Vùng Á Châu của Thổ Nhĩ Kỳ

Hôm nay, mình đi viếng 3 thành phố cổ thời La-Hy: Aspendos, Side và Perge thuộc vùng Á Châu Thổ Nhĩ Kỳ à người tây phương, đúng hơn là người Hy Lạp gọi là vùng Á Châu, Antalya. Khi xưa học và xem bản đồ khảo cổ của mấy thành phố này thì mình có thắc mắc, trước cổng thành, đều có nhà tắm. Tại sao họ không xây các nhà tắm công cộng trong thành phố? 

Nay đi chơi xứ này mới giác ngộ cách mạng. Họ giải thích khi xưa, trong thời La-Hy, các thuyền buôn hay đoàn người thương buôn, ghé lại thành phố nào để buôn bán. Bệnh tật và động đất khiến dân tình chết rất nhiều tại vùng này. Người trong thành rất sợ các bệnh dịch lây bởi các khách thương buôn nên họ cho xây mấy nhà tắm công cộng trước cổng thành để các người lạ, có thể tẩy uế thân thể cũng như quần áo, trước khi vào thành buôn bán.

Mình đến trễ một ngày nếu không có thể mua vé đi xem nhạc ở đây. Mình có đi xem một lần ở Thermes de CarảCala ở Rome, nghe hát vỡ opera Aida, mê đến giờ. Họ chỉ tổ chức tối thứ 3 mà mình lại bò đến tối thứ 4. Chán Mớ Đời 

Các thành phố đều có những hí viện và dựa theo đó người ta đoán dân số sinh sống ngày xưa tại đây. Lúc đầu họ xây nhỏ rồi từ từ xây nới thêm phía sau trên các ngọn đồi để tránh phải xây thêm cấu trúc để chống đỡ tường như giác đấu trường ở La MÃ. Khác biệt thời La MÃ là sân khấu có 3 tầng vì họ tổ chức nhiều mục tiêu khiển cho dân chúng. Thời HY Lạp thì chỉ có một tầng như đi viếng thành phố Delphi hay Athens. 

Trong thành lúc nào cũng có hai Agora, một là trung tâm buôn bán thường thấy có bể nước như ở các trung tâm thương mại hiện nay và một nơi để làm các thủ tục hành chánh với cơ quan chính quyền địa phương.

Cổng thành được xây dựng thời La MÃ khi họ nới rộng thành phố ra, vì đông dân cư hơn thời Hy Lạp

Cổng thành thời Hy Lạp. Trước khi vào thì phải đi tắm, ở bên trái, giặt áo quần trước khi vào thành. Cũng có mấy cô phục vụ nếu có tiền. mấy trụ cột không phải tại khu vực này, họ vác ở đâu đến và các nhà tài trợ cho tiền thì được đề tên của họ ở cái “base” của trụ cột bằng đá Cẩm thạch. 

Đi vào cổng thành la mã thì thấy cổng thời Hy Lạp, xây khá đặc thù. Các nhà khảo cổ bới các cục đá nằm dưới lòng đất độ 2 thước tây. Họ đánh dấu với máy điện toán và tự động xếp mấy viên theo hình khi xưa. Từ đó họ mới dựa theo hình ảnh của máy điện toán để ráp lại. Nhờ vậy mà hí viện tại đây được tái cấu trúc lại gần như 90%.
Đây là ghế đi cầu công cộng của thời la mã. Mọi người đến đây để đi cầu. Cứ ngồi ngay cái lỗ, có nô lệ dọn dẹp. Khi phân được thả xuống thì có hệ thống nước dẫn nước chảy kéo theo phân, đưa ra ngoài thành và họ sử dụng chất thải để trồng rau quả. Hữu cơ có từ thời xa xưa.

Trước khi đi, mình muốn viếng những di tích kiến trúc lịch sử đã được học khi còn sinh viên nên đưa ra những địa điểm này để công ty du lịch làm tuyến đường cho mình đi. Chỗ nào cần bay thì bay, còn không thì có hướng dẫn viên và tài xế chở đi thăm viếng các di tích lịch sử. 

Có ai hỏi mình đặt công ty từ Hoa Kỳ, mình liên lạc công ty du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ thay vì mỹ vì đỡ được một chặng huê hồng. Công ty này khoán lại cho các hướng dẫn viên tại các nơi mình đi thăm viếng, họ chỉ đặt vé máy bay và khách sạn cho mình và công ty đưa rước từ và ra phi trường. Như vụ đón tại phi trường Istanbul. Mình than phiền là phải đợi đến 30 phút mới có xe đến đón mà ông tài xế, muốn tiết kiệm xăng nên không bỏ máy lạnh nên họ đổi công ty đưa rước mình tối này bay về Istanbul.
Đấm bóp ở Thổ Nhĩ Kỳ 

Đi đây mới nhớ đến bài học khi xưa “cái nhà là nhà của ta, ông cố ông cha làm ra, các em phải gìn giữ lấy,…”. Nếu người Ottoman mà man rợ, đập phá các đền đài cổ của chế độ cũ khi xưa thì chắc ngày nay con cháu họ, không có du khách đến thăm viếng thì đói nhăn răng.

Điếm canh tàu bè thời Hy Lạp còn xót lại

Mình đi ngang qua cái tượng đài cha già dân tộc của xứ này, không thấy ai đứng lại chụp hình với bác Mustafa Ataturk, người sáng lập ra nền cộng hoà. Đi đâu cũng thấy hình bác Ataturk này như để trừ tà. Dân chúng chả ai để ý cả. Du khách hay du khách địa phương đều đua nhau đi chụp hình ở các di tích lịch sử thời La-hy.

Vùng này, khi xưa Mông cổ có tràn qua đây nên lâu lâu vẫn thấy dáng dấp của người Mông cổ ở đây. Có đặc điểm ở trước các tiệm cổ, họ khắc cái đầu của Medusa, đầu người đàn bà mà nếu ai nhìn thì sẽ biến thành đá. Viếng xứ Ottoman mà chỉ có các di tích lịch sử Hy Lạp. Chán Mớ Đời 

Họ chiếm đóng như người thắng cuộc nhưng không tàn phá các di tích của chế độ cũ, để xây cái mới xấu hơn. Kiến trúc Ottoman chả có gì đáng giá cả. May là họ không phá các di tích La-Hy nếu không thì ngày này chúng ta chả hiểu gì về lịch sử thế giới. Tương tự quân Mông Cổ chiếm đóng nước tàu của nhà Minh, họ không cho phá vỡ các di tích văn hoá của người Tàu.

Đi trong phố cổ Antalya, các tiệm ăn không có một bóng du khách ngồi. Lượng du khách thường là 3 triệu người cho 3 tháng hè nhưng nay bị giảm rất nhiều vì không có du khách nga, ít đến vì cấm vận. Du khách nga đến vùng này rất nhiều, trên 6 triệu người hàng năm
Vấn nạn xây các thùng nước nóng trên mái nhà. Đi đâu cũng thấy, chả còn đẹp gì cả. Chán Mớ Đời nghe nói chỉ tốn $300 để làm hệ thống này. Chạy xe dọc đường quốc lộ, nhà nào cũng như nhà nấy đều được trang bị hai thùng nước và 3 tấm năng lượng mặt trời, thêm cái vệ tinh để bắt sóng đài truyền hình. Chán Mớ Đời 

Phải công nhận COVID-19 đã làm kinh tế xứ này te tua. Ít du khách, đi phố cổ thường là thấy du khách. Đây đi ngang qua biết bao nhiêu tiệm ăn mà không có thằng tây, thằng nga nào cả. Mấy năm trước viếng lại Hy Lạp với đồng chí gái thì thấy du khách ngồi đầy tiệm ăn ngoài trời. Thổ Nhĩ Kỳ rẻ hơn Hy Lạp nên du khách đến đông nhất là từ Nga và Ukraine. Nay chỉ biết ngáp ruồi.

Phố cổ
Hoa trên tường. Mùa hè thì họ cấm xây cất sửa chửa để khỏi làm ồn du khách và bụi bặm.,

Phải công nhận hệ thống vệ sinh cho du khách ở Thổ Nhĩ Kỳ rất tốt. Đi viếng chỗ nào cũng có nhà vệ sinh sạch sẽ. Ngay trên phố, cũng thấy người ta làm cho các tiệm, ra đứng quét trước tiệm nên rất sạch, không thấy rác. Nhờ du khách nhưng có lẻ đúng hơn là nhờ Hồi Giáo. Mỗi ngày họ vào thánh đường để cầu nguyện 5 lần nên phải rữa tay chân tước khi vào nên nhà vệ sinh công cộng rất sạch sẽ. Không như bên Tây, âu châu đi mấy tiếng đồng hồ không tìm ra nhà vệ sinh công cộng.

Dân tình không chào hàng như kiểu ở Mễ hay Việt Nam. Họ chỉ kêu, mình không đứng lại thì thôi không có màn chạy theo như ở bến xe Việt Nam. Chặc chém thì như mọi nơi, đây họ chặt đến 80% hơn gía bán. 

Hôm qua mình được cò đưa vào một hợp tác xã về thêu các tranh và thảm. Vắng như chùa bà đanh. Họ dãn đi xem các công đoạn từ lấy tơ tằm bằng máy, sau đến nhuộm mấy màu chính như đỏ là màu hạt lựu, vàng dùng của Safran, màu của cây artichaut,… rồi qua khâu người dệt,…họ giải thích là hợp tác xã, các người dệt thường là phụ nữ, làm ở nhà vì bận con cái, làm xong thì đem lại đây để họ trên bầy để bán.

Đây là máy để lấy lụa từ con tằm
Đây là sau khi họ nhuộm màu từ các loại trái cây như quả lựu, artichaut, hành ,..

 Mình thấy có một tấm tranh lụa thuê hai con công biểu tượng cho cặp vợ chồng rồi nảy sinh ra một cây có trái tượng trưng cho đàn con cháu sau này. Hình ảnh này mình cũng thấy họ làm trong phần đồ gốm. Mình hỏi mua tấm này. Họ cho giá mình kêu đắt quá, nông dân như mình về hư không có khả năng. Họ quần mình một hồi thì mình đi về. 

Lúc đó họ lại đem giám đốc xuống, ít khi nào mà họ để mình đi. Cuối cùng thì ông giám đốc kêu sẽ gọi người làm xem họ chịu giá của mình. Cuối cùng thì họ đồng ý bán giá 30% số tiền họ rao giá. Ông giám đốc kêu mình vào văn phòng, nói là hai năm nay dịch làm họ không buôn bán gì được, họ không ăn lời, người làm mất đến 1 năm 6 tháng để hoàn thành bức thêu lụa ấy.

Mình trả tiền xong thì kêu lấy tấm lụa từ khung ra, mình đem về. Họ lại bò lại nói sao không lấy tấm khác, cũng một loại motif mình kêu không. Họ ma đầu, tấm kia chỉ khâu có 60, 70 mũi trong một 1 cm còn tấm mình mua là đến 140 mũi kim khâu bé tí nên nhìn khác liền. Đã nói mấy tay buôn bán Thổ Nhĩ Kỳ và Ý Đại Lợi là cùng dòng máu nên phải cẩn thận dễ bị tráo đổi.

(Còn Tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn