Sáng nay, phải đánh thức đồng chí gái dậy vào lúc 9 giờ sáng. Ăn sáng xong lại lên đường. Điểm dừng thứ nhất là quảng trường tháng năm, Plaza de Mayo đánh dấu tháng 5 cho cuộc cách mạng dành độc lập. Dạo ấy, ông Napoleon đánh chiếm xứ Tây Ban Nha nên sẵn dịp dân ở A Căn Đình, đúng hơn là các lãnh thổ, thuộc địa của Tây Ban Nha tại Nam Mỹ đứng dậy lật đổ ông sứ thần của vua Tây Ban Nha, tự xưng độc lập như Mễ Tây Cơ hay Hoa Kỳ,… họ chán phải đóng thuế cho mấy ông vua ở trời tây.
Tango đủ nơi trong CabaretNhớ dạo mình còn sinh viên, có xem cuốn phim tài liệu về mấy bà mẹ mỗi cuối tuần ra quảng trường này, dương biển ngữ, hỏi con tôi đâu. Khi đám hội đồng tướng lãnh, lật đổ vị tổng thống được dân bầu lên. Họ kêu sinh viên là bọn mát xít nên bắt nhốt hết, rồi một số bị bắn giết, tra tấn,… nghe nói trên 30 ngàn mất tích, đến nay thân nhân, không biết tin tức. Gần đây có một phim kể về ông quan toà xử án mấy tướng ra lệnh thủ tiêu. Nghe nói đoạt giải Oscar.
Họ đứng trên cái bar để nhảy tango, có cặp có đôi. 4 cặp nam nữChụp hình kỷ niệm xong thì lấy xe buýt du lịch, chạy vòng vòng thủ đô. Giá 30 đô/ người thay vì 60 nếu trả bằng thẻ tín dụng. Khá hay! Từ những khu nghèo như La Boca có đội tuyển Boca Junior nổi tiếng, đào tạo những cầu thủ danh tiếng như Maradona,… thấy dân tình đi xem đá banh, đông như người bản xứ. Mua áo quần, cầm cờ xí đủ loại.
Xe chạy qua bến tàu cũ được họ thiết kế lại thành khu sang trọng như Wharf ở Luân Đôn. Nhà cửa đẹp, kiến trúc khá bắt mắt. Hình như thấy chiếc cầu do một kiến trúc sư Tây Ban Nha thiết kế. Mai rảnh mình chạy lại xem. Xe chạy nhiều nơi chính của thủ đô, sau đó hai vợ chồng nhảy xuống xe đi bộ vòng vòng rồi kiếm tiệm ăn vì đã 3 giờ chiều. Ăn xong lết bộ về khách sạn vào lúc 8 giờ tối. Tắm rữa xong thì thay áo quần, đợi tài xế đến rước đi xem Tango show. Một loại giải trí mà du khách đến xứ này, không bỏ qua. Mình thấy khuya nhưng đồng chí gái muốn đi nên phải đặt vé.
Đang ngồi, đèn tối bổng nhiên nghe tiếng hát phía sau lưng quay lại thì thấy cặp dưa hấu dừng sựng trước mắt. Đồng chí gái kêu bà này bơm ngực. Mấy bác nghĩ sao chớ em bị ám ảnh rồi. Chán Mớ ĐờiChương trình có hai phần, ăn tối và xem show. Mình nói không cần ăn tối vì thường những bữa ăn tối như vậy, không ngon và đắt tiền. Mình xem trên mạng thấy giá mỗi show như vậy trung bình là $290/ người khiến mình xót tim nhưng đồng chí gái muốn thì phải chìu. Mình hỏi tên đổi tiền thì hắn lấy chỗ cho mình giá 41,500 AR. Tính ra giá chính thức là 245 đô, còn trả tiền tươi đổi là phân nữa, độ 125 đô/ người.
Đúng giờ tài xế đến đón với xế xịn Mercedes, bận đồ vét xôm trò, mở cửa cho đồng chí gái. Mình bận đồ bần cố nông, lại được tài xế bận đồ xịn, ngã nón chào đủ thứ. Đến nơi, là khách sạn to đùng, thảm đỏ đủ trò đi vào thấy đẹp sang quá cở đối với nông dân như mình. Đến nơi, nói tên, họ đưa vào chỗ ngồi. Thấy đa số đến ăn cơm tối trước. Đang đến phần tráng miệng.
Ngồi xuống, họ đem rượu tới mời nhưng từ chối, đồng chí gái kêu trà, mình thì chỉ uống nước. Họ đem ra hai chai nước, uống chưa hết đã thấy họ đem ra thêm. Trước khi mở màn, họ đem biên lai đến để thiên hạ trả tiền. Không quen nên phải móc một cọc tiền ra rồi đếm tới đếm lui đến 90,000 AR thành một cọc tiền dày.
Không khí như một cabaret, chứa độ 100 người. Ban nhạc gồm 5 người, 1 dương cầm, 2 accordion, 1 contrabass và một vĩ cầm. Nhạc bắt đầu thì từ từ sân khấu hiện ra 4 cặp nhảy tango ào ào rồi thay đổi với hát. Có 2 ca sĩ chính, 1 nam 1 nữ. Bà ca sĩ, đi phía sau lưng mình hồi nào, bổng nhiên réo lên khiến mình quay lại. Nhìn lên chỗ sân khấu mấy nhạc sĩ thì chỉ thấy 2 trái dưa hấu của bà ta vì bận áo lộ hàng, chân dài tới đầu mình. Kinh
Đồng chí gái kêu bà này bơm ngực. Nói chung mình chả nghe bà ta hát, chỉ ngưỡng mộ cặp dưa hấu to đùng của bà. Các vũ công nhảy múa trên bàn của cái bar, trên sân khấu đủ trò. Họ hát nhạc xứ họ theo điệu Tango nên chả biết. Chỉ có một bài là nhận ra La Cumparsita. Xong om
Đồng chí gái kêu đi nhà vệ sinh, mình đứng dậy khiến đồng chí gái ngơ ngác. Mình nói đi với tây thì phải lịch sự khi vợ đứng dậy còn thường thì làm nông dân. Mụ vợ kêu khỏi cần. Chán Mớ Đời
Có nhiều người Mỹ bỏ ra về sớm, cạnh bàn mình có một cặp trẻ Ý Đại Lợi, ra về sớm. Chắc tại tên bồ ngắm mấy quả dưa hấu của bà ca sĩ độ 50 tuổi. Cứ nghe nhạc tango từ đầu đến cuối nên hơi bị Chán Mớ Đời. Xong chương trình, thiên hạ vỗ tay như du khách. Hai vợ chồng ra về, đi tiểu lần chót như bản cuối tango.
Tango là một vũ điệu nghe nói ảnh hưởng từ các người nô lệ đến từ phi châu, rồi thêm mấy người di dân, xa quê hương từ Ý Đại Lợi, Đức quốc,… dưới thời cai trị của chế độ quân phiệt thì bị cấm. Lý do nam nữ ôm nhau quá gần. Phải công nhận ôm gái nhảy kiểu mấy vũ công thì chắc chưa hết bài hát, là đã đè xuống rồi, thấy mấy bà đưa chân, đá móc, kẹp vào thân thể đàn ông thì ai mà chịu được. Chỉ có mấy ông đồng tính thì chắc không cảm giác gì.
Thấy họ vẽ trên tường ngoài đường về đồng tính nữ. Chán Mớ ĐờiNói đến đồng tính, hôm kia đi bộ, thấy phía trước có một bà thân hình thon thả, đến khi bà ta quay lại, thấy một ông để râu khiến mụ vợ hét lên kinh hoàng. Đi ngoài đường thấy nhiều cặp đồng tính, dẫn chó đi ỉa,… khá đông. Ở Quận Cam, đi xe không nên ít thấy. Đây đi bộ nên gặp nhiều. Hôm qua hai vợ chồng đi bộ đến 12 dặm. Đồng chí gái đi theo được dù khôgn mang giày, chỉ đi dép. Phụ nữ họ muốn đẹp để chụp hình.
Ra cửa, đã có bác tài xế đợi. Về tới khách sạn, boa nặng cho bác vui vẻ, đợi hai vợ chồng từ 9:15 đến 12:15. Lên giường ngủ tới sáng. Mệt, đi bộ cả ngày trên 11 dặm, lại thức khuya quá 12 giờ đêm. Đồng chí gái nhắn tin đủ trò với bạn. Giờ mình dậy sớm, mụ vợ còn ngáy.
Trả tiền bằng một cọc tiền. KinhTối nay phải dọn qua khách sạn Sofitel ngủ với nhóm đi chung tàu. Sáng mai họ đưa ra phi trường, xuống Ushuaia để lên tàu ra khơi. Đi Nam Cực. Sau chuyến hải trình, mình phải bay về B.A., ngụ lại một đêm vì máy bay đến trễ so với chuyến bay về lại cali. Sẽ về ngày 30, kịp cúng ông bà. Con cháu đi chơi quá độ.
Hôm nay, đợi ăn sáng xong thì gửi hành lý cho khách sạn, đi chơi một tí, trưa ghé Sofitel lấy phòng. Sau đó về khách sạn lấy hành lý rồi tính sau. (Còn tiếp)
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn