Trường Grand Lycée Yersin và năm Mậu Thân

 Tình cờ mình vào trang nhà của 1 nhóm cựu học sinh Yersin Đàlạt, đoán là do các người học trên mình thực hiện vì thấy hình ảnh của chị tên bạn, Võ Thị Đông Phong. Vui nhất là thấy ông tây dạy Địa Lý, dạy mình khi xưa, kể chuyện thay vì đi quân dịch tại Pháp quốc, tình nguyện sang Việt Nam dạy học 2 năm theo chương trình Cooperant. Đi dạy bằng xe đạp vì không có tiền. Tây mới ra trường thì nghèo. Mình suýt đi theo chương trình này sang Phi châu, sau đi khám sức khoẻ quân dịch, mình kêu sinh tại Việt Nam, lớn lên trong chiến tranh nên chán quân đội nên tên tây phỏng vấn mình, cho miễn dịch.

Nói là thầy tây cho oai nhưng trên thực tế thì thầy cũng dốt lắm. Ông vua Hassan II của Ma-rốc viết thư cho tổng thống pháp Georges Pompidou, để than phiền là các thầy giáo của pháp cử sang Ma-rốc dạy, viết tiếng pháp sai tùm lum. Toàn là dân mới tốt nghiệp ra trường, không có kinh nghiệm, đi quân dịch, được cử dạy những môn mà không rành lắm như ông Tây dạy mình Địa lý, cũng có kể đâu biết gì về địa lý nhưng cứ đọc cuốn sách rồi vô giảng bú xua la mua. Học trò như mình đã ngu lại càng ngu bền vững đến ngày nay. Sau này Yersin không có thầy tây, họ kêu thầy việt biết tiếng Tây, càng te tua nữa vì từ giám thị lên dạy. Chán Mớ Đời 

Năm Mậu Thân là năm đầu tiên mình học Grand Lycée, mới có mấy tháng được nghỉ Tết Tây rồi Tết ta, sướng quá cỡ thì mấy ông Việt Cộng vào thành phố, làm đảo lộn cuộc sống, xem như họ cho sống thử đời sống cách mạng vài ngày trước 75.


Ông tây kể chuyện ở chung với ông Tây Ấn Độ, đứng bên trái, hàng thứ 2, tên gì quên tuốt, ông này có mướn Chị Ba, nấu ăn, dọn nhà. Lâu lâu buồn tình ông ta đè Chị Ba xuống làm một trận, giải quyết sinh lý. Đạo đức nhà mô phạm của tây. Hình này chụp ở Petit Lycee, khi Grand Lycee được đổi thành trường  Hùng Vương, bàn giao lại trường Petit Lycee cho đám trường tây. Chụp trước cầu thang văn phòng Hiệu Trưởng. Mình có nhận ra vài người.

Lần đầu tiên trong đời mình thấy chiến tranh, sự chết chóc là gì khác với những phim xi nê. Máy bay trực thăng bay trên đầu xóm mình, bắn hoả tiễn, đại liên khiến các vỏ đạn rơi xuống xóm mình, có một tên đang đứng bên cạnh mình xem máy bay, bị vỏ đạn rớt trúng đầu, máu phun như suối, đưa lên nhà thương.

Nghỉ học ở nhà chơi đánh bài với mấy tên hàng xóm thì có hôm nhận được thư hay nghe tin ai, nói phải lên trường, lấy bài tập về làm. Cũng có thể là qua đài phát thanh. Chạy lên trường thì không vào trường mà ở ngoài, họ phát bài tập in roneo về nhà làm để nộp. Mình nhớ có bài tập việt văn của cô Liên về thằng Bờm và cái quạt mo, đã giúp mình không bao giờ tin người lớn. Họ chỉ dụ mình, cách ăn chắc mặt bền của người Việt là cứ ăn xổi nắm xôi, còn 3 bò 9 trâu thì quên đi, đừng có mong.

Tư tưởng, chủ nghĩa thằng Bờm cũng khiến người Việt không mơ làm giàu, nổ lực để tìm cách làm giàu như người tây phương nhất là người Mỹ. Trở lại vụ ông tây kể những gì xảy ra ở trường vào Tết Mậu thân.

Khi Việt Cộng tấn công vào Đàlạt, các gia đình người Pháp nghĩ trường Grand Lycée là nơi an toàn để trú lánh vì ngôi trường không nằm trong trong những cứ điểm chiến lược quân sự của Đàlạt nhất là người Pháp, không dính dáng gì đến người Mỹ. Nghe tin mấy gia đình người Pháp tại Đàlạt, lánh nạn tại trường thì mấy ông kẹ rủ nhau đến và bắt họ làm con tin để thương thuyết sau này. Nếu mình không lầm thì các trường học tại Đàlạt dạo đó, cũng được mở cửa để các đồng bào chạy giặc từ Số 4, đến lánh nạn như Đoàn Thị Điểm, Văn Học, Việt Anh. Nhà mình thì có gia đình dì Ba Ca từ Số 4 chạy về, và hai cặp vợ chồng làm vườn từ Suối Tía chạy ra, nuôi mệt thở. 

Tương tự năm 1969, Việt Cộng đánh chiếm Giáo Hoàng Học Viện, đại đội 302 Đàlạt đã vào bên trong nhưng toà thánh Vatican, yêu cầu Việt Nam Cộng Hoà không được nổ súng nên phải rút ra. Lý do là có nhiều ông cha người ngoại quốc đang sinh sống trong đó. Đào tạo một ông cha rất tốn tiền nên Vatican gọi điện thoại cho phủ tổng thống. Không muốn các cha về thiên quốc sớm. Hình như 302 rút đi xa để Việt Cộng có thể thoát trong đêm. Dù có mấy người lính 302 chết.

Hình chụp năm Mậu Thân phía dưới cái nóc chuông, kính bể nơi cầu thang lên nóc chuông, phía dưới đi vào là Preau để học sinh chơi khi trời mưa. Sau này, Việt Cộng xây thêm lớp ở chỗ này.

Cuộc giải cứu các gia đình người Pháp núp trong trường khá châm đến khi mình đi học lại thì đã được thu dọn lại nhiều, chỉ còn lác đác vào nơi chưa được tu sửa. Xin tải về đây mấy tấm ảnh của ông thầy địa lý tây khi xưa.

Hành lang lầu 3 và 2, cạnh nóc chuông
Ngay cột trụ cũng bị bắn bể, chỉ còn sắt ở trong, chắc là máy bay trực thăng bắn

Những hình ảnh chụp sau cuộc giải toả trường thì thấy các cuộc tấn công bắn nhau của quân đội Việt Nam Cộng Hoà và Việt Cộng đều xẩy ra trong các lớp học và hành lang.

Thấy trên hành lang có những học tủ để sách vỡ như bên mỹ. Mình không có, chắc là để mấy người học lớp trên. Mình chỉ nhớ học bên dẫy nhà chỗ  Ai nhớ thì cho em hay
Một lớp học mà có lẻ mình đã ngồi đây khi xưa. Mình chỉ nhớ bị cấm túc rất nhiều (consigne) Chán Mớ Đời 

Mình chỉ nhớ là mái nhà của trường làm bằng “ardoise “, người Mỹ gọi là “Slate”, một loại đá đen mỏng, bị máy bay bắn hay sao đó. Việt Nam không có loại đá này, chắc khi xưa, họ chở mấy loại lợp mái này từ Pháp quốc sang. Người Việt cho thay mấy miếng ngói bể bằng ngoại đất sét. Chán Mớ Đời 

Trần nhà của hành lang

Cái tháp chuông đã được sửa chửa lại. Họ lấy một phần ardoise của nóc nhà ở giữa để lợp cái tháp chuông. Rồi lấy mái ngói đỏ làm bằng đất sét Đàlạt để lợp mái nhà của trường. Nay chắc họ đã thay hết bằng ngói Đàlạt.

Có lần về Đàlạt, có tên học chung khi xưa, được đối tượng mình cho hay là nằm vùng trước 75, hắn kể bố hắn là thầu khoán Đàlạt dạo ấy, và là người thầu tu sửa lại trường Grand Lycee. Nay hắn kế nghiệp ông bố làm thầu khoán. Chán Mớ Đời 

Hình như có ông Việt Cộng nào leo lên đến nóc chuông để bắn máy bay nên bị hạ sát. Họ lấy một số “ardoise” của một mái nhà để thay vào nóc chuông. Do đó khi nhìn không ảnh của trường, sẽ thấy một khúc lợp bằng ngói sản xuất tại Đàlạt, Việt Nam. Chán Mớ Đời 

Mình có thấy cảnh Việt Cộng núp trên nóc chuông nhà thờ Domaine De Marie bắn AK chóc chóc máy bay, hình như sau này, lính Việt Nam Cộng Hoà bắn sẻ chết mất tiêu. Có tên bắn B40 xuống chiếc thiết giáp đang chạy trên đường Ngô Quyền. Tên này bắn hụt nên bay xuống bụi chuối của nhà vườn, nghe cái ầm rồi chuối chiết gì bay tùm lum. Sợ quá hết dám xem chiến tranh trực tuyến. Vào nhà.

Ông tây kể trong thời gian tạm trú tại trường thì mấy gia đình tây không đoàn kết, giúp đỡ nhau như người Việt mình. Họ cãi nhau vì chia thực phẩm, nồi xoong, mùng mềm không đồng đều. May thay không có thằng tây nào chết cả. Lạ vì trường có khu nội trú, nhà bếp, ở phía sau. Chán Mớ Đời 

Để hôm nào buồn đời mình kể thời đi học, cúp cua đi đá banh với mấy tên như Khoa, Tùng,…

Nguyễn Hoàng Sơn 

Số mình như vậy hay tại trời

 Thiên hạ hay còm trên bờ lốc mình như “người tính không bằng trời tính”, “cái số mình như vậy” hoặc “sống chết đều có số”,… đa số là theo chủ nghĩa để mặt trời tính. Khi ăn cơm với thân hữu, họ hay kêu mình không biết uống rượu, hút thuốc thì sống làm gì, phí đời trai,…

Người tây phương ngoan đạo thì cứ xem là chúa đã định con đường cho họ phải theo, người theo Phật giáo thì cho rằng đó là cái nghiệp, cái nợ kiếp trước phải trả. Nói chung khi chúng ta đứng trước một thử thách lớn thì hay dựa vào niềm tin của Chúa Phật,…để giúp chúng ta phấn đấu thêm, để vượt qua số phận.

Mình được công ty gửi đi học một khoá seminar 3 ngày về luyện tập kỹ năng do tiến sĩ Steven Covey hướng dẫn về “ 7 habits of highly effective people” đã gây ảnh hưởng nhiều nhất về nhân sinh quan, cách làm việc của mình từ đấy. Trong buổi học, ông ta cho biết cá nhân chúng ta như một công ty cần phải có một “mission Statement” điển hình là Disneyland hoài bảo cho rằng: 

Sau đó họ chỉ cách làm Mission statement, một hiến pháp cá nhân qua với những câu hỏi để mình tự trả lời, và viết lại ngắn gọn để mỗi ngày hay lâu lâu đầu óc hơi lạc hướng thì mình có thể dỡ ra đọc lại để phấn đấu, tiếp tục vượt qua số phận để tiến tới.

Họ giải thích cuộc đời chúng ta như một chiếc máy bay cất cánh từ Los Angeles có điểm đến là New York. Chiếc máy bay phải có đường bay rỏ ràng. Trên đường bay thì có nhiều vấn đề gây ảnh hưởng như mưa gió sẽ thổi tạc chiếc máy bay qua trái, qua phải hay lên xuống,… 

Người phi công cần phải có cái la bàn để điều chỉnh lại đường bay nếu không thì sẽ không bao giờ tới đích là New York. Tương tự cuộc đời chúng ta như chiếc máy bay có định hướng rỏ ràng nhưng nếu chúng ta không có một Mission Statement, để định vị thì khi dễ bị lung lạc bởi môi trường xung quanh và sẽ không đến đích sớm.

Tiêu chí của mình là sống một cuộc đời lành mạnh, do đó mình không uống rượu, hút thuốc, tìm cách từ bỏ các tật xấu nên khi có họp mặt thân hữu mình không uống, hút thuốc. Mỗi người có một nhân sinh quan riêng, mình tôn trọng cách sống của thân hữu, chúng ta chỉ có một đời để sống nên cứ sống theo lối mình thích. Mình rất cá tính, khó lay chuyển nên đồng chí gái phải kiên trì lắm mới cải tạo được mình.

Cuộc đời chúng ta như chiếc máy bay từ một điểm sinh ra và đến điểm về với cát bụi. Làm sao trên hành trình, mình đeo đuổi mục đích của mình thay vì phang đại là cỏi vô thường rồi chén chú chén anh bú xua la mua. Có nhiều người bị đánh đập, tù tội, thậm chí bị giết nhưng họ vẫn tin tưởng vào nguyên lý cuộc sống, tôn giáo của họ. Đó là la bàn của đời sống của họ.

Khi đã viết xuống được “mission statement”, mình phải lên kế hoạch để thực hiện các tiêu chí của mình. Kế hoạch 10 năm, 5 năm, 1 năm, 1 tháng, 1 tuần và mỗi ngày. Mình dự định năm 2025 là về hưu nhưng nhờ lên kế hoạch để thực hiện các tiêu chí thì may mắn, mình đạt được năm 2012, nhờ năm 2010, thị trường địa ốc xuống trong vòng 18 tháng trước khi ông Obama được Trung Cộng bơm tiền vào. Trung Cộng đã sai lầm khi cứu Hoa Kỳ khi cuộc khủng hoảng này xảy ra. Ngày nay họ ân hận về việc này, các sử gia về kinh tế đều nói như vậy.

Sinh ra tại Việt Nam, ít nhiều mình vẫn bị ảnh hưởng về văn hoá việt, như tử vi, thần thánh nhưng khi ra hải ngoại từ năm lên 18 nên dần dần mình quen với văn hoá ngoại quốc, và có thời gian để so sánh hai nền văn hoá. Hỏi tại sao nước người ta giàu có tỏng khi chúng ta cứ bô bô 4,000 năm mà cứ phải gửi người đi lao động quốc tế ở thế kỷ 21 này.

Người Việt tin tử vi nên làm giàu cho các ông thầy bói. Có dạo mình cũng đọc sách tử vi rồi đi xem bói, cũng thấy mấy ông thầy tử vi đem máy điện toán ra để in ra các sao đủ trò, mà mình đọc trên phần mềm do bạn bè cho. Rồi họ đọc giải các câu học thuộc lòng trong mấy cuốn tử vi mà mình đọc, mấy tên bạn làm phần mềm tử vi, cũng đánh máy những lý giải trên vào phần mềm.. 

Mình được vợ vì cứ kêu mình “tam tý” tuổi tý, sinh tháng tý, giờ tý như ông Thiệu nên bố mẹ mấy cô mới cho đến nhà để đả thông tư tưởng các đối tượng. Trước kia cứ nói tuổi thiệt mình ra là xem như lần sau gọi điện thoại, các bà mẹ kêu cháu đi chơi với bạn trai rồi. Chán Mớ Đời 

Ở Việt Nam, có bao nhiêu người sinh cùng năm, cùng giờ , cùng tháng với ông Nguyễn Văn Thiệu mà sao họ không làm tổng thống. Khi mình đọc sách về tử vi thì thấy có mấy sao nên thấy sai vì trên dãy ngân hà có biết bao nhiêu là sao. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Trường học Petit Lycée Yersin của tôi

 Cứ tháng 9, rằm tháng 8, Trung Thu là mình nhớ đến ngày tựu trường khi xưa. Mình có kiếm được vài tấm ảnh của mái trường xưa tại Đàlạt nên tải về đây. Bác nào còn nhớ những địa điểm này thì cho em biết.

Trường Ấu Việt là trường mình học lớp Mẫu giáo. Dạo ấy nhà mình ở ấp Ánh Sáng, chỉ nhớ chị người làm, sáng dẫn mình đi học, đi qua cầu Bá Hộ Chúc, rẽ vào đường Đoàn Thị Điểm, rồi đến trường, bên tay phải là con suối Cam Ly với bông Quỳ dầy đặc. Dạo ấy thấy nhà trường lớn, nay về Đàlạt, ghé lại thấy nhỏ bé. (Hình này do ANh Thi, tiệm thuốc Tây Minh Tâm gửi). Ai nhận ra em?

 Mình nhớ có học chung với hai anh em Tăng Trung và Tăng Hiếu ở đây, nay định cư tại Gia Nã Đại. Sau này khám phá ra chị em Chử Nhất Anh cũng học tại đây nhưng tấm ảnh nhỏ quá nên không biết đâu mà lần. Có nhắc đến cây trứng cá đầy sâu, thêm Anh Thi tiệm thuốc tây Minh Tâm, đường Duy tân cũng học tại đây. Tấm ảnh trên do cô nàng gửi. Đố mấy bác em đang đứng ở đâu? Mình có về Đàlạt, đi lại nơi đây thì như Lưu Nguyễn về quê xưa. Em có kể cô bé Hoàng Yến, cho em ăn bánh biscuit ở đây. Bác nào nhận ra mình thì cho hay nhé.
Có người đọc bài này, chụp phía sau tấm ảnh và gửi đến. Do Tuyết Nhung, ngày 25-4-1962 khi mình chưa đầy 6 tuổi. Chắc họ chung với mình, có thể khác lớp vì có lớp chương trình pháp và lớp chương trình Việt. Năm này mình thi và vào Yersin năm 1963, học chung với con Tôn Thất Đính,…  Kinh

Trường này, toạ lạc trên đường Đoàn Thị Điểm, khởi đầu từ đường Bà Triệu, ngay cầu Bá Hộ Chúc, đi dọc con suối Cam Ly rồi quẹo trái sang đường Yersin, đụng đường Phạm Phú Thứ gần trường Yersin, có nhà thờ gì đó, không nhớ tên, hình như Thánh Tâm mà năm Mậu Thân, Việt Cộng chạy lại đánh nhau bị bắn chết 30 mạng, nằm la liệt trên con đường mang tên Đoàn Thị Điểm để hát cung oán ngâm khúc.

Nhìn hình này thì mình nhận ra thằng Tùng, khi xưa chạy nhanh hơn mình nhưng đá banh thì thua. Cô giáo dạy mình là cô đứng thứ nhì từ bên trái sang. Không nhớ tên. Hình như có ai còm là em gái của tên Tùng này nhưng không thấy liên lạc.
Đây là hình ảnh đầu tiên, khi mình đi với bố mình từ trường Ấu Việt, từ đường Đoàn Thị Điểm, đến trường này để thi khảo sát vào trường. Khúc này khi xưa gọi là đường Yersin. Ông tây chỉ cái vòng tròn, hỏi “qu’est ce que c’est ? » Em trả lời: “ xe lơ cái mâm “, bị ông cụ la quá cở thợ mộc trên đường về. Không hiểu sao ông hiệu trưởng lại cho em đậu, vào học trường tây để rồi 60 năm sau, em lại làm nông dân. Chán Mớ Đời 
Đây là hình ảnh đầu tiên con đường dẫn đến trường tiểu học Yersin, chỗ cái khúc cua vào trường. Mình đang học ở Ấu việt thì bố mình đến, dẫn mình đi theo đường Đoàn Thị Điểm, đem đến đây để thi vào trường này. Rẽ trái là vô trường, bên phải là nhà của hiệu trưởng, cạnh cổng trường là nhà của gác dan, ông tây đen. Mình nhớ lúc mình đi học thì có hai nhà dù làm bằng cây thông và lợp mái bằng lá thông. Hình này chụp chắc trước khi mình vào học. Bên phải là nhà hiệu trưởng, còn bên trái là nhà ông Tây đen gác dan, học sinh như Tây đen lắm.

Nhớ lại thì dạo ấy còn bé mà ông cụ dắt đi bộ đến trường, độ 1, 2 cây số nên oải quá, ông tây khảo sát tiếng Tây của em. Ông ta chỉ con gà em kêu le coq , rồi chỉ cái vòng tròn, em bí quá đành kêu: “c’est le cái mâm”. Chán Mớ Đời 

Từ đường chính Hùng Vương và Lê Quý Đôn, có con đường mòn đi tắt vào trường. Chỗ này hai tên học chung lớp tên Nguyễn Văn Khoa và Lê Tuấn Trung hay đánh nhau ở đây. Mình nhớ tên Trung lấy dao đâm thằng Khoa còn tên Khoa thì lấy cái cặp đỡ. Sau này, nghe Tuấn Trung chết vì sì-ke trước 75, còn tên Khoa thì mình có đi kiếm hắn khi về Đàlạt nhưng không ra tông tích. Khi xưa, mình hay đá banh với hắn. Chán Mớ Đời 

 Bên trái còn đường vào trường, khi mình đi học thì có một mấy cây long tu to lớn. Con đường này, mình nhớ tên Từ Lê Bình và tên Tuấn Trung cũng hay đánh nhau. Có lần mình đang đi với tên Tuấn Trung, vì đi xe Lam chung thì anh em Từ Lê BÌnh, chạy xe gắn máy bắn súng đinh hay gì vào tên Tuấn Trung nhưng hụt. Từ Lê BÌnh, nay định cư ở Pháp, mình có liên lạc với hắn nhưng hắn không nhớ mình. Tên này nổi tiếng du côn khi xưa, trong trường không ai dám đụng tên muốn làm anh chị. Nghe nói nay đã về Việt Nam sinh sống.
Trước cổng vào trường, xe nhà binh của mấy ông lớn kêu tài xế đi đón con họ. Nhìn tấm ảnh không khỏi Bùi ngùi những năm tháng học trường tây. Bên phải cổng là nhà của hiệu trưởng còn bên trái là nhà gác dan ông Tây đen
Trước cổng trường, có ông tây đen gác dan. Đi trễ là cổng đóng, phải vào văn phòng xin giấy phép vào lớp. Tây đen ở pháp thì chả ra thể thống gì, nhưng sang Việt Nam thì dân mít mình sợ ra phết. Chán Mớ Đời nghe nói hình này do ông chủ tiệm photo Hồng Châu chụp. 
Khi đi qua cổng thì sẽ thấy bên trái dẫy lớp, mình học năm 9ème và 8ème ở đây vào buổi chiều. Cuối ảnh thấy hành lang dẫn đến văn phòng hiệu trưởng. Mình bị ông Tây Didier đuổi ra cửa một lần, bị ông hiệu trưởng tây bò đến bợt tai vài cái khiến mình căm thù thực dân từ đấy. Còn đường bên trái sẽ dẫn lên khu nội trú, phía sau Préau , còn bên phải thì dẫn đến dãy lớp học. Xem hình dưới
Phía bên phải là dẫy lớp mình học năm 11ème và 10ème ở đây vào buổi sáng, ra chơi thì phía bên phải gần đường Hùng Vương. Trước cửa lớp đều có hành lang, để học sinh đứng xếp hàng nếu trời mưa, còn không thì xếp hàng ngoài trời. Hình như có trưởng lớp (chef de classe) để kêu gọi cả lớp đứng ngay ngắn. Không có trò quàng khăn đỏ.

Không ảnh cho thấy rừng thông xung quanh khuôn viên của trường Petit Lycee. Phía trái từ cổng  đi vào là hai dẫy lớp, sau đến một khu cột cờ, gồm préau , đối diện là khu phòng y tế và bên phải là khu nội trú, cho dân nội trú và bán nội trú ăn trưa và ngủ. Phía trên là sân vận động, cho các sinh hoạt thể thao như chạy bộ, chơi giựt cờ toàn độ. Mình có chạy bộ ở đây vài lần, bị thằng Tùng chạy nhanh hơn. Phía bên phải là khu Suối Cát Nam Thiên 
Khuôn viên các lớp học phía trước, phía sau thì có nơi để chào cờ. Trời mưa thì đứng trong Préau , còn nắng thì đúng dưới sân đá thì phải. Các lớp học dãy trên thì chơi phía trên còn lớp dưới này thì chơi phía khu rừng thông, giáp với đường Hùng Vương. Còn phía sau nữa là khu nội trú. Thấy cầu thang đi lên văn phòng hiệu trưởng mà hàng năm có trò chụp hình chung cho cả lớp. Hình như bố một tên bạn là phó nhòm hàng năm. Phải tìm ra tên này thì mò mới ra những hình ảnh xưa. Quên tên hắn rồi. Hóa ra không phải hắn mà là ả. Ả này hiện nay ở Seattle, năm nay mình lên Seattle nhưng không có duyên gặp.
Đây là nơi xếp hàng trước khi vào lớp và ra chơi nếu trời mưa. Hình này chụp xưa lắm vì thấy toàn là tây con và đầm con. Mình được chơi ở đây được 5 năm. 2 năm buổi sáng và 3 năm buổi chiều.
Hình thực dân dẫn con đến đây nhập học nội trú. Chụp từ chỗ cầu thang văn phòng hiệu trưởng. Thấy tây đầm bận áo manteau, chắc đón con đi học về vào mùa giáng sinh. Hình này chụp từ cầu thang của văn phòng hiệu trưởng 
Chụp từ sân đá banh, phía sau các cây thông là các lớp học, nơi mình học lớp 9ème và 8ème khi học với cô Huệ. Cô cho chơi trò  cướp cờ 
Hình ảnh tây con và đầm con được thầy giáo dẫn đi dã ngoại gần đó. Mình chắc chưa ra đời 
Chỗ này khi ra chơi, năm mình học 9ème và 8ème. Lớp mình nằm bên phải, còn dãy nhà đối diện là nơi dân nội trú. Hình như họ đang lợp ngói
Đây là cũng nằm phía sau, toàn là đầm con, thấy một tên annamite đứng chơi vơi một mình. Phía sau là dẫy nhà nội trú. Thời này con nít cũng ở nội trú vì đường xá di chuyển khó khăn, toàn con nhà giàu học nên ở nội trú. Đưa số cha mẹ ở Sàigòn hay Hà Nội nên cho con đến đây học 
Trong một lớp học về khoa học. Nhìn tấm bảng làm mình nhớ nhiều kỷ niệm tuổi thơ nhất là được xếp cây sapin.
Khu nội trú, chỗ nhà ăn, phía sau
Đây là hình năm em học 10ème với bà đầm tên Cavalerie . Bà này cuối năm, hay kéo đầu em lại để bà ta bắt chí trong khi em thì nuôi chí vì nghe ông thầy Tường, dạy việt văn là có chí thì nên. Có gặp lại Phù Du CHương, Lê Nam Sơn, Đinh Anh Quốc, Huỳnh Quốc hÙng, Phạm Ngọc Liên, Trần Bảo Sơn, Tuấn nay ở Seattle, Phạm Công Bình, Lê Việt Quốc. Có mấy người nữa nhưng không nhớ tên. Có bà mới cho biết học chung với mình trong tấm này. Trên facebook thì bà tên khác nên mình chả mù thì điếc luôn.
Theo bảng đồ thời tây thì đường Hùng Vương, được gọi là Route Camly, còn Huỳnh Thúc Kháng là đường mang tên ông thị trưởng đầu tiên của Đà Lạt Champoudry. Thấy sau nhà thờ chính toà, COn Gà có nghĩa trang.
Tìm thấy bản hoạ đồ của trường Petit Lycee nhưng theo mình thì khi xây cất thì khác hẳn. Không thấy con đường từ Lê Quý Đôn chạy thẳng vào trường như bản thiết kế. Sau 75 họ làm theo kiểu này và chạy thẳng qua trường vô tới đường Pasteur. Đường Lê Quý Đôn thời Tây là tiếp nối đường Duy Tân, từng được gọi là đường Marechal du Foch.

Lần sau sẽ kể về Grand Lycee. Xong om. Xem như hai trường này em học đến năm 1967 vì năm Mậu Thân là học ở Grand Lycee, Tết được nghỉ mấy tháng. Sướng không thể tả.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sân vận động Đàlạt xưa

 Hôm trước, có tên mỹ từng tham chiến tại Đàlạt, tải lên tấm ảnh sân vận động Đàlạt khi xưa do hắn chụp khiến nhiều kỷ niệm từ xưa liên quan đến sân vận động này, từ đâu ụp về.

Có lần, ông cụ mình hỏi đi xem đá banh thì mình nhất trí. Thế là hai bố con dẫn nhau đến trường học Thăng Long hay Hiếu Học, tiền thân của trường Văn Học Đàlạt. Ông cụ mình mượn chiếc xe gắn máy của người bạn rồi kêu mình leo lên yên xe phía sau. Mình ngồi và đưa hai chân ra ngoài để tránh dính chân vào bánh xe. Xe chạy ra tới đường Cường Để chỗ quán ăn Ninh Hoà sau này. Dạo ấy, đường Cường Để không có ma nào ở cả đến sau Mậu Thân, các thương phế bình, chiếm đất, cắm dùi nên mới mọc ra hai tiệm ăn trên đường ngày, Ninh Hoà và một tiệm bán mì quảng hay chi đó. Mình nhớ quán Ninh Hoà vì trước khi đi tây, bà cụ có dẫn ra đây ăn thịt bò mấy món đó, ngon cực. 

Mỏi chân quá nên mình hạ chân xuống thì kẹt vào bánh xe đang chạy, mình la ái ái khiến ông cụ ngừng xe lại. Mình nhớ gót chân bị cắt một đường, chảy máu, ông cụ chở về nhà băng bó. Đó là kỷ niệm đi xe gắn máy lần đầu tiên trong đời. Sau này, có xe gắn mấy, chở tên bạn học chung lớp, ông thần này buồn đời, thọt chân vào bánh xe khiến mình phải chở nó lên nhà thương mỗi tuần để băng bó vết thương. Chán Mớ Đời 

Hình này do ông Bill Robie, phi công  mỹ chụp sau Mậu Thân, thời gian ông ta đi lính tại Đàlạt. Ông này rất mê Đàlạt, nhất là xe lửa, có nghiên cứu về đường rày từ Phan Rang lên Đàlạt. Ông ta chụp hình Đàlạt rất nhiều, có gây quỹ để giúp học sinh nghèo của trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo. Sau này ông có trở lại Đàlạt và tìm gặp một trong hai cô học sinh Bùi Thị Xuân, ở đâu gần Nha Trang.

Theo hình này, thì khán đài danh dự nằm bên trái, chỉ thấy có một phần, rồi có mấy miếng đất bằng để khán giả đứng xem, giữa khán đài và Thao trường.

Hình này chụp từ chỗ Thao Trường, cho thấy có hàng rào bằng gỗ và cổng, chắc được chụp từ thời Bảo Đại vì thời Ngô tổng thống thì họ cho xây cổng và tường bằng hắc-lô. Nhìn bức ảnh này mới nhớ sực bãi đất bên tay phải của sân vận động, mình hay ghé lại đây ngồi nhìn hồ. Nhiều khi đi xem đá banh nhưng phải mua vé vào cửa nhưng không có tiền nên mình với mấy tên hàng xóm, ghé lại đây chơi đá banh.
Cuộc thi hoa hậu thiếu nữ Đàlạt thời tây thực dân. Đẹp chán dưới ngọn cờ tam tài. Gái Đà Lạt khi xưa đã khêu gợi, chỉ tiếc sau này họ bắt bận áo len. Chán Mớ Đời 

Lần đầu tiên mình đi xem đá banh ở sân vận động là trận đấu giữa 2 đội tuyển Việt Nam A và B tranh tài. Phải mua vé để vào. Lần này, thì ông cụ không mượn xe mà hai cha con dẫn nhau đi bộ từ Hai Bà Trưng đến sân vận động. Ông cụ mua vé đứng trên khán đài bên tay trái của khán đài danh dự.

Mình nghe thiên hạ bàn tán là Đỗ Thới Vinh, lừa banh như Pele, đầu hói vì quảng cáo gội đầu bằng xà bông Cô Ba. Trung phong Chiêu,…Dạo ấy mình nghe đá banh hơn là xem đá banh vì có biết gì đâu. Mình thấy ông thủ môn Đực 1, ôm banh đá cái vèo qua bên sân kia rồi thủ môn Đực 2, chụp banh đá cái vèo qua sân bên kia, dường như hai ông thủ môn này muốn khán giả Đàlạt biết sức mạnh của cái chân của họ thay vì đưa banh cho tiền đạo của mình. Chán Mớ Đời 

Sau này lớn lên thì mình hay ra đây đá banh với đám Kho Bạc, học sinh Việt Anh và Văn Học vào buổi chiều đến khi biết ngắm gái thì ngưng.

Sân vận động cũng là nơi tập trung các cuộc diễn hành đại hội thể thao cũng như lễ quốc khánh, hồi còn bé thì không nhớ ngày nào, chắc là ngày Ngô tổng thống về nước, còn sau 1/11/1963 là ngày cách mạng chi đó.

Hình này cho thấy cuộc diễn hành trong ngày lễ quốc khánh trước khi họ xây Thao Trường. Xa xa thấy khách sạn Palace. Phái đoàn học sinh trường Lasan Adran.
Phái đoàn học sinh Lasan Adran tập hợp trên sân vận động. Bận đồ vét trong khi các đoàn khác thì áo may-dô quần short . Adran dạo ấy toàn là đực rựa, sau Mậu Thân mới nhận thêm nữ sinh.
Không biết trường nào mà có đội mũ, có thể là hội hướng đạo Lâm Viên hay Thiếu Sinh Quân, đang diễn hành quanh sân vận động. Mình có kể các đại hội thể thao liên trường tại Đàlạt xưa rồi. Cũng có thể thời Ngô tổng thống với các đoàn thể thanh niên Cộng Hoà, bận đồ xanh. Mình nhớ ông cụ cũng tham gia trong mấy vụ đi diễn hành này.


Phái đoàn học sinh trường Grand Lycee đi diễn hành cho đại hội thể thao, hình như sau này ít học sinh nên không tham gia nữa. Dân trường tây chắc ít chơi thể thao, chỉ biết nhảy đầm.

Hình chụp đi diễn hành nhưng đã được gắn những khuôn mặt nữ sinh đã tìm lại được sau 40 năm
Hình này chụp từ bên kia hồ, có bức tường chạy dọc đường Thống Nhất, có cổng vào lấy tiền. Mình đoán là phần đất đỏ là nơi họ đang bang đất để xây khán đài.

Từ đó mình bắt đầu lấy mấy tờ tuần báo thể thao của ông cụ, như Thao Trường,.. làm Collection dưới cái đi-văn. Hè là mình đọc nát hết mấy cuốn này, độ trên ngàn tờ. Từ túc cầu đến xe đạp với tay đua Trần Văn Nên, đến quyền anh với võ sĩ Minh Cảnh,… Kinh

Đây là thao trường nơi các cuộc tranh tài như bóng bàn, nhu đạo, quyền anh,…được xây dựng thời đệ I Việt Nam Cộng Hoà . Có lần mình có xem chương trình đại hội nhạc trẻ tại Đàlạt, được tổ chức tại đây. Mình nhớ có ban nhạc CBC từ Sàigòn lên trình diễn, và ban Rolling Wheels mà có lần tay trống của ban nhạc có còm trên bờ lốc của mình. Sau này Việt Cộng phá bỏ các di tích lịch sử của chế độ cũ và xây lại một cơ sở tương tự nhưng xấu xí, ít ai sử dụng. Mình có ghé lại đây thấy vắng tanh như chùa Bà Đanh.
Thao trường nhìn phía sau, bên hông. Chỗ này có lần được sử dụng làm nơi thanh lọc cho chiến dịch Phượng Hoàng. Bao nhiêu con trai đều bị bắt, đem vô đây để điều tra lý lịch. Mình còn nhỏ nhưng cũng  trốn ở nhà cho qua dịch Phụng Hoàng.
Thao trường chụp từ Hồ Xuân Hương. Theo mình là một trong những cấu trúc đẹp của Việt Nam Cộng Hoà tại Đàlạt. Nay Việt Cộng phá bỏ, xây lại cái xấu gấp 100 lần. Chán Mớ Đời 
Altius- Citus- Fortius- Vòng Olympic. Đứng trước Thao trường là Ông Đốc công Công Chánh Võ Chí Hiếu ( Ảnh gia đình bà xã tui ). Vài dòng bố sung! Thanks! (Trần Công Hoà)

Ngày nay sân vận động được phá bỏ và thay vào đó là một siêu thị lớn nhất Đàlạt, phía trên là nền xi măng, có hai quả trái cây tượng trưng cho Đàlạt: trái dâu tây và quả artichaut.

Không ảnh do ông Bill Robie chụp trong thời gian tham chiến tại Đàlạt. Cũng may người Mỹ chụp hình nên Đàlạt mới có những tấm ảnh xưa.

Không ảnh cho thấy sự kết hợp của khách sạn Palace và các địa điểm thể thao mà khách hàng của họ được tham gia khi lên Đàlạt nghỉ dưỡng. Thủy Tạ là hội quán thể thao nước được gọi là “La Grenouillère “, được thiết kế theo một câu lạch bộ thể thao nước nổi tiếng tại ngoại ô của Paris mà trường phái ấn tượng được khởi đầu tại đây.

Có câu lạc bộ thể thao với tiệm ăn La Chaumière , sau này được đổi tên là Đào Nguyên. Mình nghe nói con gái của chủ tiệm ăn này đang định cư tại Nam Cali nhưng chưa bao giờ gặp. Bên trái là mấy sân quần vợt rồi đến Thao Trường, rồi sân vận động. Chúng ta thấy khán đài danh dự trên triền đồi, có hai làn talus kéo dài về phái Thao Trường, là khán đài bình dân mà khi xưa, đi xem đán bạnh mình hay đứng tại đó.
Mình có tham dự diễn hành đại hội thể thao năm lớp 11B. 

Các phái đoàn học sinh diễn hành đứng dọc đại lộ Thống Nhất từ tiệm ăn Đào Nguyên, đến cổng vào sân vận động. Khi diễn hành thì học sinh đi vào cổng 1,2 rẽ tay phải rồi đi qua khán đài danh dự, chào cái rụp rồi đi hết một vòng, mới quẹo trái vào sân vận động rồi theo sự chỉ dẫn để đóng theo đội hình. Thường là mùa mưa nên xình lậy, dơ giày dép hết. Mình tham dự một lần rồi sợ đến ngày nay. Chán Mớ Đời 

Ngày nay, chỗ mình hay đứng xem đá banh hồi nhỏ. Họ phá tường hết, xây siêu thị Big C ở dưới.

Đây là hình ảnh ngày nay của sân vận động xưa của Đàlạt . Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Ông bán đậu rang Hoà BÌnh Đàlạt xưa


Đây là cái mộc mà anh Paul LeMinh chụp từ con cháu của ông bán đậu răng “đậu hòa bình 59”. Không biết lý do số 59

 Hồi nhỏ mình hay thấy ông bán đậu phụng rang ở ngay bùng binh chợ, với chiếc xe đạp và cái thùng thiếc nước mắm, độ chế lại để phía sau porte bagage . Cũng có thể ông ta nhờ ông Thạc, thợ hàn cạnh hàng mẹ mình đóng cho cái thùng này như ông bán cà-rem  của tiệm kem Thuỷ Tinh, có để phía trong tấm trắng số của Mỹ để giữ nhiệt độ. 

Ông này có tướng cực đỉnh là bận áo vét trắng, đạp xe đạp đi bán đậu phụng rang, thiên hạ gọi là lịch lãm. Nói thật, không biết mình có ăn đậu phụng rang của ông hay không. Lâu lâu thấy trên mạng hình của ông ta. Hình đầu tiên nhận được là do tên bạn học chung xưa Nguyễn Hùng gửi.

Ông ta bận bộ đồ vét màu trắng, để cái râu dài bạc như ông hồ nhưng có lẻ rậm hơn, đạp chiếc xe đạp đèo thêm cái thùng thiếc nước mắm Phan Thiết phía sau, đề “đậu phộng rang Hoà Bình, thơm ngon, nóng dòn”. Có người kể là khi xem đá banh ở sân vận động thì cũng thấy ông ta, trời lạnh mà ăn được gói đậu phụng rang nóng hổi của ông ta là nhất.

Nếu mình không lầm thì nhà ông ta ở đường Phan Đình Phùng, ngay ngã ba chùa, trong cái hẻm phía sau nhà Nguyễn Đắc Hớn, bán phân bón. Thằng Đa kể là quen con ông ta nên hay đến nhà, xem họ rang đậu phụng trong lò bằng cát. Sau đó lại sàn ra, lọc cát, bỏ đậu rang vào thùng thiết có vãi để giữ hơi ấm và độ dòn của đậu. Có người cho biết vợ ông ta bán bánh mì ở cạnh rạp Ngọc Hiệp, phía trước tiệm ăn Như Ý. Mình có mua bánh mì thịt ở đây vài lần.

Có người gửi cho mình video con trai của ông ta, thấy giống bố lắm, cũng theo nghề của ông nhưng không thành công lắm. Đàlạt thay đổi mà cứ tiếp tục đạp xe đạp, chở đậu phụng rang thì khó mà cạnh tranh với những nơi khác. Có người gửi cho mình như sau.

"ĐAO RA NÓNG GI..Ò..O..N" Nhớ nhứt là những lúc ngồi xem bóng đá trên sân Đà Lạt trong những chiều mưa lạnh giá mà có bịch "đao ra (tiếng rao trại đi của đậu rang) nóng giòn" thì thật tuyệt vời-đậu của ông rang cực ngon, nhứt là lớp vỏ bùi bùi măn mặn bên ngoài. Ổng vác thùng thiết đi khắp sân để phục vụ khán giả, rất ấn tượng. Bán đậu rang nhưng có phong thái lịch lãm. (*copy)

Sau này về Đàlạt, có cô em làm đậu phộng húng liều rang tương tự như của ông này, ăn cực đỉnh. Ai muốn ăn món này thì ghé tiệm cà phê Chez Nous của cô em mình ở Đường Phan đình Phùng. Đường này ngày nay tên gì hè. Ngay chỗ ngã ba chùa khi xưa, đi qua vườn ông Ba Đà. Chán Mớ Đời 

Nghe nói ông ta còn sống, ai có tin tức thì cho em xin

Bổng nhiên lại nhớ đến ông thần này thay vì mấy đối tượng ngày xưa. Cho thấy về già, người ta chỉ nghĩ đến ăn thay vì người đẹp. Hình này chụp trước chợ Mới Đàlạt, vào mùa chợ Tết vì thấy đóng rào ngay bồn binh. Mình có tấm ảnh này nhưng lớn hơn, còn tấm này, ai đó đã cắt nhỏ cho tiện. Khi có chợ Tết, thì người ta rào lại hết, không cho xe đi vào, lề đường được cho thuê để người dân, buôn bán, kiếm tiền cho 3 ngày Tết. Hồi nhỏ, mẹ mình hay mướn một chỗ, bên hông chợ, cạnh tiệm của ông bà Nguyễn Văn Ngạch,  mình và cô em hay bà dì ra đây ngồi bán trong mấy ngày chợ Tết.

Sau này, có mấy gia đình từ Ban Mê Thuột đổi về Đàlạt, mẹ mình kêu họ điền tên, ra mướn chỗ, rồi vào lấy hàng của mẹ mình ra bán, kiếm tiền tiêu cho 3 ngày Tết. Mình không biết họ bán giá bao nhiêu nhưng chắc chắn trên giá của mẹ mình 30%. Mẹ lời 30%, khỏi mất công bán nhưng khoẻ đời. Cách làm Franchise khi xưa.

Ngoài ra, Tết gần đến thì thiên hạ đua nhau làm đám cưới, cứ xem như mùa cưới. Mẹ mình lại cho họ thuê chén đĩa để tổ chức đám cưới. Lời 20%, sau đó, cô dâu chú rể bận vật lộn nhau trên giường nên mẹ mình kiếm người rửa dùm. Thế là mình và cô em được kêu ra chợ, ngồi rửa chén đĩa bên cạnh cái bồn nước. Có chút tiền ăn xắp xắp, đậu đỏ bánh lọt. Sau này thiên hạ bắt chước bà cụ cho thuê chén đĩa nên mình ít rữa chén bát, bớt tiền tiêu tết.

Hình này chụp sau 75 vì thấy có số điện thoại trên các bảng hiệu, chắc trên đường Phan Đình Phùng. Vẫn phong thái lịch lãm, mang giày trắng, áo quần trắng cứ như Tây thế.

Cận cảnh chiếc xe đạp màu đen với cái thùng đựng đậu phụng rang và cái dù chống mưa Đàlạt. Hình chụp sau 75, có thể gần đây vì thấy xe đi siêu thị. Mình đoán là xe của người con trai.

Lạ, mấy chục năm sau ký ức lại lòi ra những người không quen biết nhưng vớt tiền của mình khi xưa như ông bán xắp xắp  ở bờ hồ, hay đứng ở chỗ hội quán hướng đạo Lâm Viên hay ông bán kẹo kéo ở cạnh khách sạn Mimosa. Hay ông tàu người Phúc Kiến, nhà ơi Hai BÀ Trưng, mỗi sáng đẫy cái xe bán xắp xắp  ra khu rạp Ngọc Hiệp. Ông này ít cho khô bò nhưng món gan cháy của ông ta vẫn ngon cực. Mình có kể vụ này rồi, ai tò mò thì mò trên bờ lốc của mình.

Có tiền thì làm thêm vài cục bò viên của ông tàu tay bị bụt mấy ngón tay, với sate cay cháy họng, phải qua bên cạnh ăn đậu đỏ bánh lọt của ông tàu khác. Kinh. Nghe kể ông tàu thịt bò viên sau 75, bị xử tử vì đi ăn cướp giết người chi đó. Ông này chuyên dụ con nít đổ xí ngầu để ăn thêm, rốt cuộc cháy túi mà lại không được ăn miếng nào.

Sau này, về Đàlạt mình thấy thiên hạ đi bán bằng xe Honda, gắn cái loa rao hàng. Mình chưa kịp hiểu thì xe đã chạy qua nhà. Có bà đi mua ve chai, cứ lấy cái còi, bóp kêu ét ét là thiên hạ nghe, chạy ra kêu vô bán mấy chai, báo cũ như xưa.

Tình cờ mình tìm thấy một quảng cáo cho tiệm Hiệp Thạnh, nơi mẹ mình làm việc tại đây, sau khi rời Huế năm 15 tuổi, vào Đàlạt lập nghiệp. Tiệm này do ông bà Phúng, em của bà Võ Quang Tiềm làm chủ. Mẹ mình được đào tạo buôn bán từ tiệm này. Bán len, vải. Lụa, máy may, đĩa hát,.. sau này bán không được mấy cái đĩa cải lương 78 vòng, nặng và làm hư kim đĩa nhạc nên Dì Thương cho mình đem về nhà nghe Út Trà Ôn, từ đó mình trở thành  nẫu luôn đến giờ. Nhiều kỷ niệm với tiệm này.
Mẫu quảng cáo của tiệm Vĩnh Chấn bán đồ tạp hoá trước khi mở lò bánh mì điện đầu tiên tại Đàlạt, sau Mậu Thân.

Hoá đơn của tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, cho thấy khi xưa, phải đóng con tem, xem như đóng thuế. Khỏi rắc rối, làm sổ sách. Ai còn hoá đơn gì của Đàlạt xưa thì cho lên đây.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bụt nhà không thiêng

 Hắn đưa cô bé bài của sơn đen chỉnh sửa lời thú tội của hắn về cuộc tình hữu nghị trâu già gặm cỏ non, dặn dò cô bé cho ý kiến, xem có giống ai trong bài. Hắn hồi hộp nhìn con bé đọc như đánh vần in-gò nít ngày xưa, chu chu cái mõm, chậm chậm như đang sửa lỗi chính tả của sơn đen. Hắn nằm bâng khuâng nhìn lên nóc mùng. Hắn thập thò, nghĩ về những đoản văn gửi cho sơn đen, đưa cả tâm tình hắn vào con vợ, nói lên nổi lòng của người trai thời bình, những tình cảm đầy cảm xúc dâng hiến trọn đời con trâu già này cho con bé.

Cuối cùng con bé cũng đọc xong, hắn nhìn con bé để xem phản ứng. Có nhận ra nổi lòng của hắn, con trâu già đang gặm cỏ non ở thung lũng tình yêu Đàlạt. Xem xong con bé trả lời rất đanh gọn; chuyện của người ta, làm sao mình bằng được. Hắn bàng hoàng lẫn thất vọng. Cô bé nói như đá ngã hết nhưng tâm huyết, say mê, thố lộ tâm tư thầm kín của hắn. Hắn bàng hoàng như muốn ngất xỉu. Chao ôi!

Không bằng được là thế nào, hắn gặng hỏi lại: em cũng vớ được ông chồng già, có khi lại còn già hơn, dẽo hơn, dai hơn, dê hơn kia. Hắn muốn nhấn mạnh từ “già” khiến nghe nhói nhói nơi tim. Quả thật hắn cảm thấy đang già hẵn, già nhanh, tóc đổi màu, đầu óc mù mờ, dấu hiệu tai biến, mũi nghẹt rồi.

Em nói ông đã đọc rồi: đấy ông thấy vợ người ta có nấu cơm giặt đồ rửa chén như em không? Mắt em ngước nhìn lên hắn như tên quản giáo hay công an giao thông hỏi giấy tờ hắn. Ừ nhỉ, tên Sơn đen không kể, nói đến vấn đề đời sống hiện thực của tình yêu hắn dành cho em trong ngày. Hoá ra tình yêu như đồng bạc cắc, có hai mặt. Hắn chỉ nhìn 1 mặt đồng tiền trong khi em nhìn mặt trái của đồng tiền. Hắn tưởng già như hắn, hiểu đời nhiều sẽ hiểu rỏ hơn con bé nhưng không hắn vẫn ngu ngơ trong ái tình, ngụp lặn trong mật đắng của tình yêu. Con người chúng ta đứng ở góc độ khác nhau để nhìn và phán đoán sự việc. Lý do đó mà vợ chồng ai nấy dù lấy nhau trên 60, 70 năm vẫn cãi nhau như mỗ bò trong khi hắn chỉ ngáp ngáp 10 năm tình cũ.

Ừ thì hắn đi cuốc tây nhưng em phải đi chợ, giặt áo quần, nấu ăn bú xua la mua, cũng lao động vinh quang như ai. Cô bé lại phang thêm trong bài chỉ thấy cô bé ngồi nhà đợi chồng già để cho gặm cỏ non, chắc tên già ấy lắm tiền, mướn người làm giúp việc để em phơi phới đi spa, căng da mặt, da bụng, làm đẹp để hầu tên trâu già. Nhà giàu thì chỉ thế thôi, đừng có bì so sánh với người ta.

Những câu nói ấy như mũi dao nhọn càng làm nhói tim hắn. Hắn mất đi sự tự chủ, kiêu hãnh đã được gặm cỏ non. Ừ thì ra người ta gặm cỏ non nhưng vợ người ta không phải giặt áo quần, tay lấm chân bùn, trồng mấy luống khoai lang, như Sơn đen ngày xưa. 

Còn lão già trong bài chắc là hiền như bụt, không thấy Sơn đen nói đến la mắng vợ con. Hắn điên tiết, tự hỏi thế thằng đứng đây là thằng nào, đâu phải hư cấu đâu. Hắn đã kể hết tâm sự, trải lòng từ bi đời hắn cho SƠn đen nhưng cô bé chưa nói lên 1/2 sự thật kia của cuộc sống trâu già gặm cỏ non cho Sơn đen. SƠn đen chỉ kể tâm sự Ngưu Lang gặm cỏ non nhưng chưa được cỏ non tâm bày những tình cảm của mối tình hữu nghị sông liền sông, núi liền núi này. Chán Mớ Đời 

Cô bé quay qua nói ông thì lầm lầm lì lì chán nhắn con gián. Hoá ra đàn bà không nghĩ như mình nghĩ, cứ như ly nước nữa đầy nữa lưng. Hắn tưởng hắn yêu con bé, thằng Ku, còng lưng Easy rider, chạy cuốc tây nhưng cô bé lại kể công nấu ăn, giặt đồ bú xua la mua,… hoá ra, hắn chỉ nhìn tình yêu qua vật chất, quên cả hiện thực của cuộc đời vợ chồng.

Trong đời sống vợ chồng, hắn học được nhiều điều hay: nhịn nhục và nhẩn nhục. Khi xưa hắn thích ăn nhãn nhục ở quán nước đá bào ở bến xe đò Chi Lăng, nay lấy vợ thì chỉ biết ăn Nhẫn Nhục và nhịn nhục để qua cầu, cấu tạo hạnh phúc trong căn nhà nhỏ ở Chapi.

 Từ ngày ở với em, hắn trở nên hiền lành. Phép lạ của tình yêu. Tuổi đời ngày càng già, vợ dại con thơ. Viết dòng này, xin tạ lỗi với đời, với em, đã cho hắn khúc cuối cuộc đời chút gì để nhớ để thương. Tới giờ này mà vợ hắn cũng chưa nhất trí với bản tự kiểm lý lịch ái tình, những gì hắn đã viết, đã nghĩ về em. Hắn hỏi thêm: thế em có ghét tôi? có tính đường bỏ tôi? Em phán một câu xanh rờn: có mà điên, nuôi nấng bao nhiêu năm. Bỏ là bỏ thế nào. Ghét vô, bỏ vô đâu. Hoá ra theo cô bé, thì chính cô bé đã nuôi hắn từ 10 năm qua. Chán Mớ Đời 

Tối hôm đó, lại một cuộc yêu nhau kịch liệt. Tối tăm cả trời đất, tan hoang chiếu giường. Thân già gặm cỏ non. 

Theo lời kể của easy rider Đàlạt 

Nguyễn Hoàng Sơn