Hôm nay, tàu đến Antarctica sau khi chạy trung bình 14 Hải lý một giờ suốt 1.5 ngày, qua eo biển nổi tiếng Drake mà thủy thủ đi ngang vùng ngày gọi là Drake Shake. Chỗ này có trung bình từ 125 đến 200 triệu mét khối chảy mỗi giây đồng hồ từ đông sang Tây, hay từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương nên sóng rất mạnh. Mình đang ngồi ăn ở tầng 2 mà thấy sóng đánh vào cửa sổ trên cao. May có kính nếu ở ngoài chắc cuốn mình đi rồi. Kinh
Đầu thế kỷ 20, người ta đến vùng Nam Cực để đánh cá voi để có dầu như ở Cali, người ta giết cá voi nhiều để lấy dầu để hệ thống xe lửa chạy về phía Tây. Vào những năm trong thế chiến thứ hai, Đức quốc xã có gửi một phái đoàn đến vùng này để tìm dầu.
Năm1949, Hoa Kỳ đem tàu chiến và đổ bộ tại Nam Cực khiến thế giới lên tiếng, phản đối nên Liên Hiệp Quốc phải họp và đưa đến kết luận, không ai có quyền khái thác ở vùng này.
Có xuống đây, mình mới hiểu cuộc chiến Falkland hay Las Malvinas giữa A Căn Dình và Anh quốc khi mình còn ở Pháp. Ai kiểm soát eo biển này thì sẽ không cho tàu bè đi chuyển từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương. Falkland đảo buộc về Anh quốc, giúp Hải quân Anh quốc làm vua trên biển cả biết bao nhiêu năm. Sau này, người Pháp làm con kênh Panama ở Trung Mỹ nên đỡ phải chạy xuống vùng này.
Mình bắt đầu hiểu Trung Cộng đầu tư vào A Căn Đình nhiều. Nếu anh ba tàu bẩy nợ được sẽ đem tàu chiến đến Hải cảng ở đây vì kênh Panama nhỏ nên tàu chiến không qua được. Tàu nhỏ thì được nhưng nguy hiểm, sẽ bị tấn công dễ dàng. Trung Cộng đầu tư 220 tỷ đô la vào xứ này trong khi Hoa Kỳ gửi súng đạn cho Ukraine trên mấy trăm tỷ đô la.
Cuối cùng thì các quốc gia ngồi lại, đồng ý ký hiệp ước vào năm 1959, không khai thác vùng Nam Cực. Các tàu bè du lịch phải xin phép, đóng tiền rất cao và vì xa lại không có hạ tầng cơ sở để tiếp liệu, thức ăn. Tháng vừa rồi mình đi Mễ Tây cơ, mỗi ngày ghé lại một Hải cảng, có thể đem rác ra, tiếp liệu, thức ăn,… đây là xem như đi 11 ngày luôn, phải sử dụng tàu xé băng, không phải tàu nào cũng vào được vùng này. Muốn viếng thăm đổ bộ phải xin phép trước và đóng tiền. Do đó giá đi viếng vùng này khá đắt tiền. Tàu lớn không được vào phía trong vịnh nên không được đổ bộ lên bờ.
Nghe nói tàu có đến 1,000 mã lực. Cứ tưởng tượng 1,00 con ngựa kéo một lúc
Công ty tặng cái áo khoác ở ngoài, còn cho mượn đôi giày ủng. Bận máy lớp ở trong để tránh lạnh. Phải có lớp quần không thấm nước để khi ca nô chạy bắn nước lên, không thấm quần. Trên bãi tuyết có hai chú chim cụt. Nghe nói có một bà Mỹ bị ngã trên bờ hôm qua, toàn là đá và tuyết nên dễ bị trượt. Nghe nói bà ta ngồi một lúc khá lâu mới bò dậy nổi. Vấn đề là khi có tiền thì đã già, đi đứng khó khăn. Đi chơi phải chống gậy đủ trò. Nói như mẹ mình, người ta có tiền mà không có sức khoẻ đi không được, người không có tiền, có sức khỏe đi cũng không được. Mạ như ri là sướng, đi mô cũng được.Tàu nhỏ có thể chạy trong vịnh, tránh gió, ít sóng hơn nên có thể đổ bộ lên bờ mà các công ty phải xin phép trước để tránh khỏi trùng với các công ty khác. Cứ tưởng tượng không xin phép và kiểm soát, cả chục ngàn người đổ bộ lên bờ mỗi ngày hay cắm trại, xây khách sạn là ngọng. Thủ tục lên bờ cũng khá gay go. Nếu anh không tham gia buổi tường trình về vụ này thì sẽ không được lên bờ rồi, phải đem đồ đạt ra để họ hút bụi bú xua la mua mới được lên bờ.
Trước khi xuống zodiac thì phải bước qua một chậu lớn nước xa phòng hay gì đó để khử trùng rồi khi về tương tự khử trùng như khi viếng các vườn trồng bơ,…để tránh đem vi trùng lạ vào có thể giết hại các cây.
Chiều hôm nay, tụi này được lên bờ lần đầu tiên. Bận mấy lớp quần áo nên tương đối không lạnh như khi leo Kilimanjaro. Đi chuyến chót khi 3 toán kia trở lại thì trời bắt đầu tuyết, gió mạnh. Đi vòng vòng thấy chim cụt và Hải cẩu. Họ chia ra 4 toán để thay nhau lên bờ. Toán 1 thì toàn dân Tây còn mấy toán kia nói anh ngữ. Đa số là người Mỹ. Có cặp vợ chồng tàu gốc Hương Cảng nhưng 10 năm trước đi dân qua Anh quốc, đóng 2 triệu.
Lên bờ thì trời độ 2 độ C, gió 55 cấy số, trời bổng nhiên tuyết. Chỉ thấy một bầy chim cụt trên đồi nhưng không được lên được. Thêm vào con hải cẩu. Hy vọng sáng mai sẽ thấy nhiều hơn. Mỗi chiều họ đều có họp tường trình về các sinh hoạt trong ngày. Có mấy người ghi tên đi ghe, phải đóng thêm 395 đô. Đồng chí gái kêu sao không đi. Mình nói không biết chèo, gió nó đẩy đi mất tiêu. Đi thuyền ca nô chạy vòng vòng cũng thú và lên bờ. Có nhiều tàu cho ngủ qua đêm trên bờ, phải đóng thêm 500 đô. Lạnh chết cha, phải đem theo cầu tiêu đủ trò,.. thật sự leo Kilimanjaro hay Whitney cũng lạnh ná thở rồi.
Wifi rất yếu. Hôm nào về cali mình sẽ tải các hình ảnh một lúc
Còn tiếp
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn