Đà Lạt phố cũ

Không hiểu tại sao, khi thấy hình ảnh Đà Lạt ngày nay trên mạng thì mình không thích xem. Ngược lại những tấm ảnh xưa, thì lại chú ý như để nhận ra trong ký ức, chuyện gì đã xẩy ra tại góc phố này. Mùa Tết, thiên hạ đi du lịch lên Đà Lạt, thấy cảnh tượng hải hùng, khách sạn hết phòng, thiên hạ cắm dùi bên cạnh hồ Xuân Hương, đi vệ sinh ngay đó, khiến mình thất kinh. Thấy thiên hạ quay video, rác rưởi do du khách bỏ lại sau lưng, chỉ biết Chán Mớ Đời.

I collected some old pictures of Đà Lạt. This picture (1989), showing Duy Tân Street. I did biking up to this hilly street. On the left, there is a street named Thu Khoa Huan, where a classmate used to live there. Also a house which Dalatois used to call “Japanese house” has been demolished after 1975, owned by one of my classmates.

Tấm ảnh này, được chụp trên đường Duy Tân, phía bên tay phải từ Khu Hoà Bình đi xuống. Tấm ảnh do một nhiếp ảnh gia người Nhật Bản chụp sau 1975, hình như năm 1989. Đây là góc ngã ba, Duy Tân và Thủ Khoa Huân. 

Con đường Duy Tân này, mình ít khi đi qua ngoại trừ năm đậu B.E.P.C., bà cụ mua cho chiếc xe đạp maze Chợ Lớn thì mình có đạp lên dốc này đều đều đến khi mòn thắng thì hết dám chạy vì bị té một lần, bỏ chiếc dép lên bánh xe để thắng. Có dạo học tư chị của tên học chung Lê Huy Hà, nàh đi xuống chút nữa, gần ngã ba Phan Đình Phùng.

Hôm trước, mình có kể tìm lại được anh bạn khi xưa. Hỏi anh ta nhớ NGuyễn Thị Ri? Anh ta cười, kêu mày còn nhớ à. Tao quên cha nó mất, mày nhắc tao mới nhớ. Số là dạo ấy, anh ta thích cô này học chung lớp. Một hôm, anh ta đến nhà mình, kêu đến nhà cô này, có một tên khác tên Trần Văn Hiệp thì phải, thích Nguyễn Thị Đức. Hai cặp này viết thư cho nhau rồi nhờ mình chuyển thư dùm.

Hôm ấy sau ăn trưa thì Huỳnh Kim Sang ghé nhà mình kêu đến nhà cô bạn học tên Ri. Cô này, gốc Phan Rang, lên Đà Lạt ở trọ trên đường Thủ KHoa HUân. Con đường này mình không nhớ có trán nhựa hay không vì xem ảnh chỉ thấy đá và đất. Chắc là thời bao cấp nên xuống cấp. Tại đây, có tên Hiệp đang đứng đợi dưới đường. Nhà trọ của Ri, ở trên đồi, phải leo lên mấy thang cấp mới bò lên được. Mình nghĩ là có trán nhựa, có thể sau 75, không được tu sửa nên chỉ còn đá và đất.

Thế là hai anh chịu đèn hai chị, ngồi nói chuyện với nhau, còn mình đứng xớ-rớ, không biết làm gì, bò ra sân, nhìn xuống hồ Xuân Hương. Phía đường Cường Để, ấp Ánh Sáng. Chỗ này, mà đứng xem ông phi công tên Toàn ở ấp Ánh Sáng, lái F5, lượn về chào hàng xóm, rồi mất đà bay xuống hồ Xuân Hương luôn. Mình vẫn còn nhớ hình ảnh đó. Lúc đó độ 10 giờ sáng, ra chơi. Đang đứng trên sân trường với Trần Thiện Tân thì thấy một chiếc phản lực cơ F5, bay từ hướng Cam Ly về, rất thấp rồi bổng nhiên mình thấy khói lửa đỏ bay lên như thời Mậu Thân ở khu Số 4.

Sau đó thì một tiếng nổ long trời, không thấy chiếc phản lực cơ bay lên. Trưa đó, CBMT, ghé nhà mình kể máy bay nổ ở cầu Ông Đạo, làm mấy người chết nên mình bò đi xem. Sau đó thì thấy mấy quan tài, để cạnh cầu Ông Đạo. HÌnh như người Việt kỵ đem xác người thân chết ngoài đường về nhà.

Căn nhà đầu tiên bên tay phải, nhìn xuống đường Duy Tân được thiết kế theo kiến trúc Nhật Bản. Dân Đà Lạt hay gọi là căn nhà nhật. Sau này mình về thì được biết một tên bạn học chung khi xưa, làm chủ. Hắn cho phá căn nhà nhật để xây thêm, rồi cho thuê để người ta mở tiệm cà phê chi đó, có mấy cái bàn trên đồi. Lâu lâu có chạy lên đường này vì ăn thông ra đường Trương Vĩnh Ký.

This one has been taken after 1975. Based on the legend, was taken in 1989. I believe when I went home in 1992, I didn’t see like that. May be my memories failed me. On the right, was a dancing restaurant. On the left, not in the picture was the Modern Hotel, where GI’s were renting during their time in Đà Lạt.

Tấm ảnh này, cũng được chụp sau 75, mình đoán là sau 1992, năm ấy chưa đập phá khu phố này. Dạo ấy chưa thấy đập phá dãy phố do ông Võ Đình Dung xây cất rồi cho thuê hay bán lại. Theo hình ảnh thì do Yurika, chụp ngày 3 tháng 6, năm 1989. Kể cũng lạ. Xem như mình nhớ lầm.

Phía trước thấy hai chiếc xe Peugeot, taxi của Đà Lạt xưa. Sơn màu đen và trắng. Cầu thang do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Bên tay phải là nhà hàng và vũ trường La Tulipe Rouge. Dân Đà Lạt gọi tulipe cho ngắn gọn. Theo chỉ thị của kiến trúc sư Thụ, thì mấy dãy phố ở khúc này, không được xây quá 2 tầng, sẽ che cảnh quan của hồ Xuân Hương nếu đứng tại KHu Hoà Bình.

Chủ nhân tiệm La Tulipe Rouge, làm theo các chỉ thị, ngược lại, đối diện cầu thang là khách sạn Mộng Đẹp, của ông thầu khoán Nguyễn Linh Chiểu, người xây cất chợ Mới Đà Lạt. Ông này chơi cha xây thêm 1 tầng, trái với quy định, khiến người Đà Lạt đứng trên khu Hoà BÌnh, không thấy hồ Xuân Hương, bị khách sạn này che mất. Chắc ông ta chạy chọt nên được tha. Sau này, cho lính mỹ mướn chắc giàu to. Đà Lạt có hai khách sạn cho mỹ mướn là Ngọc Lan và Mộng Đẹp. Khách sạn Ngọc Lan, có thời bị đặt chất nổ. Nghe kể một cô tên Nguyệt Thu, học Yersin là tác giả vụ này. Kinh

Mình có gặp lại dượng Thụ lần chót năm 1992 tại Sàigòn, khi về thăm Việt Nam. Dượng cùng tuổi với ông cụ mình, còn dì Cơ thì cùng tuổi với mẹ mình. Sau 75, dượng Thụ có đi cải tạo, ở nhà dì Cơ qua đời. Mấy người bà con an ủi mẹ mình, kêu ráng để nuôi 10 con, khi ông cụ bị tuyên án 18 năm tù. Kinh

Bà Võ Quang Tiềm với Mệ Ngoại mình là chị em bạn dì hay chú bác chi đó. Dì Tân, con gái của bà Dụ, chị của bà Tiềm ở trong xóm mình.

Chỗ đi lên cầu thang, thấy căn nhà của ông nha sĩ Trình, bố của thằng Hy, khi xưa học Yersin với mình. Mình có vào nhà này chơi vài lần.

This one showing the Vietnamese quarter before the 1932 flood which damaged the area. French government moved the down town up the Peace area nowadays. I could see the garrison of the first French soldiers in Đà Lạt, later they used ít as a prison, where my mother has been hold there for few months when she got caught by French police. 

Tấm ảnh này, mình chỉ thấy tấm chụp phần trước. Tấm này thì thấy rõ khu phố người Việt đầu tiên tại Đà Lạt. Cận cảnh thấy cái đập mà tây gọi hồ lớn (Grand lac). Thấy lỗ thoát nước qua hồ nhỏ. Thật ra hồ nhỏ là để xã nước vào mùa mưa, khi hồ lớn đầy tràn. Hình này chụp trước 1932, vì Thuỷ Tạ chưa được xây cất.

Hình này thấy chỗ thoát nước qua hồ nhỏ. Xa xa trước khu phố người Việt, có con đường nhỏ cũng là bờ kè của đê chận nước vào mua mưa. Sau 1932, khi lũ lụt đã phá huỷ khu phố người Việt thì người Pháp mới cho phá cái đập chỗ Thuỷ Tạ và xây cầu ông Đạo. Dời phố người Việt lên khu Hoà BÌnh. Ấp Ánh Sáng được thành lập năm 1952.

Bên tay phải thấy trại lính của Tây, sau này được đổi thành nhà Lao, nơi người Pháp nhốt mẹ mình, và vợ chồng chú Phấn, tiệm thuốc tây Minh Tâm, tại đây mấy tháng khi tham gia Việt Minh, bị bắt. Trước đó thì thấy đường Nguyễn Thái Học. Thấy con đường lên dốc khu Hoà Bình sau này, được gọi là đường Lê Đại Hành. Sau đó thì có thể đường Trương Vĩnh Ký, có mấy dãy nhà màu trắng. Lý do mình đoán là khu Hoà BÌnh được xây dựng bởi ông Võ Đình Dung sau này. Cũng nghe nói là có trường học, chắc là trường Đoàn Thị Điểm.

Mình có kể về khu phố người Việt đầu tiên tại Đà Lạt. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình.

Phía bên tay trái thì thấy con đường nhỏ sau này là đường Trần Quốc Toản, chỗ ngã NĂm, có một trạm xăng Esso của bố mẹ tên Nam, học chung với mình khi xưa. Bên tay trái có con đường chạy lên KHo Bạc, chỗ đường Yersin, sau lưng khách sạn Palace. Con đường này, được nhiều người chụp cảnh các nữ sinh đi học với ánh nắng xuyên qua các rừng thông. Chỗ này, mình có xem diễn lại vụ đánh cướp xe Ngân Hàng của ông Nguyễn Tấn Đời.

Họ đem ông tài xế, chở tiền lên Kho Bạc, giữa đường thì bị chận cướp. Cướp lấy tiền xong thì đem xe bỏ dưới đèo Prenn. Trói cổ ông tài xế. Ông cụ mình kể ông thẩm vấn viên nào của ty cảnh sát, đem ông tài xế vô phòng, khệnh cho vài cái là khai hết. Họ còng đầu mấy tên ăn cướp, đem tiền về Sàigòn. Có thể là Việt Cộng nằm vùng tổ chức đánh cướp. Mấy ông kinh tài cho Việt Cộng mới dám nghĩ mấy vụ này. 

Mình có quen một chú đi tù chung với mẹ mình khi xưa. Chú kể khi xưa, làm ăn có tiền thì chú gửi vào kho bạc kiểu bên mỹ, họ mướn các hộp sắt trong ngân hàng để đựng đồ quý giá hay tiền bạc. Sau 75, bị dân nằm vùng trong kho bạc, chỉ điểm, bị đấu tố tư bản mại sản, kẻ thù của nhân dân. Đành xuống thuyền vượt biển.

Mình có thấy khúc đường Lê Quý Đôn, có căn nhà ngay góc đường Yersin. Mình đoán là nhà của mấy người Tây hay nhà biến điện từ Cam Ly chạy về. 

Phía xa xa, không biết có phải trường Petit Lycee. Lười đi lục tài liệu hay bài mình viết về ngôi trường này. Hai trường học đầu tiên được xây cất tại Đà Lạt: một là trường Đoàn Thị Điểm sau này dành cho người Việt và trường Yersin, dành cho người Pháp và con nhà giàu người Việt.

This picture brought back a lot of memories. I guess it has been taken after 1975

Hình này thì mình thấy hoài, mỗi lần đi bộ ra chợ. Trước rạp Ngọc Hiệp. Thấy cái xe bán bánh mì thịt làm ình nhớ lại, bà này với tiền của mình khá nhiều. Bánh mì lấy từ lò bánh mì ở đường Phan Đình Phùng mà gia đình mình mua hàng ngày cho mấy em ăn điểm tâm. Thấy cái ghế đẩu để kê thùng kem. Mình đoán của tiệm Thuỷ Tinh, đối diện rạp Xi-nê.

Hôm trước thấy trên mạng của dân Đà Lạt xưa, một ông thần nào ở khu vực này, kể rất rành rọt về các quán ăn xung quanh rạp Ngọc Hiệp. Ai tò mò thì vào đó đọc.

Thấy bên kia đường là trạm biến điện, trên đường Duy Tân, chỗ trường Đoàn Thị Điểm cũng có một trạm biến điện. Cầu thang này mình đi lại không biết bao nhiêu lần, mỗi lần ra phố. Thấy có tiệm bi-da Hồng Ngọc, vớt tiền của mình khá nhiều khi xưa, lại đây chơi banh bàn.

Mình không biết là hình chụp trước 75 hay sau 75 vì thấy mấy chiếc xe ca. Khi xưa, chỗ mấy xe ca đậu, là bãi xe taxi. Còn xe bán bánh mì thì mình nhớ ở ngay góc tiệm ăn Như Ý.

Chỗ này, mình và cô em kế có lần ngồi đợi bà cụ. Hôm ấy, bà cụ kêu ở nhà đừng có đi đâu, phá làng phá xóm, giỏi tối về mẹ dẫn đi xem đại nhạc hội Trần Văn Trạch. Cả ngày, mình chỉ ở trong nhà, không dám ra đường, sợ chị người làm mét bà cụ là không được đi xem Trần Văn Trạch, hát xổ số kiến thiết trên đài phát thanh.

Tới chiều, không thấy bà cụ về. Hai anh em mới dẫn nhau xuống cầu Địa Dư đứng đợi. Đợi hoài không thấy bò sang rạp Ngọc Hiệp, ngồi đợi bà cụ nơi lề đường, ngay chỗ chiếc Lambretta. Vẫn không thấy bóng mẹ dù thiên hạ đã vào rạp, nghe hát om xòm ở trong đến khi bà cụ từ đâu hiện ra, ôm hai anh em chạy về nhà. Bà cụ kể là ngày đó, người ta kêu ở lại để bốc thăm dãy hàng ở Chợ Mới Đà Lạt. Họ mới xây xong, và dời mọi người ở Chợ Cũ (rạp Hoà BÌnh sau này). Mẹ mình đi bốc thăm nên về trễ. Về nhà, không thấy hai anh em nên chạy khắp nơi để kiếm. Gặp hai đứa con mừng như điên, cười cười tỏng khi mình Chán Mớ Đời vì không được xem Trần văn Trạch.

Sau này, người lớn dọa đừng có đi đâu vì “mẹ mìn” thì mình không sợ. Lý do là đen như phi châu, dân Việt Nam thì thích da trắng. Thôi ngừng ở đây. Hôm nào rãnh kể tiếp mấy tấm ảnh mới lượm trên mạng.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn