Santiago, CHí Lợi


Hôm nay, ngủ lấy sức được nên hai vợ chồng có vẻ vui vẻ nên vác ba lô đi viếng trung tâm thành phố. Xứ này họ bị ảnh hưởng của Tây Ban Nha nên hay làm những paseo, phố đi bộ. Đi vòng vòng chụp hình cho vợ tại những quãng trường quan trọng. 


Bổng mình thấy cái tượng của tổng thống Salvador Allende, bị giết trong cuộc lật đổ do CIA nhúng tay, đã đưa xứ này te tua một thời gian. Sau này, bầu cử dân chủ hoá lại xứ này nên kinh tế bắt đầu khá lại nhờ một ông tổng thống liêm chính mà ai cũng nhớ khi các thợ hầm mỏ bị chôn vùi dưới hầm sâu. Nói lên một vị tổng thống vì dân vì nước. Hết nhiệm kỳ, ông ta xuống, không màn lợi danh. Hy vọng các vị tổng thống dân cử sau này sẽ theo chân của ông.

Nhìn bản đồ của xứ Chí Lợi này, phải công nhận dãy núi Andes chạy dài từ Bắc chí Nam. Mình hơi lộn xộn xem phương hướng ở vùng này. Khi xưa, học mặt trời bay vòng vòng vùng xích đạo nên mặt trời quay từ đông sang Tây, qua ngõ hướng nam. Xứ này nằm phía nam của xích đạo thì trên nguyên tắc đi ngược lại, mặt trời từ đông sang Tây nhưng đi qua hướng Bắc. Sáng nay, đi bộ nhìn mặt trời hơi lộn xộn vì phía Bắc thay vì phía nam như ở bên Tây, Việt Nam,…


Đi bộ vòng vòng mấy cái chợ xong ghé công viên nghỉ chân. Mình hỏi đồng chí gái dám leo lên đỉnh núi mà thiên hạ lên bằng ghét áp treo. Mụ vợ kêu sợ ai. Thế là hai vợ chồng bắt đầu leo lên. Đi được 5 phút thì mình thấy đã phạm một lỗi lầm lớn. Lý do là phải đi ngang một trung tâm bán quần áo như chợ An Đông. Phụ nữ mà đi ngang các tiệm bán quần áo là chỉ có chết hoặc bị thương.


Đồng chí gái kêu nóng, đòi đi xuống lại nhưng mình thuyết phục, gần tới rồi. Cuối cùng cũng lên đỉnh cao. Cô nàng kêu mệt nên mua vé cáp treo đi xuống với hạng cao niên, được bớt 50%. Xứ này bây giờ sử dụng máy thu tiền kiểu Apple pAy đủ trò. Mua vé cũng có thể quét QR rồi vào mạng mua, đưa  điện thoại ra rà trả tiền. Người soát vé cũng dùng điện thoại di động để quét vé qua điện thoại. 


Sáng nay, không ăn sáng, ra phi trường sớm để bay đi qua A Căn Đình chuẩn bị cho chuyến du hành về miền Nam Cực. Check hành lý xong thì vào lounge ăn sáng. Đùng một cái điện thoại báo động là cửa vào phi cơ đổi chỗ nên phải đi nhanh như điên vì mất độ 10 phút. 


Tối qua, hai vợ chồng lội bộ mấy dậm đi ăn, rồi ghé tiệm kem. Kêu món kem dứa thì thấy họ băm lá bạc hà, trộn chung với dứa cũng lạ lạ. Đoán là không có chất hóa học. Cả ngày lết bộ được 11 dặm đường. Đi chơi với mình đồng chí gái phải lết bộ nhiều. Bà cụ đi với mình cũng lết mỗi ngày đến 7-9 dặm. Đi bộ mới thấy kiến trúc và nhận xét được cuộc sống địa phương. 


Trên đường về, khám phá họ làm đường riêng biệt cho xe buýt, có đường dành riêng cho xe đạp. Để tránh xe hơi chạy vào làn biên của xe đạp, họ cho gắn mấy cục xi-măng ngăn ra. Xe chạy qua là có thể bị lộn xộn dưới dàn xe. Thiên hạ đạp xe đạp chạy bằng máy nhiều, không thấy xe đạp điện có lẻ còn đắt với xứ này. Thấy có chỗ cho mướn xe tự động. Cứ lấy app ra, rà xong thì mở khóa chạy chán thì kiếm chỗ bỏ lại. 

Thủ đô này có đâu 8 triệu người nhưng hệ thống xe điện ngầm và xe buýt khá tốt. Thiên hạ sử dụng loại giao thông công cộng này nhiều nên thấy ít kẹt xe. Xa lộ chạy khá tốt. Thấy mấy đường hầm dưới núi, độ 1, 2 cây số.


Đi lại quãng trường chính của thủ đô nơi có tượng của ông Salvador Allende. Rất giản dị, tượng cao độ 2 mét và sau lưng có ghi câu ông ta tuyên bố trước khi bị giết. 


Nói chung dân tình chạy xe khá đáng hoàng. Có lẻ nhờ một thời gian sống dưới chế độ quân phiệt, không quăng rác bậy bạ. Đi ngang gần chợ, thấy thiên hạ trải đồ ra bán trên lề đường. Bổng nhiên họ túm cái tấm trải lên rồi bỏ chạy.  Hóa ra cảnh sát đi tuần. Xứ nào cũng có vụ này, người nghèo bán lậu bị cảnh sát rượt. 


Hôm qua, hai vợ chồng đi lang thang chơi, ra bờ sông. Đồng chí gái kêu sông nhỏ xíu ít nước. Chắc hè nên không có nước từ tuyết tan trên núi chảy về. Nói cho ngay, ở Hoa Kỳ rồi thì đi đâu cũng thấy nhỏ xíu. Phong cảnh, núi rừng ở Hoa Kỳ quá vĩ đại nên người Mỹ đi đâu cũng phải so sánh với xứ họ. Điểm hình sông Đáy của quê mình còn nhỏ hơn con kênh ở gần nhà để thoát nước khi Trời mưa. 


Điều nhận thấy là phụ nữ ở xứ này không đẹp lắm. Có rất nhiều cô rất béo phì, chắc ăn ngọt nhiều quá. Người Ý Đại Lợi di cư sang đây ở thế kỷ trước nên thấy người địa phương ăn pizza nhiều. Đi ngang mấy tiệm ăn thấy thiên hạ xếp hàng ăn pizza to đùng. Hôm qua đi ngang tiệm Macdonald thấy thiên hạ xếp hàng từ trong ra ngoài đường. Cà phê Starbucks khá đông trên phố. 


Nói đến ăn, hôm qua lần đầu tiên ăn empanadas có nhân là Hải sản. Thường ở Cali mình ăn toàn là nhân gà và nhân rau và phô mát. Đây họ bỏ đồ biển vào làm nhân. Ngon cực.

Phụ nữ vùng lên, chống đàn ông, chỉ lấy đàn bà. Kinh

Thủ đô Santiago có vài khu mang tên Ba Tây, Ý Đại Lợi, Đức … do khi xưa các người di dân đến, tạo ra những khu như Bolsa đến thời nay thì mất khá nhiều nét xưa vì văn hóa được toàn cầu hóa. Mấy cô bận quần bò rách nát theo thời trang hiện nay. Đồng chí gái kêu tương tự như Los Angeles nhưng sạch sẽ hơn, ít người vô gia cư hơn. Lạ cũng cạnh bờ sông là thấy nhiều người vô gia cư cắm dùi. 


Di chuyển thì kêu Uber nên cũng khỏe không sợ bị chặt chém. Vui là mấy ông lái Uber đa số là gốc Venezuela, bỏ chạy qua các xứ khác làm ăn, kiếm tiền nuôi gia đình lây lất tại quê nhà với chế độ xã hội chủ nghĩa của Chavista. Cái khó của mấy xứ nhỏ có dầu hỏa không nghe lời Tây phương thì bị cấm vận.

 Dân tình khổ sở. Người dân chỉ muốn sống thoải mái, làm ăn, chả hiểu gì về tư bản hay xã hội chủ nghĩa. Nhân quyền hay dân chủ chỉ dành cho các người rảnh thời gian, tự cho mình là trí thức, nhân danh nông dân, muốn đòi hỏi quyền lợi cho nông dân, thợ thuyền. 


Máy bay đang bay qua dãy núi Andes khiến mình nhớ đến vụ chiếc máy bay bị rớt rồi đói quá, những người sống sót ăn thịt mấy người chết, hình như thời mình còn ở Việt Nam, đâu năm 1973. Qua Tây có xem cuốn phim quay cảnh này. 

Trước bữa ăn, họ đem ra 4 cái chén nhỏ và vài miếng bánh mì nướng để ăn bớt đói.

Xứ Chí Lợi này và xứ A Căn Đình được ngăn cách bởi dãy núi Andes kiểu xứ Lào và Việt Nam với dãy Trường Sơn. Một nước thì xoay về Đại Tây dương và một thì xoay về Thái Bình Dương. 

Hy vọng có dịp trở lại vùng này, có thời gian thăm viếng khắp nơi. Chuyến này chỉ ghé hai thủ đô cho biết. Nói cho ngay còn nhiều nước muốn đi khi chân tay còn khỏe cả mai mốt lại chống gậy thì hát đời tôi cô đơn. 


Trên máy bay nhìn xuống thấy ruộng đồng bát ngát của xứ A Căn Đình, không thua gì ở Hoa Kỳ. Qua lịch sử của xứ này cho thấy muốn giàu có, sống sung túc thì cần một thể chế không độc tài và giai cấp lãnh đạo thông minh, không tham lợi. 

Đi qua phố lớn thấy tiệm ăn MacDonald đầy người dù phố xá dẹp tiệm chiều thứ 6. Mình xem truyền hình thấy có nhiều chương trình cho thiếu nhi và thiếu niên, toàn là chương tình Mỹ như Disney,… Trẻ em đã được dạy, xem các chương tình này từ bé thì lớn lên chúng chỉ nghe hay hát như có bác Biden trong ngày vui đại thắng. Văn hoá là cách nô lệ hoá con người dễ nhất. Ai học được vài câu của ông KHổng Khâu thì kêu kHổng Tử Cỏn như ri, như rứa, ai học mấy ông tây thì về kêu Jean Paul Sartre địt như thee này, ôgn Hegel nói như thế kia. Thê là choảng nhau đưa đến độc tài và hận thù.


Hình ảnh dãy núi Andes từ phi cơ

Đầu thế kỷ 20, xứ này được xem là giàu có đến khi ông thần Peron, từng sinh sống tại Âu châu hình như Pháp quốc nên khi lên ngôi là sử dụng đường hướng thiên tả như Mặt Trận Bình Dân của Pháp khiến xứ này te tua đến khi mấy ông lính lật đổ thì cũng dốt đặc nên vơ vét đến khi nhân dân hỏi tội khiến ông tướng Videla hy sinh đời bố củng cố đời con, đi tù mấy chục năm đến khi chết.  (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn