Từ giả Hoả Địa Ushuaia, Tierra del Fuego


Sau khi mất gần 2 ngày, vượt eo biển Drake để trở về lại Hoả Địa Ushuaia, nơi tận cùng của thế giới loài người, mình được nhìn thấy Cap Horn mà khi xưa học cuốn 2 English for today của Lê bá Kông, có nói đến ông Ferdinand Magellan, người Bồ đào nha đã đến tận cùng của Nam Mỹ trong chuyến thám hiểm vượt đại Tây dương. 


Mình học hội việt Mỹ đến cuốn thứ 3 hay 4 trong 6 cuốn của trung tâm Ziên Hồng gì đó nhưng chỉ có cuốn số 2 là để lại mình nhiều dấu ấn vì họ nói về thám hiểm, thành phố trên thế giới. Nhờ vậy mà mình thích đi giang hồ từ dạo ấy, đến những nơi mà cuốn sách nói đến. Bộ sách học anh ngữ English For Today, do 25 giáo sư Mỹ soạn, được ông Lê Bá Kông, mua bản quyền, in lại tại Việt Nam, bán cho học sinh rẻ hơn sách in tại Hoa Kỳ. Nội bán sách này, ông ta cũng giàu nức Sàigòn.


Chuyện lạ là ông Magellan gốc Bồ Đào Nha nhưng lại được triều đình Tây Ban Nha cung cấp tiền để thám hiểm, tìm ra Mỹ châu. Thậm chí nghe kể khi ông Magellan ra đi, có tàu của Bồ Đào Nha rượt theo để bắt lại, vì theo Tây Ban Nha không phò vua xứ Bồ. Tương tự ông Kha Luân Bố cũng làm việc cho triệu đình Tây Ban Nha đi tìm ra Mỹ châu. Có lẻ do đó mà xứ Tây Ban Nha tìm được nhiều thuộc địa ở Nam Mỹ hơn xứ Bồ chỉ có lấy Ba Tây làm thuộc địa ở vùng này. 


Triều đình hai xứ Tây Ban Nha và BỒ Đào nha đều chu cấp tiền cho các chuyến thám hiểm, có lẻ vì vậy họ mất hết tiền bạc như đánh bài vì các con tàu thám hiểm ra đi nhiều nhưng ít con tàu trở lại. của cải mất hết thêm phải chu cấp cho gia đình thủy thủ đã bỏ mình trên biển cả. Điển hình là 3 con tàu Anh quốc đi xuống Nam Cực, chỉ có tàu của ông Drake là sống sót trở về còn hai chiếc kia theo hà bá.

Đến xứ này chỉ có 2 món ăn, thịt trừu nướng và cua hoàng đế

Trong khi đó các con tàu của Anh quốc và Hoà Lan thì được chung góp bởi các nhóm nhà giàu, thương gia. Họ chỉ đóng một phần nào nên nếu tàu không trở lại thì họ chỉ mất một số vốn thay vì mất hết như triều đình Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Từ các cuộc góp vốn, cổ phần sinh ra chủ nghĩa tư bản được thành hình qua các cuộc thám hiểm buôn bán ở xứ xa xôi, đưa đến chủ nghĩa thực dân, bắt cóc người da đen đem qua Mỹ châu hay xâm chiếm các nước yếu kém hơn mình và có tài nguyên. Mình có kể vụ này rồi.


Triều đình Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều bỏ tiền cho chi phí mỗi chuyến đi nên dần dần mất hết vốn khi tàu không trở lại. Rồi các thuộc địa nổi dậy chống lại triều đình, dành độc lập khiến họ mất hết và trở nên nghèo trong khi các nước khác ở Âu châu theo phương hướng tư bản, thành lập các công ty có cổ phần giàu to và chiếm dần các nơi đáng lẻ là thuộc địa của hai xứ này. Điển hình là miền nam và miền Tây Hoa Kỳ đã từng có các cố đạo Tây Ban Nha đến đây xây dựng tu viện để giúp các người dân sở tại trở về đạo mà học sinh tiểu học ở Cali phải học lịch sử các tu viện này. 

Khi xưa học Hội Việt Mỹ mình rất dốt, xong được cuốn thứ 3 màu xanh lá cây, có học cuốn 4 được vài bài rồi đi tây. Cuốn thứ 2 (the world we live in) để lại cho mình nhiều dấu ấn nhất.

Gần hai ngày trời hai vợ chồng cùng một lứa trên giường lận đận, chỉ mong cho qua nhanh eo biển Drake khét tiếng làm đắm tàu rất nhiều khi đến Nam Cực. Eo biển này được đặt tên nhà thám hiểm Anh quốc tên Francis Drake, được xem là người đầu tiên vượt qua eo biển này trong khi hai chiếc tàu đi chung bị chìm đắm trong biển sâu. 


Nếu nhìn quả địa cầu thì chúng ta thấy eo biển này liên quan đến đại Tây dương, Thái Bình dương và Ấn Độ dương. Mình không nhớ quả địa cầu xoay chung quanh mặt trời với vận tốc bao nhiêu nhưng chắc chắn vận tốc từ đường xích đạo equateur chậm hơn ở Nam Cực. 


Được biết là mỗi giây đồng hồ nước từ đại Tây dương đổ qua thái bình dương từ 120 đến 200 triệu mét khối nước xem như gấp 9 lần con sông Amazon. 


Chuyến đi vượt qua eo biển Drake tương đối ít sóng hơn nhưng cũng làm hai vợ chồng chới với, ngủ li bì. Không thiết ăn, chỉ uống trà gừng. Chuyến về thì thuyền trưởng cho thấy hình ảnh khí tượng lấy từ vệ tinh khiến cả tàu thất kinh, gió lên trên 65 km/ giờ và sóng từ 5-8 mét cao. Họ đóng tất cả các cửa ra ngoài bong tầu, sợ bà vợ nào rủ ông chồng già ra đây hôn hít rồi cho ngã xuống biển. Sóng kinh hoàng, hai vợ chồng ngủ như người say rượu, chập chờn. Uống trà gừng đi tiểu. Chai nước trên bàn đều rơi xuống đất nghe leng keng, mình phải vì dậy để mấy chai xuống đất, nằm trên khăn tắm. 


Nghe ông Mỹ quen, đã đi Nam Cực với một tàu khác, nhỏ hơn. Họ phải lấy dây nit dài của giường để ràng lại thân mình trên giường, sợ sóng làm lật xuống giường. Kinh


Sóng gió rồi cũng qua đi, hai vợ chồng hoàn hồn, xuống lầu ăn trưa. Sau đó xem show Paris Express, một loại show của cabaret mà ở pháp khá thịnh hành một thời, có màn của Josephine Baker, Edith Piaf với bản nhạc Non, je ne regrette rien và màn nhảy French can-can. Tàu chạy chậm lại để vào bờ lúc 6:30 chiều. Nếu họ chạy nhanh thì có lẻ vào đến trưa, chắc để khỏi trả thêm tiền đậu bến. 


8 giờ chiều, hai vợ chồng xuống tàu, ra phố, viếng thành phố Hoả Địa Ushuaia. Thành phố được xây dựng trên đồi, từ xa xa đã thấy nhà tù rộng lớn trên đồi mà khi xưa họ chuyển các tù nhân mang án khổ sai ra đây, không cách chi mà trốn đi đâu cả vì xung quanh chỉ có gió lạnh.  Mình đã kể là các đế quốc khi xưa, đem tù khổ sai đến các vùng này để khai thác, tạo dựng thuộc địa cho mình. 


Tây Ban Nha và Bồ đào nha đem tù sang Nam Mỹ và Phi châu và Á châu. Tương tự Anh quốc đem qua Bắc Mỹ châu và Úc đại lợi hay nhà Nguyễn cũng đem tù xuống vùng Thủy chân Lạp để khai thác, mở mang bờ cõi ,….


Khác với nhà tù khổ sai của pháp khi xưa như ở đảo Guyana, mà cuốn sách người tù papillon kể, trời nắng mà thiên hạ còn khó thoát. Kiến trúc nhà cửa vùng này khá mới như ở Lausanne, Thụy Sĩ. Mình ước gì Đà Lạt được tiếp tục thiết kế, phát triển như vậy. 

Rất giống THUỴ sĩ
Ước gì Đà Lạt đã được thiết kế tương tự

Đồng chí gái thèm món cua biển nên mở gú gồ ra xem. Ra khỏi phòng quan thuế thấy ông cán bộ, mình hỏi xem tiệm nào ngon. Ông ta chỉ một tiệm, bò vào thì hỏi có nguyên con cua hùm không. Bà phục vụ viên kêu hết rồi, chỉ còn càng nên mụ vợ lắc đầu đi ra. Thấy tiệm ăn người thủy thủ già, El Marino VIEJO có 4.5 sao nhưng thấy mấy chục người đang xếp hàng vì nhà hàng mới mở được 30 phút mà đã đầy nên mình dẫn vợ đến tiệm ăn tàu mang tên trúc Bamboo và một tên Tây Ban Nha khá dài. Có đến 4.6 sao. 

Độ 3 ký lô
Sau khi hấp
Nói là tiệm ăn tàu nhưng thực đơn là đồ ăn Á căn đình. Có vài món tàu như cơm chiên. Tiệm ăn ở đây đều bán thịt cừu nướng và cua hoàng đế. Thịt cừu nướng thì mình đã ăn khi đến ngày đầu tiên. Mình thấy nhà hàng nào cũng có cái lò nướng để ngoài. Cái lò được xây theo hình tròn độ 1 mét bán kính. Phía trên có mái hút khói cách cái lò độ 1.5 mét. Họ cắt 6 con cừu ra làm hai rồi ép vào cái khuôn sắt rồi lấy dây kẽm to độ cây đinh 12d, xuyên qua người con cừu rồi đặt nghiêng nghiêng về phía trong trên một cái khay để củi đốt lên làm chảy mỡ xuống. Họ phết muối hột to trên thân con cừu. Lần này mình ăn cua hoàng đế với vợ. Trên tàu hồi trưa đã ăn blanquette de veau rồi. 


Lò nướng thịt cừu


Hỏi bà chủ thì được biết hai vợ chồng gốc Bắc kinh, di dân sang đây được 18 năm. Có cậu con trai ăn đồ xứ này nên thấy bớt giống tàu. Lần đầu tiên nói tiếng Tây Ban Nha với người Tàu. 


Đồng chí gái chỉ trong hồ nước một con cua hoàng đế đang lớ ngớ chào cô nàng hola, còn sống, bà chủ kêu 20,000 pesos mình ok. Đồng chí gái thích thì phải mua thôi.  Bà ta vớt ra cho đồng chí gái chụp hình tạo dáng với con cua hoàng đế trước khi ăn cua hấp. Mình cầm thử, nặng độ 3 kí hay độ 7 cân anh, to chưa từng thấy rồi từ biệt nó để đầu bếp cho vào nồi hấp để dcg bồi dưỡng. Ở mấy tiệm ăn bao bụng như bellagio ở Las Vegas, chỉ thấy càng cua đông lạnh. Đây cả nguyên con còn sống như tôm hùm hay cua ở các tiệm tàu. Chỉ khác là to hơn tôm hùm và cua sống ở tiệm tàu.  


Họ đem ra trên một cái khay to đùng với hai cái kéo to như để cắt vỏ bánh xe hơi. Hai vợ chồng cầm kéo cắt càng ăn tuyệt vời. Hôm trước trên tàu có cho ăn homard thấy họ cắt từng khúc như ngón tay, rắc thêm chút caviar, ăn đã thấy đỉnh nhưng cua này phải công nhận số một. 


Thấy đồng chí gái ăn như hổ cái ngấu nghiến thấy dễ thương. Ăn xong trả bằng đô la họ thối lại đô la theo hối xuất xanh giá 330. Tính ra là 23,000/330= 70 đô. Nếu trả bằng thẻ tín dụng thì $140. Đồng chí gái kêu chưa bao giờ ăn cua mà ngon như vậy. Ăn xong đồng chí gái ăn thêm kem và phần của mình. 


10 ngày trên tàu ăn đồ ăn pháp cũng ớn. Ngày nào cũng mấy món khai vị như cá hồi lát, prosciutto và saucisse. Món chính thì có thay đổi. Mấy ngày đầu mình ăn toàn steak Á căn đình rất ngon nhưng độ vài lần là oải. Fromage ngon nhưng cũng tương tự mỗi bữa nên chắc lần sau đi đâu mình kiếm tàu của Ý Đại Lợi để đi, ăn đồ ý. Tàu Mỹ thì Chán Mớ Đời cứ hamburger và thịt bò không ngon bằng thịt bò Á căn đình. Cho thấy cái gì mà nhiều quá cũng mau chán. 

Ushuaia trong ánh sáng bình minh

Ăn xong hai vợ chồng dắt tay nhau đi bát phố. Thành phố núi Rất dễ thương. Ước gì Đà Lạt được thiết kế phát triển như đây, rất giống Thụy sĩ.  Xứ này xã hội chủ nghĩa, công đoàn lao động mạnh nên phố xá, tiệm đóng cửa ngoại trừ mấy tiệm ăn và cà phê cho du khách. Chỉ thấy du khách đi thả bộ. Tiệm ăn mở cửa vào lúc 7:30 chiều đến 11:00 tối. 


Cuối cùng thì bò về tàu, xếp Vali bỏ ngoài cửa phòng để họ đem xuống tàu dùm và chất vào xe buýt đưa ra phi trường. 


Đi xứ này mới thấy mặt trời vào ban trưa lại nằm ngay hướng Bắc thay vì hướng nam như ở Cali. Ở Hoả Địa thì mặt trời mọc vào 4:32 sáng và đi ngủ lúc 9:34 tối. Trong khi ở Nam Cực thì mặt trời đi ngủ vào lúc 23:26 và thức dậy đây 3:27 sáng. Kinh. 


Sáng dậy sớm, ăn sáng xong lên xe buýt ra phi trường để về Buenos Aires, ngủ lại một đêm rồi sáng mai bay về Cali cúng giao thừa, mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Bây giờ hối đoái xanh 1 đôla ăn 375 pesos, xuống thêm 10%

Đồng chí gái thu dọn chiến trường hết. Có chén ớt bột cay trộn với dầu olive, ăn rất lạ và ngon.


Chuyến đi này trải nghiệm khá vui, chỉ có phần vượt eo biển Drake hai lần là chới với. Những gì mình học khi xưa về địa lý nay xuống Nam Mỹ thì bị đảo lộn. Tại sao họ không dạy mình khi xưa những vấn đề này khi nói đến các cuộc Thám hiểm của Magellan. Chắc thầy cô cũng không biết cho thấy những gì chúng ta học hay biết hôm nay chưa chắc là đã đúng. Có thể đúng tại nơi chúng ta sinh sống nhưng ở nơi khác lại khác. Không có cái gì kiên định cả. Thế giới đang thay đổi lớn về kinh tế, sản xuất, địa chính nên chúng ta không thể bất di bất dịch để bị thua xa thế giới ở thời đại a còng này.  (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn