Làm sao hết nghèo được giàu có?

 Ngày xưa, có một ông vua vừa chiến thắng quân thù, được nước bại trận trả tiền, đền bù chiến tranh. Nhà vua cho thành lập các chương trình tái thiết đất nước, xây dựng đền đài nguy nga. Một thời gian sau thì gặp phải một vấn nạn cho quốc gia. Bộ trưởng tài chánh cho biết: “sau bao nhiêu năm, hoàng thượng xây dựng một hệ thống thuỷ lợi, đào sông, đào kênh để đưa nước vào các ruộng đồng và các chùa lớn nguy nga tráng lệ. Nay các chương trình đã hoàn thành, người dân trong nước không thể tiếp tục sống vui như trước đây vì không còn công ăn việc làm.” Thất nghiệp khắp nơi, dân tình than oán trách hoàng thượng.

Chúng ta phải đem quân đi đánh các xứ lân cận để kiếm tiền, để xây dựng thêm. Nhà vua kêu, can qua gây nên chết chóc, gia đình ly tán nên ta không muốn đánh nhau nữa. Người có cách nào khác để làm giàu cho xứ sở mà không cần đến chiến tranh, cướp bóc.

Các công nhân không có công ăn việc làm, các thương buôn có rất ít khách hàng và các nông dân không bán được rau quả của họ trồng. Nhà vua hỏi thế thì các vàng bạc mà chúng ta xuất kho để thực hiện các chương trình dẫn thuỷ nhập điền ấy đi về đâu? Bộ trưởng tài chánh cho biết, lọt vào tay một thiểu số người giàu nhất đất nước.

Sau một hồi suy nghĩ, nhà vua hỏi thế làm sao một thiểu số người có thể gom hết tiền bạc vào tay họ. Thưa hoàng thượng, lý do là họ biết cách, và chúng ta không thể lên án họ vì họ làm ăn chân chính, giỏi và chịu khó hơn những người khác.

Nhà vua hỏi thế tại sao, mấy người khác không học cách làm giàu như những người giàu kia. Thưa hoàng thượng vì không có ai dạy họ cả. Các quan giỏi đều dạy nhân nghĩa lễ trí tín ở Quốc tử Giám, không hiểu gì về tài chánh vì sách vỡ được giảng dạy Sĩ Nông Công Thương. Họ dạy học trò làm thơ phú, không muốn làm nông dân, không muốn buôn bán vì đó là giai cấp hạ đẳng. Mấy ông sư chắc chắn là không biết môn này ngoài kinh kệ, cầu siêu, kiếm tiền cho chùa. Vậy thì ai giàu nhất thành phố này, có thể dạy môn này, cách làm giàu cho mọi người dân, giúp họ giàu có qua chương trình xoá đói giảm nghèo.

Thưa hoàng thượng, đó là ông Chí phèo. Người cho truyền ông này vào cung ngày mai để ta hỏi chuyện. Sáng hôm sau, ông Chí phèo được đưa vào cung, ra mắt nhà vua. Nhà vua hỏi nghe nói ngươi là người giàu có nhất thành phố này. Làm sao ngươi trở nên giàu có. Dạ thưa hoàng thượng nhờ vào ơn của hoàng thượng, tạo các cơ hội dành cho các công dân của thành phố này. Xây dựng hạ tầng cơ sở, lâu đài,…giúp mọi người có công ăn việc làm, mua sắm,…

Nhà vua ngạc nhiên, người không có tiền của cha mẹ để lại khi bắt đầu sự nghiệp. Chí Phèo trả lời chỉ có niềm tin muốn thành công. Nhà vua kêu Chí Phèo, đa số các người dân trong nước không bằng lòng lắm vì chỉ có một thiểu số thu gom tài sản hết trong khi đa số không biết cách làm giàu như ngươi. Họ kêu gọi cướp của người giàu để ban bố cho người nghèo. Kêu bọn nhà giàu như ngươi là địa chủ độc ác, cường hào, kẻ thù của nhân dân. Phải bỏ tù hay giết chết để làm gương, không ai giàu cả, chỉ còn lại nghèo hết. Làm như vậy thì đất nước muôn đời không ngất đầu lên nổi, chỉ làm cu li cho ngoại bang.

Sợ sẽ có bạo loạn. Ta muốn đất nước này, ai cũng giàu có nên yêu cầu ngươi dạy cho mọi người cách làm giàu của ngươi. Chí Phèo, ngươi có thể dạy cho họ hay không. Vâng thưa bệ hạ, việc này rất dễ. Chỉ cần họ chịu khó và tự kỹ luật là được.

Vậy Chí Phèo ta nhờ ngươi dạy cho các thầy giáo giỏi của quốc tử giám, rồi họ sẽ dạy lại các người khác. Chí Phèo nghe đến đây thì can nhà vua. Xin bệ hạ cho thần một phòng lớp và 100 người muốn học, còn các thầy ở Quốc Tử Giám thì không nên vì họ được đào tạo theo Nho Giáo, họ là giai cấp Sĩ là số 1 còn thương gia như hạ thần là tận cùng bằng số của xã hội nên họ sẽ không chịu học từ hạ thần. Thần sẵn sàng chỉ dẫn các người nào muốn làm giàu. Còn đám trọng khoa bảng thì sẽ không bao giờ chịu nghe. Học chạy chọt để có bằng cấp, chớ không có tư duy sáng tạo, muốn học buôn bán.

Không biết gì về tài chánh nên họ để vợ họ tham nhũng, ăn hối lộ kiếm tiền cửa sau, không đóng góp gì cho sự phát triển đất nước của hoàng thượng. Nghe đến đây, nhà vua thất kinh, kêu bộ trưởng tài chánh, kiếm người muốn học làm giàu, xoá đói giảm nghèo. Nhà vua chợt hiểu ra lý do các quan trong triều đều ở trong các căn nhà đồ sộ, dù lương trả không nhiều lắm. Thậm chí có biệt phủ rộng lớn, nguy nga hơn cung điện của nhà vua.

1 tuần lễ sau, Chí Phèo ngồi trước 1 nhóm 100 người, muốn học cách làm giàu của hắn. Sau khi mọi người tự giới thiệu về mình và lý do muốn tham dự lớp học này, CHí Phèo bắt đầu nói. Tôi vâng lệnh nhà vua để truyền lại những kinh nghiệm làm giàu mà tôi đã học được từ bao nhiêu năm nay. Khi xưa, tôi cũng là thanh niên nghèo đói, không được đi học ở cửa Khổng sân Trình nhưng với một ý chí muốn làm giàu, thay đổi cuộc đời tôi và các thế hệ con cháu sau này, tôi đã học được bí mật ấy và từ từ thâu mua các tài sản tôi sở hữu ngày hôm nay.

Tôi khởi nghiệp như mọi người, không ăn gian nói dối gì cả. Việc đầu tiên là tôi muốn cái hồ bao của tôi đầy ắp tiền bạc. Tôi tìm mọi cách và cuối cùng tôi học được 7 cách làm giàu. Hôm nay, tôi hân hạnh được chia sẻ với các anh. Các anh nghe, đặt câu hỏi hay bàn bạc với nhau. Khởi đầu các anh phải tự xây dựng tài sản, sau đó dạy lại các người khác như lệnh của vua.

Chí Phèo hỏi người ngồi đầu bàn, anh làm nghề gì, anh làm nghề kế toán kể về công việc làm, tôi ghi lại số tiền của chủ buôn bán hàng ngày để cuối tháng đóng thuế cho vua. Làm nghề này cực nhưng anh cũng có tiền vô tiền ra, Chí phèo nói rồi hỏi tiếp người bên cạnh. Người này trả lời là làm nghề bán thịt, mua heo làm thịt rồi bán cho khách hàng,… sau khi hỏi hết mọi người, Chí Phèo nói tại đây, ai cũng có nghề kiếm ra tiền, anh thợ ghi kế toán làm ra tiền, cần thịt nên mua anh bán thịt, rồi anh bán thịt cần áo quần mới vì dính máu nên anh thợ may lại có tiền, rồi anh thợ may cần vải nên mua anh hàng vải,… cứ thế ai cũng có công ăn việc làm, dòng tiền luân chuyển trong tay các anh phải không. Mọi người nhất trí. Nghề của chúng ta đều có thể làm ra tiền, vậy chúng ta cần bắt đầu từ công ăn việc làm của các anh.

Chí Phèo hỏi anh bán trứng, mỗi vĩ trứng có 10 quả đúng không. Nếu mỗi ngày anh mua các vĩ trứng để bán, cất vào kho rồi hôm sau chỉ lấy 9 trứng của mỗi vĩ trứng ra để bán, việc gì sẽ xẩy ra. Anh hàng trứng kêu không bao lâu thì chỗ chứa trứng sẽ đầy. Tại sao? Chí Phèo hỏi. Lý do là mỗi ngày tôi bỏ vào trong kho 1 cái trứng khi lấy ra. Dần dần trứng sẽ đầy ắp kho.

Chí phèo quay lại lớp với nụ cười trên môi rồi hỏi: “ai có cái hồ bao rỗng?” Thoạt đầu mọi người ngồi đực như ngỗng ị, sau đó mọi người cười rồi kéo cái hồ bao ra, đưa lên rồi phất phất như ngọn cờ thiếu tiền. Chí phèo nói tiếp như trường hợp của anh bán trứng. Các anh phải nhớ việc đầu tiên là tiền các anh làm ra, bỏ vô hồ bao 10 đồng trước khi chi tiêu, thì phải để lại 1 đồng hay 10% số tiền mình làm ra. Tóm lại phải tiết kiệm ít nhất 10% lợi tức mà các anh làm ra. Tóm lại, các anh kiếm một cái hồ bao khác, gọi là hồ bao tiết kiệm. Làm ra 10 đồng thì các anh bỏ vào hồ bao ấy 1 đồng rồi mới dùng hồ bao chính có 9 đồng để tiêu xài, trả nợ các chi phí.

Các anh làm việc, kiếm tiền nhưng để trả cho những người khác mà không trả cho chính các anh. Xem như các anh cả đời làm nô lệ cho những người khác. Việc đầu tiên là các anh phải trả lương cho các anh trước khi trả cho những người khác.

Sự thật rất đơn sơ và từ từ tôi thấy chỉ tiêu xài 90% số tiền làm ra cũng dễ. Tôi không bị thiếu thốn gì cả như trước đây. Từ từ tiền bạc đến với tôi dễ dãi hơn xưa. Đó là phép kỳ lạ thứ nhất của thuật làm giàu. Để dành tiền 10% số tiền làm ra và đầu tư.

Việc đầu tiên khi các anh có tiền là làm vừa lòng, thoả mãn những thèm muốn hàng ngày được quảng cáo trên báo chí, truyền hình; nữ trang, ăn ngon món lạ, mua cái áo để xeo-phì câu like, những thứ sẽ mau quên và bỏ thùng rác. Còn nếu các anh dùng đồng tiền làm ra để tậu nhà cửa, đất đai, đầu tư, đem lại thêm lợi tức, tiền bạc sau này cho mình, không phải làm việc đến khi chết. Đừng mua những thứ sẽ mất giá mà mua những đồ vật sẽ đem lại lợi tức cao hơn trong tương lai như nhà cửa, ruộng vườn.

Mình phỏng theo cuốn sách the richest man in Babylon, để cảm ơn ông Rich Dad của mình đã dạy mình và thay đổi đời mình từ 20 năm qua, vừa mới qua đời. Mình theo cách dạy của cuốn sách từ hơn 30 năm qua. Chỉ có năm nay, hơi tiêu một tí.

Như anh bán xe cho biết, sau khi ký giấy tờ mua xe xong, anh chạy ra khỏi cổng Dealer, là xem như chiếc xe chưa chạy được một cây số đã mất giá $5,000. Ngược lại nếu anh mua vật gì về lâu về dài giá trị càng lên cao như nhà cửa thì nên mua. Mua một cái áo $100, thì bán lại $20 chưa chắc có ai mua. Cuối cùng gói lại đem đi tặng các hội từ thiện để thỏa cái lòng ân hận của mình đã tiêu bậy, nay có thể giúp đỡ ai đó.

Nên nhớ, vợ anh mua một cái áo đi đám cưới tốn $100, nghĩa là anh phải làm $150, rồi đóng thuế cho nhà vua $50, còn lại $100. Vợ anh đi ăn đám cưới đụng hàng cái áo thế là không bao giờ bận lại. Quăng $150 rồi lại tốn tiền mua cái cái khác. Vì đụng hàng nên cũng không dám tải xeo-phì lên mạng hình ảnh của cái áo $150, đụng hàng. Anh cần nhắc nhở vợ anh giúp hiểu vấn đề, chịu khó dành dụm để sau này sung sướng, còn không thì làm việc cả đời để trả nợ cho những vật không cần thiết.

Các anh có thể bàn bạc với nhau. Bài học đầu tiên để làm giàu là tiết kiệm 10% số tiền lương. Làm ra 10 đồng thì để dành 1 đồng, chỉ tiêu có 9 đồng thôi. Nếu các anh chỉ cho tôi là phương pháp này là sai thì cho tôi biết. Ngày mai tôi sẽ hỏi các anh và các anh có thể đặt câu hỏi sau khi đã bàn bạc với nhau.

Người bận thời trang đồ hiệu, đa số là nghèo vì không có tiền để dành, đầu tư cho tương lai. Các cầu thủ, minh tinh danh tiếng, thường về già thì đói nghèo vì đã chi tiêu bậy khi làm ra tiền.

Hôm sau, Chí Phèo cho biết có người hỏi hắn làm sao con người có thể để dành 10% số tiền họ làm ra, làm sao sống đủ với những cần thiết cho cuộc sống gia đình. Chí Phèo hỏi mọi người hôm qua, ai có hồ bao rỗng? Cá đám đưa tay lên, hôm nay hồ bao của mấy anh cũng rỗng. Mọi người gật đầu. Đây là sự thật là những gì cần thiết cho các anh đều gia tăng với tiền lương của các anh. 

Thí dụ cuối năm, anh được chủ cho bonus, việc đầu tiên các anh nghĩ đến là mua sắm cái gì để thỏa mãn cái Tôi của các anh. Vợ anh sẽ chạy đi mua cái ví LV hay quần áo Ann Taylor,… các anh sẽ mua một chai rượu được người ta nói là ngon, đắt tiền. Không bao giờ các anh nghĩ là dùng số tiền đó để đầu tư cho tương lai của gia đình các anh. Ông bà chúng ta thường nói; nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng. Các anh cứ tìm kiếm rượu đắt tiền để uống, tiệm ăn ngon để nhất dạ đế vương,… mấy thứ này là thuốc độc, ngấm từ từ vào thân thể rồi một ngày đẹp trời, khám phá bị ung thư…

Một người làm 1 năm được $500,000 mà tiêu xài đến $520,000 và một người làm $40,000/ năm nhưng để dành được $10,000. Ai giàu hơn ai? Các anh không nên nhìn bề ngoài của thiên hạ, hãy nhìn xem cái hồ bao của họ mới đánh giá được người nào giàu có.

Như đức Phật đã dạy, cái dục khởi đầu sự đau khổ của chúng sinh. Những đòi hỏi, thèm khát của các anh như cỏ dại mọc trên cánh đồng. Khi tên làm vườn quay đi là cỏ hoang bắt đầu mọc lên. Những ham muốn của chúng ta như cỏ dại mọc lên càng ngày càng nhiều. Chỉ là cỏ dại, cần trồng cây ăn trái để có thể ăn, và bán và con cháu sau này tiếp tục sống nhờ vào nó.

Chúng ta có giới hạn về thời gian, về khoảng cách, về đi xa, do đó có giới hạn về những gì chúng ta ăn, uống, áo quần,… chúng ta chạy theo một ý tưởng sai lầm, phải thoả mãn những gì thèm muốn rồi mấy tên quảng cáo kêu chúng ta chỉ có một đời để sống nên cứ xài thả cửa rồi không có tiền, bị trầm cảm, không có áo mới để xeo-phì rồi đau khổ.

Chúng ta viết xuống những cần thiết cho cuộc sống, ghi lại những chi tiêu vô ích để hạn chế, đơn giãn hoá những gì không cần thiết. Tại sao phải mua điện thoại hạng xịn để chụp hình và tải hình xeo-phì trên mạng. Dẹp bỏ trả tiền cáp đài truyền hình vì lo làm việc không có thời gian để xem. Tôi đây, sau 30 năm cưới vợ, vợ chỉ mua chưa tới 3 đôi giây, một bộ đồ vía trong khi Thị Nở mua đến hàng trăm đôi giày, nay chật ga ra phải đem đi cho. 

Tại sao phải chạy xe xịn, tại sao phải mua đồ mới trong khi có thể ra Goodwill hay Thrifty để mua đồ cũ, bền, xài cả đời.

Chúng ta phải làm ngân sách chi tiêu để làm cho hồ bao của chúng ta nhiều hơn thay vì rỗng như hiện nay.

(Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn