Từ khi bắt đầu xem hình ảnh Đà Lạt xưa, có một khu vực, mình không thể hình dung được. Cứ thắc mắc hoài, không hiểu tại sao lại biến mất. Xem phong cảnh xung quanh thì biết nằm ngay hồ Xuân Hương ngày nay. Tò mò, mình tìm tài liệu đọc thì mới được khám phá là khu phố người Việt mà tây gọi là khu thổ dân (indigènes) này bị trận bão lụt ngày 4 tháng 5 năm 1932, đã cuốn trôi đi. Sau đó, chính quyền thực dân đã dời khu dân cư người Việt lên khu Hoà Bình ngày nay. Mặc dù khu này cũng như các khu đồi ở Đà Lạt, đều được dành cho người Pháp hay âu châu. Mình sẽ tải hình dưới đây để giải thích.
Có anh bạn cho biết là gia đình ông ngoại anh ta là 1 trong 100 gia đình đầu tiên được người Pháp cho đến lập nghiệp tại Đà Lạt. Nhờ ông ngoại đi lính cho Tây, sang đánh giặc ở trời Âu, sống sót trở về nên được thưởng công. Cho lên Đà Lạt lập nghiệp. Mình đoán là gia đình của anh ta lập cư tại khu vực này trước khi dọn về đường Hai Bà Trưng. Khu vực đường Phan Đình Phùng, trước kia được gọi đường Cầu Quẹo, vì có chiếc cầu ngay cây xăng Ngã Ba Chùa, chỗ lên ấp Mỹ Lộc, có một chiếc cầu, có ống cống xi măng, gần nhà Nguyễn Đắc Hớn, bán phân cá.
Hình trên, theo mình đoán là được chụp từ khách sạn LangBian. Nhìn xuống khu phố người Việt mà ta thấy thấp thoáng cái dốc Ấp Ánh Sáng và đường Thành Thái sau này. Thấy chiếc xe hơi chạy trên con đường, sau này là Trần Quốc Toản, về đường Phạm Ngũ Lão, lên dốc nhà Thờ Con Gà.
This photograph was taken from the Palace Hotel. You can see the first Vietnamese quarter. You can see the street Thanh Thai. You can see a vehicle on the street Tran Quoc Toan toward the Main Church and Pham Ngu Lao street
A closer image showing the wooden bridge, I used to see several like this one in Đà Lạt.the Cam ly river (spring) running through the first Vietnamese quarter
Đây là bản đồ của thành phố Đà Lạt, lúc khởi đầu. Có hai hồ nước. Hồ lớn (Grand lac) và hồ nhỏ (Petit Lac). Hồ lớn để cho người Pháp sử dụng, to lớn, còn hồ nhỏ để giữ nước cho người Việt dùng. Đến khi cái đê của hồ lớn bị vỡ và ngày 4 tháng 5 năm 1932 thì ngập lụt hết khu vực người Việt. Có một đoạn, suối Cam Ly rộng ra, Ấp Ánh Sáng sau này. Cái đê, đập đầu tiên bị vỡ nên họ cho xây Cầu Ông Đạo nơi cái đập thứ nhì. Lúc này thì Thuỷ Tạ chưa được xây, chỉ khi cái đê đầu tiên bị phá mới được thực hiện.Thấy dân xưa, không có guốc mà mang. Bận áo dài thì đoán là người gốc Huế và người Thượng, đeo gù
Đây khu chợ người Việt, thấy xa xa cái dốc, có thể đó là dốc Lê Đại Hành sau này
Hình bản đồ này cho thấy rõ hồ lớn, dành cho người Pháp sử dụng còn hồ nhỏ thì mùa khô cạn nước, nhưng mùa mưa thì để hứng nước. Có con đê-đập, chạy từ Thuỷ Tạ (được xây sau này), chạy từ khách sạn LangBian qua bùng binh Đinh Tiên hoàng và Võ Tánh.
Hình chụp cái đê- đập chạy từ khách sạn LangBian qua bùng binh Điên Tiên Hoàng và Võ Tánh. Xa xa trên đồi cao là dinh tỉnh trưởng. Hình con đê và đập từ khách sạn LangBian chạy qua. Chỗ chiếc xe bò, sau này là cây xăng Esso
Chụp từ ty Bưu Điện. Hồ nhỏ này mình đoán là hồ dữ trữ, hứng nước mưa từ trên đồi (nhà thờ Con Gà hay Nazareth chảy xuống. Nhìn kỹ bản vẽ trên sẽ thấy một hồ nhở dài tô bằng màu xanh lơ. Người Pháp gọi Petit Lac, hồ nhỏ.
Hình này, chụp cận cảnh, nhìn từ nhà bưu điện, trước mặt nhà thờ Con Gà, nhìn xuống. Ta thấy chiếc cầu khác, bắt ngang con suối Cam Ly. Đặc biệt khi qua chiếc cầu, thấy một dãy phố người Tàu bên tay phải. Sau này mình tìm được mấy tấm ảnh sau đây. Hồ do nước mưa chảy từ nhà thờ Con Gà xuống đọng lại vào mùa mưa. Phía dưới cầu là con suối Cam Ly chảy từ hồ lớn xuống thác Cam Ly.
Bản đồ cho thấy hạ lưu của suối Cam Ly là khu người Việt, thấy dinh tỉnh trưởng. Con suối từ Đa Thiện, Thung Lũng Tình Yêu, chảy về, nhập với Suối Cam Ly chỗ Abattoir, chảy về Thác Cam LY.
Hình chụp từ đồi khách sạn LangBian, thấy khu nông nghiệp của người Việt, xa xa trên đồi là dinh tỉnh trưởng
Hình chụp chiếc cầu bắc ngang con suối Cam Ly, bên trái là khu người Việt ở. Trên đồi phía trái là dinh tỉnh trưởng. Chỗ sau này được thay thế bởi cầu Ông Đạo. Chúng ta có thấy chút chút con dốc Lê Đại Hành và căn nhà cua rông Quản Đạo do triều đình Nguyễn cử vào đây để quản lý các người Việt.
Sơn đen dạo chơi ngày xưa với ngựa. Dãy phố người Việt phía dưới sau này bị phá bỏ sau trận lụt làm thiệt mạng 15 người Việt.
Tương tự chụp tại khách sạn LangBian. Thấy phu người Việt đang làm việc. Bên phải là con đê-đập chạy từ bên hồ này sang hồ kia, chạy lên Võ Tánh và Đinh Tiên Hoàng. Sau này được phá bỏ để nhập hồ Lớn và hồ nhỏ lại, đỡ tốn tiền xây hai cái đập.
Hình này cho thấy tổng thể khu người Việt sinh sống, sau bị phá huỷ bởi trận bão lụt 4/5/1932
Thấy hai chiếc cầu bắc ngang suối Cam Ly, nàh cửa người Việt đông đúc tại đây, sau trận bão lụt, được dời lên khu Hoà BÌnh. Chỗ này được lấp nước thành hồ Xuân Hương sau này.Bản vẽ thiết kế đô thị Đà Lạt lúc đầu, cho thấy khu Hoà Bình, được dành cho người Pháp. Khu vực Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng sau này, nằm thấp nên họ dành cho người Việt (quartier annamite). Sau khi vực người Việt bị trận lụt phá hủ , người Pháp mới dời chợ khu phố người Việt lên trên Khu Hoà Bình sau này.
Một tấm ảnh khác, giúp mình giải mả được những thắc mắc về khu người Việt cũ xưa.
Điêu tàn sau trận bão lụt 4/5/1932, bị bỏ phế. Chỗ chiếc cầu, được xây lại cầu Ông Đạo
Khu phố cũ bị ngập lụt, được người Pháp phá bỏ. Flooded zone
Chỗ này là chiếc cầu của người Việt sử dụng. Sau trận lụt thiên người Pháp phá bỏ cái đê chỗ Thuỷ Tạ, để xây cái đập lớn và cầu Ông Đạo tại đây.
Hình này cho thấy họ xây nhà hai tầng bằng gỗ, tầng trệt để buôn bán còn tầng trên để ngủ. Phía sau là bếp. Có mấy tấm gỗ để đóng cửa tiệm mà mình hay thấy khi xưa tại Đà Lạt trước khi các cửa sắt ra đời.
Cửa tiệm bán tạp hoá, nồi chảo, thấy vui, mấy cây chổi được gắn nào là chổi chà, chổi lông gà,…
Hình này cho tấy mấy tấm gỗ dùng để đóng cửa tiệm mà mình hay thấy khi xưa ở các cửa tiệm tại Đà Lạt.
You can see the wooden shutters used to close the stores in the evening. I saw a lot of those when i was kid until they made the iron shutters.
Hình này chú thích Lò Gạch nên mình đoán là trong Hoàng Diệu. Khi xưa, Đà Lạt hay bị lụt chỗ abatoir vì sau chỗ này là đường Hoàng Diệu mà người Đà Lạt xưa hay gọi khu Lò Gạch nơi có cái lò gạch để làm gạch cho việc xây cất các nhà cửa Đà Lạt.Hình này, mình thấy đâu không nhớ nhưng đề ngày 4 tháng 5 năm 1932. Cái đê chắn hồ lớn bị vỡ nên ngập hết khu người Việt ở. Mình đoán là chụp từ trên đường Trương Vĩnh Ký. Thấy nhà ông Quản Đạo bên tay trái. Nhờ tấm ảnh này mới giải mả được những thắc mắc của mình trước đây về khu phố người Việt đầu tiên tại Đà Lạt.
Ai có nhận xét gì mà thấy em sai thì cho em biết. Em mò mò để tìm lại dấu chân của thế hệ trước mình đi. Nên khó mà chính xác.
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét