mình chết.


Tại sao chúng ta có thể dạy con nít phải trả thù, người quân tử đợi 10 năm để trả thù,…thay vì cố gắng quên hận thù vì hận thù chỉ nuôi dưỡng hận thù. Tại sao chúng ta không viết những sách dạy yêu thương đồng loại, anh chị em con chung, con riêng đều thương nhau. Mình nhớ có đọc hồi nhỏ mấy cuốn sách Tâm hỒn cao thượng, của Edmond de Amicis do thầy cô kêu mua để đọc hay trong sách giáo khoa cũng có những câu chuyện nói về tình người. Sau này qua Ý Đại Lợi làm việc, mình có đọc lại cuốn này. 

Người bạn thân mới qua đời để lại nhiều tiếc thương

Tuần vừa rồi một người bạn lâu năm mới qua đời. Một người mình rất kinh nể. Có lần anh ta nói “mày và Lâm còn có gì để theo đuổi, có gia đình, con cái, muốn tậu căn nhà, tài sản, còn tao thì chả có gì để ước mơ cả, ngoại trừ làm kẻ thừa sai, bề trên kêu đi đâu thì đi đó để phụng sự giáo dân”.


Tuần rồi mình đi tang lễ một người bạn Mỹ quen, đúng hơn là tiệc mừng bà ta về đất chúa. Bà ta rất thành công về tài sản nhưng về gia đình thì không. Ly dị hai lần, có hai đứa con nhưng không nói chuyện với cô con gái từ lâu, có cháu ngoại cháu nội nhưng lễ mừng của bà ta, chỉ có một cô cháu nội tham dự và người con trai. Con gái và cháu ngoại chỉ lãnh gia tài từ xa.

Người bạn qua đời, rất giàu có, chỉ có người con trai và cô cháu nội về làm lễ, in những hình ảnh ảnh vá víu, cắm lên tường một cách vội vã như trả ơn gia tài để lại.

Trước khi bà ta qua đời mấy ngày, mình có gọi điện thoại, hỏi có muốn đi ăn mừng sinh nhật hay không. Lý do là suốt 20 năm trời, mình ăn sáng mỗi thứ 6 với bà và mấy người có nhà cho thuê. Bà ta quên mình, không nhớ là ai nên gọi cho thằng con. Thằng con trai kể là bà ta đuổi hắn ra khỏi nhà khi về thăm bà. Hắn ở bên Pháp. Con gái và cháu ngoại không về, chỉ lấy tiền của bà ta để lại. 


May bà ta có quen một nhóm thi sĩ nên họ đến để đọc thơ của họ. Lần đầu tiên mình ngồi trong một căn phòng có 20 thi sĩ, mỗi người đứng dậy đọc bài thơ của họ để mình vỗ tay dù chả hiểu gì cả. Sau đó họ tặng mình sách in các bài thơ của họ. Kinh.


Ngược lại anh bạn linh mục mới qua đời thì mình nhận tin và điện thư khắp nơi trên thế giới. Có người nói vị linh mục đã thay đổi đời họ và những người bạn của họ. Cuối tuần rồi, Anh bạn có ghé nhà vào lúc 9:20 tối, sau khi dự đám tang ai ở Quận Cam. Anh bạn ăn quýt vườn của mình và đem về hai thùng bơ vườn nhưng chắc chưa ăn đã qua đời.


Anh bạn linh mục qua đời để lại nhiều thương tiếc trong giáo dân lẫn người lương như mình. Còn bà bạn Mỹ qua đời, chỉ có mấy thi sĩ đến ăn và đọc thơ của họ còn con cháu không có mặt. Cô cháu nội kể là không có thời gian để quen bà ta vì ở tiểu bang khác khi cha mẹ ly dị.


Hai người bạn lâu năm qua đời, một người giàu sang nhưng sống trong cô quạnh, còn người không có gia sản ngoài tình thương yêu đồng loại nhưng lại được giáo dân quý mến, thay đổi đời của nhiều người. Giúp tỵ nạn khi xưa, nay giúp các em bị sức môi, bệnh tim, xe lăn,…. Mỗi tháng làm 63 cái tang lễ, tiễn người chết về đất Chúa, lại được mọi người nhắc đến và tiếc thương.


Hồi nhỏ nghe cải lương mỗi ngày trên đài Sàigòn tuồng Lưu Bình Dương Lễ. Hàng xóm có bà người nam, mê cải lương nên ngày nào cũng mở đài Sàigòn nghe cải lương nên mình nghe ké. Câu chuyện nói về hai anh bạn thân, một anh đậu còn anh kia rớt. Buồn đời, anh chàng làm quan mới kêu bà vợ tên Châu Long thì phải, đến nhà người bạn thi rớt, tình nguyện làm ô sin, đi buôn bán để giúp bạn của mình thi đậu. Hồi nhỏ, mình thấy hay hay kêu tên bạn rất có tình huynh đệ, hảo hớn,…


Về Việt Nam thấy các quán nhậu, đàn ông xúm nhau vô vô thì mình đoán, con trai ở Việt Nam được dạy dỗ câu chuyện tàu Lưu Bình Dương Lễ nên quý bạn hơn quý vợ. Đi làm ra là chạy đi nhậu với bạn bè, bỏ mặc vợ con ở nhà đợi cơm. Khác với người Mỹ, đi làm ra kẹt xe, cũng phải tranh thủ về nhà sớm để ăn cơm với vợ con. Nói cho ngay, phụ nữ Việt Nam nói dai nên nhiều khi đàn ông trốn ở quán nhậu đến say mới về.


Anh kêu vợ anh đi làm ô sin nuôi thằng bạn ăn học. Hóa ra anh xem người vợ là ô sin, là xưởng đẻ nối dòng cho anh. Muốn thay đổi cách sinh hoạt đàn ông Việt Nam, cần phải dạy từ bé những chuyện con trai phải chăm sóc gia đình, yêu thương vợ con,… thì lớn lên họ mới không đi nhậu. Quên mất lời người xưa nói: “nhịn thuốc mua trâu nhịn trầu mua ruộng”. Ngày nay có thể đổi Nhịn thuốc mua xe, nhịn rượu mua nhà. Đi nhậu bia thì làm giàu cho Thái Lan, đan Mạch, về sau già bị chai gan, vợ con lại tốn tiền nhà thương rồi chết. Vợ con nghèo, mắc nợ cả đời Đến đời sau và cứ như vậy thì không bao giờ giàu cả.


Bạn bè thì chúng ta có quyền chọn lựa, còn anh em thì không. Lỡ gặp anh em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha, chúng ta nên quên các định kiến của người xưa để nhìn nhau như con người với nhau, như bạn bè thì mới tránh những định kiến, không hợp thời mẹ ghẻ con chồng, hay vợ là ô sin, phải làm dâu, đủ trò. Như vậy gia đạo mới yên vui, xã hội mới khá được. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn