Đi chuyến này, nghe tây đầm nói chuyện khiến mình như trở lại thời sinh viên. Tây đầm dạy mình từ tiểu học lên đến đại học nên mình khá bị ảnh hưởng văn hoá thực dân. Mình nợ tây phần giáo dục, được học bổng tư nhân và chính phủ pháp một thời. Làm bồi rữa chén cho tây nhiều năm.
Nhớ lại thời sinh viên, cảm thấy cuộc đời mình rất may mắn. Gặp toàn người tốt, giúp đỡ mình, dù chỉ cho ăn một bữa ăn, hay lì xì cho vài quan,… có lẻ nhờ cái đức của mẹ mình. Ông bà mình hay nói có đức mặc sức mà ăn. Lấy vợ lại được thêm cái đức bên vợ. Đó là may mắn cuộc đời.
Nghe kể, bà ngoại của đồng chí gái khi xưa, có chồng làm quan. Đến mùa lũ thì kêu người đem kho gạo ra chia với dân bị lụt. Mình về Hội An một lần dính lụt thì mới hiểu nổi lòng người miền trung, chỉ có nước bỏ xứ đi lập nghiệp ở xứ khác. Bà ngoại, tương tự cũng giúp đỡ người nghèo, nuôi cô nhi viện Việt Nam đến khi Hà Nội giải toả lấy đất. Đồng chí gái cũng theo mẹ, cũng giúp đỡ người nghèo khó hơn mình. Tham gia các nhóm giúp người nghèo, vô gia cư,..
Dạo mới sang tây, mình thấy người Pháp trước khi ăn, họ đọc kinh hay nói vài lời cảm ơn chúa đã cho chúng ta bữa ăn hàng ngày. Nay thay vì đọc kinh, tạ ơn Chúa, người ta lại đem IPhone ra chụp hình để tạ ơn ông Steve Jobs đã chế ra IPhone. Đó là lời kinh cầu iPhone. Chúng ta quên đi, hay cố quên cảm ơn cuộc đời đã cho ta Phước lành vì với iPhone ta có tất cả. Chán Mớ ĐờiMình đang lêu bêu bổng nhiên có ông cậu bà con, đi tây từ thời mình chưa ra đời, về thăm Đà Lạt. Cậu kêu muốn đi tây không, mình nhất trí. Thế là cậu nhờ ông bố vợ, người tây bảo lãnh cho mình sang Tây. Mình chỉ cần học đậu cao cao chút chút để được đi du học. Mình thuộc dạng học dốt từ bé nên khá châm nhưng bà rá đậu hạng đủ điều kiện đi tây. Ông bố vợ của cậu là nhà thầu xây cất mộ bia và bán hoa trước nghĩa địa nên giàu. Ông ta cho mình ở căn phòng mà ông ta sắp đập phá để xây nhà cao tầng khi mới sang. Rồi Sàigòn mất.
Sau này mình được hội cựu chiến binh pháp và chính phủ pháp cho học bổng rồi khi sang Thuỵ Sỹ học cũng được học bổng. Xem như từ ngày mình sang Văn Học lên đến hết đại học, không phải đóng tiền học. Chỉ qua Mỹ thì phải trả tiền học mệt thở. Văn Học thì thầy Chử Bá Anh cho học miễn phí, chắc là hạn mình đến đó là hết tốn tiền đi học. Đỡ tiền bà cụ.
Ông cậu kêu là người thứ nhất cầm cờ mặt trận giải phóng miền nam vào chiếm toà đại sứ Việt Nam Cộng Hoà vào ngày 30/4 tại pháp. Hai năm sau, được về thăm Việt Nam, theo phái đoàn Việt kiều đầu tiên, thăm viếng Việt Nam thống nhất. Khi cậu về lại Paris thì xuống sắc thấy rõ. Hết hồ hởi như ngày 30/4/75. Hỏi ra. Cậu kêu mình giúp đỡ cho Hà Nội, đi biểu tình chống chiến tranh Việt Nam suốt 20 năm mà về nhà. Có tiền cũng không mua được gì để ăn. Nhà bố mẹ cậu, công an hàng ngày vào ngồi, hỏi chuyện từ sáng đến tối như canh gác. Cũng nhờ chuyến đi này của cậu mà mình được biết tin tức gia đình vì sau khi mình đi tây thì mất liên lạc với gia đình.
Cậu kể vụ ông cụ mình, đoàn trưởng nhân dân tự vệ trước 75, được lệnh chôn súng trước khi di tản về Sàigòn. Sau 75, lại nghe Việt Cộng tung tin bậy bạ về mấy ông tướng Việt Nam Cộng Hoà, lập chiến khu ở đâu đó nên đào súng lên, tổ chức kháng chiến, bị lên án 18 năm trời. Xem như mình mất tin tức từ khi rời Đà Lạt đến năm 1977, gần 3 năm mới biết gia đình mình còn sống sót tại Đà Lạt. Hỏi ra mới biết, cậu nói rất thương mẹ mình khi xưa, làm oshin cho nhà cậu nên về Đà Lạt, gặp lại mẹ mình cậu hứa sẽ giúp mình đi tây. Mẹ mình hy sinh đời mẹ củng cố đời con.
Nói đến cậu Mạnh, phải nhắc luôn cậu Nghị, con ông Đàng, số 11 Duy Tân. Cậu xin giấy tờ cho mình vào đại học Roubaix, nghành kỹ sư dệt nhưng Sàigòn mất nên mình không lên Lille để học nữa. Mình sang Tây cuối năm 1974, trễ niên khóa nên ở Paris, đợi hè lên Roubaix, ai ngờ Việt Cộng vào thế là mình mất tin tức nhà. Gặp cậu Võ Quang Miên, con ông Tiềm, kêu ở lại Paris, dễ sống hơn, có thể vừa đi học vừa đi làm.
Điểm vui là bà Đàng kêu dì ruột của đồng chí gái là thiếm dâu, nên trên nguyên tắc, bà Đàng phải kêu đồng chí gái là chị, còn mình phải kêu bà bằng Bà. Hơi rối đời. Lần sau mình về với đồng chí gái thì bà Đàng đã qua đời. Tội ông Đàng, mỗi lần mình về Đà Lạt, là ông ta chạy xe lên thăm trước khi mình có dịp ra thăm.
Mình có chị bạn, gia đình di tản năm 75, chia ra hai nhóm để đi cho dễ. Nhóm chị và mẹ đến Mỹ được còn nhóm kia thì mất tích từ đó đến giờ. Sống mà không biết gia đình còn sống hay không, làm tinh thần khá lo Âu.
Lúc này cậu mới thấy sự khác biệt thời Việt Nam Cộng Hoà và thời cách mạng. Năm 1973, cậu nói toà đại sứ Việt Nam Cộng Hoà, biết cậu là đảng viên cộng sản pháp nhưng vẫn cho về thăm Việt Nam. Nay cậu trên nguyên tắc là đồng chí với Hà Nội nhưng công an lại kiểm duyệt, canh gác khi cậu thăm gia đình tại Đà Lạt. Từ đó cậu rất buồn vì đã bị lừa suốt 20 năm tuổi trẻ, và mất lập trường từ đó như bao Việt kiều ở Âu châu. Khi mình đi làm ở Ý Đại Lợi về thì nhận tin cậu qua đời.
Trái với sự dạy dỗ, giáo dục ở trường, mình không thấy người Pháp gian ác như trong sách vỡ. Họ thấy mình một thân một mình ở xứ lạ quê người là họ giúp ở đỡ. Khi nhà của bố vợ của cậu mình bị đập phá để xây thì mình có bạn bè tây đầm, giới thiêu để mướn phòng ô sin, trả họ vài tháng tiền nhà xong thì họ kêu khỏi trả nữa.
Phòng ô sin thì dành cho mấy người làm ô sin cho mấy gia đình giàu có ở Paris. Ban ngày họ xuống dọn nhà, nấu y cơm, giặc quần áo,… tối họ leo lên lầu chót ngủ. Tầng chót có nhiều phòng ô sin lắm vì nhiều gia đình có đến 2, 3 ô sin. Dạo ấy mình ở Neuilly sur Seine, khu nhà giàu của Tây. Căn phòng dài 2 mét, chiều ngang 3 mét, có một cửa sổ nhỏ mà ở Buenos Aires mình thấy kiến trúc tương tự nên nhớ lại thời sinh viên. Không có lò sưởi, không có Lavabo gì cả. Chỉ đủ kê cái giương và cái bàn học. Muốn lấy nước, hay đi cầu thì ra hành lang có hai cầu tiêu và một cái robinet để lấy nước dùng. Cho nên mình cũng không hiểu ở Paris, lấy đâu lò sưởi đẻ nung cục gạch để sưởi ấm mùa đông.
Sáng mùa đông, đi cầu thì phải trùm mềm, bận áo bành tô ra đi tè. Lạnh kinh hoàng, giặc quần áo cũng vậy, mua cái Xô như ở Việt Nam rồi giặt xà bông. Lạnh thấu xương. Một hôm, có bà ô sin ở phòng đối diện, thấy mình giặt quần áo bằng nước lạnh nên kêu để bà ta giặt cho. Bà ta đem áo quần dơ của mình xuống nhà chủ để giặt máy rồi ủi luôn cho mình.
Bà này người Tây Ban Nha, nghèo, bỏ xứ đi làm ô sin như mẹ mình khi xưa, bỏ Huế vào Đà Lạt, làm ô sin kiếm tiền nuôi em út ăn học. Sau này trên 60, bà ta về xứ ở luôn nên không bao giờ gặp lại. Cho thấy cuộc đời rất lạ. Mình gặp ở một người giúp mình cái này cái nọ rồi biến mất, mình không có cơ hội để cảm ơn họ. Cách tốt nhất là thấy ai gặp khó khăn, thì giúp họ như những người đã giúp mình trên đường đời đã đi qua.
Sau này, quen một gia đình pháp khác, bà nội khá giàu, kêu lại cho một căn ô sin khác để ở nên mình phải ở hai nơi, đi qua đi về để họ biết mình có ở. Khi em mình vượt biển, sang thì hai gia đình này giúp đỡ tận tình. Cho ở trong nhà luôn để học tiếng tây, cách sống ở tây nên cô em mình bây giờ rất tây còn mình thì gốc làm vườn Đà Lạt nên vẫn hoàn nông dân.
Đi chuyến này, hay ăn cơm chung với ông Mỹ, cựu giám đốc ngân hàng Citi Bank ở ngoại quốc. Ông ta nói đùa với ông bạn gốc Thuỵ SĨ, Hoa Kỳ là 1 quốc gia mà ngay đến 1 tên Thụy sĩ còn thành công. Ông ta kêu dân gốc da vàng, nói chung lợi tức hơn cả người Mỹ da trắng. Chán Mớ Đời
Nghe ông ta nói thì mình mới nghĩ lại đúng thật. Hoa Kỳ là một nước cho mọi người chịu khó làm ăn. Ai cũng có thể thành công nếu chịu khó. Nếu mình ở Âu châu chắc không bao giờ có thể đi chơi ở Nam Cực. Tóm lại người Pháp dạy mình học nhưng người Mỹ giúp mình thực hiện những gì đã học từ người Pháp.
Được ăn lại mấy món ngày xưa khi được bạn bè mời đến nhà ăn như món canard à l’orange, terrine de canard hay mấy món fromage chính hiệu đem từ tây đến. Ở Hoa Kỳ có mua ăn nhưng làm tại Hoa Kỳ thì tiêu chuẩn vệ sinh Hoa Kỳ nên khác vị. Trưa nay, ăn fromage Brie ngon chi lạ, ở Hoa Kỳ họ bán ăn cứng cứng, còn đây fromage bị chảy, ăn phê với baguette hay pain de campagne.
Trên đường đời này mình gặp rất nhiều người như trênPhải chỉ mụ vợ xếp khăn ăn ra sao, gấp theo hình tam giác bú xua la mua khiến mụ kêu tui ăn theo kiểu Mỹ. Chán Mớ Đời. Đồng chí gái muốn ghi danh ăn cơm với thuỷ thủ đoàn nhưng chỉ thấy còn bàn với những người nói tiếng tây nên mụ Chán Mớ Đời, không đòi nữa. Hồi nảy ăn cơm có bà người Gia-nã-đại đi chung kể ông chồng đi chung bị dính covid, còn bà không bị nên ông chồng bị dính chấu ở Ushuaia không biết có được hoàn tiền lại không. Mình có mua bảo hiểm để lỡ bị dính covid thì được hoàn tiền. Mua hạng có sân thượng từ phòng để lỡ bị dính covid thì còn có chỗ đi ra đi vô.
Nói chung Việt Nam sinh ra mình, tây dạy mình từ bé đến đại học còn Mỹ thì dạy mình áp dụng những gì tây dạy nhất là thực tế hơn. Hôm trước có anh kia quen trên mạng, gọi điện thoại hỏi mình có đọc văn chương, mình không đọc những gì không làm ra tiền. Đọc thơ đọc thiết, không làm ra tiền nên không mất thì giờ vớ vẩn. Chán Mớ Đời
Pháp quốc là quê hương thứ 2, Hoa Kỳ là quê hương thứ 3 còn đồng chí gái là quê mẹ thứ 2. Mình không muốn tìm quê hương nào nữa đủ rồi. Cuộc đời mình rất may mắn. Được nhiều người thương, giúp đỡ. Đó là hạnh phúc trong tầm tay. Còn tiếp
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn