Viếng dinh Độc Lập


Từ Thái Lan bay về Sàigòn, ăn cơm tối với mấy đứa cháu, học đại học và đi làm ở Sàigòn. Có cô cháu, sinh viên kiến trúc, đề nghị mình đưa bà cụ thăm viếng dinh Độc Lập. Sáng hôm sau, hai mẹ con đi taxi đến dinh Độc Lập, mua vé rồi vào bên trong xem.


Dinh này khởi đầu là do người Pháp xây cất, sau khi họ chiếm Nam Kỳ vào năm 1868, để cho thống đốc Nam Kỳ ở, dân Sàigòn gọi là dinh Norodom, tên một vị vua Campuchia. Không biết có phải tên của ông bố, hay ông nội của hoàng thân Sihanouk. Tây gọi là Palais du Gouverneur General nhưng có lẻ nằm trên đại lộ Norodom nên người Việt hay gọi dinh Norodom. Nghe nói có một dinh khác tên Dinh Gia Long, nơi gia đình ông Diệm ở trong thời gian xây cất dinh Độc Lập.

Dinh Độc Lập rộng hơn dinh toàn quyền Pháp khi xưa vì có đến 3 tầng chính và 2 dưới hầm. Nhà chính trên nóc là nơi họ tụ họp để nhảy đầm. 

Dinh này được xây xong vào năm 1873 và phần thi công nội thất thêm hai năm mới hoàn tất. Mặt tiền dài 80 mét, gồm hai tầng thêm tầng hầm ở dưới.


Năm 1954, người Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ nên rút về nước, bàn giao lại cho thủ tướng Ngô Đình Diệm. Khi ông Diệm truất phế ông Bảo Đại, đổi tên dinh này thành dinh Độc Lập rồi dọn về đây ở. Nghe nói phong thuỷ nằm ở đầu con rồng nên người Việt ở Sàigòn hay báo chí gọi là phủ Đầu Rồng. Tây đâu có biết phong thuỷ, chắc người Việt chế vào. Phong thuỷ tốt cũng bị mất nước.

Phủ đầu Rồng bị ném bom, hư hại nên ông Diệm kêu kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế dinh mới, đập phá tàn tích của chế độ thực dân luôn. Theo mình để lại có dấu tích lịch sử, rẻ hơn
Dinh toàn quyền Nam Kỳ trước khi bị bỏ bom. Rất cổ điển

Phong thuỷ ra sao mình không biết mà có hai ông phi công hình như có ông Phạm Phú Quốc dội bom, làm hư hại một cánh của dinh mà không chết ai trong gia đình Ngô thị. Nghe nói, khó sửa chửa, đúng lúc ông Ngô Viết Thụ, khôi nguyên La MÃ về nước, nên ông Diệm kêu vẽ một dinh mới hoàn toàn, to lớn, có nhiều tầng, kiến trúc hiện đại hơn. Mình kêu kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là Dượng, lấy dì Cơ, em họ của mẹ mình.

Đây là chỗ sân thượng mà ông Kỳ khi xưa, lái trực thăng đi làm, đáp lên sân thượng. Nghe nói tháng 4/75, có tên phi công nằm vùng nào bỏ bom sụp chỗ này. Thấy hình chụp để trong dinh.

Chỉ tội là ông Diệm khởi xướng xây cất dinh nhưng bị giết nên khi dinh được hoàn thành vào năm 1967 thì ông Thiệu và ông Kỳ được ở trong dinh. Mình viếng thấy có khu vực dành riêng cho gia đình ông Kỳ. Chắc Hà Nội bỏ lại hình ảnh vớ vẩn vì nếu mình không lầm thì sau Mậu Thân, gia đình ông Kỳ dơn vào căn cứ không quân ở với lính ông ta. Mỗi ngày bay trực thăng đậu trên sân thượng để đi làm. Sau này phó tổng thống Trần Văn Hương ở thì chắc khác.


Năm Mậu Thân phe cánh ông Kỳ chịu tổn thất khá nặng vì máy bay Mỹ bắn lầm, thêm tướng Sáu Lèo bị cho về hưu sớm do hình ảnh bắn tên Việt Cộng, đã tàn sát một gia đình người Việt.

Dinh Độc Lập trong thời gian xây cất. Phần giữa là công cộng, còn phía phải là chỗ ở của tổng thống và gia đình phó tổng thống. Bên trái nếu mình không lầm là chỗ làm việc của tổng thống và phó tổng thống. Còn phía dưới hầm là trung tâm hành quân.

Mình thấy dượng Thụ viết chữ Nho giải thích từ Cát, đủ trò nhưng rồi ông Thiệu chỉ ở được 7,8 năm rồi cũng mất nước. Đi viếng có một bà hỏi mấy bà bạn, không biết mấy ổng họp hành ra sao mà mất nước.

Thấy biểu tượng tùm lum nhưng rồi chế độ chỉ sống sót được 7-8 năm. Cơ cấu theo kiến trúc cổ điển của pháp. Dinh toàn quyền cũng được thiết kế tương tự

Theo mình phía trong nội thất khá thành công, chỉ có mặt tiền, được thể hiện bằng bê tông trắng mà bên tây sử dụng khá nhiều vào đầu thập niên 60. Có 3 khúc bê tông trắng như 3 khúc trúc, che ánh nắng cửa sổ to, tượng trưng cho 3 miền Nam Trung Bắc không đạt lắm. Nếu chúng ta so sánh những công trình của kiến trúc sư Oscar Niemeyer, thiết kế thủ đô Brasilia ở Ba Tây cùng thời với dinh Độc Lập thì cho thấy kiến trúc dinh Độc Lập hơi cổ lổ sỉ, không đạt lắm so với kiến trúc hiện đại thời đó. Kiến trúc của Beaux Arts, sử dụng bê tông trắng. Mình nghĩ nên sửa chửa lại dinh Norodom hay hơn cho có tính chất lịch sử.

Hành lang phía sau
Tủ áo quần bà Thiệu
Phòng ăn của gia đình ông Thiệu
Phòng truyền tin dưới hầm
Phòng ngủ của ông bà Thiệu
Hành lang phía trước, có mấy motifs làm bằng bê tông trắng, như 3 đốt trúc tượng trưng cho 3 miền nam Bắc Trung Việt Nam. Sàn nhà có motifs như tranh của Mondrian, rất thịnh hành một thời ở Pháp. Sinh viên kiến trúc hay vẽ kiểu này. Nói chung thì hiện đại vào thời đó.

Mình thấy chợ Đà Lạt, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế vào thời đó rất đẹp, sáng tạo hơn dinh Độc Lập. Mình có gặp dượng Thụ, ở nhà ông bà Phúng trước khi đi tây. Mẹ mình gọi bà Võ Quang Tiềm bằng Dì (bà con). Có lẻ gặp dượng nên qua Tây mình đi học kiến trúc thay vì kỹ sư như đã dự định. Nay mình có hai đứa cháu theo nghề này. Năm 1992, về Việt Nam mình có gặp dượng Thụ tại tư gia. Lúc đó dượng đang tìm cách cho Nam Sơn đi du học.


Mình thích kiến trúc của dinh Norodom hơn là dinh Độc Lập. Có ông Mỹ nào làm việc tại Sàigòn, có viết một cuốn sách về kiến trúc hiện đại của Việt Nam. Mình có mua, để hôm nào buồn đời mình kể lại những gì ông ta nói về kiến trúc hiện đại Việt Nam trước 75. 


Sau 54, bổng nhiên miền nam có một thế hệ kiến trúc sư trẻ Việt Nam, thiết kế nhiều công trình khá đẹp như Chợ Mới Đà Lạt do ông Nguyễn Duy Đức, Giáo hoàng Học Viện do ông Tô Công Văn,… có dịp mình kể. Tương tự về mặt văn hoá, văn chương, có một lớp trẻ di cư từ miền Bắc vào nam, tạo ra một làn gió mới văn chương khá hay cũng như về âm nhạc mà đến nay, người Việt gọi là dòng nhạc bolero trong khi nhạc đỏ thì chìm vào lãng quên. Cái gì đẹp và hay thì luôn luôn bất tử.


Lần thứ nhì về Đà Lạt, mình có gặp vài kiến trúc sư Đà Lạt, có anh vẽ căn nhà có 100 cái nóc, rên bị bắt phải tháo bỏ. Chị Nga, thiết kế mấy căn nhà cho du khách ở khu đường Pasteur. Thấy mấy người này rên là không có một quy hoạch nào phát triển Đà Lạt mai sau.


Nói cho ngay, mình có viếng thăm Hà Nội mỗi lần về quê. Việt Nam bị ngoại quốc chia đôi sau hiệp định Geneva năm 1954. Hơn 20 năm sau thì cuộc chiến quốc cộng chấm dứt. Về Hà Nội không thấy có gì được xây cất cả ngoại trừ lăng của ông Hồ theo dạng Brutalism, mà mình có thấy vài cơ quan ở Tiệp Khắc, và HUng Gia Lợi. Ngược lại trong Nam, có nhiều cơ sở được xây dựng mà thư viện quốc gia, dinh Độc Lập được xem là tiêu biểu, hay bệnh viện Vì Dân,…


Có một ông kiến trúc sư Mỹ, đã mò mẫn ra các công trình kiến trúc khá đẹp ở miền nam và viết thành một cuốn sách. Mình đoán có nhiều kiến trúc sư miền nam muốn làm điều này nhưng sợ Hà Nội cấm xuất bản. Có dịp mình kể thêm về kiến trúc tại Sàigòn, khá đẹp vào thời đại trước Mậu Thân.


Nói riêng Đà Lạt, chỉ từ năm 1955 đến năm 1963, chính phủ miền nam đã cho xây cất biết bao nhiêu công trình đẹp như Chợ Mới Đà Lạt, Giáo Hoàng Học Viện, trường Võ Bị, trung tâm nguyên tử lực,… đến thời đệ nhị cộng hoà thì chiến trận bùng phát khi quân đội Mỹ tham chiến nên không có xây cất nhiều, toàn là vớ vẩn. Sàigòn nếu mình không lầm có dãy cư xá Thanh Đa, gần bờ sông Sàigòn. Có hai gia đình mình quen tại Đà Lạt dọn về đó nên có ghé lại trước khi đi Tây. Gần sông nên khá mát.


Gần 50 năm sau cuộc chiến, mình không thấy Hà Nội xây dựng được cái gì cho Đà Lạt. Toàn là vá víu, tự biên tự diễn không có một viễn kiến về tương lai cho Đà Lạt. Có 3 toà hành chánh đói diện tiểu khu khi xưa, làm bằng kiếng. Khi lạnh khi nóng là mệt. Chán Mớ Đời 

Hà Nội trưng bày xe Jeep chở ông Minh đi lên đài phát thanh, ra lệnh đầu hàng. Thường thì ông Thiệu đâu cần lên đài phát thanh. Ông ta đọc diễn văn tại dinh Độc Lập rồi được truyền đi.
Mình có thấy tấm tranh này, hình ảnh cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà 

Hôm nào mình kể tiếp.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn