Tiên bán phở hậu học văn

 Mình đang gắp miếng gân tính bỏ vào mồm thì anh hàng phở bưng lại đĩa thịt bò thái tươi. Mình kêu, tôi đâu có kêu thịt tái đâu, anh hàng phở kêu tôi mời anh rồi ngồi xuống bàn. Mình chưa kịp nhai thì anh hàng phở kể tiếp. Anh biết không ông Không Chết, kêu tô phở tái nhưng dặn để riêng. Tôi bưng ra tô phở với đĩa thịt bò như đĩa này. Ông ta nhìn đĩa thịt bò tươi thái mỏng rồi lấy đôi đũa gắp lên một miếng, đưa qua đưa lại nhìn miếng thịt rồi bỏ xuống.

Ông ta kêu: “cát bất chính bất thực”, tôi hỏi ông muốn chín thì bỏ thịt vào nước lèo thì sẽ chín. Ông ta kêu không “chính” chớ không phải “chín” không hờ. Tôi như bò đội nón thì ông ta kêu lấy cái điện thoại ra để dịch lại. Hoá ra ý ông ta nói là “thịt cắt không ngắn thì không ăn”. Tôi bảo ông ta đợi một tí rồi chạy vào bếp lấy cái máy thái thịt bò, làm cho ông ta vài lát, bỏ lên đĩa đem ra.

Ông ta hỏi tôi thái thịt bằng dao gì, tôi nước bằng máy nhưng ông ta không tin, kêu tôi dẫn vào bếp. Tôi chỉ cái máy thái jăm-bông, mua ở chợ trời. Ông ta kêu tôi thái cho ông ta xem. Tôi lấy y miếng thịt bò đông lạnh ra, rồi bỏ vào máy thái. Ông ta kêu mỏng lại, tôi phải độ lại nên thái bay mất 2 kí lô thịt bò filet mignon. Vì vậy, tôi phải biếu cho anh ăn thêm, cả hư.

Mình chưa kịp nhai miếng thịt tái thì anh hàng phở nói tiếp. Anh ta nói tôi nể ông ta nên đem ra tô phở xe-lửa thế mà ông ta xơi sạch. Ngạc nhiên tôi hỏi khi xưa thầy hay dạy thiên hạ:

Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn 君子食无求饱, 居无求安, 敏於事而慎於言 (Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu được yên vui, siêng năng ở việc làm, cẩn thận ở lời nói)

Ông ta bảo khi xưa, ta đi giang hồ với đám học trò, toàn là những tên nho sinh, trói gà không chặt nên thầy trò ta đói quá nên phải đề ra những câu như vậy để tự lòng, quên cái đói. Nay hết thời bao cấp, ngăn sông cách chợ, theo kinh tế định hướng thị trường, thì ăn để trả thù cái đói, cái nghèo khi xưa. À thì ra khi xưa có tên xin học Phu tử là vì ăn thịt thừa như thầy bảo. Tao đói lâu ngày nên xổ ra những câu này để giúp ta nhớ không ăn bậy bạ khi đói quá, học trò xem thường. Khi xưa, Hán Tổ kháng chiến, đánh với Sở Vương, đói quá ăn bú xua la mua nên khi lên ngôi, sợ Hàn Tín nhắc lại các xấu xa của mình, nên giết để sử sau khen tụng hắn ta.

Tôi hỏi thế chúng ta phải thay đổi câu nói của thầy lại: quân tử thực cầu bão, cư cầu an, mẵn ư oe-phe thận ư cholesterol. Ông ta kêu được, mi nên gắn cái bảng to đùng trước tiệm: “quân tử thực cầu bão”. Trên đời này chỉ mấy cái thú, trong đó là ăn mà mày bắt người ta kêu bất cầu no là thế nào.

Ông đưa miếng thịt filet mignon lên xơi tái một cái, rồi gật gù, bảo ngon ngon. Đúng là thịt bò đế quốc. Ông ta bảo mày cho tao một cốc sữa cặn để tao xem bơ thừa sữa cặn của đế quốc ra sao. Ở quê tao chúng cứ rai rãi tuyên truyền nhân dân, tư bản là phồn vinh giả tạo, không nên ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Chúng cứ lấy các tư tưởng của thời đói khát, bao cấp ra mà nói.

Anh hàng phở chạy vào, lấy cho ông ta một ly sữa Ông Thọ, đem ra. Ông Khổng Khâu, làm một ngụm rồi kêu cái à cực to. Sữa này ngon thật. Ông nói cho ông ta xem cái nhãn hiệu để khi về nước có thể mua qua mạng. Anh hàng phở đưa cái lon sữa đặt thì ông Khổng Khâu bảo: ủa thế cái ông đứng bên kia đường có sữa à? Anh hàng phở đưa mắt nhìn qua đường, đứng trước Phước Lộc Thọ, có tượng 3 ông Phước Lộc Thọ. Anh ta trả lời, chỉ cái nhãn hiệu thôi, tiếp thị là uống sữa này thì thọ ba đời.

Nói xong thì ông Khổng Khâu bảo: “ Thực bất ngữ, tẩm bất ngôn” (Khi ăn không bàn luận, khi ngủ không nói chuyện). 食不语, 寝不言. Đúng lúc có khách phương xa vào. Anh hàng phở mừng quá, chạy lại chào khách như gặp lại người thân. Đem trà nước xong, lấy thực đơn chào khách. Chạy vào bếp làm mấy tô xe lửa đặt biệt. Khách phương xa đến, nghĩ một lần đi một lần khó nên toàn kêu xe lửa để ăn cho đả thèm những năm tháng lao động ở các tiểu bang khác, thèm cơm Việt Nam.

Anh không quên xem chừng ông họ Khổng. Ông này chậm rãi ăn từ tốn như để tận hưởng giây phút quân tử ăn phải cầu no.

Sau khi khách ra về, anh hàng phở chạy lại hóng chuyện  ông họ Khổng. Anh ta thắc mắc vì Khổng Tử đề xướng tinh thần phát phẫn vong thực (发愤忘食 – ra sức học tập học làm việc đến mức quên ăn), coi thường thái độ nhân sinh bão thực chung nhật vô sở dụng tâm (饱食终日无所用心 – suốt ngày ăn no mà không hề chịu suy nghĩ).

Ông KHổng kHâu bưng ly sữa ông Thọ lên uống một ngụm, lúc la lúc lắc cái mồm, rà rà như súc miệng rồi nuốt cái ực kêu cái ực to lớn, đặt cái cốc xuống. Ông ta bảo khi xưa đói như thời bao cấp thì ai có sức mà làm việc nên ta phải nói như vậy để tuyên truyền cho nhân dân chịu khó lao động cho qua ngày tháng.
Anh hàng phở kêu thế bọn đế quốc mỹ, chúng làm việc như điên, sao chúng to béo thế.

Mày không nấu phở bằng đồ công nghệ. Mấy tiệm kia chúng đều mua nước cốt làm phở, làm mì từ Trung Cộng, toàn là bột ngọt mì chính, và chất hoá học. Xì dầu, nước mắm, đâu có cá đâu, chỉ là hoá chất và mùi làm thợ om thế thôi. Ăn vào thì béo ngay.

Anh hàng phở gãi tai hỏi thế ông từng dạy học trò: “Sĩ chí ư đạo nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã

士志於道而耻恶衣恶食未足与议也. (Kẻ sĩ đã để chí vào đạo mà còn chê áo không đẹp, chê ăn không ngon, mặc vào ăn vào cảm thấy xấu hổ thì chưa thể cùng bàn luận đạo lí được).

Lý do con hỏi thế là vì có người chê áo tên trồng bơ, mua $12 ở chợ trời cách đây 35 năm, bận lên truyền hình là không đẹp. Ông Khổng Khâu đưa cái thìa, múc nước phở rồi tu một cái, đưa miếng hành trần nước béo vào miệng. Nhai òm òm xong rồi giải thích:

Thằng nông dân trồng bơ ở Riverside đã thấu hiểu “an bần lạc đạo” của ta. Đàn bà thì thích ăn diện, càng về già thì họ càng níu kéo mùa xuân nên hay đi tune-up hay tân-trang toàn diện. Họ không hiểu an nhà là sống thoải mái, hạnh phúc. Ông Thích Ca có nói: “dục là khởi đầu sự đau khổ của chúng sinh”. Tên nông dân mà ăn diện như vợ hắn thì vợ chồng nó phá sản ngay. Hắn làm vườn có ai thấy đâu, xung quanh toàn là chim, sóc và coyote. Ta dạy đàn ông phải an bần lạc đạo là vì lẻ đó. 

Ông gắp miếng thịt tái, bỏ vào mồm, nhai ngoàm ngoàm, nuốt cái ực rồi nói:  Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế 食不厌精脍不厌细 (Gạo giã càng trắng càng tốt, thịt xắt càng nhỏ càng tốt). Anh hàng phở kêu bọn Trung Cộng ngày nay làm gạo giả trắng hơn đường cát nữa, chắc là chúng học trừ thầy. Phu tử kêu không, chúng hiểu sai. Ý ta muốn nói là thức ăn càng tinh tế càng tốt.

Người ta kêu ăn gạo lức bổ tốt hơn gạo trắng. Lý do là gạo trắng làm mất hết chất bổ, chỉ còn toàn tinh bột, tạo nhiều insulin, làm béo thiên hạ. Sau đó ông ta nói đến “bát bất thực”, 8 nguyên tắc cấm trong thức ăn; không ăn thực phẩm ôi thiêu, có mùi hôi, được nấu chín quá vì vậy ổng thích tái filet mignon, không ăn thịt nhiều, không uống rượu nhiều, không ăn đồ sống, không ăn nhiều gia vị và không ăn đồ trái mùa. Anh hàng phở, báo cáo đồng chí Phu Tử, nếu con nấu như vậy thì thành phố cho thanh tra xuống thanh tra, phạt con chết.

Anh hàng phở kêu vui lắm, tôi lấy lọ tiêu để rắc lên tô phở thì ông ta bổng khóc, nói nhớ đến tên học trò, mà ông ta gặp bên đường, đói quá, đang rên bài “tombe la neige” của Adamo. Ta thấy tội quá nên còn cái bánh bao nên cho hắn ăn. Nhờ vậy mà hắn sống sót, nên theo ta cả đời đến khi ta chết. Ta đặt tên hắn là Nhan Hồi để nhớ về giai đoạn này. Một hôm, hắn nấu cháo cho ta ăn. Loay hoay sao hắn để bồ hóng rớt vào nồi cháo, hắn vớt bồ hóng để ăn khiến ta thương quá. 

Hoá ra ông học trò ăn cơm hớt mà thiên hạ nhắc đến là đây. Anh hàng phở hỏi ông KHổng Khâu, có một dư luận viên, chiến sĩ an ninh mạng, tự xưng là học trò của ông, kêu ông là thánh nhân, từ Xuân Thu đến nay, không ai có học vấn, đạo đức bằng ông. Vậy có đúng không.

Ông KHổng KHâu, đút miếng thịt bò filet mignon vào mồm rồi nói. Miệng vừa nhai vừa nói “à cái thằng chết cống (Tử Cống). Ta gặp nó đói gần chết cạnh cái ống cống. Nhờ tên Chết Đường nhường cháo nên hút được bát cháo nên sống sót. Đừng có nghe mấy thằng vì được ăn mà khen thiên hạ. Hết cơm là nó đá mình ngay.

Ông Khổng Khâu nói là dạo ấy, khi thầy trò ta đói khổ quá nên ta hỏi tên Chết Đường: “Kinh thi có câu chẳng phải tê, chẳng phải hổ, sao lang thang nơi hoang dã?” Đạo ta có gì sai mà thầy trò đều đói, bụng lúc nào cũng kêu ro ro mà theo đạo quân tử ăn bất cầu no hoài. Tên Chết Đường kêu vì ta chưa giác ngộ cách mạng nên nhân dân không theo để tiếp tế bồi dưỡng.

Ta hỏi tên Chết Đường: nếu người hiền nhân quân tử ăn không bao giờ no, được lòng tin của dân thì sao Bá Di, Thúc Tề phải chết đói trong núi khi xưa? Nếu khôn ngoan mà có người theo thì tại sao Tỉ Can phải chết?

Lúc đó tên Chết Cống kêu: “đạo thầy quá cao nên thiên hạ không hiểu, cứ tưởng thầy nói chuyện cỏi trên. Muốn dân hiểu thì phải bình dân học vụ xuống trình độ tên ông dân trồng bơ ở RiverSide. Ta không chịu nên kêu: tên SƠn đen trổng bơ nhưng không bảo đảm là năm sau sẽ có bơ cho chúng mày ăn, người thợ giỏi không thể làm hết các công việc của khách hàng đòi hỏi vì không có đủ thì giờ. Người quân tử có thể tu luyện đạo đức cách mạng khi đi bia ôm như ông cán bộ nào hiếp dâm vợ đồng nghiệp ở quán karaoke. Không bắt được dân theo mình. Mi không lo tu tâm dưỡng tính mà đòi dân theo mà không biết xấu hổ. Lui ra, lo học tập. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn