Tại sao người ở trung đông ít bị ung thư?

 Đi viếng Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ, tò mò về văn hoá và chế độ dinh dưỡng của họ thì khám phá ra dân ở mấy xứ này ít bị ung thư hơn các nước tây phương và á châu, mặt dầu họ tiêu thụ rất nhiều chất đường. Cứ thấy thiên hạ ăn Turkish Delight, baclava,… khoa học chứng minh là đường nuôi dưỡng và giúp phát triển các tế bào ung thư. Thế lầy nà thế Lào? 

Mình thấy nhiều người béo phì, đàn ông có, phụ nữ có nhưng không nhiều cỡ như ở Hoa Kỳ. Họ có vấn đề tim mạch, Cholesterol làm nghẹt mạch máu vì ít uống nước,… nhưng về ung thư thì rất ít so với thế giới. Chán Mớ Đời 

Y khoa thời nay

Theo tổ chức y tế liên hiệp quốc thì trung bình trên thế giới, cứ 100,000 người thì có đến 198 người mắc bệnh ung thư nhưng đàn ông thì nhiều hơn phụ nữ (206.9 đàn ông và phụ nữ 178.1/ 100,000). Xứ Saudi Arabia có chỉ số là 96 người/ 100,000, Yemen có 97/ 100,000, Oman 104, Quatar 107, UAE (Dubai) 107, Kuwait 116/ 100,000.

So với Úc Đại Lợi thì 468/ 100,000, Ái Nhỉ Lan 374/ 100,000, Hung Gia Lợi 368/ 100,000 và Hoa Kỳ 352/ 100,000. Úc Đại lỢi đoạt giải huy chương vàng về bệnh ung thư dù dân số họ ít, đâu 26 triệu người. Không biết có phải vì ăn thịt kanguru hay không.

Theo Liên Hiệp Quốc, năm 2018 Việt Nam có 104/ 100,000, đứng thứ 57 toàn cầu. Năm 2018, Việt Nam có 115,000 người chết vì bệnh ung thư cho dân số 100,000,000 người. Ai tò mò thì đọc cái link sau đây:

https://www.wcrf.org/cancer-trends/global-cancer-data-by-country/

Những nguyên do chính đưa đến ung thư là tiêu thụ nhiều chất đường, thực phẩm công nghệ hoá, bị bệnh béo phì, thiếu sinh tố D… Đa số các người sống phía bắc thiếu ánh sáng mặt trời nên hay bị ung thư, xương yếu. Gần đây, Liên hIệp Âu Châu kêu gọi hạng chế sử dụng Nitrite, vì gây nên ung thư. Mình có kể vụ này rồi. Ở mấy xứ hồi giáo , họ không ăn thịt lợn nên mấy loại dồi của họ dùng toàn thịt bò hay cừu nên màu hồng hơn là ở các xứ thiên chúa giáo dùng thịt heo.

Meze của Thổ Nhĩ Kỳ được dọn ra cho bữa cơm, rất nhiều Probiotic. Mình thường thấy người Nhật Bản và đại hàn cũng hay ăn những thứ lặt vặt này. Nhớ thời sinh viên, mình được một cô bạn mời về thành phố Munster, vùng Alsace. Mình thấy bố cô ta trồng đậu,…mùa hè ông ta hái xong nhiều quá nên bỏ vào các lọ làm như dưa muối, đậy nắp lại, để ăn vào mùa đông, trời tuyết. Nay nghĩ lại là một các ăn Probiotic rất tốt cho cơ thể.

Mò mò mới hiểu vì họ còn giữ phong tục tập quán cổ truyền. Vô thất một tháng trong năm khi mùa chay tịnh Ramadan đến. Không ăn trong khoảng thời gian sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn. Hình thức tương tự như Vô Thất Gián Đoạn (Intermittent fasting) trong suốt một tháng. Chỉ khác là họ không được uống nước trong ngày, thời gian nhịn đói.

Mình nhớ khi xưa, ông Xu Huệ, ở Ngã Ba CHùa, râu tóc bạc phơ nhưng được cái là da ông ta hồng hào, hướng dẫn mấy người dân Đà Lạt, vô thất. Nhịn đói. Sáng sáng mình đi tập võ ở hãng cưa thì thấy ông ta hướng dẫn vài người tập thể dục khi vô thất. Hình như ông ta kêu họ uống nước chanh.

Khi nhịn đói thì cơ thể không nhận được chất ngọt khiến các tế bào ung thư bị đói, không phát triển được. Thêm hiện tượng “autophagy” giúp tái sinh các tế bào xấu, bị hư, giảm thiểu khả năng các tế bào xấu, ung thư sinh sản. Ngoài ra nhịn đói còn giúp gia tăng các tế bào miễn dịch, khiến hệ thống miễn dịch mạnh hơn, có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Tạo dựng hệ thống kháng oxy hoá.

Khi con chó bị đau, không bao giờ ăn cả, để cơ thể tự chữa lấy, tự điều chỉnh. Ngày xưa, khi con chó ở nhà không ăn thì mệ ngoại nói con chó bị đau trong khi mình hay em út bị đau thì mẹ mình bắt ăn. Thừa cơ hội mình xin ăn mì Cẩm Đô cho mau lành. Có lẻ vì vậy người ta nói một con ngựa đau ốm thì cả tàu không ăn cỏ. Các con ngựa khác sợ bị ngộ độc chớ chả phải yêu thương con ngựa bị đau nhưng thầy cô mình giảng đủ trò, nào là mấy con ngựa yêu nhau nên nhịn đói vì giác ngộ cách mạng.

Gia vị và các loại trà họ uống. Đủ thứ loại trà. Mình có mua loại trà jasmin, có một bông và lá được sấy khô, bỏ vào ly nở ra to đầy ly. Kinh. Uống rất ngon

Ngoài nhịn ăn, họ còn ăn gia vị đủ thứ. Đi 3 tuần mình ăn thức ăn của họ có nhiều gia vị khác nhau như nghệ. Saffron rất đắt tiền, có đến 5 loại. Saffron này có chất kháng oxy, chống ung thư. Cô em mua loại này của ông cò hướng dẫn viên ở Dubai, tặng cho vợ mình. Bỏ vào ly nước thì nổi lình bình, còn loại mình mua, phải trả giá 20% giá họ ra, loại tốt nhất từ Ba Tư mà họ hỏi mình muốn họ gói lại hay không thì mình kêu không, lấy bỏ vào ba lô của mình ngay vì sợ họ tráo khi gói. Loại này bỏ vào ly nước thì chìm ngay. Ngoài ra mình còn thấy quế, đủ thứ gia vị mà ít khi thấy ở Hoa Kỳ.

Mình có ghé vào tiệm này để nếm thử mấy loại ngâm dấm, Probiotic rất tốt cho đường tiêu hoá.

Thêm họ ăn dầu olive nguyên nhiều, các loại đậu đen, mè, và chà là. Ngoài ra họ ăn các Probiotic rất nhiều. Họ ít hút thuốc lá nhưng ở Thổ Nhĩ Kỳ thì thấy nhiều lắm nhưng không nhiều như khi mình ở Tây. Trung bình trên thế giới có đến 20% dân số hút thuốc lá, phụ nữ chiếm 1/5 số này nhưng ở Iraq, có 3%, Yemen 9%, Kuwait 3%, …nói chung ít hơn đa số trên thế giới. Nếu so với Chí Lợi thì 40% phụ nữ hút thuốc lá, Croatia lên đến 41%. Nếu một người hút thuốc hay nhai thuốc lá, có khả năng 22 lần bị ung thư hơn người không hút thuốc. 

25% ung thư là do hút thuốc, người ta tính có hơn 4,000 loại hoá chất được tẩm trong các điếu thuốc lá. Trong đó có đến 70 loại mà người ta biết chắc chắn gây ra bệnh ung thư.

Uống rượu gây ra bệnh ung thư tại các nước tây phương. Rượu bị cấm ở các nước hồi giáo nên người ta cho đó là một trong những yêu tố khiến bệnh ung thư xuất hiện ít tại các xứ hồi giáo trung đông. Hôm tước mình đọc tài liệu của giáo sư Sinclair ở đại học Harvard, cho rằng uống rượu sẽ khiến cơ thể chúng ta mau già. Mấy xứ này nóng như thiêu đốt nên không sợ bị ung thư vì thiếu sinh tố D.

Các tế bào ung thư cần chất ngọt mà nếu mình không ăn thì cơ thể không có chất ngọt vào để nuôi. Từ nghìn xưa, con người đã biết tập nhịn đói để tự chữa bệnh. Nghe nói ông tổ y khoa tây phương, Hippocrates, nói là cho người bệnh ăn là vô tình giết họ nhanh hơn. Các tôn giáo đều có vô thất hết nhưng dần dần, người ta chỉ nghe đến hồi giáo. Khi xưa, ông Giê Su đi vào sa mạc 40 ngày, chắc là cũng nhịn đói.

Aryan, một loại sữa chua, rất nhiều Probiotic 

Ngày nay, chúng ta có ý tưởng là không ăn là chết. Thật ra khi ăn khiến con người mình buồn ngủ, đầu óc mu muội, ngược lại khi đói thì tinh thần minh mẫn hơn. Mình có kể vụ này rồi. Không uống nước thì chết lẹ nhưng nhịn ăn thì không. Đi chơi về, mình phải nhịn ăn mấy ngày để giảm bớt chất ngọt đã tộn vô mồm khi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mình không lên cân nhưng cho chắc ăn, ngưng ăn trong vòng 48 tiếng đồng hồ cho chắc ăn. Ông bác sĩ Gundry khuyên vô thất gián đoạn hơn là vô thất và uống nước. Lý do ngày nay cơ thể chúng ta tiếp nhận quá nhiều các chất độc vì môi trường sinh sống và thức ăn được đưa vào miệng.

Thấy người dân Thổ Nhĩ Kỳ uống Ayran, một loại ya-ua và nước, rất nhiều Probiotic, nhất là các bữa ăn có rất nhiều mấy món meze, đa số là rau cải chế biến rất ngon, có nhiều Probiotic và họ ăn phô mát rất nhiều. Ngược Đại Hàn, tương tự ăn kim chi rất tốt, người Đức ăn zauerkraut. Mình có ghi những món ăn của họ. Để hôm nào rảnh, mình kể. Ai muốn biết thì nhắc mình vì mình hay quên lắm.

Tóm lại nên theo chế độ ăn uống vô thất gián đoạn, sẽ giúp cơ thể tái sinh các tế bào xấu, hư hại. Khi ăn hoài, liên tục thì cơ thể không có thời gian tân trang lại. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn