58 năm gặp lại ông cậu


Hôm qua, mình ghé thăm một ông cậu họ. Ông cậu này mình gặp lần đầu 58 năm trước, khi ông cụ dẫn mình vào nhà thăm cậu vì nghe tin cậu sắp đi pháp du học. Cậu sang pháp học và tốt nghiệp bác sĩ về mỗ tim, nay hưu trí về Đà Lạt ở. Gặp lần này là lần thứ hai nên không biết chừng nào gặp lại.

Món này sau 50 năm mới được ăn lại

Cậu là một trong những người bà con xa đã gây mầm du học trong đầu mình từ bé khi ông cụ dẫn mình vào thăm cậu, nói cậu học giỏi, ráng bắt chước cậu. Mình đoán là ông cụ, thấy mình học cực ngu nên tìm cách động viên tinh thần ngu lâu dốt bền của mình. Sau này ông cụ Chán Mớ Đời nên quên vụ này. Đến khi bà cụ dẫn mình vào thăm bác Cháu, nhà ở trong ấp Ánh Sáng gần nhà mình khi xưa. Bác Cháu bán mắm ngoài chợ gần đồn cảnh sát. Bác này giỏi buôn bán, một tay làm nên sự nghiệp. Một hôm mẹ mình nhắn đi học về ra chợ. Sau đó mẹ mình dẫn vào nhà bác Cháu, đúng lúc anh Phú, đang chuẩn bị ra bến xe Đà Lạt ngay đầu ấp Ánh Sáng, đi Sàigòn du học bên Nhật Bản. Lúc đó thì trong đầu mình mới loé lên hy vọng đi tây.

Mình toàn ăn bánh tét do người quen nấu. Khi xưa thì bác Tám đường Tăng Bạt Hổ nấu dùm mỗi năm. Sau 75 thì ông cụ và bà cụ nấu nay về thì lại có cô em kết nghĩa với cô em út nấu. Cô này nấu ăn cực ngon. Dưa món nhất là dưa hành để ăn với chả thủ và giò cực đỉnh.

Lý do là cậu N mà ông cụ mình dẫn vào nhà khi xưa thì giàu có nên mình nghĩ như Út Trà Ôn, là khó đến phiên mình. Trong khi, anh Phú, con bác Cháu thì có biết mặt, gặp vài lần, nhà bé lụp xụp ở ấp Ánh Sáng, giúp mình nuôi được hy vọng. Mẹ mình gọi mấy người bà con xa bằng dì dượng như ông bà Võ Quang Tiềm, khu Hoà Bình, ông bà Long Hưng, và Hiệp Thạnh ở đường Duy Tân. Mấy người này có con du học từ thời Bảo Đại nên khi xưa hay nghe kể về mấy ông cậu bà dì họ hàng xa. Vào nhà bà Phúng thì thấy mấy album hình ảnh của cậu Mạnh gửi về. Nào là hình ảnh mùa đông với tuyết rơi như Adamo rên rĩ.


Sau này lớn lên một tí vào nhà Hùng Con Cua và nhà thằng Nguyên có anh đi du học, mới được xem hình bên Gia-nã-đại với tuyết rơi nhưng hình màu khiến hạt mầm giấc mơ khi xưa du học lại nở rộ thêm. Đến khi Ngô Văn Thuỷ rủ đi chúc Tết thầy Nguyên năm 1972, thầy kêu tên mình trong đám học sinh đi chúc tết thầy. Em ráng đi du học. Thầy thấy em có khả năng. Thế là ngọn đuốc du học được đốt cháy. Mình bắt đầu học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm, bỏ đánh bi-da, mượn sách đọc rồi trời ị trúng đầu mình có tên trong nghị định danh sách của bộ giáo dục Việt Nam Cộng Hoà cho phép đi du học. Thế là 10 ngày sau mình lên máy bay đi tây đến 20 năm sau mới trở lại Việt Nam.


Có lần mình nhận tin nhắn trên mạng, thấy tên quen quen nên tò mò xem profile ra sao thì mới biết là cậu N. Có lẻ cậu liên lạc với cậu Tri, con ông Võ Quang Tiềm nên chắc nghe kể về mình. Cách đây mấy năm, cậu Tri liên lạc với mình qua tin nhắn. Cậu cháu hay nhắn tin cho nhau để hỏi thêm tin tức về Đà Lạt xưa, họ hàng ra sao. Mình có gặp cậu một lần năm 1978, ở Paris khi cậu về pháp nghỉ hè khi làm việc cho Liên Hiệp Quốc, hình như cơ quan FAO. Mình nhờ cậu về Việt Nam, thăm ông bà Tiềm và đưa lại cho mẹ mình một lượng vàng khi đi tây, mẹ mình đưa để phòng hờ, lỡ hết tiền thì bán. Nhờ cây vàng đó mà một người em khác vượt biên được. Năm ngoái mình về Paris, có liên lạc với cậu nhưng không thấy trả lời, đến khi nói chuyện với một người mợ đầm thì mới khám phá ra cậu đã qua đời trong mùa đaị dịch.


Năm ngoái, mình về Việt Nam, có liên lạc với cậu N nhưng cậu nói đang ở pháp, thăm con cháu. Cậu N sang pháp học y khoa về ngành giải phẫu tim ở phía bắc xứ Pháp, gần Lille. Mình nhớ ơn cậu vì khi làm thủ tục đi tây thì cậu là người được cậu Mạnh, con bà Phúng liên lạc, nhờ nộp đơn đại học Roubaix về ngành kỹ sư dệt cho mình.


Qua pháp gần cuối năm thì trễ niên học nên mình tính ở Paris đến hết hè thì lên Roubaix học thì ai ngờ 30/4 đến nên nghe lời cậu Miên, con ông bà Võ Quang Tiềm, ở lại Paris nên không có dịp gặp lại cậu N. Đến 58 năm sau mới gặp lại được để nói lời cảm ơn cậu, đã giúp cho vụ du học của mình thành tựu. Nay về hưu nên cậu về Đà Lạt sinh sống, mỗi năm về Pháp, đóng thuế thăm con và cháu. Cậu kể là thích cuộc sống thanh bình ở Đà Lạt hơn là bên pháp.


Cậu tâm sự là khi thành đạt rồi thì bà mất nên không có dịp báo Hiếu. Sau 75 thì cũng khó mà về Việt Nam đến 1992 đổi mới mới có người Việt Hải ngoại về nhưng lúc đó cậu bận công ăn việc làm. Có về thăm gia đình nhưng cũng không ở lại Đà Lạt như ngày nay. 


Hai cậu cháu ngồi nói chuyện gần 3 tiếng đồng hồ. Cậu muốn mời đi ăn nhưng mình có hẹn với vợ chồng anh bạn học chung khi xưa, Phước Lâm Viên, nhà in Lâm Viên cạnh cà phê Tùng. Hai vợ chồng này, khi xưa đi học không thân lắm nhưng không hiểu sao, mỗi lần họ về Đà Lạt là ghé lại nhà mình, chụp vài tấm ảnh bà cụ, gửi cho mình, báo cáo tình hình sức khoẻ của mẹ mình. Ơn này không biết chừng nào trả nổi. Lâu lâu có nhiều người bạn học xưa còn ở Đà Lạt, gặp bà cụ mình thì chụp hình gửi sang cho mình. Xin cảm ơn các bạn. Nhân dịp đầu năm, về ăn tết với gia đình sau 50 năm, mình xin chúc các bạn cùng gia quyến được nhiều sức khoẻ. Vào tuổi này chỉ cần sức khoẻ.


Từ nhà mình đi bộ đến nhà cậu độ 10 phút. Đi ngang đường Calmette, có chị nào tự xưng ở cạnh nhà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, căn thứ 2 ở ngay dốc nhỏ nối liền 3 con đường. Mình hỏi cạnh nhà tên Thạch, nhà tên này có cây lựu ngay sân, ngay dốc Calmette, chết sau 75, bị đâm chết. Chị ta kêu Thạch nào. Mình dừng lại, chụp tấm nhà căn nhà ấy, gửi cho chị ta. Chị ta không nhận ra nhà của chị ta khi xưa. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đả thông tư tưởng với hắn?


Lâu lâu mình hay đọc tin tức vớ vẩn của cộng đồng người ấn độ thì khám phá được một câu chuyện khá nhân văn nên kể lại đây. Câu chuyện kể một anh học trò nghèo, phải đi bộ mỗi ngày đến đại học vì không có khả năng mua được một chiếc xe đạp. Đó là một gương sáng giúp con người quên sự đau khổ. Và chí thú làm ăn, học hành để vươn lên trong tương lai. Mình muốn kể vì nếu ai đã có viếng thăm xứ này thì hiểu lý do nước này, đông dân và xã hội được chia thành nhiều giai cấp nên nếu vô phước sinh ra tỏng một giai cấp thấp trong xã hội thì khó mà vượt lên. Ngày nay nhờ có chút dân chủ nên người thuộc giai cấp cùng đinh có thể vươn lên nhưng phải đối mặt với rất nhiều thử thách.

Hoa Mai Anh đào nở tại nghĩa trang Trại Hầm Đà Lạt.

“Tại sao mày không muốn đi chơi với hắn?” Một người bạn chung quen hỏi một cô gái. Câu hỏi khiến cô gái bật lên tiếng cười và trả lời: “đi chơi với hắn? Hắn, ngay cả chiếc xe đạp còn chưa có được”. Đó là một câu chuyện xảy ra trong năm 2011. Một sinh viên nghèo chọn đại học CEPT vì anh ta chỉ có khả năng trả học phí cho trường đào tạo kỹ sư này. Anh ta cho biết là có rất nhiều sinh viên con nhà giàu, đi học với xe Audi, BMW. Vào độ năm 2011, có được một chiếc xe xịn rất là khó khăn, nhất là đối sinh viên.


Anh ta kể là sở hữu một chiếc xe hơi thì ngoài sức tưởng tượng cũng như một chiếc xe đạp. Anh ta thường đi bộ đến trường. May thay có một anh bạn có một chiếc xe gắn máy và hay cho anh ta đi quá giang.

Dạo ấy anh ta rất yêu thích một cô sinh viên. Một hôm, một người bạn chung hỏi cô ta, Aditya, (tên anh ta) rất hiền, tại sao mày không muốn đả thông tư tưởng với hắn? Cô ta trả lời: “hắn không có nổi một chiếc xe đạp” và cười rộ lên. Anh sinh viên nghe được nên chới với. Cô ta nói đúng sự thật, không thể chối cãi. Đành bắt chước Trường Vũ hát khi tôi sinh ra mang kiếp con nhà nghèo.


Năm tháng qua mau, anh sinh viên quên khoảng khắc ấy. Cuộc đời vẫn trôi như mây ngàn phương, gần đây người bạn khi xưa, nhắc lại sự việc và kêu: “nhớ những gì cô ta nói không? Một tên không có được một chiếc xe đạp đi học, ngày nay là chủ một công ty danh tiếng sản xuất xe đạp điện”.


Năm 2024, công ty của anh chàng sinh viển nghèo là một trong những công ty sản xuất xe đạp điện nổi tiếng nhất ấn Độ.


Điểm hay là anh ta cho biết là kể lại đây câu chuyên không phải để đánh bóng cá nhân anh ta mà để nhắn nhủ với thiên hạ; với sự chịu khó làm việc thì sẽ không có những giấc mơ nào to lớn cả đối với người ấn độ bình thường.


Chúng ta phải tin vào sức mạnh của giấc mơ, dù có thể không tưởng ngay lúc đầu. Ai buồn đời thì xem đường dẫn của công ty

 https://www.emotorad.com/


— Aditya Oza, CMO & Co-Founder, EMotorad

Quảng cáo sai sự thật

Trong đời sống thường ngày, chúng ta sống với những điều được xem là hiển nhiên vì văn hoá lâu đời hay những tin tức mà chúng ta nghe trên đài hay đọc báo chí, hoặc ai  đó nói mà chúng ta không đặt lại câu hỏi có đúng hay không. Chúng ta tin tưởng tuyệt đối và cho đó là sự thật. Trở thành kim chỉ nam của cuộc sống và nếu người khác, không có chung lối suy nghĩ cũng như trải nghiệm thì lại cho là không đúng.


Điển hình khi mới sang Hoa Kỳ, mình nghe nói không nên ăn trứng gà vì cholesterol nên nghe theo và không hiểu nguyên nhân. Để rồi 30 năm sau đọc tài liệu thậm chí các bác sĩ ngày nay còn tuyên bố là họ ăn mỗi ngày 4 quả trứng gà vì có nhiều sinh tố cần thiết cho cơ thể. Hoá ra mình sống suốt 30 năm qua với tư duy không ăn trứng. Buồn đời mình tìm tài liệu thêm để xem mình đã sai ra sao từ 30 năm qua.


Có dạo tại Hoa Kỳ họ quảng cáo sữa. Cứ chạy trên xa lộ là thấy hình ảnh con bò hay câu châm ngôn: “không uống thì ăn sữa” với những hình ảnh phô mát là sản phẩm của sữa. Hay khi bạn bè gặp nhau, ăn uống thì có người nói không nên ăn cái này vì gây ung thư nên ăn đông trùng hạ thảo để trị bệnh ung thư. Hôm trước đọc bài của chị nào rên là ông bố 81 tuổi bị tai biến, nằm nhà nghe radio quảng cáo tùm lum nên cứ gọi hỏi mua dù chả biết là có tốt thật sự hay không. Ngày nay chúng ta bị định hướng, điều kiện hoá bởi các quảng cáo. Do đó chúng ta sống cuộc sống bởi những tin tức thu nhặt không do chúng ta tự chọn mà chọn bởi quảng cáo và ảnh hưởng của mạng xã hội,…

Lấy thí dụ, từ ngày sang mỹ nhất là khi có con, mình tin tưởng vào tư duy: “ bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày” nên mua thức ăn mà họ quảng cáo để tọng cho hai đứa con mỗi sáng. Sau này đọc tài liệu thì mình khám phá ra chúng ta bị điều kiện hoá, tin rằng bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau này đọc tin tức về thực phẩm thì khám phá ra từ “breakfast” trong anh ngữ là chữ được ghép bởi hai chữ “break” và “fast”, nghĩa là “gián đoạn” và “vô thất”. Là bữa ăn gián đoạn thời gian nhịn ăn. Chúng ta có thể nhịn ăn vài giờ, vài ngày và khi bắt đầu ăn lại, bữa cơm đầu tiên ấy được gọi là Breakfast. Do đó chúng ta có thể ăn bữa cơm đầu tiên sau khi nhịn ăn một thời gian, có thể là 11 giờ, 4 giờ chiều hay 12 giờ đêm như các theo hồi giáo, ăn sau khi mặt trời lặn khi họ tuân theo lễ Ramadan.


Trên thực tế chúng ta bị tuyên truyền, tiếp thị. Cứ mở đài truyền hình, thấy họ tiếp tục bắn các quảng cáo liên tục, từ từ chúng ta tin là đúng, không cần đặt lại câu hỏi nhất là nghe một người nào nổi tiếng lên tiếng. Như câu chuyện của Tăng Sâm khi xưa.


Nhất là ngày nay tin tức bố láo rất nhiều, người ta dùng kỹ thuật để chỉnh sữa hình ảnh, video tiếng nói để làm. 4 năm qua nghe tin tức chống tổng thống Biden, nay thì nghe tin tức chống tổng thống Trump đến 4 năm tới. Chán Mớ Đời nhưng đó là trò chơi dân chủ, còn không thì phải chấp nhận chế độ đi tù nếu chửi lãnh đạo. Chúng ta có thể tin vào một niềm tin tôn giáo nào đó hay một đảng phái nào cũng như tổng thống để ca tụng đó là quyền riêng tư cá nhân. Không nên chửi người không đồng ý với mình.

Edward Bernays, thường được gọi là “cha đẻ của quan hệ công chúng,” đã sử dụng các kỹ thuật tiếp thị và quan hệ công chúng sáng tạo để gây ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng và tăng doanh số bán hàng. Ông kết hợp tâm lý học, xã hội học và tuyên truyền để tạo ra các chiến lược định hình ngành quảng cáo hiện đại. Dưới đây là một số chiến dịch và kỹ thuật nổi bật của Bernays nhằm thúc đẩy doanh số:


1. Tạo kết nối cảm xúc

Bernays nhấn mạnh việc đánh vào cảm xúc thay vì lý trí để thúc đẩy doanh số. Ông tin rằng sản phẩm nên được liên kết với khát vọng, mong muốn và bản sắc hơn là chỉ chức năng của chúng. Đây là cách tiếp thị giúp phụ nữ mua sắm nhiều hơn xưa.

Ví dụ: Ông đã hợp tác với hãng sản xuất xà phòng Procter & Gamble và quảng bá sản phẩm xà phòng Ivory Soap bằng cách liên kết nó với sắc đẹp và sức khỏe. Ông tổ chức các cuộc thi điêu khắc xà phòng quốc gia, tạo nên sự kết nối cảm xúc và văn hóa với sản phẩm.


2. Chiến dịch “Ngọn đuốc tự do”
Năm 1929, Bernays giúp tăng doanh số thuốc lá ở phụ nữ cho American Tobacco Company bằng cách phá bỏ định kiến phụ nữ không được hút thuốc nơi công cộng. Ông biến việc hút thuốc trở thành biểu tượng của sự tự do và độc lập của phụ nữ. Bernays thuê các nhân vật nữ nổi tiếng hút thuốc nơi công cộng trong cuộc diễu hành Lễ Phục Sinh ở New York, biến thuốc lá thành “ngọn đuốc tự do.” Đúng lúc người ta hổ trợ và đẩy mạnh nữ quyền để bán thêm các sản phẩm.

3. Người nổi tiếng chứng thực

Bernays hiểu được sức ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng và sử dụng họ để quảng bá sản phẩm, khiến sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn nhờ liên kết với họ.

Ví dụ: Để quảng bá sách, ông tổ chức các sự kiện nơi người nổi tiếng, trí thức và lãnh đạo giới thiệu ý tưởng về việc sở hữu thư viện cá nhân. Khi xưa, người Mỹ chỉ vào thư viện mượn sách về đọc, nay thì cứ mua sách về nhưng lại không đọc nhưng giúp nhà xuất bản bán thêm sách. Cứ cuốn phim nào nổi tiếng được trình chiếu là có cuốn sách về cuốn phim được gầy dựng, người ta mua về để làm kiểng, ít ai đọc.


4. Tận dụng xu hướng xã hội

Bernays liên kết sản phẩm với các phong trào văn hóa hoặc xu hướng rộng lớn hơn để khiến sản phẩm trở thành yếu tố cần thiết trong lối sống hiện đại.

Ví dụ: Để quảng bá thịt xông khói cho Beech-Nut Packing Company, Bernays tham vấn các bác sĩ, những người khuyến nghị một bữa sáng “đầy đủ” là tốt cho sức khỏe hơn. Ông công khai các khuyến nghị này, giúp thịt xông khói và trứng trở thành tiêu chuẩn bữa sáng tại Mỹ.

Sau này hãng Kellogg đã sản xuất các loại oatmeal cho bệnh nhân danh tiếng của họ dùng trong khu nghỉ dưỡng của họ và từ đó đẩy mạnh bán oatmeal vào bữa ăn sáng, khiến thiên hạ như mình nghĩ là tốt cho con nên mua đủ thứ loại để cho chúng ăn. Để rồi sau này được biết là chả có giá trị về dinh dưỡng ngoài đường và đường khiến trẻ em Hoa Kỳ béo phì. Ngày nay, 60% người Mỹ bị bệnh béo phì vì các quảng cáo oatmeal, cho con nít ăn từ bé nên chúng nghiện đường và ăn toàn những thức ăn có nhiều đường.


5. Đặt sản phẩm trong phim và sự kiện

Ông giới thiệu khái niệm tích hợp sản phẩm vào văn hóa đại chúng thông qua các sự kiện, bài viết trên báo chí và phim ảnh. Ví dụ: Bernays đã giúp tái định vị ballet như một hoạt động sang trọng dành cho giới thượng lưu bằng cách tài trợ cho các buổi biểu diễn và liên kết chúng với phong cách sống xa hoa. Khi mình sang Hoa Kỳ, đi nghe nhạc thính phòng hay xem ballet, giá dắt không tưởng tượng được. Khi xưa, ở Paris, mình mua thẻ xem kịch hàng năm với giá sinh viên rất rẻ. Qua Anh quốc, mua vé hàng năm xem Opera, giá rất rẻ nhưng khi sang Hoa Kỳ thì hết dám đi vì quá đắt. Ở nhà mở BBC xem các opera hay nhạc rồi ngủ đỡ tốn tiền.

Khi xưa người ta chống ăn trứng, nay thì bác sĩ kêu ăn rất tốt 

6. Tạo nhu cầu

Bernays không chỉ bán sản phẩm, mà còn bán các lối sống và ý tưởng khiến sản phẩm trở nên không thể thiếu. Ví dụ: Để quảng bá cốc giấy dùng một lần của Dixie, ông nhấn mạnh đến nguy cơ sức khỏe khi uống từ cốc chung, liên kết sản phẩm của khách hàng với vệ sinh và an toàn công cộng. Ngày nay khắp thế giới sử dụng ly bằng nhựa hay giấy để ăn uống, thay vì bằng thuỷ tinh, gây nên vấn nạn tàn phá môi trường.


Các phương pháp của Bernays đã cách mạng hóa tiếp thị và quan hệ công chúng, cho thấy sức mạnh của việc định hình nhận thức và hành vi của người tiêu dùng. Mặc dù các chiến lược của ông rất hiệu quả, chúng cũng gây ra nhiều tranh cãi về đạo đức trong việc thao túng dư luận. Ngày nay, các nguyên tắc của ông vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến quảng cáo, xây dựng thương hiệu và các chiến dịch chính trị như bầu cử, định hướng cử tri.


Mình đưa thêm những thí dụ khác như chủng ngừa mà gần đây người ta lên án vụ ép buộc người Mỹ chích ngừa trong giai đoạn đại dịch Covid. Chủng ngừa có thể đúng để phòng ngừa các bệnh tật lan ra nhưng họ cho rằng việc kiểm soát, áp buộc quá đáng nhất là để làm giàu cho các công ty dược phẩm bán thuốc chích ngừa mà ngày nay người ta khám phá ra có nhiều hệ quả. Như bệnh tự kỷ, tỷ lệ con nít Hoa Kỳ bị bệnh tự kỷ lên đến 20%. Họ cho biết là vì bị bắt buộc chích ngừa. Nhớ mấy đứa con hồi bé đi bác sĩ chích ngừa có nguyên một cuốn sổ dầy cộm. Hình như chính phủ Trump đã huỷ bỏ luật bắt buộc chích ngừa này.

Các dữ liệu của người tiêu dùng là một loại tiền tệ mới. Khi người ta cho chúng ta sử dụng miễn phí các ứng dụng của họ, tạo cho chúng ta ảo tưởng là miễn phí, hiệu lá Bồ đề nhưng trên thực tế họ dùng kỹ thuật toán thâu dụng tất cả các hành vi của chúng ta khi nhấn Like, không thích hay vào các trang nhà được họ gợi mời để bán lại cho các công ty khác. Nay có luật bắt họ phải hỏi người tiêu dùng trước khi thâu thập dữ liệu cá nhân. Nếu chúng ta không chấp thuận để họ sử dụng các dữ liệu cá nhân thì sẽ không được đọc tiếp này nọ.


Khí hậu toàn cầu thay đổi không khí. Khi về âu châu năm vừa rồi thì mình thất kinh vì tôn giáo mới về quả địa vầu được hâm nóng lên đến cao đỉnh vì người dân đi xe đạp, và trở nên bạo lực khi thấy ai đi xe hơi lớn, họ cho biết không dùng máy bay vì thải khí độc nhiều. Trong khi đó một trận cháy ở Cali là huỷ diệt mấy năm trời người dân đi xe đạp. 

Thật sự chúng ta cần để ý đến phá hoại môi trường và tìm cách giảm thiểu sự phá rừng, tàn phá môi trường với những độc tố. Nhưng từ đó để khai thác thêm về mặt chính trị và kinh tế thì hơi quá. Ngày nay các xứ được xem là ô nhiễm môi trường nhiều nhất như Pakistan, ấn Độ, Trung Cộng,… nếu âu châu và Hoa Kỳ tìm cách giảm thiểu sự ô nhiễm không khí môi trường mà các nước nói trên không thực thi thì bù trớt vì không khí ô nhiễm từ các xứ này sẽ được gió thổi qua các nước lân cận hay xa hơn. Dạo cháy rừng ở Nam Dương, khói bay đến Tân Gia Ba, MÃ Lai, thậm chí đến Việt Nam. Đi chơi ở Phi lUật Tân, thì khám phá ra rác như mấy chai nhựa trôi dạt đến Phi Luật tân rất nhiều từ Trung Cộng, Việt Nam, thậm chí Nam Dương. Mình đoán rác từ các xứ nói trên cũng trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.


 Chất Fluoride được cấm sử dụng tại âu châu nhưng tại Hoa Kỳ thi vô tư. Họ quảng cáo fluoride cho nước uống và các sản phẩm nha khoa, không phải vì họ chăm sóc hay lo cho sức khoẻ của người dân mà vì lợi nhuận. Họ tiếp thị, tạo dựng sẽ làm răng của chúng ta đẹp như hàm răng của anh Bảy chà da đen Hynos. Nay thì các khoa học gia lên tiếng nên họ bắt đầu cấm sử dụng chất fluoride. Về Đà Lạt, thấy nước máy hôi mùi javel rất nhiều.


Đi Ba Vì mình thấy quảng cáo về sữa và tốt da chắt xương. Y chang như họ đã làm tại âu châu cũng như Hoa Kỳ. Họ cho rằng muốn có xương chắt, to cao thì phải uống sữa. Nhưng họ không nói đến người Mỹ già đều bị bệnh loãng xương. Mình có kể về cuốn sách của một y sĩ người Nhật. Có phòng mạch tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, kể về nghiên cứu của ông ta về các bệnh nhân người Nhật tại Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ông nhận thấy bệnh nhân tại Hoa Kỳ bị bệnh loãng xương trong khi tại Nhật Bản thì rất ít. Buồn đời ông ta nghiên cứu thêm về dinh dưỡng của họ thì khám phá người Nhật tại Nhật Bản ít uống sữa trong khi tại Hoa Kỳ thì họ bị ảnh hưởng của quảng cáo tiếp thị của công ty bán sữa nên uống rất nhiều sữa.

Qua nghiên cứu của ông ta thì khi uống hay ăn thực phẩm được biến chế bởi sữa, có rất nhiều acid vào thì cơ thể tự động tìm kiếm chất calcium để bảo hoà pH của cơ thể. Và nơi dễ tìm calcium nhất là xương do đó lâu ngày người Mỹ bị loãng xương vì cơ thể rút chất vôi để bảo hoà pH. Trong khi tại Nhật Bản, người Nhật ít tiêu thụ sản phẩm của sữa. Do đó không có vấn đề loảng xương khi về già.


Hay chúng ta thường chấp nhận sự việc ánh mặt trời tạo nên ung thư mà không hỏi lý do tại sao. Lý do chính là các công ty dược phẩm đưa ra các tin tức này để bán mỹ phẩm chống da ăn nắng. Có chị bạn bác sĩ kể, người Mỹ ở các vùng lạnh nên mặt trời rất ít, nhưng lại cần ánh sáng mặt trời để tạo dựng chất vôi trong cơ thể. Ngược lại người Mỹ ở các tiểu bang như Cali có nhiều ánh sáng mặt trời, nhưng lại vẫn thiếu Calcium. Lý do là tại họ bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời. Do đó vẫn bị ung thư hay thiếu chất vôi.

Mình đi chơi với đại gia đình thì khám phá ra em hay cháu đều đeo mặt nạ khi ra nắng vì sợ da ăn nắng. Không biết vì muốn có làn da trắng như tây hay bị điều kiện hoá bởi quảng cáo.

Mình dang nắng nhiều nhưng được cái là xương mình rất chắc nếu không khi mình bị ngã trên núi 7 năm về trước chắc bị gãy chân thay vì bị nức nên hay lành. Trong đông y họ cũng nói đến dưỡng khí bằng cách phơi nắng xương sống để mùa thu và đông đến, giúp khí lực trong cơ thể. Ngày nay ở á châu họ quảng cáo các mặt nạ để chống nắng, có làn da đẹp này nọ, che nắng hết khiến đau ốm nhiều hơn trước.


Thống kê cho biết 70% người Mỹ trên 65 tuổi chết vì bị ngã nhiều hơn bệnh ung thư. Lý do là xương họ bị loãng nên đi đứng lộn lộn là ngã và thường là gãy đĩa đệm hay xương bánh chè. Hay ngã xuống đầu đập vào sàn nhà, gây lộn xộn cho não bộ rồi qua đời. Mình thà đen và chắt xương còn hơn trắng mà ngồi ghế xe lăn.


Hồi nhỏ phải học nhị thập tứ hiếu thì khám phá ra 24 người được mệnh danh là có hiếu với cha mẹ đều nghèo. Nên thiên hạ cứ tự than mình là nghèo, cho có vẻ theo thời đạo hiếu làm con. Qua Tây thì lại khám phá giàu không mang lại hạnh phúc, vấn đề bao nhiêu năm sinh viên nghèo em chả thấy hạnh phúc ở đâu cả. Không có tiền thì không mời đầm đi ăn hay uống cà phê. Nên đến gần 40 tuổi mới có người yêu.

Từ bé em hay cắc cớ hỏi thầy cô khi nghe giảng bài nên thường được xem là ngu lâu dốt thêm nhưng về già cái tính vẫn ngu lâu dốt sớm khiến em đặt lại câu hỏi tại sao, lý do nhưng may mắn là có Internet nên mò khá nhiều tin tức để trả lời cái ngu của em.


Chúng ta sống trong các nền văn hoá nơi mình cư ngụ nên nhiều khi cứ chấp nhận những gì được cộng đồng chấp thuận, được xem là đúng không cần chỉnh. Tư duy này rất nguy hiểm vì sẽ cản trở sự tiến bộ, không giúp chúng ta trở nên một người tốt. Nếu chúng ta trở thành người tốt thì cộng đồng sẽ tốt hơn và quốc gia sẽ tốt hơn.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trời mưa không thấy bóng Ba Vì

 

Hôm nay trời mưa ào ào chắc cả ngày ở Ba Vì hay còn được gọi là Tản Viên. Mưa trút cơn giận cuối năm, còn gì ông trời cứ xả ra hết để năm mới mọi gia đình đoàn viên. Mình tính đi bộ đến viếng đền thượng nhưng mưa chắc ngồi phòng nhìn mưa. Khi xưa, học việt văn có học về ông Nguyễn Khắc Hiếu, buồn đời kêu Sông Đà Núi Tản đúc lên ai? Nay mới có dịp đi viếng vùng này một cách ngẫu hứng không tính trước. 

Đỉnh Tản Viên nhìn từ nhà trọ

Hôm qua trên đường lên núi Ba Vì không thấy sông Đà, chỉ thấy quảng cáo hai bên đường giò đà điểu, nghe nói đặc sản vùng này. Đồng chí gái hỏi họ bán chân đà điều mình nói giò đây không phải bún bò giò heo mà là chả như người Huế gọi. Thấy họ bày bán trứng đà điểu hai bên đường. Thấy bảng hiệu thịt ngựa và thắng cố thì được anh tài xế giải thích là nội tạng của ngựa được gọi là thắng cố. Món này của người đồng bào thượng du như người Mường, Tày. Đọc theo âm tiếng Việt là thằng cốt, canh xương. Thấy họ bày thịt trên quầy hai bên đường bụi xe bay lêu bêu như khi xưa chạy xe trên đường Sàigòn - Đà Lạt thấy ở Định Quán khiến đồng chí gái ớn ớn. Đúng ra mình cũng có thấy tại Đà Lạt các hàng thịt bên lề đường sau khi ra khỏi phi trường Liên Khương. Thấy thịt chó đầy đường. Kinh


Vùng này nổi tiếng sữa dê và bò từ lâu năm và đà điểu. Ông Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu không nhắc đến trong thơ của ông ta. Chắc thời ông ta chưa có đà điểu. Còn sữa bò thì mình đoán là từ mấy ông tây mà ra. Họ nuôi bò ăn cỏ trên các đồi núi.


Thấy một chiếc xe khách bị công an chận lại thế là ăn Tết mất vui. Hai bên đường thấy dân từ Hà Nội chạy xe gắn máy đeo nhau về quê bận áo phông và áo mưa. Ngồi nói chuyện Cái Quỳnh, cô em họ kể khi xưa ở trong Đà Lạt phụ người em mình làm ăn, lần đầu tiên về Đà Lạt Đồng chí gái về có tặng cho cái áo phông khiến đồng chí gái ngọng vì không hiểu nên lại phải giải thích. 


Tới núi Ba Vì mà theo ông Quang Dũng kể trời xanh không thấy núi Ba Vì trong khi mình thì thấy trời mưa không thấy bóng Ba Vì. Lý do là trước khi đi, trời bổng đổ mưa thêm thời tiết báo là ngày mai mưa thế là ngọng. Đến nơi lấy phòng xong thì đồng chí gái kêu đói bụng nên xuống nhà ăn gọi phở bò Ba Vì trong khi đồng chí gái kêu cá chẽm nướng tre, cuốn bánh đa. Ăn rất ngon. Ăn xong hai vợ chồng đi rao rảo xem núi rừng Ba Vì nơi mà ông Paul Bert, một thời làm toàn quyền Việt Nam, khám phá ra khi còn làm kỹ sư. Khi người Pháp đánh chiếm Việt Nam, họ sai người đi thám hiểm để xem có địa chất hầm mỏ gì để khai thác như trường hợp ông Yersin thì khám phá ra cao nguyên Lâm Viên, đề xuất xây dựng khu nghỉ dưỡng cho người Pháp tại Đông Dương.

Cái lò than để hâm nóng xôi
Bình trà mà 50 năm rồi mới thấy lại nhưng thiết kế đẹp hơn
Tháng trước mình có kể về bình trà tàu, viết chữ tàu
Bình trà được làm tại Việt Nam nhưng người ở đây không biết từ lò gốm nào. Khi xưa bình trà của công ty Thiên nHiên, gần Đà Lạt tương tự như vậy, sơn màu xanh

Khu nghĩ dưỡng Melia nằm trong công viên quốc gia Ba Vì, nghe nói có 3 cái đền, nhưng đọc kỹ lại thì nghe nói họ tân trang làm lại hết nên chả muốn đến xem. Thêm trời mưa nên không muốn đi theo tour. Đọc mấy review của du khách ngoại quốc thì hết muốn đi viếng. Ở đây họ có xe đạp đường núi nhưng mưa nên hơi ngại vì trơn trợt.


Sáng ra thì trời mưa, đồng chí gái hỏi làm gì thì ngủ. Mình nói tên Thuỷ Tinh đang thức giấc, thấy tên Sơn Tinh, dậy sớm đi vắt sữa dê làm phô mát và dê thui đem lại mời nhà vua ăn sáng nên vớt được công chúa nên hắn tức vì đem hải sản đến dâng cho vua nhưng vì để lâu quá lại thời đó không có tủ đông lạnh nên bị thiêu hết nên vua kêu thối quá, gã cho tên Sơn tinh, cho ăn phô mát làm bằng sữa dê của vùng núi Ba Vì. Thuỷ tinh mất vợ nên buồn đời hắn làm mưa gió để cho người tình phụ chết theo với tên SƠn Tinh. Mưa thì đồng chí gái đóng vai công chúa của vua Hùng còn mình đóng vai Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen.


Thật ra khi người Pháp đến Đông-Dương thì họ gặp vấn đề địa lý, phong thổ nên bệnh tật rất nhiều. Mỗi năm phải cho công chức và lính về pháp nghỉ dưỡng hay Nhật Bản mà mình có kể, làm gánh nặng cho ngân sách. Do đó họ tìm các nơi có khí hậu khá khá một tí để xây khu nghỉ dưỡng cho công chức và binh sĩ của họ. Ngoài bắc thì họ khám phá ra Sapa, Tam đảo và Ba vì, ở cao nguyên thì Đà Lạt.


Hoá ra người Pháp đã đem hạt cà phê và cây Quinquinat từ Nam dương đến vùng Ba Vì để trồng ở cao độ 500 mét. Họ khuyến khích người Pháp đến đây lập đồn điền thì có một ông tây gọi là Marius Borel, một cựu quân nhân rồi ở lại vùng này, mua của chính phủ bảo hộ đâu 180 mẫu đất ở vùng này và nuôi bò và dê, trồng cà phê,… sau đó làm phô mát với sữa tươi, để chở về bán ở Hà Nội. Ông ta mướn phụ nữ vùng này làm việc khi hái cà phê vì lương rẻ hơn đàn ông. 


Sau này, người Pháp có xây dựng các khu nghỉ dưỡng ở vùng này cho quân đội của họ, nay chỉ còn phế tích. Dãy núi Ba Vì có nhiều ngọn núi như Tam đảo nhưng họ nói đến Tản Viên dù thấp hơn cả 300 mét cao độ so với Tam Đảo.


Mình ở trong công viên quốc gia Ba Vì, tại khu nghỉ dưỡng Melia. Phong cảnh rất đẹp, cứ như Đà Lạt khi xưa, sương mù giăng khắp lối. Cách thiết kế cũng rất hay, tiệp với phong cảnh của rừng núi. Đi mùa này thì thiên hạ lo tết nên ít du khách nên được tiếp đãi tận tình hơn. Ngày đầu thì hai vợ chồng ăn chiều món phở bắc rất ngon, đồng chí gái kêu món cá chẻm nướng trong ống tre, cuốn với rau và bánh đa. Rất ngon. Hôm sau ăn điểm tâm thì có món bún cá rất ngon, ngoài ra thì ăn thêm rau cải, phô mát nên khá no. Sáng hôm sau thì được ăn món phở gà, rất ngon. Tại đây đầu bếp giỏi nên các món ăn rất ngon, hương vị của miền bắc nhưng chắc phải đợi ghé khu nghỉ dưỡng Marriotts ở hÒn Tré ăn. Năm ngoái ghé lại đó ăn quá ngon. Đồng chí gái thuộc loại khó ăn mà phải khen.


Sáng nay, dậy sớm, ăn sáng xong thì ra phi trường Nội Bài độ 90 phút lái xe. Anh tài xế từ Phú Thọ lên đón, lấy 820,000 đồng trong khi xe của khu nghỉ dưỡng lấy đến 3 triệu. Còn taxi nội địa thì 1.2 triệu.

Chuyến đi này có vấn đề với giấy tờ. Đến phi trường làm thủ tục thì qua an ninh, họ kêu tên Nguyen mà sao lại in Mguyen. Thay vì Nờ lại thành Mờ. Thế là phải chạy lại quầy đổi boarding pass. Họ hỏi cô nào ở quầy nào làm thủ tục, mình nói cô nói 28 tuổi nhưng chưa có tình yêu, họ cười kêu chị Yến đấy, dẫn mình lại cô đánh máy sai. Chán Mớ Đời 


Lên Lounge Sông Hồng ăn bún mộc, nhắn tin cho anh bạn. Máy bay không trễ. Anh bạn học khi xưa này rất dễ thương. Cứ lần nào mình về thì anh ta đều đem xe xuống Liên Khương đón đưa về nhà. Rồi chở đi chơi. Anh ta kể là ông anh, bố mình và ba của anh bạn đi chung, đều bị bắt khi xưa vì cùng chung tổ chức. Bố mình bị lên án 18 năm trong khi bố anh đi chung thì chung thân. Sau này già họ đuổi về vì lao động không được.


Trên máy bay, mình phát hiện ra là hành khách là dân vùng Đà Lạt, Lâm Đồng rất nhiều. Đa số nói giọng bắc sơ tán. Trước 75, thì người ta hay nói đến 1 triệu người miền bắc di cư vào nam. Đó là cuộc di cư vĩ đại của người Việt vào thế kỷ 20. Trước đó thì có dân đi theo chúa Nguyễn vào nam, rồi sau này đi xuống miền nam. Nhưng có lẻ ít ai nhắc đến cuộc di cư âm thầm của người miền bắc vào nam sau 75. Đà Lạt ngày nay xem như 60% dân cư là thuộc thành phần người miền bắc sau 75. Khi xưa chỉ người ở ấp Hà Đông và Nghệ Tỉnh. Ở ngoài quê có vài gia đình họ hàng vào nam làm ăn. Mình không có thống kê nhưng chắc chắn là rất nhiều. Mình có một người em rể cũng di cư vào Nam sau 75 cùng gia đình. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn