Nói chuyện với ông Hùm Xám Đàlạt

 Sau khi đọc bài “Thiếu tá Lê Xuân Phong, Hùm Xám Đàlạt”, có người bạn của mẹ mình gửi cho thiếu tá Phong, cho mình i-meo luôn. Mình hỏi có gì sai thì cho mình hay để sửa lại cho đúng sự thật. Nhận được hồi âm và số điện thoại thêm bản nhạc “em có về Đàlạt không em” khiến mình cảm động khi nghe ai đó hát với những hình ảnh thân thương của Đàlạt.

Mình sống tại Đàlạt 18 năm, xa nhà đã trên 50 năm, vẫn khắc khoải về xứ sương mù này, huống chi người Đàlạt sống lâu năm hơn, như mẹ mình sang Hoa Kỳ được một năm là đòi về: “cho Mạ về đi con”. Thậm chí có ông tây sinh tại Việt Nam, sống được 10 năm tại Việt Nam, cũng khắc khoải nhớ về Đà Lạt, viết sách Enfant de Đà Lạt.

 https://www.youtube.com/watch?v=EjA6-w64d0w 

Mình định tuần tới gọi thăm anh Phong vì cuối tuần này là Ngày Từ Phụ bên mỹ thì anh ta gọi. 2 người sinh trưởng tại Đàlạt, nói chuyện đến 3 tiếng đồng hồ vẫn chưa hết chuyện. Cuối cùng đến 12:30 sáng bên miền đông nên phải tạm biệt nhau.

Mình có hỏi biệt danh “Hùm Xám” có từ đâu thì anh Phong cho biết, mấy thằng Mỹ nó đặt rồi người ta bắt chước gọi theo. Không có gì đặc biệt. Rất khiêm tốn như con trai Đàlạt chính gốc. Ra trận rất gan dạ và thông minh khiến cố vấn mỹ rất ngưỡng mộ. Mình nhận thấy con trai Đàlạt mà sinh tại Đàlạt thường rất khiêm tốn, ít muốn nói về mình.

The Grey Tiger , (con Hùm Xám) biệt danh do người Mỹ đặt cho thiếu tá Lê Xuân Phong, đại đội trưởng đại đội Trinh Sát 302

Mình hỏi về Mậu Thân thì anh cho biết dạo ấy anh đóng quân ở Phú Sơn, tên địa danh qua điện thoại khó nghe, hình như ở Blao đi vào, chỉ về hẳn ở Đàlạt vào năm 1969, sau Mậu Thân. Cho thấy ông Cornett kể không đúng lắm, khi nói đại đội 302 đã giải vây, đánh bậc lại Việt Cộng ra khỏi Đàlạt. Có thể đại đội 302 đã có rồi nhưng anh Phong chỉ chỉ huy sau Mậu Thân. Anh cho biết khi Việt Cộng tấn công Giáo Hoàng Học Viện thì đại đội Trinh Sát 302 có đến bao vây nhưng không được tấn công vào vì toà thánh Vatican, yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Lý do là sợ mấy ông thầy và linh mục giảng dạy bị Việt Cộng tàn sát. Trận đó đại đội 302 tử thương mấy người.

Theo sách của ông Cornett thì ông Beckett , CIA đóng tại số 3 đường Quan Trung Đàlạt là người liên lạc với bộ chỉ huy lính mỹ, để được yểm trợ máy bay, dội bom, thanh toán các Việt Cộng núp ở Khu Hoà BÌnh và Số 4. Công chính tái chiếm lại Đàlạt là nhờ ông này. Ai có tin tức về ông này thì cho mình xin. Có ông mỹ đánh trận Mậu Thân Đàlạt, có chụp hình đám lính mỹ ở cây xăng Kim Cúc, cho biết là ông ta đóng ở phi trường Cam Ly, chưa có yểm trợ của không lực Hoa Kỳ. Để từ từ mình hỏi thêm để kể lại. (Mình đang tìm được một số tài liệu về vụ này qua sách của người Mỹ).

Vì khi bị trực thăng mỹ bắn phá từ trên cao thì Việt Cộng rút lui, đi về Số 4, đi ngang khu nhà mình ở Hai Bà Trưng. Từ nhà mình thì không thấy, bị nhà bà Quán và bà Ngần che nhưng từ nhà Bà Thường, hàng xóm thì có con đường nhỏ từ Hai Bà Trưng đi lên thì nhìn xuống Hai Bà Trưng thì thấy bộ đội di chuyển về số 4 để tử thủ. Sau đó thì trực thăng bắn đại liên và hoả tiễn và khu trục cơ thả bom Napalm . Sau mình lên số 4, xem như bình địa luôn.

Đường Ngô Quyền sau khi Việt Cộng rút năm Mậu Thân

Hình ảnh trước rạp Xi-nê Hoà Bình năm Mậu Thân, nghe kể có tên Việt Cộng leo lên chỗ còi hụ bị trực thăng bắn. Còn khúc photo Hồng Châu thì không hiểu lý do, có thể máy bay bắn hụt bay tới đó không chừng. Ai biết xin cho biết. Có người ở khu vực này cho biết Việt Cộng đốt khi tẩu thoát. hình trên Internet

Sau Mậu Thân, Việt Cộng còn tấn công Đàlạt hình như hai lần nữa thì phải. Mình nhớ lần thứ 2, thì họ có làm mấy lô-cốt, xiềng chân lính của họ vào đó để tử thủ. Từ nhà mình, thấy sinh viên Võ Bị, chạy từ ấp Mỹ Lộc, cạnh chùa Linh Sơn, tấn công lên đồi, chạy vòng vèo như xi-nê. Nay về thì đồi trọc đã được thay thế bởi nhà và nhà. Kinh

Mình có hỏi về tiểu đoàn 204 thì mới hiểu là sau khi Hoa Kỳ rút quân thì đại đội trinh sát 302, được sử dụng để lấy tin tức Việt Cộng cho chiến dịch Phượng Hoàng, và những cái tên gì mình có đọc trong cuốn sách của CIA nhưng không ghi lại,.. được giải tán. Ai muốn thuyên chuyển về đơn vị nào thì làm đơn.

Dạo ấy đại tá Nguyễn Hợp Đoàn, tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức kiêm thị trưởng Đàlạt, rất thích đại đội này nên hỏi anh Phong thành lập tiểu đoàn 204 địa phương quân, giữ lại tất cả binh sĩ của đại đội này. Nghe ông Cornett  kể là đại đội có trên 300 binh sĩ, nhiều hơn số quân của một đại đội. Đại đội 2 của tiểu đoàn là đại đội 302 trinh sát cũ. Hồi tháng 3, năm 1975 khi Di Linh bị chiếm thì tiều đoàn của anh đã tái chiếm lại tỉnh lỵ này. Bắt sống được một tên thượng uý bộ đội và một chiếc xe Molotova , kéo xe này lên Đàlạt, đậu ở khúc cà phê Hạnh Tâm, để giữ tinh thần của người Đàlạt.

Một bài viết của một nhân chứng kể lại chiếc xe Molotova và thượng uý Việt Cộng bị bắt sống, cột ở xe để trước tiệm Hạnh Tâm, ngay góc Lê Đại Hành, nơi chiếc máy bay trực thăng Mỹ bị rớt mà mình có kể. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình. Anh bạn mình ở Đà Lạt, có kể cho mình vụ này.

Ông tuỳ viên tham mưu trưởng trường Võ Bị kể là tiểu đoàn 204 và tiểu đoàn 277 đánh cầm chừng để người Đàlạt có thời gian di tản. Anh Phong cho biết đã đánh thẳng vào và đã tái chiếm lại thành phố. Tiểu đoàn tổn thất khá nặng vừa bị thương và chết lên đâu cả 100 người. Ông này đi tù với anh, ông tuỳ viên cho biết là nghe ai kể lại, anh Phong nói sao không hỏi tui cho có bản gốc rồi cười.

Câu chuyện thăm dò qua các nhân vật Đàlạt khi xưa. Anh Phong nói về bá hộ Chúc thì mình kể là đọc đâu đó, cho biết ông này khi xưa lên Đàlạt, nấu nước sôi cho người Đàlạt tắm, sau trở thành giàu có, xây cầu Bá Hộ Chúc cho người Đàlạt sử dụng. (Có người phản hồi cho biết là tên bá hộ Chúc đã giàu có từ thời ở Bến Tre, ông bá hộ Chúc lên Đàlạt làm nhà thầu xây cất cho Pháp. Dạo ấy ít ai được pháp cho bằng lãnh thầu) 

Anh Phong hỏi biết thằng Nghĩa, hớt tóc đối diện rạp Ngọc Hiệp. Mình nói biết, anh ta kể khi xưa mỗi lần cắt tóc, váy tai là ra tiệm tên này hớt, phải đợi ông Việt Cộng nằm vùng này hớt. Khi cắt tóc thì tên Nghĩa này hỏi anh ta đi hành quân chỗ nào,… sau đó anh Phong cười. Ai ngờ nó là Việt Cộng gộc chớ không phải CM 30. Rồi cười to. Ông Cornett có kể ở Phan Rang, ông hay đi cắt tóc ở tiệm Việt Nam. Một hôm có Việt Cộng tấn công căn cứ của ông ta thì sáng hôm sau, thấy xác của ông thợ hớt tóc ngay hàng rào dây kẽm gai. Chán Mớ Đời 

Mấy người thợ làm Công Quản Nước, ông thợ mộc và thợ hồ làm nhà cho gia đình mình đều là Việt Cộng nằm vùng. Sau 75 mới khám phá ra. Thậm chí có một chị người làm gốc Quãng, một hôm biến mất. Mới khám phá ra Việt Cộng gửi vào Đàlạt rồi được lệnh đi đâu hay sợ chị Hoa làm chung, có ông anh bị chôn sống tại Huế nên sợ, không dám ở lại sợ bị bắt.

Anh ta cho biết là sinh năm 1942 chớ không phải 1940 như ông Cornett kể và bố ruột anh ta theo Việt Minh và bị Tây giết chớ không phải Việt Minh. Ông Cornett kể sai. Bố mẹ anh gốc người Bình Định, vào Đàlạt sinh sống. Bố anh ta bị tây giết khi mới lên 3. Người cha mà ông Cornett kể là ông bố nuôi, tây lai. Mình có kể là Domaine de Marie được thành lập để giúp đỡ các người có hai dòng máu nên Đàlạt sau đó có tây lai nhiều. Có kể vụ này rồi, tìm trên bờ lốc .

Mình có hỏi có bà con gì với Lê Xuân Ái, nhà ở Dốc Nhà Làng, tập kết ra bắc thì anh ta không biết Lê Xuân Ái là ai. Chỉ có thế hệ mẹ mình mới biết. Ông này đi theo Việt Mình rồi tập kết ra Bắc, bạn của tướng Tôn Thất Đính. Anh ta kể là hay nói với các niên trưởng là nếu anh ta sinh ra sớm hơn, 18 tuổi thời 1945 thì có lẻ anh ta đã đi theo Việt Minh, chống thực dân.

Việt Minh là viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, một tổ chức kháng chiến chống pháp gồm tất cả các đảng phái người Việt dạo ấy, kiêm cả đảng cộng sản. Dần dần đảng cộng sản cho thủ tiêu người của các đảng phái khác như nhạc sĩ Văn Cao kể là đại uý đặc công, đi với các đảng viên cộng sản khác vào nhà cô đầu để giết tên nào của đảng Đại Việt đang theo nàng tiên nâu. Như ông Nguyễn Hải Thần, chống pháp mà sang biên giới tàu tối ngày phê theo nàng tiên nâu nên không khá.

Xin nhắc lại là khi pháp sang đánh chiếm Việt Nam thì người Minh Hương đã bán thuốc phiện cho người Việt để kiếm tiền, để “phản Thanh phục Minh”. Dạo ấy 50% đàn ông Việt Nam đều hút thuốc phiện. Pháp làm chủ luôn vụ bán thuốc phiện và rượu tại Việt Nam, lấy thuế rất cao để sử dụng trong việc cai quản Đông Dương và đem về nước.

Điển hình ông Phạm Tuyên, tác giả bài “như có bác trong ngày đại thắng, chiếc gậy Trường Sơn,..” , em của bà tiệm thuốc tây Nguyễn Văn An, có bố là ông Phạm Quỳnh bị Việt Cộng thủ tiêu thả trôi sông vì không theo họ. Mấy người đi theo kháng chiến sau bỏ trốn về thành, thường được gọi là “Dinh tê” (rentrer) như nhạc sĩ Phạm Duy,… do đó mới có những trường hợp như anh theo Việt Cộng còn em thì theo Việt Nam Cộng Hoà.

Câu chuyện nói về du đảng Đàlạt khi xưa. Anh ta kể là khi về Đàlạt thì anh ta nói các du đảng nên đi lính, vào rừng đánh nhau với Việt Cộng như Sơn Beatles, Xí Rổ, Lai Thái,… Sơn Beatles thì đi lính biệt kích Mỹ, nay sống đâu ở Florida, Lai nay sống ở Texas . Anh nói Xí Rổ chém Đại Cathay để lấy tiếng nhưng nếu đánh tay đôi thì đại Cathay thua vì Xí rổ võ nghệ rất cao. Mình nhớ có lần xem Xí Rổ mở sòng bài Tài Xỉu vào Tết ở trước nhà, có ai trúng lớn, ông thần này rút con dao găm, thảy trên mặt bài. Mình quen Đào Văn Quý, hàng xóm của ông thần này. Hình như sau 75, nghe nói bị nghiện thuốc phiện, chết thì phải. Chán Mớ Đời 

Quay qua nói chuyện về một bác hàng xóm của mình. Anh ta kể là trước khi đi hành quân, hay ghé tiệm bánh này ở khu Hoà Bình mua đem theo. Bà này không bao giờ thấy bà cười. Mấy chục năm sau, anh ta đi ăn cưới con gái bà ta lấy con của đại tá Phạm Ngọc Thảo (có kể trong Boston có gì lạ không em). Anh ta đi theo nhà trai, gặp bà ta mới thấy bà ta cười lần đầu tiên. Bác này nay nghe nói bị Alzheimer, bác trai mới qua đời trước Cô-vi. Anh có kể có người thuộc đại đội trinh sát 302, sau này qua mỹ học, tốt nghiệp luật sư, hành nghề ở Bolsa. Mình có nghe nói đến ông luật sư này.

Anh Phong kể hồi nhỏ có học Petit Lycée nhưng bị đuổi vì hay đánh lộn, sau phải lên học trường Tinh Hoa ở gần Số 4. Anh kể trong quân bạ bị điểm xấu vì đánh lộn, bị đình chỉ lên lon cả năm trời.

Anh kể có lần xuống Chi Lăng (Saint Benoît ) uống cà phê, có chuẩn uý Phúc của đại đội anh, muốn vào PX nhưng có lẻ mới đi hành quân về nên đeo lon hơi xốc xếch quần áo nên quân cảnh không cho vào, đòi đánh. Ông chuẩn uý chạy ra nói nên anh hỏi quân số của chúng là bao nhiêu, nói 4 quân cảnh, bên anh có 6-7 chi đó nên anh và chuẩn uý đi vào trong khi mấy người kia ra xe lấy súng. Gặp quân cảnh hỏi chuyện thì quân cảnh lấy dùi cùi tính đánh anh ta và chuẩn uý Phúc. 

Khách sạn này khi xưa hình như CIA đóng quân tại đây.

Lính của anh đang ra xe để lấy súng thì thấy quân cảnh sắp đánh anh ta nên lấy đại liên bắn chỉ thiên. Hôm ấy tổng thống Thiệu lên Đàlạt, dự lễ ra trường của Võ Bị nên có tiểu đoàn Biệt Động Quân thiếp giáp đủ trò. Nghe súng bắn nên thiết giáp bắt đầu chạy ra, anh và đệ tử lên xe chạy về căn cứ ở Đức Trọng.

Vừa về hậu cứ là có truyền tin thông báo có tham mưu trưởng Võ Bị gọi. Anh ta biết ông này. Ông này hỏi có chuẩn uý Phúc không vì có nói cho Quân Cảnh biết khi muốn qua đồn canh. Sau vụ đó, chuẩn uý Phúc bị tù 6 năm, may không khai có anh ta dính dáng vào nếu không chắc cũng bị tù 3 năm. Anh chỉ bị tù treo vì thuộc cấp nhưng không được lên chức cả năm trời dù chiến công ào ào. (Còn tiếp)

Lần sau sẽ kể về Cò Giao, gốc Bến Tre.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trai Saigon như chim anh vũ
Trai Hà Nội như con chuột chù 
Gái Saigon như cành liễu rũ
Gái Hà Nội như củ khoai môn 
Chim anh vũ (thì) đậu cành liễu rũ
Con chuột chù (thì) gặm củ khoai môn


Người cha anh hùng

 Chúc các bác một ngày từ phụ vui vẻ.  

Trong tuần, mỗi tối mình đi tập võ, cuối tuần đi câu lạc bộ thể thao với đồng chí gái. Mình bơi trong khi đồng chí gái tập kickboxing hay zumba. Nhìn đồng chí gái tập đấm đá làm mình lo ngại nên ở nhà không dám làm trái ý vợ, sợ bị đòn như trong phim "Enough is Enough".

 

Khi bơi, mình thường gặp hai hình ảnh rất đẹp về "người cha anh hùng". Một người gốc Pakistan, dẫn người con trai bị bệnh tâm thần vào bơi. Ông ta hay đứng mĩm cười, nhìn con tung tăng vùng vẫy trong nước. Sau đó, vào phòng tắm, dưới vòi sen kỳ cọ, tắm rửa cho con. Mình không dám gợi chuyện, chỉ đứng xa xa nhìn bức ảnh hiện thực về tình phụ tử mà mình từng ước mơ thời bé được ông cụ chăm sóc.

 

Tranh ảnh thường có nhiều đề tài về mẹ và con, ngay cả chữ Tàu cũng ghép chữ Mẹ và Con thành chữ Hảo . Có lẻ do ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo với các hình ảnh thiên thu; đức mẹ Maria ôm khóc Chúa Giê Su chết cho nhân loại như bức tượng La Piéta của Michelangelo,…hay người con bị ràn buột bởi cuống rốn nối liền với người mẹ.


Chủ nhật, trong khi con sinh hoạt hướng đạo, vợ chồng mình đi câu lạc bộ gần đó để bơi thì thường thấy một người đàn ông gốc Tàu, ra hồ bơi để dành chỗ, sau đó có một cô huấn luyện viên đưa cô con gái bị bệnh ra bơi. Cô con gái bị khuyết tật nên phải ngồi xe lăn. Ông bố đứng trên bờ, nói nhỏ nhẹ để động viên cô con gái tập bơi với huấn luyện viên.

 

Tuần nào mình cũng thấy hình ảnh của hai "người cha anh hùng", thương con, bỏ cả buổi sáng để chơi, chăm sóc người con tật nguyền nên thường cám ơn Trời Phật đã cho vợ chồng mình hai đứa con lành lặn, thông minh như mẹ chúng. Hoạ sĩ Bé Ký chuyên vẽ tranh về hình ảnh người mẹ và con. Theo chữ Hán, hai chữ mẹ và con hợp lại thành chữ Hảo. Hoạ sĩ Bé Ký mồ côi cha mẹ sớm nên khắc khoải về người mẹ. Hồi nhỏ thường nghe nói rằng; ra đường gặp đàn bà có bầu là hên, có lẻ do chữ Hảo. Không biết nếu gom hai chữ cha và con thì theo chữ hán có nghĩa gì?

 

Trong văn hoá VN hình như chỉ nói, đề cao đến tình mẫu tử, tình thương của mẹ như bài ca bất tử "lòng mẹ" của nhạc sĩ Y Vân, bài thơ "bông hồng cài áo" của ông Nhất Hạnh,... Ít khi nghe nói đến tình phụ tử, ngoài câu "công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Có thể các nghệ sĩ, đa số là đàn ông nên hay nói về người mẹ hơn? Hay vì đất nước bị chinh chiến quá lâu trong lịch sử, nhiều thế hệ đàn ông phải ra trận nên ít có thời gian sống bên cạnh vợ con nên người mẹ phải gánh vác thêm vai trò của người cha vì "con không cha như nhà không nóc".

 

Có lần, một cô em nói với mình; tuy không muốn so sánh tình thương dành cho ông bà cụ nhưng cô thương bà cụ nhiều hơn. Một cô em khác kể, hồi nhỏ đi học thấy bạn học được cha chăm sóc nên cũng thèm được gặp mặt bố, có cha bên cạnh. Dạo đó, ông cụ mình đang ở trại cải tạo nên mấy đứa em mình lớn lên không thấy mặt cha trong vòng 15 năm. Khi ông cụ về thì chúng đã lớn, ra riêng nên thiếu vắng bóng cha trong những năm tháng ấu thơ. Có lẻ vì vậy, từ nhỏ mình và mấy người em, chỉ có bà cụ để nương tựa nên thương mẹ hơn. Dạo mình còn ở nhà thì sau cơm tối, ông cụ đi uống cà phê với bạn, hay đến sở để kiểm soát nhân dân tự vệ canh gác nhà máy, sợ Việt Cộng phá hoại đến gần giới nghiêm mới về nhà cho nên tuy sống chung nhà, mình và mấy đứa em ít có dịp tâm sự với ông cụ.

 

Mình sinh sống tại Đà Lạt 18 năm nhưng chỉ sống có 9 hay 10 năm với ông cụ. Hồi nhỏ thì ông cụ còn trong quân đội. Khi giãi ngủ thì có sống với ông cụ 1 năm sau đó ông cụ bị đỗi lên Ban Mê Thuột đến gần Mậu Thân mới trở lại Đà Lạt. Dạo ấy, ông cụ còn trẻ, học chữ Nho, rất liêm chính nên không ăn hối lộ, không nhận chia chát của các đồng nghiệp nên bị họ cố tình vu oan để bị thuyên chuyển. Bố Phạm Thành Nguyên kể cho mình: khi thanh tra từ Saigon lên thì các người làm chung cơ quan, bỏ cây thuốc lá 555, rượu tây trong hộc bàn của ông cụ nên bị đổi đi xa, ở Ban Mê Thuột. Khi ông cụ được chuyển về lại Đà Lạt thì mình bắt đầu lớn nên không gần ông cụ lắm. Mình không có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu với ông cụ ngoài những trận đòn. 

 

Sau này có con, mình không muốn chúng thiếu thốn hình ảnh người cha như mình khi xưa nên đi làm về, chỉ muốn giúp con học, làm bài tập, hướng dẫn chúng chơi thể thao, nấu ăn cho con, lo điểm tâm buổi sáng và cơm trưa khi đi học. Mùa đông khi đưa con đi bơi, phải ngồi ngoài trời, mưa gió để xem con tập bơi, tuy lạnh nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc vì có con để chăm sóc, chia sẻ niềm vui khi con đoạt huy chương hay an ủi con không phá kỹ lục cá nhân, của đội bơi,... 

 

Tối mình đọc sách, kể chuyện VN, đời xưa, kiếm hiệp, Tam Quốc Chí, Hạng Võ Tranh Hùng, Đông Chu Liệt Quốc,.. cho hai đứa con trước khi đi ngủ. Có lần mình đi học ban đêm về khuya, thấy hai đứa con nằm ngủ trước cửa phòng của mình, đợi bố về đọc truyện, hôn lên trán nên từ dạo đó đi đâu, mình phải về trước 9 giờ tối để đọc truyện cho con.

 

Có lần vợ đi công tác 4 tuần ở New York, mình hỏi con Bé có nhớ mẹ không thì rất ngạc nhiên về câu trả lời. Con Bé nói nhớ nhưng thật ra trong ngày, nó gặp mặt mình nhiều hơn là mẹ nó khiến mình phải báo động với đồng chí gái để xử lí vấn đề này. Sáng chúng đi học thì đồng chí gái còn ngủ, chiều khi đồng chí gái về thì chúng đã ăn tối và đang làm bài tập sau khi tập bơi hai tiếng. Có lần đồng chí gái dậy sớm để chào con Bé trước khi đi học, lăng xăng đem cái cặp của con ra xe nhưng nó vùng vằng như mình khi xưa, khi được bà cụ chăm sóc. Trong xe mình phải giải thích cho con Bé là không nên làm như vậy. Mình hiểu tính nó hơn mẹ nó. Khi bơi về, mình vẫn để nó vác hai cái sắc đựng đồ bơi và trợ cụ thể thao, đem ra xe.

 

Cuối tuần mình ráng kéo gia đình họp mặt, ăn uống để có thời gian đả thông tư tưởng với nhau. Mình đọc ở đâu, nói rằng, giờ tan học là lúc dễ đả thông tư tưởng với con vì chúng mới tan học nên có những gì điều muốn kể cho một ai đó nghe nên mỗi lần đón con là mình phải hỏi con xem trong ngày ra sao. Làm ăn của mình bị lệ thuộc và giờ giấc của con nên sau 2 giờ chiều thì coi như hết làm việc, chỉ dành thời gian sau đó cho con nên phải thức dậy sớm từ 4 giờ sáng để làm việc. Dù chúng có bằng lái xe, thay vì mua xe cho chúng như đa số bố mẹ ở Cali để khỏi đưa đón nhưng mình vẫn cố gắng đưa đón con để có thì giờ đả thông tư tưởng với con. Nay thằng con đầu đi học xa nên chỉ còn cô con gái nên thư thả hơn.

 

15 năm trước có người rao bán 5 mẫu đất cách nhà khoảng 2 tiếng lái xe. Thành phố cho phép mình xây 40 căn nhà. Mình tính xây xong thì cũng lời $50,000.00/ căn nên tính dọn lên đó, để gần công trường nhưng nghĩ con còn nhỏ. Sau 3 hay 4 năm chỉ gặp con vào cuối tuần thì khi xây và bán xong 40 căn nhà thì tuy có tiền nhưng con mình lại nối gót con bà Thiếu Phụ Nam Xương, chỉ cái bóng khi đêm về, kêu là bố thì mệt nên mình quyết định không thực hiện dự án xây nhà. Ngày nay, mình cám ơn đồng chí gái đã chấp thuận sống bình dị, cùng một lứa bên trời lận đận, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống giản dị thường nhật.

 

Có lẻ kỷ niệm về ông cụ mà mình nhớ mãi là lúc chia tay nhau ở phi trường Tân Sơn Nhất, trước khi đi tây. Ông cụ chỉ nói được: " Từ nay con tự quyết định, tự đinh đoạt, Ba Má ở xa" rồi bật khóc. Có lẻ đó là lần đầu, mình thấy ông cụ khóc thật sự trước đám đông. Gần đây, mình có liên lạc được với anh của người bạn học cũ Đàlạt xưa, anh ta kể là sau khi mình đi du học, có lần anh ta gặp ông cụ mình lên nhà anh ta, nói nhớ mình quá.

 

Sau này, không được trao đổi thư từ với ông cụ trong thời gian 15 năm ông cụ ở trại cải tạo cho nên sự liên hệ của mình với ông cụ không được bồi dưỡng nghiệp vụ làm con. Mỗi lần gọi điện thoại về VN thì mình nói chuyện với bà cụ nhiều hơn vì ông cụ bị lãng tai nên trong điện thoại khó nghe. Sau này, con mình đi học xa, bên âu châu hay á châu, gọi điện thoại cho mẹ chúng thì mình cũng chỉ đứng bên cạnh để nghe, hai mẹ con nói chuyện đủ vui tương tự ông cụ mình khi xưa.

 

Thói quen của 15 năm trong trại cải tạo vẫn còn nên có mua cho ông cụ máy trợ thính nhưng ông cụ sợ tốn pin nên không sử dụng. Nghe kể ông cụ chắt chiu từng cái lưỡi lam để cạo râu, bàn chãi đánh răng,... thì thấy thương "người cha anh hùng" của mình, bị phe thắng cuộc đày đoạ sau cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.

 

Trong bản nhạc "papa" của Paul Anka có câu " your children will live through you". Mình quan sát mấy đứa con thì nhận thấy: chúng có những tính, suy nghĩ cũng gàn gàn, bướng bướng như mình thì nghiệm lại những đức tính di truyền đó mình thừa hưởng từ ông cụ. Mỗi tối cả nhà tập Trạm Trang Công trước khi đi ngủ. Khi mỏi thì vợ ngưng nhưng hai đứa con vẫn kiên trì, có lần con bé khóc, mẹ nó bảo ngưng nhưng nó vẫn quyết đứng cho xong 15 phút khiến mình mĩm cười. Hổ phụ sinh hổ tử. Bọn chúng hay nói chuyện với mình về chính trị, kinh tế, văn chương tây phương. Mình nhờ khi xưa học trường tây, sau này sang Tây học về Mỹ Thuật nên biết nhiều về địa lí, lịch sử tây phương hơn đồng chí gái nên khi làm bài tập chúng đều hỏi mình.

 

Mình quen đọc sách báo từ nhỏ vì ông cụ mua báo hàng ngày. Khi giãi ngủ thì ông cụ đi học thêm ban đêm để thi bằng tiểu học để được vô ngạch. Sau này mình và mấy cô em gái cũng chịu khó đi học đêm thêm, thừa hưởng tinh thần cầu tiến của ông cụ. Trong nhà chỉ có một cô em làm cán bộ nhà nước, ty thuế vụ, thừa hưởng cái tính liêm chính của ông cụ nên nghèo, tuy giỏi nhưng vì lí lịch gia đình nên không được thăng chức, nhưng tổ trưởng hay giao đi công tác ở các thành phố xa để kiểm toán các công ty lớn, cần cán bộ có trình độ cao.

 

Có lẻ thời gian 15 năm, ông cụ ở trại cải tạo là thời gian mình nhớ và nghĩ đến ông cụ nhiều nhất. Khi ăn một bửa cơm ngon ở trời Tây thì nghẹn ngào khi nghĩ đến ông cụ trong trại cải tạo, đang chịu đựng sự trả thù của chế độ mới hay đàn em 10 đứa lầm than ở VN. Dạo đó có bản nhạc của Việt Dũng rất thịnh hành "Một chút quà cho quê hương" càng khiến mình te tua khi nghĩ về gia đình, quê hương. Mình đọc cuốn "trại Đầm Đùm" nhiều lần để mường tượng đến không gian mà ông cụ đang thoi thóp, mỏi mòn trên quê hương khốn khổ, hay hát "Ai về xứ Việt", thơ của cô Minh Đức Hoài Trinh, người dạy mình đàn tranh, được Phan Văn Hưng phổ nhạc. 

 

---- 

Ai đi về xứ Việt, thăm dùm ta người ấy ở trong tù

Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc

Thay dùm ai màu trời Ngục âm u

Bố của ta ơi! Bao giờ được thả?

Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi?

Được lắng nghe tiếng chim cười?

Đến bao giờ? Đến bao giờ....

 

Sau này mình không đụng đến cái đàn vì những bài hát hoài cố hương, nhớ gia đình khiến mình chán nản, không thiết làm gì nên tránh các sinh hoạt của người Việt để chú tâm học cho xong. 

 

Có nhiều người sống vài năm trong trại cải tạo, viết sách kể về những năm tháng tù đày trong Quần Đảo Ngục Tù nhưng mình không thấy ông cụ nói gì về những năm tháng trong trại. Hình như ông cụ không muốn nhắc lại những tủi nhục của những năm tháng đoạ đày, trong sự trả thù, hả hê của kẻ chiến thắng. Như con thú bị thương chỉ muốn tìm một chỗ yên tịnh để tự hàn gắng vết thương. Cũng có thể đời sống 15 năm trong trại cải tạo, sự trả thù của quản giáo, kiểm điểm, sợ bị ăng ten chỉ điểm nên ông cụ quen dấu kín những suy nghĩ riêng tư, không cho người khác biết.

 

Mình nhớ lần đầu về VN, sau khi nghe tin ông cụ được thả. Mình bay về VN để thăm vì nghe nói khi họ thả là coi như gần chết. Tuy không muốn về nhưng phải khắc phục, bay về gặp ông cụ để sau này không ân hận như khi xưa ông cụ không gặp được ông nội sau 27 năm. Khi gặp ông cụ ốm gầy, đôi mắt vẫn sáng quắt như xưa. Ông cụ chỉ nói được câu: " sao giống Nhật Bổn thế". Ông cụ thích ăn m&m, khi hết thò tay lấy thêm một gói nữa thì cô em út kêu "7,000 đó Ba" khiến ông cụ hốt hoảng rút tay về như người bị phỏng nơi bếp. "Thế à" ngắn gọn như một người thất chí chấp nhận số phận nghiệt ngã mà ông trời dành cho mình. Mình vội nói cứ để ông cụ ăn. Có lẻ đó là giây phút đẹp, bức tranh hiện thực nhất nhìn ông cụ ăn kẹo m&m như đứa bé được thưởng kẹo.


 

Mình nghe mấy ông chú họ ở quê kể ; ông cụ không muốn làm ruộng, lại muốn giang hồ, đi đây đi đó nên đăng lính Ngự Lâm Quân của vua Bảo Đại. Có lần về quê thăm nhà, buổi chiều đi trên đê, nghe tiếng huýt sáo, kêu gọi nhau trên núi nên nghi ngờ. Tối đó nhóm du kích bao vây nhà, ông cụ chỉ kịp thưa bà Nội "con đi" rồi leo hàng rào nhà bên cạnh, băng ruộng trốn thoát vào nam. Ông bà Nội đinh ninh là ông cụ bị du kích giết đêm đó rồi thủ tiêu xác nên lấy ngày đó làm ngày giổ của ông cụ. May quá, ông cụ tránh được kết cuộc của “Người Anh Vĩnh Bình” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, hàng xóm của mình ở Đàlạt xưa.

 

Sau 75, khi nhận thư của ông cụ gửi về quê, ông bà Nội mừng quá vì tưởng bị tuyệt tự nay nghe nói có đàn cháu 10 đứa. Ông cụ mình có hai người em trai; một người bị Tây giết trên đường đi học về khi mới 15 tuổi còn một người đi bộ đội bị B52 dập chết trên đường vào Nam. Sau ông cụ bị bắt nên không có cơ hội về thăm quê, ông Nội mình vào Nam nhưng chế độ mới không cho gặp mặt. Sau đó, ông Nội về quê rồi mất, không gặp lại người con trưởng xa cách trên 27 năm. Mình may mắn hơn ông cụ là được gặp lại người cha sau 20 năm cách xa. Sau này mình có dịp về thăm quê Nội thì phải cám ơn ông cụ đã thoát ly, bỏ lại làng quê vào nam vì nếu không cuộc đời mình chắc sẽ có một kết cuộc khác.

 

Mình không biết mặt ông bà Nội nên có mời hai ông bà cụ sang Mỹ chơi để gặp cháu Nội, sau này có đem tụi nó về thăm quê Nội. Nói với chúng là nếu ông Nội không thoát ly cuộc đời làm nông dân thì có lẻ ngày nay bố con mình cũng làm ruộng như mấy người bà con. Ngồi ăn cơm, ruồi nhặng bay đen đặc, ngoài sân có mấy ụ rơm thối mùi phân. 

 

Có người trách ông cụ là dại. Trước 75, ông cụ là đoàn trưởng Nhân Dân Tự Vệ, ngày Đàlạt bỏ ngỏ, ông cụ chôn dấu súng của các đoàn viên. Sau này, các người làm dưới quyền ông cụ là Việt Cộng nằm vùng, nên dụ ông cụ tổ chức phục quốc, chống chế độ bị bắt lên án 18 năm tù nhưng mình vẫn phục ông cụ, người cha anh hùng, làm người chân thật. Như bài Thơ "Lời Mẹ dặn" của nhà thơ Phùng Quán.

....

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi 

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã 

Bút giấy tôi ai cướp giật đi  

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. 

 

Cuộc đấu tranh vô vọng như Kinh Kha sang Tần của ông cụ tuy ngắn ngủi nhưng để lại dấu ấn, hậu quả khá sâu đậm cho đàn con. Các em mình học khá nhưng vì lí lịch nên không được học tiếp đại học trong khi con cán bộ được ưu tiên dù dốt. Không được đi học nên mấy đứa em, đứa đi học thợ may, đứa học thợ rèn, đứa đan len,... Như nhà văn Albert Camus từng nói: "Khi một thiếu số, nhân danh công lí nổi dậy đấu tranh thì vô hình trung tạo nên một sự bất công khác.." Mình có một người em rễ vì lấy con gái của nguỵ quyền thêm phản động nên bao nhiêu năm được bầu làm đối tượng đoàn nhưng không thể nào được kết nạp vào Đảng dù gia đình hắn "Hồng 3 đời " có công với Cách mạng, được giấy khen của ông Hồ. 

 

Người Việt mình hay giữ các cảm xúc riêng cho mình, không để lộ ra ngoài, khác với người ngoại quốc, cho nên cha con lâu ngày gặp nhau thì qua ánh mắt trao cho nhau có thể nói lên những nổi nhớ, vui mừng khi hội ngộ. Mình hi vọng hè năm tới về thăm, luôn tiện tổ chức 60 năm đám cưới cho ông bà cụ, sẽ hỏi thêm về những trải nghiệm cuộc đời ông cụ. Tuy không nói ra nhưng qua ánh mắt, mình biết ông cụ rất vui khi gặp lại mình, hãnh diện về những thành tựu của mình. Những hi sinh của ông cụ, những đoạ đầy mà ông cụ đã chịu đựng trong suốt 15 năm trong tù, hy sinh đời bố để củng cố đời con cháu đã không bị lãng phí.

 

Có dạo mình hay hát bản nhạc "Anh Tôi" của Văn đoàn Lam Sơn, tổng hội sinh viên Paris nhưng mình đổi lời thành "Cha tôi". Có lần mình hát và đánh đàn chung với Chử Tam Anh trong đêm Văn nghệ ở M.I.T.

 

Cha tôi đã lớn lên trong niềm cay đắng

Tai tuổi thơ vang tiếng bom người Mỹ

Nay bàn chân xích gông xiềng Nga Tàu...

 

Cha tôi đã ước mơ những ngày tươi sáng

Mơ ngày mai sẽ sống đời tự do

Mơ cuộc sống sẽ thoát vòng lao tù...

 

Cha ơi! Đã có con lên đường thay cha

Con đường sáng chan chứa bao tình thương

Con đường mới dắt ta về tình người

Có có có có con

Có con đi xây niềm thương

Có con đi xây tình người...

ĐI XÂY TÌNH NGƯỜI!

 

Sơn đen

Chính phủ và chế độ dinh dưỡng

 Theo thống kê của chính phủ Hoa Kỳ thì vào năm 1961, 1 trên 7 người Mỹ bị bệnh béo phì, hay 14% đến năm 2000 thì tỷ-lệ này gia tăng đến 33% người Mỹ bị bệnh béo phì mặc dù chương trình Health People được chính phủ đề ra vào năm 1990, với mục đích trở lại tỷ lệ của năm 1961. Ngày nay thì nhiều hơn, không dám ghi lại. Chán Mớ Đời 

Cũng trong những thập niên này, người ta nhận thấy số người Mỹ bị mắc phải bệnh tiểu đường gia tăng từ 1% lên đến 11% và 63% người Mỹ được xem là trong tình trạng Tiền Tháo đường. Kinh

Đau đớn nhất là người Mỹ tuân theo tiêu chuẩn do quốc hội đưa ra, hướng dẫn hệ thống y tế, học đường. Dạo con mình còn đi học, chúng không muốn ăn cơm trưa ở trường, chúng kêu dỡ lắm nên mình phải làm cơm để chúng đem theo đi học. Có lần mình thấy xe tải chở thức ăn trưa đến trường nên tò mò đậu xe rồi bò lại xem. Toàn là đồ ăn đóng từng khay như lên máy bay nhưng chán như con gián.

Hỏi thêm thì được biết, mỗi học sinh chỉ được ngân sách là $2.21/ bữa nên trường không có khả năng mướn đầu bếp để nấu thức ăn tươi cho học sinh nên họ cứ đặt các công ty giao thức ăn trưa, theo tiêu chuẩn của chính phủ ban hành.

Đây là bản chỉ dẫn thức ăn dinh dưỡng thường nhật dành cho người Mỹ từ những thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay, đã khiến người Mỹ to béo lên và bị bệnh tiểu tiểu đường và các thứ bệnh khác.

Do đó mình không tin vào những gì chính phủ hoạch định, lý do là các công chức cứ theo chỉ thị mà làm trong khi tư nhân thì họ thấy không đúng chỉ tiêu thì sẽ tự điều chỉnh.

Lý do của sự việc là vào thập niên 70, trong cuộc chạy đua tranh dành ảnh hưởng của thế giới giữa hai khối cộng sản và tự do. Hoa Kỳ đã bỏ thể chế để thị trường cung cầu tự điều chỉnh, người ta sản xuất ra những gì người mua cần. Đây chính phủ ra chỉ thị trồng đậu nành, các ngủ cốc, nuôi gia súc và nông dân được hổ trợ. 

Các cánh đồng lúa Hoa Kỳ thì gặt một mùa rồi để không canh tác 1 hay 2 năm để thiên nhiên tự phân bón với bò ngựa, dê,…ăn cỏ hoang và thải phân. Đây với sự tiếp sức của chính phủ nên họ cho canh tác hết các đồng lúa, phân bón thì dùng hoá học,…để đánh bại Liên Xô và cuối thập kỷ 20.

Trong chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ bán lúa gạo cho Liên Xô, kẻ thù của mình. Nếu không có lúa gạo mua từ Hoa Kỳ thì Liên Xô đã gục từ lâu. Hoa Kỳ cứ kêu gọi tự do nhưng lại tiếp tế cho đảng cộng sản tiếp tục sinh sống vì họ làm giàu bán lúa gạo hay công nghệ cho Liên Xô. Tương tự ngày nay, Hoa Kỳ bán ngủ cốc cho Trung Cộng rất nhiều.

Thời ông Gorbachov mới lên ngôi, cho các cán bộ cao cấp Liên Xô ra hải ngoại tìm hiểu để thay đổi nền kinh tế của khối Liên Xô. Có một phái đoàn đến Luân Đôn, xin bỏ 1 số chương trình ngoại giao như đã dự định, và muốn đi xem các lò sản xuất bánh mì. Đòi hỏi này khiến các đối tác người Anh Quốc ngơ ngác như bò đội nón, trả lời chúng tôi không có hãng xưởng chế tạo bánh mì. Cán bộ Liên Xô cho rằng họ muốn dấu, cương quyết muốn đi viếng các lò bánh mì.

Lý do là tại Liên Xô, muốn mua bánh mì phải xếp hàng, với tem phiếu bú xua la mua như người Việt đã trải nghiệm sau 1975. Liên Xô có thể đêm người lên không gian, chế tạo bom nguyên tử nhưng người dân của họ vẫn thiếu thốn món ăn cơ bản hàng ngày là bánh mì. Đối tác Anh Quốc dẫn họ đi xem các tiệm bán bánh mì, họ xem nhu cầu của người tiêu dùng trong chu vi của tiệm họ để làm bánh nhiều hay ít tuỳ trường hợp, lễ lạc,… đó là hệ thống cung và cầu, tự quân bình khác với chính sách nhà nước Liên Xô.

Trong khi Liên Xô cứ ra chỉ thị chương trình ngũ niên, đủ trò nhưng dân Liên Xô vẫn đói, vẫn phải nhập cảng lúa mì từ kẻ thù tư bản đang dẫy chết.

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, quốc hội Hoa Kỳ qua ông McGovern, ủng hộ bởi các công ty thực phẩm, khuyến cáo người Mỹ theo chế độ dinh dưỡng, nhằm tạo dựng một thế hệ thanh niên thiếu nữ mỹ mạnh mẽ trong cuộc chạy đua với khối Liên Xô.

Sự hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ tư bản, tuy thành công nhưng lại để lại hậu chứng cho người Mỹ. Vì sự hổ trợ của ngành canh nông khiến thức ăn rẻ, người Mỹ ăn nhiều hơn cơ thể đòi hỏi mỗi ngày, và gây nên bệnh béo phì, đưa đến đủ thứ bệnh như ngày nay.

Dạo mình mới sang Hoa Kỳ thì khám phá ra đi ăn tiệm rẻ hơn là mua đồ về nhà nấu ăn nhất là chỉ có một mình. Khác với Châu Âu, rất là đắt nhất là khi mình đi làm tại Thuỵ-Sỹ, đắt kinh hồn khi đi ăn tiệm. Em mình bên pháp sang Hoa Kỳ chơi, kêu ăn rẻ quá, giá 1/3 bên tây mà lại ngon.

Các hổ trợ canh nông của chính phủ giúp các công ty thực phẩm làm giàu thay vì nông dân. Nông dân bỏ nghề ra tỉnh kiếm việc rất nhiều. Được biết ngày nay chỉ 2% dân số Hoa Kỳ làm về nghề nông. 2% người Mỹ nuôi sống cả nước thêm các nước khác mua nông phẩm của Hoa Kỳ. Thậm chí ngày nay, Việt Nam cũng mua thịt gà của Hoa Kỳ vì rẻ hơn gà nuôi tại Việt Nam. 

Xem những phim tài liệu về canh nông, thí dụ dân nuôi gà bị các công ty thực phẩm biến thành nô lệ dù mình là chủ nông trại chăn nuôi. Họ cứ bắt thay đổi, trang bị máy móc mới để công ty làm giàu còn người nông dân chỉ biết đóng thuế, trả tiền nợ nần,…

Khi đệ nhị thế chiến khởi đầu, chính phủ Hoa Kỳ khám phá ra các thanh niên đến tuổi nhập ngủ bị ốm đói, không đủ tiêu chuẩn để vác súng ra trận nên sau đệ nhị thế chiến, chính phủ Hoa Kỳ ra chương trình ẩm thực tại học đường, bắt nhà trường phải theo qui chế chương trình dinh dưỡng do chính phủ đưa ra nhằm tạo dựng một thế hệ thanh niên vườn tráng để ra trận.

Hậu quả là ngày nay có đến 6 ông tướng về hưu đưa ra báo cáo là đa số thanh niên ngày nay, ngược lại với thế hệ ông nội, ông ngoại là không có khả năng ra trận. Lý do quá béo. Mình nhớ đi ăn sáng ở một quân cảng Mễ Tây Cơ trong một chuyến công du với thị trưởng thành phố Bellflowers. Hình ảnh các quân nhân nam nữ Mễ, to béo, chạy ướt ít khi chào cờ khiến mình thất kinh.


Bệnh béo phì là một nguy cơ cho đất nước vì khi đất nước bị gây chiến thì khó mà có đủ binh lính ra trận để bảo vệ đất nước. Chán Mớ Đời 

Có cái này mình đã kể rồi nhưng nhân bài này mình nhắc lại. Trước khi thử máu, người ta bắt chúng ta nhịn đói. Khi nhịn đói thì khi hết thức ăn đã được phân huỷ thì cơ thể tự động lấy chất béo trong người để phân huỷ, tạo năng lượng cho cơ thể. Do đó lượng cholesterol trong máu rất cao. Muốn cho chính xác thì chúng ta cần nhịn ăn mấy ngày trước khi đi thử máu (4-5 ngày). Bác sĩ bắt nhịn đói là muốn mình có thêm cholesterol, để cho uống thuốc statins. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Soni, el conquistador

062521

Hôm nay, mình leo núi Trọc (Badly) vì trên đỉnh không có cây. Mấy đỉnh núi khác trong vùng mà mình đã leo thì có lác đác vài cây thông tùng. Đỉnh núi này thì chả có gì cả. Được xem là đỉnh cao nhất của núi ở vùng Los Angeles , độ cao 10066 bộ, khoảng 3068 mét. Xem như cao hơn gấp đôi Đàlạt.

Vấn đề là đỉnh Whitney là 14,505 bộ. Kinh cần phải tập luyện thêm. Tháng 7 mình sẽ đi vòng vòng ở núi này có đến 10 đỉnh. Mình đã leo lên được 5 rồi. Sau đó sẽ qua đỉnh San Jacinto là chuẩn bị cho đỉnh Whitney.

Lần đầu tiên, dẫn đồng chí gái đi trượt tuyết là lên đây vì các piste dễ đi. Sau này mới lên núi Big Bear.

Mình rời nhà là 5:00 giờ sáng, đến nơi là 6:00 mà bãi đậu xe đã gần như chật kính. Cuối tuần thì chắc không có chỗ để đậu. Mình dành mỗi thứ sáu cho leo núi. Mất cả ngày vì đi lên đi xuống cũng 9-10 tiếng đồng hồ, hai tiếng lái xe.


Đây là ảnh chụp được khi mình lên tới đỉnh, sau 5:48:07 tiếng đồng hồ để leo 6.8 dậm. Độ cao leo lên là 7,059 bộ, thật ra không đúng. Điện thoại tính luôn là độ cao vừa lên vừa xuống. Lúc đi lên thì có những chỗ lại phải đi xuống theo đường mòn. Do đó máy tính luôn lúc mình xuống thì phải đi lên lại nên lên tới 7,059 bộ

Chụp xong thì chỉ còn 6% điện cho điện thoại. Khi lên mình có bỏ theo chế độ lên máy bay để bớt dùng điện nhưng phần mềm định vị của điện thoại vẫn chạy nên hết pin sớm. Mình có mang theo cục pin để cắm điện cho điện thoại nhưng cái dây lại quên ở nhà. Có đem theo máy chụp hình Chán Mớ Đời 

Mình có thấy 2 tên mỸ bỏ cuộc đi xuống, chúng hăm hở vượt qua mình còn thì đa số họ vượt qua mình hết. Có hai bố con leo núi, ông bố già vẫn leo nhanh như điên, họ lại chọn những dốc cao để leo. Có mấy bà độ tuổi mình vẫn leo.

Có gặp một bà mỹ khi đi xuống. Mình tránh đường cho bà ta đi lên nhưng bà ta dừng lại nói chuyện. Bà ta kêu “we are tough” khiên mình ngạc nhiên, tại sao lại kêu chúng mình, nghĩa là bà ta và mình. Bà ta hỏi mình còn leo núi với hướng đạo lúc đó mới hiểu. Mình bận áo của đoàn hướng đạo Chi Lăng, trong khi bà ta bận áo của đội nào Manhattan Beach. Mình nói từ khi thằng con lấy xong bằng Eagle Scout thì mình không dính dáng đến hướng đạo. Nay tập leo núi lại để leo đỉnh Whitney. Bà ta cho biết là đã leo 2 năm về trước. Mình đoán bà ta leo đến một chỗ nào rồi quay lại. Sau 12 giờ mà có người leo lên là họ chỉ đi nữa đường hoặc cắm trại qua đêm trên ấy.

Lên cao gió thổi kinh hồn. Nếu mà gặp gió Santa Ana chắc là bị thổi bay quá. Phong cảnh quá hùng vĩ, đẹp khó tả. Trên đỉnh, thấy có mấy đống ụ đá, được người ta xếp thành vòng cung để tránh gió. Ai leo lên đây cắm trại ngủ lại, chắc chắn là dựng lều sau mấy ụ đá này. Để lần sau, mình rảnh sẽ tải hình lên vì phải tải từ máy chụp phình nên lười.

Thường vào mùa thu, gió từ bắc Cali và Đông BẮc thổi về vùng Ló.A. Và quận Cam, được bao bọc bởi các dãy núi San Gabriel và San Bernardino. Khi gió xuống thấp ở các dãy núi, sẽ làm độ ẩm mất hết và hơi nóng bùng lên. người ta gọi là Compressional warming’ , heating nên gió thổi kinh hồn kèm theo hơi nóng.

Hình chụp 6:30 sáng từ điện thoại, khi mặt trời đã lên. Nếu ở gần leo lên đây sớm để xem mặt trời mọc là đẹp luôn.

Lúc đi xuống thì mình đi đường khác, ngắn hơn nhưng lại độ dốc lại cao nên khá chới với. Đồng chí gái muốn leo lên đây nên hỏi xem độ cao có khác với Yosemite. Mình nói Yosemite chả thấm béo gì cả. Để xem đồng chí gái có muốn leo lên đây. Có thể lên nữa đường cũng khá rồi.

Đây là biểu đồ nhịp tim của mình khi leo núi. Cao nhất là 142 nhịp mỗi phút nên cũng mừng. Nhớ lúc đầu mới tập thì trên 150 nhịp.

Có anh bạn nói là nên đem theo mật ong để ăn, giúp có sức. Mình lấy mật ong vườn bỏ vào con gấu, đem theo , mút mút rất phê. Ngoài ra có đem theo chà là của tên bạn trồng và đậu phụng, hạt điều để ăn

Tuần tước mình leo lên đỉnh Cucamonga nên sau đó chân mỏi quá nên chả đi đâu nhiều, chỉ có thứ 4 bắt đầu đi bộ với vợ lại buổi chiều và hôm qua thứ 6 leo được 15.3 dậm.

Tuần tới thì tính leo đỉnh này lại nhưng từ chỗ khác, khó hơn vì leo lên đến 5,000 bộ.

Hôm qua mình đem theo chai dầu xanh, xức nơi mặt thì ruồi không bu lại nữa. Mấy lần trước, leo núi đổ mồ hôi thêm tỏng ba lô có thức ăn nên ruồi bu lại. Dầu xanh tốt cho vụ chống ruồi.

Hôm qua tiêu mất 4,658 Calories chiều về phải đi ăn với vợ con, cơm Ba tư để lấy sức lại.

061421

Hôm nay tập đi gần nhà cả cuối tuần vừa rồi chả làm gì cả. Đi được 4.2 dậm

Mình đi thêm nữa dậm.
Hôm nay mò lên đỉnh Cucamonga mà 5 năm về trước, mình bị vọt bẻ khi còn 1.5 dậm đến đỉnh, đành phải ngồi đợi rồi quay về. Nay khôn nên ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi mỗi dậm đi lên để cái chân không bị lộn xộn.

Đỉnh Cucamonga mà mình bị vọt bẻ cách đây 5 năm.

Lâu lắm mới mất 4,702 calories. Nghe nói leo Whitney mất 5,000 cal/ ngày. Rút kinh nghiệm phải thêm
Tuần rồi đi có 30.8 dậm

Nhịp tim chỉ có 150 bom tối đa.


Báo cáo nghiên cứu lâm sàng và thực tế

 Theo báo cáo của một tạp chí về y tế “Journal of Clinical Epidemiology” thì hiện nay chúng ta có trên 1 triệu bài báo đăng tải về dinh dưỡng và y tế từ 1946, sau đệ nhị thế chiến dựa theo phương cách trí nhớ. Những phương cách này phản khoa học, không nên sử dụng để phổ biến và hướng dẫn quần chúng về dinh dưỡng.

Các ngộ nhận về các chất dinh dưỡng, phải ăn loại nào khiến quần chúng mệt mỏi, không biết tin ai. Mình có kể về chị bạn, cho hay là một hôm, người chị gửi cho một bài báo nói là phải ăn chuối trước khi đi ngủ với những giải thích rất chí lý, nào là chuối có Potassium, giúp chúng ta hồi phục sau một ngày làm việc mệt mỏi.



2 tuần sau, cũng người chị gửi cho một bài báo khác, kêu không được ăn chuối vì chuối có fructose, đường, làm gia tăng insulin, tạo ra chất béo,…. Thế là ngọng! Đem chuối đi quăn hết. Chán Mớ Đời mình cũng bị mấy vụ này, nghe thiên hạ kêu thuốc này, hay món này ăn bổ lắm, mua về rồi vài tuần sau, có người kêu không nên uống vì khiến ung thư, bú xua la mua nên phải dẹp hết.

Do đó các khoa học gia đề nghị cần sửa đổi cách phổ biến thông tin về sức khỏe và y tế để tránh những trường hợp trên.

Trước đây, các nghiên cứu lâm sàng về một vấn đề nào đó, đều được các cơ quan y tế của chính phủ thực hiện nhưng từ khi ông tổng thống Reagan, giảm đâu 1/3 ngân sách của bộ y tế về nghiên cứu để gia tăng các thí nghiệm về bộ quốc phòng hầu chống trả với khối LIên-Xô thì các công ty dược phẩm và thực phẩm lãnh phần trách nhiệm này. Nuôi các khoa học gia do đó họ phải làm theo chỉ thị của người bỏ tiền cho họ nghiên cứu.

Các thông tin được đưa ra, xuất bản trong các tạp chí y tế, được viết bởi các chuyên gia, thường rất ngắn, độ 6-7 trang và đã thanh lọc trước. Lấy thí dụ: họ đăng bài báo cho biết uống rượu rất tốt, giúp giảm cholesterol. Thế là thiên hạ ùn ùn ra Costco mua từng két rượu đỏ về để uống khi ăn cơm.

Nếu đọc kỷ thì được biết rượu được làm bằng nho, có chất gọi là resveratrol, một loại phanol tự nhiên, được các cây sử dụng để chống lại các pathogen , nấm tấn công các cây. Loại này thường được thấy ở các trái nho, đậu, blueberries,.. chúng ta có thể mua loại chất bổ sung này để uống thay vì mua rượu vừa đắt vừa có hại. Lý do là chất cồn ngoài ra, ngày nay họ sử dụng chất sát trùng để trái tránh bị côn trùng tấn công. Mình có xem phim tài liệu về trồng nho bên pháp. Ông tây nói sẽ không cho con cháu theo nghề gia truyền này vì thuốc sát trùng, tính về hưu sẽ bán cho Trung Cộng.

Người ta cho biết là các nghiên cứu lâm sàng có rất nhiều tài liệu. Điển hình là uống statins. Họ lựa chọn một số người tham gia chương trình thử nghiệm trong vòng 8 tuần lễ. Sau 3 tuần lễ thì có đến 36% trong số 81 người tham gia chương trình xin rút lui vì cơ thể không bình thường với loại thuốc này. Khi họ công bố kết quả, không thấy nói đến số người từ bỏ chương trình và kêu là giảm 30% cholesterol.


Có một ông bác sĩ, mò đi kiếm để đọc thêm thì khám phá ra chỉ có 1% thay vì 30%. Công ty dược phẩm, báo cáo kết quả lâm sàng không đúng, ngoài ra họ không tính số người bỏ cuộc. Có những data mà họ không nói đến. Thông thường các chương trình thử nghiệm này có đến 2,000 trang đánh máy của bản phúc trình, nhưng họ chỉ lựa ra 6-7 tờ để viết trên báo. Bản phúc trình cho biết là uống statins không có kết quả giảm bệnh tim mạch. Nhất là số người uống Statins chết sớm hơn người không uống. Thế là ngọng!

Được biết là vào năm 1989, số lượng cholesterol được xem là cao, bệnh tiểu đường  là 260-279 mg/dL nhưng sau đó họ tự động giảm xuống 200 mg/dL khiến 60% người Mỹ trong một đêm trở thành béo phì, được bác sĩ kê toa uống thuốc statins. Chán Mớ Đời 

Bức hoạ trên cho thấy người ta chỉ cho chúng ta xem mặt nổi còn phần ngầm thì không 

Chúng ta cứ nghe theo mấy bài báo rồi cứ theo đó mà ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Mình xem một phim tài liệu Ý Đại Lợi, nói về các y sĩ được các công ty dược phẩm tặng quà như đi nghỉ hè 5 sao với vợ con, hay được đưa tiền. Các tay bán thuốc, muốn đạt quota nên nói với bác sĩ kê toa mỗi tháng bao nhiêu tiền đủ trò. Ngày nay, chúng ta có thể gọi lương  y như kế mẫu. Cứ đè đầu bệnh nhân xuống kê toa thuốc. Họ chỉ có tối đa 8 phút đồng hồ để khám bệnh nhân.


Điển hình chế độ dinh dưỡng ít tinh bột hay ít chất béo để xem có thể kiểm soát bệnh tiểu đường. Kết luận cho thấy chế độ ăn ít tinh bột tốt hơn là chế độ dinh dưỡng ít chất béo về Glucose, Triglyceride, và HDL  còn về LDL , áp huyết thì không có gì thay đổi. Trong khi đó hai trường phái dinh dưỡng la hét đủ trò.

30 tháng 11 năm 2010, EMA kêu gọi cho quần chúng xem tất cả các hồ sơ về thử nghiệm lâm sàng. Điển hình người ta khám phá ra Tamiflu nổi tiếng một thời khiến các chính phủ trên thế giới bỏ tiền hàng triệu đô la để dự trữ thuốc này phòng khi bị dịch mà trong đại dịch vừa qua, người ta tìm cách quảng cáo lại nó.

Khi đọc các bản báo cáo lâm sàng thì họ được biết Tamiflu cũng như Paracetamol, còn gọi là acetaminophen, một loại thuốc trị cảm sốt, còn thua kém ibuprofen,… càng sống càng thấy quái đản. Phải đi kiếm sách, xem phim tài liệu để giải độc những gì mình đã biết vì bao nhiêu năm qua, mình bị tuyên truyền, tiếp thị không  chính xác. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tôn giáo dinh dưỡng nào đúng

 Từ ngày mình tìm cách giảm cân, giảm cholesterol thì đọc đủ thứ sách vỡ về dinh dưỡng như Atkins, SOuth BEach, Low Carb High Fat, High Carb Low Fat , ăn chay, bú xua la mua,… càng đọc càng điên đầu vì các tin tức trái ngược không biết đâu là đúng và đâu là sai. Vấn đề là các người theo trường phái này thì chống trường phái kia, họ đưa ra những chương trình lobby các đại biểu quốc hội để làm luật đủ trò. Nói chung ngày nay, có hai trường phái dinh dưỡng chính: ít tinh bột nhiều chất béo và nhiều tinh bột ít chất béo.

Điển hình người theo trường phái ăn chay thì kêu bò tạo ra gas carbonique, làm ô nhiễm môi trường còn người ăn thịt thì kêu là ăn rau sẽ tạo ra chất béo. Họ đưa thí dụ con bò ăn cỏ không mà sao nó to béo đầy mỡ khiến mình thất kinh. Họ đưa ra các nghiên cứu thậm chí mấy ngàn năm trước chúa giáng sinh, nào là bên Ai Cập khi bắt đầu trồng lúa bên cạnh dòng sông Nil thì các tượng được khai quật cho thấy người dân to béo, không ốm o. Dẫn chứng là ăn tinh bột nhiều sẽ làm chất béo.

Đây là biểu đồ về lượng đường trong máu khi ăn. Khi ăn tinh bột (carbohydrate) thì đỉnh cao nhất là 1 tiếng đồng hồ, sau 2 tiếng thì hết. Do đó khi chúng ta ăn cơm, bánh mì, spaghetti thì sau 2 tiếng đồng hồ khi chất đường trong máu cạn thì cảm thấy đói lại. Còn ăn chất đạm (protein) thì điểm cao nhất là sau 3 tiếng và chấm dứt sau 6 tiếng đồng hồ, ăn thịt hay đậu no lâu. Còn ăn chất béo (fat) thì điểm cao là không thấy đường lên nhiều và kéo dài rất lâu.

Trước đây, người ta chỉ phỏng đoán là ăn chất béo sẽ khiến người ta có cholesterol nhiều, khiến nghẹt mạch máu nhưng ngày nay các khoa học gia nghiên cứu với máy móc tối tân thì cho thấy kết quả khác với những gì người ta phỏng đoán.

Vấn đề là các cơ quan về tim mạch không dám lên tiếng cho rằng mình sai từ mấy chục năm qua, sẽ không được nhận tiền nữa, tự giải tán. Có một ông bác sĩ than là khi ông ta vào học y khoa, chương trình giảng dạy y khoa đã sai mà nay con ông ta học năm thứ 3, họ vẫn tiếp tục dạy chương trình mà ông ta đã học . Chán Mớ Đời 


Họ khuyên ai bị tiểu đường thì không nên lạm dụng tinh bột, ăn chất béo trái với những gì chúng ta được bác sĩ giải thích đến giờ.

Họ đưa ra các nghiên cứu như đồ biểu trên, cho thấy khi ăn tinh bột thì đường trong máu lên cao nhất, so với chất đạm, còn ăn chất béo thì không có vấn đề Insulin lên cao khiến cơ thể tạo ra đường trong máu. Thặng dư sẽ đưa đến chất béo trong cơ thể, bệnh tiểu đường,..

Trong bao tử của chúng ta có acid để giúp tiêu hoá các chất đạm, B12, khoáng chất và vô hiệu hoá các vi khuẩn lạ.

Hình này giải thích tại sao bò ăn cỏ mà lại bị béo phì. Lý do là khi bò nhai cỏ thì đi qua thực quản rồi sẽ bị lên men, chạy ngược lại ra họng rồi biến thành chất đường. Do đó khi chúng ta ăn rau thì vẫn bị bệnh béo phì. Cứ thấy mấy ông sư ăn chay ra xem, ông nào ông nấy đều to béo cả. Để mình suy nghĩ cách diễn giải bình dân học vụ vấn đề xem. Cứ viết đây đã rồi sẽ kiếm ý thí dụ sau.

Đại loại là các loại các động vật nhai lại (ruminant) như bò, dê, nai,…không thể nào tiêu hoá được các rau cỏ một cách trực tiếp vì không có enzymes để phân huỷ cellulose các tế bào. Phương pháp ăn gạo lức là nhai chậm để tạo ra enzymes giúp phân huỷ cơm gạo lức. Khi về già acid trong bao tử giảm do đó chúng ta cần ăn uống chậm, nhai cho kỷ để tạo enzymes giúp phân huỷ chất dinh dưỡng.

Sự tiêu hoá của các loại động vật nhai lại này phải qua 4 giai đoạn trong bao tử chúng.
1/ khởi đầu các rau cỏ được đưa vào Rumen, nơi này sẽ được xử lý và tiếp xúc với các vi khuẩn có thể phân huỷ thành cellulose (Foregut fermentation)
2/ reticulum (bao tử thứ hai) giúp các loại động vật nhai lại nôn ra và nhai nhỏ lại rồi đưa vào
3/ omasum, bao tử thứ 3 (xem hình trên) để tiếp tục nhai thêm rồi đưa đến bao tử chính, gọi là
4/ abomassum, bao tử thứ 4 nơi các enzymes tên lysozyme sẽ phân huỷ các vi khuẩn để lấy ra các chất dinh dưỡng.

Họ khám phá ra khi ăn rau (chất xơ) thì sẽ cản trở việc phân huỷ các chất đạm và tiếp thu các khoáng chất. Chất xơ vô hiệu hoá acid của bao tử càn thiết cho sự tiêu hoá. Các thực vật ngăn cản sự tiếp thu của chất đạm và calcium. Do đó họ khuyên là không nên ăn chất xơ cùng lúc với chất đạm. Bên Bỉ và Hoà Lan, họ ăn buổi tối rất nhẹ, rau cải nhiều. Có lẻ vì vậy. Có dịp mình kể về ăn lộn xà ngầu sẽ ngăn cản cơ thể tạo ra sinh tố MK4, sẽ đưa đến ruột già, không hấp thụ được cho cơ thể sử dụng như giáo sư Barrie Tan đã giải thích trong cuốn sách của ông ta về sinh tố E.

Xem hình này để thấy hệ thống tiêu hoá cần năng lượng để phân huỷ rau cỏ: chó thì cần 2%, con người thì 6-9% còn lừa thì đến 46%. Do đó bò, lừa, loại động vật nhai lại mất thời gian để ăn rất lâu. Nghe nói con rắn nuốt một con vật khác, nằm mấy ngày mới tiêu được, thậm chí mấy con cọp, sư tử khi ăn no thịt thú rừng thì chỉ nằm nghỉ.

Người ta nói con người là động vật duy nhất biết nấu nướng nên sự tiêu hoá rất nhanh. Họ khuyên ăn rau thì nên nấu chín để cơ thể dễ phân huỷ và lấy chất dinh dưỡng thay vì ăn sống, ăn thô vì sẽ tạo ra chất béo như các động vật nhai lại. Do đó theo thời gian tiến hóa, con người có đến 67% ruột non để hấp thụ chất dinh dưỡng và 17% ruột già trong khi các con khỉ đười ươi thì 53% là ruột già và 17% ruột non.

Con người biết nấu ăn như phơi khô thịt cá để dành ăn lâu, bầm giã nát chất dinh dưỡng, giúp phân huỷ nhanh và khi nấu có thể loại được các độc tố. Mình nghe ông bác sĩ danh tiếng về mỗ tim, cho rằng ăn đậu, cà chua có độc tố lectins gây bệnh hoạn rồi quảng cáo bán thuốc uống của ông ta. Nhưng chỉ cần hiểu là đậu, gạo khi được nấu sôi trên 100 độ C thì sẽ loại các độc tố này, khỏi cần mua thuốc bổ sung của ông ta. Rất đắt! Chán Mớ Đời 

Họ giải thích qua hình này với công thức hoá học. Khi chúng ta ăn rau quả thì sẽ biến thành tinh bột liên đới đến Alphabooks Glucose Monomers còn khi ăn cỏ thì sẽ biến thành cellulose, không biết tiếng Việt nói ra sao, biến thành Beta Glucose. Cái nào cũng có chất đường cả do đó bò càng ăn cỏ nhiều càng béo nặng ra, giúp chủ bán được nhiều tiền.
Ngày nay, người ta khám phá ra ăn ngủ cốc có thể đưa đến bệnh tật, làm hư hại hệ thống tiêu hoá của mình. Nguyên do, nông dân sử dụng thuốc sát trùng thêm các độc tố trong ngủ cốc như Lectins. Con người ăn rau cải, ngủ cốc có từ mấy ngàn năm. Người ta khám phá ra phytohaemagglutinin (PHA), một loại lectin, được xem là chất độc hại nhất. Do đó họ khuyến cáo là nên nấu sôi các loại ngủ cốc này trên 60 phút mới an toàn.

Xem hình trên cho thấy khi ăn đậu có độc tố Lectins, sẽ đưa đến bị tiêu chảy, mất nước, đau bụng,…nên họ khuyên tránh ăn thô các loại ra cải, được gọi là “tốt cho sức khoẻ”. Mình có xem vài video của một chị ở Pháp, gốc miền bắc, chỉ thiên hạ ăn thô rau cải. Chán Mớ Đời 

Người ta thử nghiệm chất đạm và chất xơ để xem ăn cái nào thì tốt hơn. Người ta nhận thấy nếu ăn chất đạm (thịt thú) thì Bible-Tile rằng microorganisms gia tăng (alistipes, bilophila, và Bacteroides) và trong khi chế độ ăn uống rau quả ngủ cốc thì giảm Firmicutes (Roseburia, Eubacterium , Ruminococcus bronil) mấy cái này ghi nhưng mình chưa hiểu hết. Phải tìm tài liệu đọc thêm. Lý do là khi chúng ta theo một chế độ dinh dưỡng nào thì hệ vi sinh đường ruột của chúng sẽ bị thay đổi. Điển hình, người Nhật ở đảo okinawa sang Hoa Kỳ , ăn thức ăn Mỹ, lâu ngày béo phì như người Mỹ.

Chế độ dinh dưỡng ăn chất đạm thì tạo ra nhiều Bile acid và gia tăng bile acid elimination giúp cơ thể chúng ta thải các chất béo dư thừa qua bile acid trong phân. 

Nói chung thì mình rất phân vân, theo tài liệu đọc. Những gì mình đã được ghi khắc vào đầu là phải ăn rau cải nhưng ngay lại khám phá ra lý do bò ăn cỏ lại to béo nên chới với, không biết phải tin ai.

Mình nhận thấy khi ăn chất đạm, thịt nhiều thì đại tiện khó nhưng nếu ăn chất xơ thì dễ. Lại nghe nói nếu ăn hai thứ một lúc thì chúng khử chống các nhiệm vụ của nhau. Mình ăn thịt, chất béo buổi trưa, về chiều thì ăn chất xơ, rau cải để tránh đụng chạm với nhau và giúp đại tiện dễ. Ai làm thử cách nào khác thì cho biết kết quả. Cảm ơn.
Chắc ngưng ở đây, đi leo núi cho vui đời (còn tiếp)
Hôm nay mình đi 15 dậm, lên núi. Chỗ này 5 năm trước mình bị vọt bẻ cách đỉnh 1.5 dậm , đành phải trở về, sau khi chân bớt đau.
Nguyễn Hoàng Sơn 

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Thường chúng ta hay nghe bác sĩ bảo là các người uống rượu hay bị đau gan nhưng trên thực tế thì chúng ta có thể bị đau gan dù không uống rượu. Người ta gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic Fatty Liver Disease).

Theo các nghiên cứu của chính phủ Hoa Kỳ thì có 25% dân số Hoa Kỳ bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cồn. Lá gan có nhiều mỡ thừa. Lá gan là cơ quan nội tạng có chức năng tạo ra 80% chất béo để cơ thể sử dụng hàng ngày, 20% chất béo kia là do thức ăn được tiêu thụ vào cơ thể.

Lá gan có những chức năng quan trọng như:

Thanh lọc độc tố và vi khuẩn, tạo những chất để làm máu đông, tạo mật để phân huỷ thức ăn để tiêu hoá, tạo chất đạm cho cơ thể, cholesterol, tích trữ đường và các sinh tố,…

Với thời gian, lá gan bắt đầu chứa trữ khá nhiều chất béo, vì cơ thể tạo nhiều chất béo, hoặc chức năng phân hủy chất béo giảm, thường người ta xem lá gan chỉ tạo 10% hơn trọng lượng của lá gan.

38% người Mỹ bị bệnh béo phì vào tuổi 40-59 tuổi và trên 60 tuổi thì lên đến 41%. Khoảng 10% - 15% người cân nặng bình thường bị bệnh này, còn 70% người béo phì thì mắc bệnh này. Ít ai cảm nhận bệnh này nếu không được khám nghiệm kỹ càng. 

Người ta chưa hiểu rõ nguyên do về bệnh này, tại sao lá gan lại không phân huỷ được chất dinh dưỡng nhưng bệnh này đưa đến các yếu tố nguy kịch như:

Bệnh béo phì, bệnh tiểu đường loại 2, cao mỡ, cao máu và cao Triglyceride. Người ta cho rằng vì gen, bệnh viêm gan hay sử dụng các thuốc có Steroid.

Ngoài bệnh béo phì và nặng cân, người ta đưa thêm nhưng nguyên do khác như:

Kháng insulin và hội chứng chuyển hoá.

Lượng đường cao có chỉ số của bệnh tháo đường hay tiền tháo đường.

Lượng Triglyceride cao,..

Vấn đề là làm sao chúng ta biết được lá gan bị bệnh nhiều mỡ vì ít có tín hiệu. Nếu có thì thường là mệt mỏi và đau ở bụng, vàng mắt hay da vàng. Bệnh này có thể không bao giờ phát triển nhanh nhưng nếu phát triển thì có thể làm cho gan không hoạt động nữa hay bị xơ gan.

Theo nghiên cứu của Liên Hiệp Âu Châu vào năm 2015 thì trong thời gian 5 năm, người ta nhận thấy sự gia tăng bệnh ung thư gan, độ 5% mỗi năm liên đới với bệnh gan nhiễm mỡ .

Trong tập san y tế khoa Hepathology, người ta tiên đoán vào năm 2030, số người mắc bệnh gan nhiễm mỡ sẽ lên đến 100.9 triệu, sự gia tăng từ 16.5 triệu người bị bệnh này vào năm 2015 lên đến 27 triệu vào năm 2030, xem như gia tăng 63%  trong 15 năm.

Để phòng ngừa bệnh này, bác sỹ thường khuyên chúng ta ăn rau quả nhiều hơn, giảm bớt tiêu thụ thịt, ăn thêm cá, giảm cân, uống rượu ít lại, tập thể dục, hạn chế tiêu thụ đường, các tinh bột như cơm, bánh mì, spaghetti…

Hình này cho thấy lá gan khi bị xơ cứng thì khó mà có thể chữa trị nên chịu khó phòng ngừa bằng cách ăn kiêng, cử uống rượu,…

Họ khuyên ăn dầu olive thay vì các dầu thực vật, không được dùng bột ngọt MSG, các đồ pha sẵn dầu xà lách, bột chất đạm, các loại gia vị nêm thức ăn pha sẵn,… nhất là tiêu thụ ít đường, và tinh bột.

Nên dùng thêm chất bổ sung, sinh tố E để giúp giảm chất béo ở gan. Họ cho biết là cà phê có chức năng giảm căn bệnh này? Ai biết lý do thì cho em biết.

Chúng ta tiêu thụ các thức ăn được công nghệ hoá quá nhiều, do đó nên giảm bớt vụ này, nấu ăn tại gia cho chắc ăn. Chúng ta từ từ giết lần giết mòn lá gan cảu chúng ta. Hạn chế ăn các loại dầu thực vật, nhịn đói, vô thất để giúp lá gan hồi phục chức năng,… (còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thiếu Tá Lê Xuân Phong, Hùm Xám Đàlạt

Tình cờ thấy cái tựa cuốn sách “Gone Native” của ông Alan G. Cornett , cựu chiến binh Hoa Kỳ, thuộc lực lượng đặc biệt mỹ, từng tham chiến tại Việt Nam, tại Đàlạt nên gửi mua ở Amazon . Đọc xong mới hiểu thêm về Đàlạt thời chiến tranh nhất là đại đội trinh sát 302 có nhiệm vụ bảo vệ Đàlạt, hay vào núi Voi ở Đức Trọng để lùng Việt Cộng.

Dạo trước 75, mình hay thấy lính 302 đánh học sinh ở Đàlạt nên ra đường thấy họ thì tránh cho khoẻ. Học sinh Đàlạt, có anh hay người quen đi lính 302 thì hay dựa hơi để nhờ thanh toán dùm những chuyện lộn xộn giữa học sinh với nhau. Mình có ông cậu bà con, bán thuốc Cẩm Lệ ở chợ Đàlạt, có con đi lính 302, sau 75 bị ông dượng mình doạ nạt đủ trò.

Dạo ấy còn bé, mình không hiểu nhưng nay với tuổi đời, mới hiểu lính 302, đi vào Núi Voi đánh Việt Cộng, về lại Đàlạt thấy học sinh để tóc dài, ăn bận Hippie, kêu Make Love Not War,..thì họ tức nên chận đầu đánh. Mình có mấy tên học chung, con nhà giàu, dạo ấy hút sì-ke, tóc dài đủ trò, nhảy đầm, boum mỗi tuần, nay có gặp lại vài tên ở Hoa Kỳ. Mình thì dạo ấy, chả biết gì nhưng tóc lúc nào cũng cắt ngắn, không bao giờ để tóc dài cả cho đến ngày nay. Hôm tước gặp lại cô hàng xóm khi xưa, nhắc khi xưa mình để tóc đầu đinh.

Ông Cornett nhắc đến đại uý Lê Xuân Phong, đại đội trưởng đại đội trinh Sát 302 hình như sau khi mình đi tây thì ông ta được lên chức thiếu tá, được người Đàlạt gọi Hùm Xám thì phải. Sau tháng 4, 75, ông ta vẫn còn chiến đấu đến 6 tháng sau mới cho thuộc cấp về với gia đình còn ông trốn về Sàigòn, ra trình diện dưới cái tên khác, bị đưa đi cải tạo 10 năm, rồi vượt biển với gia đình, được tàu đức Cap Anamur , lấy tên của một tỉnh lỵ gần Anatolia, Thổ Nhỉ Kỳ, cứu vớt. Đưa đến Đức quốc, tại đây ông ta gặp lại tác giả, cũng là em cột chèo của Hùm Xám Đàlạt, đã được tác giả giúp định cư tại tiểu bang Cali, Hoa Kỳ.

Có người đọc rồi gửi cho mình tấm ảnh này.

Cap Anamur , “con Tàu Cho Việt Nam” đã cứu vớt hơn 10,000 thuyền nhân tại biển đông từ 1979 , người Pháp có con tàu “île de lumière “ cũng đã quyên góp tiền bạc để đến biển đông vớt người tỵ nạn cộng sản.

Tác giả kể thiếu tá Phong là một trong những người chỉ huy Việt Nam mà ông ta kính nể, ông này được thuộc cấp rất yêu mến. Thay vì tập luyện cho lính Việt Nam, ông lại phải học kinh nghiệm chiến đấu của lính Việt Nam Cộng Hoà. Khởi đầu tổng công kích Mậu Thân, Việt Cộng tràn ngập vào Đàlạt. Chỉ cần vài ngày đại uý Phong và binh lính của ông ta tái chiếm lại Đàlạt, Việt Cộng bị thiệt hại rất nặng mấy trăm người chết và bị thương. Từ đó, Việt Cộng không dám tấn công Đàlạt đến năm 1975 khi Đàlạt bỏ ngõ. Có ông lính mỹ từng tham chiến trong vụ Mậu Thân tại Đàlạt, có kể những ngày ấy, ông ta đóng quân ở Cam Ly. Có dịp mình hỏi ông ta thêm chi tiết.

Có nhiều người đọc bài này và cho mình tin tức của thiếu tá Phong để mình kiểm chứng vài chi tiết. Mình hỏi lại thiếu tá Phong thì ông cho biết là ông ta về Đà Lạt sau tết Mậu Thân, có tham dự trận đánh chiếm lại Giáo Hoàng Học Viện sau Mậu Thân, còn vụ Tết Mậu Thân thì không biết. Trang Phóng Viên Chiến Trường có tải cảnh quay khi đại đội 302 chiếm lại Giáo Hoàng Học Viện. Trên thực tế thì Vatican yêu cầu Việt Nam Cộng Hoà, không được tấn công vào Giáo Hoàng Học Viện, lý do là có nhiều linh mục người ngoại quốc sinh sống trong viện này. Cuối cùng thì 302 rút ra và để đường cho Việt Cộng trốn trong đêm để đổi lấy sự an toàn của các linh mục ngoại quốc.

Nay mình mới biết ai là người Mỹ đã liên lạc để kêu trực thăng yểm trợ, máy bay thả bom trên Số 4, cứu thương trong những ngày phản công, tái chiếm lại Đàlạt vào Tết Mậu Thân. Ông này tên Beckett, lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, cố vấn cho đại đội trinh sát 302. Mình nghe kể, người lớn khi xưa rất thương lính 302, họ đã bảo vệ an ninh cho Đàlạt sống êm ấm. Có lẻ Mậu Thân với cuộc tái chiếm lại thị xã Đàlạt đã để lại dấu ấn khó quên trong đầu mình từ dạo ấy đến nay.

Tác giả có kể là Đàlạt khi xưa có 9 phường nhưng chỉ có một khu phố là thuộc Việt Nam Cộng Hoà, đó là khu phố 1, khu phố Hoà Bình, Chợ Đàlạt vì như khu phố 2, nơi mình ở, gần số 4, tối Việt Cộng nằm vùng về bắn khu phố trưởng hay công chức mà sau Mậu Thân, có thời gian, tối mình phải ra phố ngủ với ông cụ cho an toàn. Điển hình ông khu phố trưởng Tăng Văn danh ở Trại Hầm hay Thái phiên bị bắn chết.

Bìa sách của ông Alan G. Cornett, cố vấn quân sự cho đại đội Trinh Sát 302 Tuyên Đức

Đặc biệt là lính 302 hay bận đồ của Việt Cộng, nhất là toán AK, đeo AK ra trận. Khi đụng trận thì kẻ thù không biết đâu mà rờ vì tiếng súng AK, không phân biệt ai là thù ai là bạn. Ông ta có kể mấy vụ đụng trận của Trinh Sát 302, do đại úy Phong chỉ huy, phục kích Việt Cộng mà mình không hiểu về quân sự nên không kể lại nhưng được tác giả xem là kế thần sầu.

Thiếu tá Phong sinh năm 1940 tại Đàlạt, dưới thời thực dân Pháp. Bố ông ta là một người chuyên săn thú rừng và hướng dẫn viên săn bắn cho các ông lớn người âu châu. Ông ta theo bố và một người Mọi, rất giỏi về săn bắn và tìm dấu vết thú rừng nên học cách đi rừng từ bé. Mình không biết có liên hệ gì với ông Lê Xuân Ái, người tập kết ra bắc. Nhà ở dốc Nhà Làng. Thiếu tá cho biết là không có thân thích với ông Lê Xuân Ái.

Bố thiếu tá Phong đồng hành với người Pháp để chống lại người Nhật. Sau 1954, cộng sản chặt đầu bố thiếu tá Phong trước mặt cả gia đình và từ đó ông đem lòng căm thù cộng sản đến giờ. Lớn lên ông ta gia nhập quân đội và theo đơn vị lực lượng đặc biệt vì có các chức năng đi rừng và được tuyển ở tỉnh Tuyên Đức nơi ông ta sinh ra và lớn lên, quen biết các ngõ ngách của núi rừng cao nguyên từ bé.


Thiếu tá Phong được Hoa Kỳ trao huy chương ngôi sao bạc Hoa Kỳ (American Silver Star) vì đã giải cứu được một cố vấn mỹ và các sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà. Ông ta dẫn toán trinh sát gồm 6 người, đột kích vào một trại đóng quân của Lực Lượng đặc Biệt tại Bến Hết, bị Việt Cộng tràn ngập để giải cứu các người này. Từ đó được thăng cấp đại uý và chỉ huy đại đội trinh sát 302. http://www.614arty.org/pages/phantom2.html#jlbenhet

Đại đội trinh sát 302, cũng được sử dụng cho chương trình Phụng Hoàng, bắt cóc hay ám sát các phần tử nằm vùng hay đi họp ở trong rừng.

Tác giả có nói đến Xóm BÀ Thái, nơi các lính 302, đến thăm sau đi đánh Việt Cộng về, dưỡng quân hay các tiệm hút thuốc phiện mà lính tráng hay vào để quên đi các người bạn đồng đội đã gục ngã, cuộc chiến. Ông ta kể về cá nhân ông ta hút sì ke, bạn của ông ta chơi bạch phiến. Lính mỹ về nước bị lột quần áo ra để khám xem có đem sì ke vào Hoa Kỳ hay không.

Nhất là phong trào phản chiến dạo ấy ở Hoa Kỳ, họ biểu tình, chửi rủa các chiến binh trở về từ Việt Nam như “Baby killer “. Có chuyện khá buồn là ông ta trẻ nên bồng bột lấy vợ, rồi trở về Việt Nam chiến đấu tiếp, ở nhà cô vợ ngủ với tên khác, lại mua bảo hiểm nhân thọ. Ông bán bảo hiểm lại vớ vẩn, đòi ông này này phải ký nên đến nhà bố mẹ hỏi. Sau này, mấy người lính Mỹ bị mất tích, gia đình họ nhất định không chịu chấp nhận bố, chồng họ đã hy sinh vì mỗi tháng lãnh lương thay vì tiền tử. Mỗi năm lên chức theo thâm niên cũng với tiền hưu.

Có nhiều lính mỹ làm giàu ở Việt Nam bằng cách bán xăng cho chủ trạm xăng Việt Nam hay đồ Px. Ông ta bị cấp trên đì, khuyên không nên gặp hay thân thiện với người Việt, trong khi ông ta đã cưới vợ người Việt nên tức quá ông ta quăn trái lựu đạn, may mà cấp trên không chết, bị ra toà án quân sự. Ông ta kể những nơi đã đóng quân như Phan Rang, Dục Mỹ, và yêu mến nhất Đàlạt. Những ngày đi trinh sát với đại đội 302, nằm quan sát, bị bộ đội tè trên người khi đứng núp tỏng bụi rậm … Mình có anh hàng xóm, đại uý Biệt Cách Nhảy Dù, Trương Việt Lâm, kể nhảy toán, nằm rừng bị bộ độ đái trên người nên phải bắn bộ đội rồi bỏ chạy, thất lạc trong rừng khiến nhà lo sợ khóc như mưa bất. Sau trốn về lại địa điểm được trực thang bốc về căn cứ.

Kể lại đây thì mất hay nhưng ông ta đưa ra những nhận xét về người Việt đối xử với người Mọi ở Đàlạt không tốt. Người Mỹ xem người Việt như công dân hạng 2 ở Việt Nam, còn người Việt lại xem người Mọi như man rợ,… có sỹ quan Việt Nam Cộng Hoà bỏ túi tiền tử của một vị chỉ huy người thượng, khiến ông ta và đồng đội tức giận, tính giết nên ông này phải nhả tiền ra để ông ta đưa lại quả phụ,…

Mình biết một tên đại uý địa phương quân, đánh bài, đem gạo của lính bán cho bà cụ mình, sau này không có gạo nhưng hắn cứ nói sẽ đem gạo ra rồi lấy tiền bà cụ đi đánh bài, rồi xù luôn. Bà cụ đi thưa nhưng ông chỉ huy trưởng kêu thôi, hắn thua bài hết rồi. Chán Mớ Đời 

Nói chung có nhiều vị chỉ huy giỏi khả mến nhưng cũng có sĩ quan tham nhũng khiến có người bất mãn, theo Việt Cộng nằm vùng. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà có một lớp sĩ quan giỏi, xuất thân từ trường Võ Bị, Thủ Đức,… tiếc thay họ chưa thay thế được cấp tướng, đa số đi lính cho Tây khi xưa.

Hình chụp tác giả và đại uý Phong, sau này là anh em cột chèo với tác giả.

Theo mình đọc thì đại đội trinh sát 302 của tỉnh Tuyên Đức là tiền thân của tiểu đoàn 204 sau này. Nghe ông Cornett kể là đại đội trinh sát 302 có đến hơn 300 lính lận, nhiều hơn số quân của một đại đội nên có lẻ vì vậy họ thành lập tiểu đoàn 204 cho gọn.

Theo tài liệu mình đọc được từ các nhân chứng thì khi người dân Đàlạt di tản thì tiểu đoàn 204, tiểu đoàn thiện chiến nhất của Đàlạt và tiểu đoàn 277, đang đánh cầm chân Việt Cộng tại Di Linh sau khi Việt Nam Cộng Hoà ra lệnh phá cầu Đại Ninh. “ Thêm một chi tiết khá quan trọng mà ít người biết đến, là khi người dân Đà Lạt đã đi quá Sông Pha vào được vùng an toàn thì Tiểu đoàn 204 trinh sát của Tiểu khu Tuyên Đức, đang còn giao tranh với Cộng quân tại Di Linh. Và Tiểu đoàn 277 của Tiểu khu Tuyên Đức đang trên đường tiến vào Di Linh. Hai Tiểu đoàn 204 và 277, với quân số chưa tới một ngàn người phải chiến đấu chống lại Trung Đoàn 812 là chủ lực quân của Khu 6 và Sư Đoàn 7 của Việt Cộng. Tôi tin rằng họ sẽ cầm chân Việt Cộng ở Di Linh ít ra cũng được vài ngày, đủ thời giờ cho dân chúng Đà Lạt di tản. Có một điều khiến tôi phải thắc mắc, nếu sĩ quan cũng như binh sĩ của hai Tiểu đoàn 204 và 277 biết được là họ đi vào mặt trận mà không có lực lượng trừ bị, không có yểm trợ của pháo binh, không quân, ngay cả việc tiếp tế đạn dược và lương thực cũng không có, liệu họ có đủ can đảm chiến đấu hay không khi biết mình là những cảm tử quân, chỉ có đi mà không có về. Cuối cùng là chuyện, nếu Cộng Sản tiêu diệt được hai tiểu đoàn thiện chiến nói trên, xe tăng của Việt Cộng cũng không làm sao vượt qua được sông Đa Nhim, vì cầu Đại Ninh đã bị giựt sập”

Nếu ai có tin về thiếu tá Phong, Hùm Xám Đàlạt thì cho mình hay. Cảm ơn trước.

Có người cho biết, 

cách đây 30 năm, thiếu tá Phong sinh sống tại San Jose. Không biết có còn sống hay không. 10 năm cải tạo thì sức khoẻ chắc cũng kém.

Anh Phong còn sống, hiện đang ỡ Tampa, Florida.


Có người gửi cho mình ảnh này từ Facebook.

Nguyễn Hoàng Sơn