Tại sao chúng ta nên nghèo

 Thế giới ngày này đã thay đổi rất nhiều từ khi khối Liên-sô xụp đỗ. Người ta thấy hiện tượng người á châu bị bệnh béo phì rất nhiều. Các dinh dưỡng gia cho rằng nguyên do là vì họ ăn cơm, có nhiều tinh bột. Nếu chúng ta xét lại thì người á châu nhất là vùng Đông Nam Á, thuộc nền văn mình lúa nước, họ trồng lúa và ăn gạo từ mấy ngàn năm qua. Mình nhớ khi xưa, nhà buổi sáng nấu nồi cơm cho mấy anh em ăn trước khi đi học, chỉ và với nước mắm và một hột vịt luộc cho cả nhà ăn với trái ớt, khá lắm thì có thêm bắp xú để chấm. Ai nấy đều ốm nhom ốm nhách.

Hôm trước, xem phim Tuổi Dại, được thực hiện vào năm 1974 tại Sàigòn và Đàlạt, thấy các diễn viên đều ốm như mắm bò hóc. Ngược lại ngày nay, xem phim hay truyền hình Việt Nam thì thấy dân tình khá béo tốt, không thua gì bên Hoa Kỳ.

Xem thống kê thì người ta được biết năm 1975, lúc Sàigòn bị mất thì dân số Ấn Độ chỉ có 1.5% bị bệnh béo phì. Dạo ấy ở bên Tây cứ thấy hình ảnh các trẻ em Bangladesh, nghèo đói, còn bên Trung Cộng của Mao chủ-tịch thì 2.5% bị bệnh béo phì, chắc là cán bộ.

Đến năm 2014, xem như 40 năm sau thì ấn Độ từ 1.5% béo phì lên đến 8%, hay 500% còn Trung Cộng thì nhờ phép lạ kinh tế, theo bước chân của Mao chủ-tịch làm một bước nhảy vọt từ 2.5% lên đến 18%. Con nít Trung Cộng ở quê từ 0.03% nhảy lên 17.2%. Trung Cộng lại theo chủ nghĩa trai hay gái chỉ một con mà thôi nên thằng bé ra đời, được ông bà nội, ông bà ngoại đút cho ăn mệt thở như cho hạm ăn. Kinh

Nhìn biểu đồ, cho thấy năm 1975, người Mỹ bị bệnh béo phì lên 33%, vào 2014 thì xuống được một chút, ngược lại Ấn Độ và Trung Cộng gia tăng rất mạnh. Ngày nay 25% người Mỹ được xem là bị béo phì.

Nếu xét về bệnh tiểu đường thì năm 1980, Ấn Độ có 12 triệu người bị bệnh tiểu đường, Trung Cộng có 64 triệu người bị bệnh tiểu đường. Đến năm 2014 thì Ấn Độ từ 12 triệu nhảy lên 20 triệu người bị liệt kê là bị bệnh tháo đường còn Trung Cộng thì từ 64 triệu nhảy lên 103 triệu người bị bệnh này.

Mình có kể về lúa mì mà người tây phương dùng để làm bánh mì. Khi xưa, lúa được giã vỏ rồi xay để làm bánh mì đen nên cứng như đá, có thể để dành mấy tháng. Bên Ý Đại Lợi, mấy người nuôi dê, bò, đem bò dê lên núi ăn cỏ vào mùa Xuân, vợ họ làm bánh mì mấy tháng trời để họ ăn. Sau này, họ biết cách xay, làm bột mì trắng, dành cho người giàu có nhưng loại bột này mất hết sinh tố, chất dinh dưỡng, chỉ còn là tinh bột.

Tương tự, người á chấu trồng lúa gạo, sau gặt hái thì có gạo lứt nhưng chừng mấy trăm năm đổ lại, họ biết cách giả gạo để làm gạo trắng, và mất hết chất dinh dưỡng, chỉ còn là tinh bột. Khi xưa, sản xuất lúa gạo thì thường người ta để dành ăn, hay bán trong vùng nhưng khi họ bắt đầu mua bán, nhập cảng, xuất cảng thì họ phải làm gạo trắng để giữ lâu hơn nhất là ngày nay, họ bỏ hoá chất bảo quản nhiều để mọt khỏi ăn và giữ lâu ngày hơn. Nói chung là gạo ngày nay không có chất dinh dưỡng, ngoài tinh bột. Trước 1975, kinh tế kém nên người dân ăn gạo nhưng mà ít, nay họ ăn các thức ăn khác như người tây phương nên đâm ra cũng bệnh béo phì và tiểu đường như người tây phương, chỉ khác là gạo thay vì bánh mì. Chán Mớ Đời 

Nếu xét glycimex Index (G.I.) của gạo thì tỷ số là 60 so với đường 100. Dinh dưỡng của gạo thì gạo lứt có tinh bột, chất đạm, chất sơ, sinh tố, khoáng chất và Thiamine B1, còn gạo trắng thì chỉ có tinh bột còn chất đạm thì chưa chắc. Xem như gạo trắng chỉ là đường. Người ta nói người ăn gạo trắng về già hay bị bệnh Beriberi, bệnh thủng, yếu đuối, tay chân run rẩy, bị sưng, đau đớn, ...

Người ta giải mả vấn nạn là 200 năm về trước, 85% dân số trên thế giới thuộc dạng nghèo, ngày nay chỉ có 9%. 50 năm vừa qua thì tỷ lệ giảm nghèo lên đến 50%. Chúng ta thấy trường hợp Trung Cộng hay ngày cả Việt Nam, từ ngày từ bỏ chế độ bao cấp, ngăn sống cấm chợ, dân tình khá lên.

Từ mấy chục năm nay, thực phẩm chế biến, khởi đầu từ Hoa Kỳ, đã lan tràn khắp nơi trên thế giới như các tiệm ăn MacDonalds, uống coca cola, pizza,... người dân làm việc trong văn phòng, ít hoạt động lại ăn nhiều hơn trước nên từ từ dự trữ chất béo trong người và đưa đến bệnh tiểu đường.

Cách đây 200 năm, không ai nghe hay biết đến bệnh tiểu đường, ngày nay có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường và tiên đoán vào năm 2045, sẽ có 629 triệu người bị bệnh tiểu đường. Trên thực tế có thể hơn nữa.

Xứ Mễ tây Cơ cũng như các nước vùng trung-mỹ cũng lâm vào tình trạng như á châu ngày nay. Dân xứ này ăn bắp ngô rất nhiều. Tổ tiên của họ ăn bắp từ mấy ngàn năm qua. Chính người tây phương khám phá ra khoai tây và ngô tại đây, vào đem về âu châu để trồng, giúp âu châu hết bị nạn chết đói.

Các nhà dinh dưỡng cho biết lý do chính là họ ăn đường, thực phẩm chế biến và ít hoạt động như xưa ở nhà quê. Khi hoạt động thì giúp tiêu thụ các chất đường trong cơ thể. Thật ra vì các nước này cũng giàu lên.

Người Việt chúng ta hay nói “phát tài phát tướng”, Mễ Tây Cơ được xem là xứ tiêu thụ nước ngọt như coca cola nhiều nhất thế giới. Nước ngọt được làm bằng bắp ngô. Thực phẩm chế biến không có sinh tố như mình đã kể nên ăn càng nhiều càng đói, càng tạo thêm đường trong cơ thể, tạo thêm chất béo.

Ngày nay 90% bắp ngô trên thế giới là GMO. 2.5 tỷ cân anh bắp hay 320 cân / mỗi người. Người ta trồng bắp để chế tạo ra:

40% Ethanol

36% dành cho thú vật chăn nuôi

12% để làm thực phẩm cho con người tiêu thụ, xi-rô,...

Ngô là món ăn quan trọng của người Mễ, bắp nhận 4 carbon thay vì các rau cải khác chỉ có 3 carbon do đó họ thích trồng bắp để bảo vệ môi trường. Bắp được sử dụng để chế biến các thứ như sau:

Nước ngọt 100%

Thịt 93% bắp

Burger 52% là bắp, khoai chiên là 23%. Nay họ dùng đậu nành để làm thịt giả,.... đậu nành thì cũng như bắp. Chán Mớ Đời 

Mấy người thợ làm cho mình, thích uống nước ngọt lắm. Mua thức ăn cho họ là phải làm thêm 1 lít nước ngọt vì quen từ bé. Khi xưa ở Việt Nam mỗi lần được uống nước ngọt là vui lắm, sang mỹ thấy họ uống coca thả dàn. Vào tiệm ăn, kêu coca hay pepsi là người tiếp viên, cứ ghé lại rót đầy thêm ly nên thiên hạ uống mệt thở. Uống chất đường sẽ giúp thực khách hưng phấn. Ra về còn lấy cho đầy ly để đem theo. Chán Mớ Đời 

Người ta nuôi thú vật như bò, heo, gà bằng ngô. Do đó thú vật được nuôi bởi ngô thì sẽ có rất nhiều omega 6 theo tỷ lệ 20:1. Khi chúng ta ăn thịt bò, thịt gà được nuôi bởi các hạt ngô. Nếu tỷ lệ Omega 6 nhiều hơn Omega 3 trong cơ thể của chúng ta thì sẽ gây nhiều vấn đề, có thể đưa đến các tế bào ung thư. Mình đã kể rồi.

Nghèo thì ốm nhom như khi xưa nên ở Việt Nam, mình hay nghe người ta khen ai to béo, kêu phát tài phát tướng. Khi làm ra tiền thì người ta hay đi ăn nên béo ra. Béo ra thì dễ bị bệnh và chết sớm. Do đó, muốn sống lâu thì nên nghèo, không nên giàu có. Có lẻ vì vậy mà người Việt thích hát nhạc “kiếp nghèo”.

 Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn