Tuần rồi, buồn đời, mình làm bánh mì cho vợ con ăn. Làm với loại bột mì Whole Grain hữu cơ. Theo công thức thì chỉ để bột dấy lên men độ 1 tiếng. Sau 1 tiếng thì không thấy bột nổi lên như trong youtube. Chán Mớ Đời
Nướng trong lò xong, đồng chí gái kêu cái này mà khỏ lên đầu như cục gạch. Mình nhớ có lần mua ổ bánh mì đen, nặng như cục gạch, lại đắt tiền, ăn cứng như đá mà thiên hạ gọi là bánh mì, làm theo kiểu khi xưa, không biến chế. Bổ nhất còn bánh mì ngày nay mua ở tiệm thì khỏi kể. Nhất là bánh mì ở tiệm Việt Nam. Được cái là “bánh Mì” Việt Nam nay rất nổi tiếng trên thế giới.
Mình làm lại nhưng hết bột nên đợi sáng hôm sau, tiệm mở cửa, bò đi mua bột. Tương tự, bột dấy lên hơn một chút, ăn đỡ cứng. Cuối cùng mình hỏi bà Mễ dọn nhà. Bà ta cho biết ở làng bà ta, ông bố làm bánh mì bán cho thiên hạ. Bà ta nói phải để lâu hơn. Mình làm lại để trong thố rồi dẫn thằng con đi xem nhà cho thuê, bị nghẹt ống cống. Mình đang dạy nghề cho thằng con.
Pain de campagne của mình cứng như đá. Vợ không dám ăn, sợ gãy răng. Chán Mớ ĐờiMấy tiếng sau, về lại thì công nhận bột nổi lên to hơn nên làm từng viên nhỏ rồi bỏ vào cái khuông làm brioche để thêm một thời gian nữa đâu 8 tiếng đồng hồ. Bột dấy lên cao. Bỏ vào lò. Thơm ngát cả nhà. Mình thắc mắc, lý do sao phải để lâu trong khi ở tiệm bánh mì Bolsa thì họ bỏ có chút xíu. Lần này, mình làm brioche kiểu Ý Đại Lợi, mà khi xưa có mẹ cô bạn làm cho ăn. Bột mì nhồi với nước quýt. Cũng có thể trong nước quýt có chất đường nên làm bột nổi nhanh chóng. Cũng mất 8 tiếng.
Mình chợt nhớ có coi một video của ông bác sĩ Gundry, chuyên gia mổ tim, nói về chất men làm bánh mì và đường nên bò vào YouTube mò lại. Ông bác sĩ này để 4 chai có nước. Sau đó ông ta bỏ yeast, chất làm lên men vào mỗi chai có nước. Sau đó lắc lắc để hoà tan.
Chai thứ 1, chỉ có nước và chất lên men để làm bánh (kiểu mình làm bánh mì)
Chai thứ 2, có nước, chất lên men, và ông ta bỏ vào 1 muỗng đường
Chai thứ 3, có nước, chất lên men, và ông ta bỏ vào 3 muỗng đường
Chai thứ 4, có nước, chất lên men, và ông ta bỏ vào 2 muỗng đường
Sau đó ông ta lấy mấy cái bong bóng, đậy lên nắp chai rồi chờ sự phản ứng hoá học.
Kết quả cuộc thử nghiệm của bác sĩ Gundry. Qua ông này mà mỗi ngày mình uống một ly nhỏ dầu olive nguyên chất của Cali. Xem kết quả này cho thấy tiêu thụ đường hay chất ngọt vào cơ thể khá gây cấn vì không biết phản ứng hoá học ra sao.Kết qua cho thấy:
Chai thứ 1, bong bóng chả thổi phồng gì cả. Chất lỏng có nước và chất men, lên một chút. (Kiểu mình làm bánh mì cứng như đá)
Chai thứ 2, có hai muỗng đường, bột dấy lên trong chai. Bong bóng được thổi phồng lên
Chai thứ 3, có 3 muỗng đường thì bột dấy lên trong chai nhiều nhất, bong bóng phồng to nhất, thấy trong chợ.
Chai thứ 4, 1 muỗng đường thì bột dấy lên ít hơn chai có 3 muỗng đường, bong bóng được phồng lên ít hơn chai có 2 muỗng đường.
Hoá ra, mình không làm theo công thức của thiên hạ chỉ trên YouTube, là phải bỏ thêm đường vào. Do đó bột không dấy lên nhanh, phải đợi 8, 9 tiếng đồng hồ. Khiến đồng chí gái cười kêu, buồn buồn, đôi ai là lỗ đầu. Rượu của từ chất ngọt của nho mà tạo nên, sau này người ta bỏ thêm đường cho nhanh. Hay rượu nếp, chắc cũng phải bỏ đường vào. Chán Mớ Đời
Khi ăn đường nhiều, chúng ta có thể mường tượng được là các phản ứng hoá học trong người, tạo ra chất hơi nên thiên hạ đánh rấm như điên. Không hiểu nếu mình ăn bánh mì mà người ta bỏ đường nhiều, có ảnh hưởng gì nhiều không khi đã vào trong cơ thể của mình. Hơi phì lên, nở thêm thì sẽ tạo thêm hơi. Hơi này có độc hay không? Bác nào có giải đáp thì cho em xin. Cảm ơn trước.
Mình ngu nên không hiểu, may nhớ vớ vẩn mấy tin tức xem trước đây mới hiểu lý do bánh mì của mình làm không hấp dẫn và nhanh như thiên hạ làm bán. Có một điều là bánh mì của mình nó lành, lại no lâu.
Có dạo mình xem phim tài liệu nói về vùng Sardaigna của Ý Đại Lợi, được xem là một trong 5 vùng Xanh của thế giới, nơi người ta sống lâu nhất trên 100 tuổi. Thấy có cảnh mấy bà vợ làm bánh mì, nặng như cục đá cho 4 tháng trời để ông chồng đem theo lên núi ăn để chăn cừu. Tới mùa Xuân, là họ đem cừu lên núi để ăn cỏ non, hè đem cừu về.
Xong om
Có người còm như sau:
Bánh mì 🍞 cứng như đá để dành được lâu ăn với 🍜 súp ngon mà chứ người Tây ở các xứ lạnh vùng quê là họ làm bánh mì cứng nầy là bình thường.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn