Chiến tranh tôn giáo và niềm tin

 Dạo mình đi làm ở Luân Đôn, cứ thấy báo chí đăng tải đánh nhau ở Bắc Ái Nhỉ Lan giữa người dân xứ này vì tôn giáo. Họ đều thờ ông Giê-Su nhưng cứ bỏ bom nhau, bắn nhau như người Việt mình trước 1975. Lâu lâu thấy Việt Cộng đặt chất nổ, làm chết nhiều người dân vô tội, mấy người đặc công nội thành  được xưng danh anh hùng. Buồn đời, mình mò tài liệu bình dân học vụ đọc, để khi nói chuyện với người Anh quốc, mới hiểu họ được. Người Ái Nhỉ Lan, phải sang Anh quốc làm việc, vì ở quê hương họ không có công ăn việc làm. Nay chắc đỡ hơn vì xứ này được xem là nơi các công ty lớn đóng đô tại đây để khỏi đóng thuế. Mình có tên bạn thuộc vùng Nam Ái Nhĩ LAn. Hắn ghét người Anh quốc nhưng phải ở luân đôn làm việc. Hắn chạy qua mỹ, làm ăn khấm khá, ly dị mất hết tiền bạc, lại bò về Luân Đôn, hưởng lương hưu trí.

Hoá ra, các người thờ ông Giê-Su choảng nhau, khởi đầu từ ông Martin Luther ở Đức quốc. Xứ Đức này rất lạ, hay gây chiến với các nước láng giềng nhưng lại tạo ra nhiều nhà tư tưởng lớn của thế giới.

Ông Luther này, con của một thương gia, học hành giỏi, thông minh. Bố ông ta muốn ông ta trở thành luật sư để giúp thương mại gia đình. Một hôm, đi bộ về nhà, ông ta bị mắc mưa. Sấm chớp ầm ầm khiến ông ta run sợ, và cầu nguyện, tự hứa nếu qua khỏi nạn này, sẽ đi tu. Nguyện hiến dâng đời mình còn lại để phục vụ Chúa.

Sống sót qua cơn giông, ông về nhà, báo tin, bỏ học, đi tu. Chấm dứt cuộc đời sinh viên, uống bia, chọc gái,…khiến ông bố nổi điên vì chỉ có một người con trai nối dòng. Đi tu rồi được thụ phong linh mục. Ông có dịp viếng thăm vùng Toscana, Ý Đại Lợi, chạm va văn hoá của thời Phục Hưng của vùng Florence, Siena. Sau đó, lại xuôi về nam để viếng thăm Vatican, La-Mã.

Thời Trung Cổ ở Âu Châu, nhà thờ, rất giáo điều, quản lý hết từ chính trị đến kinh tế, ngày nay người âu châu xem như thời te tua nhất của lịch sử họ. Ai mà có tư tưởng chống đối lại nhà thờ là đem ra hành hình như ông Galileo,.. đến khi các vùng như Venezia, Toscana, bắt đầu đi buôn ở xa như các đám người theo chân Marco Polo đi về các xứ Ả Rập, Á Châu để mua bán, trở nên giàu có. Một mặt, đế chế Ottoman chiếm đóng mấy trăm năm xứ Hy Lạp khiến một số trí thức người Hy Lạp, chạy tỵ nạn qua Ý Đại Lợi. Tại đây họ được các nhà con buôn của vùng Florence, trọng đãi, cấy tạo nên ý tưởng mà sau này người ta gọi thời đại Phục Hưng.

Tương tự đầu thế kỷ 20, các nhà trí thức ở Âu Châu, chạy giặc qua Hoa Kỳ, tạo dựng một nền tư tưởng về văn học và nghệ thuật, rất cao. Các nhà văn miền bắc rất ngạc nhiên khi nghe đài Sàigòn khi xưa. Họ không hiểu bọn tay sai của Mỹ Diệm, sao có thể làm nhạc hay hay viết văn quá độc. Làm sao miền nam, nô lệ cho Mỹ mà lại có những Trịnh Công Sơn,… Ngày nay, người ta đang xét lại 20 năm văn học miền nam từ 1954 đến 1975, để so sánh với văn học miền bắc, chả có gì ngoài nhưng bài thơ ca tụng xít ta Lin của ông Tố Hữu.

Tại đây, ông Luther viếng thăm các cung điện, nhà thờ to lớn và cách làm thương mại của Vatican khiến ông bất bình. Các giám mục tạo ra purgatoire, nhà luyện ngục. Được giải thích; khi chết người ta sẽ đến đây trước, để tắm gội các tội lỗi trước khi lên được phát hộ khẩu vào thiên đường. Kiểu tự khai về tội lỗi của mình trong quá khứ, có bao nhiêu tội ác với chế độ mới. Các con chiên muốn tránh tắm gội tội lỗi mát-xa tại đây thì có thể mua sổ thông hành đi thẳng lên thiên đường. Sự kiện này không thấy nói trong kinh thánh khiến ông Luther bất bình, mất lập trường cách mạng và ý mầm phản động đã được cấy.

Khi mình đến La MÃ lần đầu tiên, viếng thăm toà thánh Vatican, xem các báu vật được trưng bày trong viện bảo tàng của thánh địa Công Giáo thì cũng hơi bất bình. Sau này, mỗi năm, vào dịp giáng sinh, mình đều sang thủ đô Ý Đại Lợi chơi với bạn bè. Bạn người Ý rất chống Vatican. Dạo ấy, 35% người Ý Đại Lợi, bầu cho Đảng cộng sản và 25% bầu cho đảng Xã Hội.

Có anh bạn kể, bà mẹ ở Việt Nam, có con đại gia nên trước khi mất, cũng nhờ mấy ông sư làm lễ cúng passport để khi qua đời có thể lên cỏi Vĩnh Hằng. Anh ta không tin vì ông thầy Từ Mãn, chùa Linh Sơn Đà Lạt xưa là người thân trong gia đình, ăn mặn khi viếng thăm gia đình anh ta. Để làm vui lòng cho bà mẹ nên cúng tiền cho thầy chùa làm lễ, đóng dấu Passport về tây phương cực lạc. Khi bà cụ mất thì gia đình, chôn cái sổ thông hành này theo để trình công an khu vực ở cõi Vĩnh Hằng. Hôm trước, thấy họ tải trên mạng, hình ảnh ông thầy chùa nào, đi chích botox ở lỗ tai cho dầy như tai ông phật. Khi xưa, mình ế vợ, biết vậy đi chích botox khiến bố mẹ mấy cô tưởng mình có tướng Phật, gả con gái cho thay vì xu đuổi như đuổi tà.

Ông Luther thấy nhà thờ trang bị các thang cấp tương tự khi chúa Giê-su đã leo lên trước khi đến đồi Calgary. Con chiên đến đây, đóng tiền để được quỳ gối theo gương của CHúa. Nổi bất bình khiến khi ông ta trở về Đức quốc, giảng đạo có ý chống đối đường lối quản lý tín ngưỡng của nhà thờ Vatican. Ông ta có viết 95 câu hỏi về nhà thờ La MÃ, và đóng Đinh trước nhà thờ.

Nhà thờ Vatican, vời ông ta đến Worms, có vua Charles V, hoàng đế của đế chế La MÃ tham dự. Ông này phò nhà thờ La MÃ nhưng dạo ấy, đế chế hồi giáo Ottoman đang bao vây Áo quốc, và ông ta cần các tiểu vương quốc Đức quốc để chống trả lại đạo quân hồi giáo nên tha. 

Đây là lâu đài mà ông Luther ẩn náu đến 300 ngày, dịch kinh thánh từ La tinh qua đức ngữ

Sau buổi lễ, để ông Luther có cơ hội giải thích về sự bất đồng của ông về cách hoạt động thương mại của nhà thờ La-MÃ. Ông ta bị lên án là Dị giáo như ông Jan Hus ở Tiệp Khắc 200 năm về trước, bị đưa lên dàn thiêu. Ông có thể bị bắt và giết chết. Ông Luther, trên đường về nhà thì bị bắt cóc bởi các người thân ông ta, và đưa đến một lâu đài Wastburg ẩn náu 10 tháng. Họ làm như vậy để tránh ông ta bị giết bởi các sứ thần của Vatican. Chắc Chúa đã dọn sẵn con đường phục vụ Chúa cho ông ta nên khôgn bị giết như mấy ông linh mục phải động trước đây.

Không may cho nhà thờ Thiên CHúa Giáo La MÃ, đúng lúc đó, ông Guttenberg ở Đức quốc, phát minh ra máy in. Không có gì in nên ông Guttenberg lấy mấy bản tin của ông Luther rồi in thử, và phân phát hay gửi khắp nơi. Các tư tưởng của Luther được truyền bá sâu rộng. Thêm buồn đời, bị nhốt trong lâu đài, không được ra khỏi thành, sợ bị lính của nhà thờ bắt, ông Luther dịch kinh thánh ra đức ngữ theo kiểu bình dân học vụ. Dạo ấy, người Đức quốc chỉ có đâu 2% người biết đọc. Người ta học tiếng La tinh, nên chỉ có một số ít người hiểu biết la tinh và các ông cố đạo. Các ông cố đạo là thành phần biết đọc, xem như chỉ có quyền nói về thánh kinh mà không ai có và khả năng để đọc. Kiểu khi xưa, mấy ông đồ tỏng làng biết đọc nên muốn nói sao thì nói với sách thánh hiền. Chưa chắc là mấy ông này hiểu hay đọc hết được các từ tỏng sách.

Người Tàu hay kêu là họ đã phát minh ra cách ấn loát trước người tây phương như thuốc nổ để làm phá bông. Trong khi người tây phương thì họ rất thực dụng. Họ dùng tý tưởng của người khác để làm giàu. Máy in tàu rất khó thực hiện vì phải làm rất nhiều từ trong khi máy của ông Guttenberg chỉ cần 24 chữ cái là xong.

Các bức hoạ dùng để giúp con chiên hiểu về kinh thánh hơn vì đa số không biết chữ.

Nhờ ông Luther, số người biết đọc thánh kinh gia tăng vì viết bằng đức ngữ. Ông ta nhờ một ông hoạ sĩ tên Lucas Cranach để minh hoạ các bài viết của ông. Nên nhớ người dân dạo ấy mù chữ nên hình ảnh minh hoạ các bài viết giúp giáo dân học tập được thánh kinh. Ông Luther là một nhà tuyên truyền số 1 thời ấy. Thời bé, mình hay mượn báo Tuổi Hoa của mấy cô hàng xóm để đọc và các báo hoạt hoạ. Dễ đọc, dễ hiểu như khi đọc về câu truyện của cô bé tóc vàng dài xuống đất. Cô ta bỏ mái tóc qua cửa sổ để tên bồ, nắm tóc mà leo lên chi đó.

Ông Luther chỉ muốn nhà thờ Vatican, thay đổi cách thương mại hoá tín ngưỡng nhưng đúng lúc ấy nhà thờ Vatican, muốn kiếm tiền thêm để xây dựng các nhà thờ lớn ở La MÃ do Bramante và Michelangelo thiết kế nên gửi các sứ giả đến các làng, bán thông hành lên thiên đàng khiến người dân tức giận. Họ xem đây là cơ hội để thoát khỏi gông cùm của các địa chủ, vương tước âu châu. Họ nổi loạn, chống lại bọn cường hào ác bá, địa chủ. Giai cấp này, ra lệnh tàn sát dẹp loạn rất mạnh tay mới lấy lại trật tự trong vương quốc nhỏ.

Ông Luther rời lâu đài nơi mình ẩn trú để trở về quê nhà, thành lập một hội đồng cải cách nhằm kiểm soát cuộc cải cách niềm tin. Từ đó sinh ra nhà thờ Lutheran, và lan toả khắp âu châu. Ngoài ông Luther ra còn có các nhà thần học khác ở âu châu, muốn cải cách nhà thờ như Ulrich Zwingli ở Thuỵ Sĩ, cũng tìm cách chống loại nhà thờ La MÃ. Sau này, ông Luther có lập gia đình với một nữ tu thì phải, sinh ra nhiều con để nối dòng cho ông bố.

Ở Geneva, xuất hiện ông Calvin. Mình có làm việc ở Geneva một thời gian. Ông này cũng nghĩ con chiên lên thiên đường nhờ hồng ân của Chúa chớ không phải mua sổ thông hành, qua tay “cò” nào cả từ đức giáo hoàng. Hoá ra người nghèo không có tiền đóng cho cò thì xuống địa ngục. Từ đó đưa đến chủ nghĩa Calvin, cho rằng Chúa đã chọn ai để lên thiên đàng, đưa đến chủ nghĩa Presbyterian và nhà thờ Presbyterian và được lan truyền khắp âu châu nhất là vùng bắc âu. Sau này, nhóm người theo chủ nghĩa này, tìm đường sang Hoa Kỳ, tạo dựng Tân thánh địa Jerusalem ở vùng đất hứa mới. Đặc biệt nhất là trên con tàu Mayflower mà mình đã có kể.

Trong buổi lễ đấu tố ông Luther tại Worms, có vua Đan MẠch tham dự. Ông ta nghĩ nhân vụ này, chiếm luôn đất của nhà thờ La MÃ. Vua Thuỵ điển cũng xù đức giáo hoàng luôn, chiếm đất của nhà thờ La MÃ. Tương tự ở Anh quốc, vua Henri VIII, nhân cơ hội này cưỡng chế luôn đất đai rất nhiều của nhà thờ, và thành lập nhà thờ Anh quốc, ly dị bà vợ lớn, lấy bà nhỏ. Nói chung thì dạo ấy nhà thờ La Mã là quốc giáo nên bao nhiêu tài sản gom trong các giáo xứ tại mỗi địa phương rất nhiều sau bao nhiêu năm. Đất đai của nhà thờ còn nhiều hơn cả của vua chúa.

Tại Rotterdam, Hoà Lan, có một ông cố đạo tên Erismus, không từ bỏ nhà thờ La MÃ nhưng cũng đòi hỏi thay đổi từ bên trong nhà thờ. Có lẻ vì vậy mà ngày nay, xứ này vẫn còn người Hoà Lan theo nhà thờ La MÃ. Ở Tây BAn Nhà có một ông tướng tên Loyola, thành lập Dòng Tên để giáo dục các trí thức nhằm chấn chỉnh lại nhà thờ bên trong và các dị giáo ở ngoài. 

Vào thời ấy, có hai hệ phái Cải Cách nhà thờ và phong trào Phục Hưng khiến con chiên hơi bị tẩu hoả nhập ma. Khắp âu châu, các người theo đạo Tin Lành thì phá hoại, khủng bố các nhà thờ La MÃ và ngược lại như trường hợp BẮc Ái Nhĩ LAn khi mình còn làm việc tại Âu châu. Họ phá mấy các tượng các thánh, các kính màu được tô vẽ các thánh của nhà thờ la mã. Ai gặp người gốc Ái Nhĩ Lan, đừng bao giờ gọi Belfast là Londonderry, sẽ khiến họ tức giận. Kiểu Sàigòn và thành phố Hcm.

Trong khi nhà thờ La MÃ cho phục hưng lại nên kêu gọi các nghệ nhân vẽ các hình ảnh đẹp đẻ hơn là các tù ngục như xưa, khiến con chiên sợ hãi mà cúng dường tiền bạc để tránh khỏi phải lên purgatoire. Từ đó, tạo sinh trường phái BAroque. Ngày xưa, mình phải học ba cái này mệt thở. Chả biết thánh nào ra thánh nào, đành phải mượn thánh kinh về để đọc mà hiểu ông thánh nào.

Trong khi đó, các nhà thờ Tin LÀnh, thì được xây cất không cầu kỳ, không có thánh nào cả, chỉ có cái dàn organ và nhạc. Nhạc giúp giảng đạo nhanh hơn vì đa số người dân vẫn còn mù chữ. Nhà thờ La mã thì thờ Phượng đức mẹ Đồng Trinh, trong khi đó nhà thờ Tin Lành dẹp hết. Họ cạo dẹp bỏ hết các hình ảnh mấy ông thánh, chỉ có hình ảnh của chúa.

Âm nhạc đối với người theo đạo Tin Lành quan trọng hơn là tranh vẽ, tượng khắc. Các vùng Tin Lành thì các người theo nhà thờ La Mã phải tu chui kiểu người Việt mình dưới triều đình nhà Nguyễn. Ở Hoà Lan, còn có một nhà thờ công giáo, cải trang trong một căn nhà để người công giáo có thể đến đấy dự lễ, học điều răn của chúa. Ai có ghé qua xứ này nên ghé lại xem, để hiểu thêm lịch sử của tôn giáo.

Không biết có phải người Đức thích nghe nhạc nên nhà thờ Lutheran, sử dụng nhạc cụ trong nhà thờ khi giảng đạo. Còn ở Ý Đại Lợi, người dân thích tranh vẽ nên các nhà thờ lại thích vẽ tranh để dạy thiên hạ yêu phụng Chúa.

Mình có anh bạn người hoà lan, theo công giáo nên có dẫn mình đi mấy chỗ này. Anh ta cho rằng, nếu anh ta sinh ra bên kia đường thì chắc sẽ theo đạo Tin Lành. Người hoà lan có tính phóng khoáng nên họ chấp nhận sự khác biệt. Khi nhà thờ Anh quốc đàn áp các người Puritan,…thì họ chạy qua Hoà Lan để ẩn nấu và từ đó xuôi theo dòng nước, vượt đại dương qua Hoa Kỳ, tạo dựng nên một Tân thánh địa Jerusalem. Ai tò mò thì tìm bài về con tàu Mayflower, mình đã kể.

Nhà thờ La MÃ dẹp phá phong trào cải cách nội bộ như Erismus kêu gọi và tạo ra phong trào mà người ta gọi Inquisition khét tiếng mà hoạ sĩ Goya đã vẽ nhiều bức tranh kinh hoàng. Tại Tây Ban Nha có một nhà thờ, họ đem các người theo đạo Do Thái, Tin LÀnh, Hồi Giáo đến đây để tra tấn xét xử. Mình có viếng chỗ này khi thăm xứ này.

Hai bên đều tuyên truyền chống nhau, kêu phe kia phản bội Chúa đủ trò. Cuối cùng thì đánh nhau.

Nhà thờ La MÃ nổi điên nên đem quân đánh, gây ra cuộc chiến tôn giáo kéo dài 100 năm mà hồi xưa, mấy ông Tây bà đầm dạy mình lịch sử tây khi xưa. Mình chả hiểu gì cả, cứ phải học thuộc lòng “la guerre des cent ans “. Cuối cùng thì cả hai bên tổn thất nhiều quá nên phải ngưng chiến. Xứ nào muốn theo nhà thờ La Mã thì theo còn ai muốn theo nhà thờ cải cách thì theo. Các nước phía bắc âu châu theo phái cải cách mà chúng ta gọi nhà thờ Tin Lành.

Nói chung thì nhờ dòng họ Tây vừa làm vua xứ Anh quốc và xứ pháp nên trong gia đình, không đánh nhau nữa. HÌnh như mình có kể vụ này rồi. 

Hồi nhỏ, học ông tây bà đầm về lịch sử tây là mình ngọng. May đi tây thì mình mới có thời gian tìm hiểu thêm về mấy vụ choảng nhau, dù họ thờ chung một ông Giê-su. Tương tự hồi giáo cũng choảng nhau vì họ định nghĩa niềm tin của họ khác nhau, tuy thờ cùng một Allah.

Khi ở Pháp thì mình nghiên cứu về nhà thờ La Mã vì đa số người Pháp theo công giáo. Khi sang làm việc ở Thuỵ Sĩ và Anh quốc thì tò mò về đạo Tin Lành và nhà thờ Anh quốc. Qua Hoa Kỳ thì loạn, đủ thứ loại nhà thờ nên Chán Mớ Đời 

Mình thấy bức ảnh này quá đẹp nên đăng ở đây. Nếu đây là địa ngục thì mình sẽ đi theo.

Không biết bao nhiêu nhà thờ kêu gọi mình trở về đạo. Đó là danh xưng của người thiên chúa giáo. Cho rằng ai cũng là con chúa, và bỏ chúa ra đi, nay phải trở về đạo. Mình kêu là hiện thân của Juda, tông đồ thứ 13, đã phản chúa nên cứ để mình ở địa ngục thay vì lên thiên đàng. Mình không muốn gặp lại mấy cô gái, khi xưa và đã đì mình te tua. Amen

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn