Thổ Nhĩ Kỳ du ký 2022

 Có hai hạt mầm đã gieo vào đầu mình từ bé, dần dần khiến mình muốn đi Thổ Nhĩ Kỳ để thỏa mãn sự tò mò trong đầu. Người ta nói mọi sự đều khởi đầu bởi một ý tưởng rồi dần dần theo thời gian như một cây giống trồng sẽ từ từ theo năm tháng lớn dần.

Hạt mầm thứ nhất là bài hát tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ya Mustafa mà hồi nhỏ trong xóm hay hát “cái đít ba tàu thằng nào cũng như thằng nấy”. Sau nghe ca sĩ Dalida hát bài này bằng tiếng pháp qua “chéri je t’aîme chéri je t’adore ». Cô ca sĩ này nếu mình không lầm là gốc Ý Đại Lợi, sinh tại Ai Cập, từng là hoa hậu xứ này rồi theo anh của cô ta sang pháp và nổi danh từ đó. Có thể gốc Do thái. Bản nhạc này đã hình dung trong đầu mình về Thổ Nhĩ Kỳ.

Phong cảnh rất đẹp khi hai vợ chồng ăn cơm chiều, nhìn ra thấy mặt trời lặn, ánh sáng thay đổi trên các tảng đá

Hình như anh cô ta nổi danh trước với bản nhạc Ya Mustafa nhưng không hiểu sao lại chìm luôn, khi mình qua tây thì thấy mất bóng. Bài hát này được phổ biến dịch ra khắp thế giới. Có thể nói nổi tiếng hơn nhạc của ban nhạc the Beatles. Đi xứ nào cũng nghe thiên hạ hát bài này theo tiếng của nước họ. Ban nhạc của trường Văn Học, có chơi bản nhạc này trong buổi trình diễn văn nghệ liên trường ở Đà Lạt khi xưa tại trường Trí Đức.

Người ta nói có lẻ bài hát này phát nguồn từ Bắc Phi, có thể từ Ai Cập, qua một phim của nước sở tại. Ở trung đông, văn hoá Ai Cập là số một, tương tự phim ảnh, nhạc Mễ Tây cơ là các nước Nam Mỹ ngốn hết. 

Theo lời ả rập thì bản nhạc ya mustafa kể về một anh chàng xa nhà đã lâu. Gia đình kêu gọi trở về hay viết thư thăm hỏi. Kiểu mình đi Tây, không liên lạc với gia đình hơn 2, 3 năm trời sau khi Sàigòn thất thủ, tới gần 20 năm sau mới bò về cố hương rồi lại ra đi. 

Có điểm hay là mình nhận thấy nhà vệ sinh ở đây rất sạch. Có thể vì ảnh hưởng hồi giáo, người ta cầu nguyện 5 lần một ngày, phải rữa tay ở ngoài thánh đường. Do đó chúng ta thấy các hamam, nhà tắm nước nóng đều nằm bên cạnh các thánh đường hồi giáo. Vào mấy tiệm ăn sang thì cửa vào nhà vệ sinh tương tự hình trên khi mình đi vào một nhà vệ sinh trong một trạm cây xăng. Không đụng tới cửa, chỉ đưa tay gần cái nút bên trái là cửa tự động mở ra như tên cướp Alibaba ngày xưa, kêu Sesame để cửa mở vào đi tè hay chôn phân của mình.

Có lẻ từ khi bản nhạc dịch ra lời Thổ Nhĩ Kỳ thì được nổi tiếng. Bài hát nói về một cô gái kêu gọi anh Bồ bỏ chạy khi biết tin cô gái có bầu. Bài hát nói dân chơi rất sợ con rơi đầu tiên trên thế giới.


Có lẻ tại Âu châu khi Bob Azzam cho xuất hành bản nhạc này bằng tiếng pháp với "Chérie je t'aime, chéri je t'adore - como la salsa del pomodoro" (Darling, I love you, darling, I adore you – like tomato sauce). Tôi yêu em như yêu sốt cà chua. Kinh.

Người Việt mình chắc dịch lại tôi yêu như yêu thùng nước mắm. Có lẻ quảng cáo kem đánh răng Hynos dựa theo tinh thần của bài này để ca tụng em yêu kem như yêu anh 7 chà da đen.

Cuốn album này đã trở thành số 1 trên toàn cỏi Âu châu, và phi châu. Dạo ấy ngay cả Hy Lạp cũng chế lại bài này qua tiếng của họ dù tình hình hai nước rất căng thẳng. 

Bánh mì Nam thường thấy trong các tiệm ăn Ấn độ và người hồi giáo. Được cái là rất nóng vừa ra lò, phồng lên to được họ đặt trên cái thớt dài bằng gỗ. Không như ở Cali, từ lò vi sóng. Khi xưa mình thích ăn loại này, mua ở chợ Ba tư, dài độ 1 thước, ăn từ từ hết luôn.
Sữa ya ua rất ngon tên Aryan, có lẻ bắt nguồn từ Ba Tư. Vào mùa hè nóng nực mà uống được ly này thì mát phê luôn. Mình có thấy trong mấy chợ Ấn Độ có bán loại này nhưng bỏ muối hơi nhiều.
Mình thích mấy món ăn phụ này, Probiotic họ gọi là Meze. Thật ra ăn chính cũng được.

Hạt mầm thứ 2, xem phim James Bond “From Russia with love”, ông điệp viên đẹp trai này, đi dụ một cô thư ký, đẹp nức nở của tòa đại sứ nga tại istanbul. Thấy nổ nhà hàng đủ trò, mới hiểu thành phố này là vùng giao thoa của hai Châu Á và Tây. 

Đó là hai điểm chính khiến mình mơ viếng thăm xứ Thổ Nhĩ Kỳ. Thời còn trẻ muốn đi thăm xứ này khi đến Hy Lạp nhưng xem phim Midnight Express nên sợ không dám bò lại.

Bản đồ của đế chế Ottoman và Áo-Hung vào thế kỷ 19. Sau thế chiến thứ 1, hai đế chế này bị giải thể, tạo dựng thêm cả trăm quốc gia mới rồi lại bị chia cắt sau thế chiến thứ 2.

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước rộng mênh mông nên chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ này, gia đình mình chỉ giới hạn viếng thăm vài vùng quan trọng, có những di tích lịch sử của nền văn minh la-hy như thành phố Istanbul- Antalya – Ephesus - Pamukkale - Cappadocia. 


Hy vọng sau này có dịp sẽ trở lại để thăm viếng các vùng khác với nhiều thổ dân, gần các biên giới với Syria và Bảo gia lợi, Ba tư,… xứ này ráp ranh với 7 nước.

Sau khi đế chế Ottoman sụp đổ thì được chia thành 72 quốc gia để nói lên sự rộng lớn của đế chế này trải dài qua 3 châu trong suốt gần 500 năm của lịch sử nhân loại.

Món thịt cừu hầm ăn rất ngon, nấu với cam, bỏ trong cái giỏ làm bằng bánh mì.
Món này thường thấy ở Hy Lạp, thịt và cơm băm nhỏ, cuốn trong lá nho rồi nướng, tương tự thịt bò lá lốt của người Việt.

Ngày #1: Cả gia đình nhỏ, từ giả đại gia đình, đáp máy bay từ Dubai đến IsTanbul, nghỉ tại khách sạn ở trung tâm phố cổ ở Tây ngạn của eo biển Bosphorous, thuộc Âu châu. Lý do là các nơi thăm viếng có tính cách lịch sử đều nằm ở đây. 


 Tắm rửa xong, cả nhà lội bộ đi Grand bazar nổi tiếng của thành phố này. Có từ lâu đời trước đế chế Ottoman thành hình. Khởi đầu là một ông thợ bạc người gốc Ai Cập mở một tiệm bán kim hoàn rồi lan dần. Đến khi hoàng đế (sultan) của đế chế Ottoman, ra lệnh xây dựng cái chợ này vào thế kỷ 15 và tồn tại đến ngày nay.

Nghe nói có trên 4,000 tiệm, mỗi tiệm có chiều ngang độ 3 mét, chiều sâu độ 6 mét. Họ bán đủ thứ. HÌnh như phải vào bang hội của mỗi ngành như kim hoàn, trà cà phê,… đi đây thì mình thấy chợ Đà Lạt khi xưa không thấm thía gì. Đến cách tiệm hàng gia vị, khiến mình nhớ đến mấy hàng đồ khô ở chợ Đà Lạt như của bà Cáp, dì Bộ,..
Được xây cất trên 5 thể kỷ mà vẫn còn nguyên vẹn, thấy họ có gắn thêm mấy cột sắt hai bên để tránh bị xụp khi có động đất. Vùng Istanbul nằm trong khu vực động đất. Dân tình ở đây ít ai mua ở trong Grand bazaar vì chặt chém du khách. Họ mua xung quanh khu họ ở. Xứ hồi giáo nên đàn ông đứng bán hàng nhiều và họ rất khéo ăn khéo nói để bán. Ước gì khi xưa, còn bé mình được tập sự bán hàng tại đây.

Cả nhà muốn ăn nên mình hỏi chú của mình tên gú gồ thì cho biết có tiệm ăn gần đó. Hoá ra là tiệm ăn của khách sạn nên phải bò vào trong đi thang máy lên sân thượng để ngồi ăn, nhìn cái eo biển nhiều lịch sử. Mình và mấy đứa con ăn thịt cừu trong khi đồng chí gái kêu món cá. 
Món cà phê nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, cái tách bé tí. Họ để thêm cục đường, cũng có thể miếng bánh nhưng mình không ăn ngọt nên không đụng tới. Cà phê đắng nên lúc nào họ cũng bỏ thêm đồ ngọt để ăn dậm và một ly nước để uống tráng miệng. Người Thổ Nhĩ Kỳ có bói cà phê, cái tách cà phê có cà phê xay, họ uống nhưng không uống cặn bột cà phê xay, còn dư thì họ đỗ vào đĩa của tách cà phê và ông thầy bói sẽ nhìn trên đó để tiên đoán tương lai của bạn. Môn này được gọi là tasseographie, thường được ứng dụng trong đế chế Ottoman.  

Mình kêu thử món cà phê nổi tiếng thế giới. Đế chế ottoman khởi đầu uống cà phê rồi làm tràn ra khắp Âu châu. Người Pháp thì họ lọc cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc trong khi người Thổ Nhĩ Kỳ pha và đun sôi cà phê trong cái nồi nhỏ bằng đồng mà mình thấy khi viếng thăm xứ Hy Lạp. Có lẻ món cà phê ngon nhất là khi mình uống có bỏ bột của hạt pitashio, được xay nhỏ.


Nay người dân sở tại cũng ít uống loại cà phê này. Đắt tiền. Họ uống trà nhiều hơn. Đi đâu cũng thấy họ uống trà. Trong các bazarr, thường thấy một người đàn ông, cầm cái khay, được móc trong cái gánh bằng sắt, cầm đi để khỏi đỗ ra ngoài, đến các tiệm đưa trà cho mấy người bán hàng. Còn cà phê buổi sáng trong khách sạn toàn là cà phê của công ty Nestle. Tới máy nhấn nút đủ loại, đủ kiểu cà phê. Nếu thích uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ , thì nói phục vụ viên, họ làm trong nhà bếp đem ra.


Khởi đầu nền văn minh Hy Lạp chiếm đóng vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ qua cuộc vạn lý trường chinh của đại đế Alexander. Ngày nay vì hai nước giáp ranh giới. Đại đế Alexander đi chinh phạt, kéo quân đi từ Macedonia đến Ba Tư, Ấn độ đem theo nền văn minh của xứ này và thành lập các thành phố, cung điện mà ngày nay người ta khai quật lên để hiểu thêm về lịch sử đông Tây. 

Ấn tượng khi viếng thăm bể nước dự trữ của thành phố Istanbul, sau 5 năm trùng tu. Có một ông người đức làm một show đèn màu rất đẹp. Chỗ này được xây dựng trên 2,000 năm vẫn còn tồn tại, đã nói lên kỹ thuật của nền văn mình La MÃ.

Sau này đế chế ottoman chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ, và đánh chiếm Hy Lạp và đô hộ cả 400 năm. Do đó không bao giờ gặp người Hy Lạp mà khen người Thổ Nhĩ Kỳ. 

Ngày nay hai xứ này vẫn còn tranh chấp hòn đảo Cyprus. Hy Lạp đánh chiếm 100 năm trước sau độ 20 năm về trước, không quân của Thổ Nhĩ Kỳ đổ bộ vào hòn đảo này và chiếm một phần đất có người gốc Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống. 


Liên hiệp quốc ra tay kêu gọi nhưng vấn đề là hai nước này đều nằm trong khối Bắc đại Tây dương nên chỉ biết cười trừ. 


Ngày #2: ăn sáng xong thì hướng dẫn viên đến khách sạn đón gia đình mình đi bộ, viếng mấy thánh đường và cung điện của hoàng đế ottoman. Nói chung thì kiến trúc của ottoman không đẹp như kiến trúc của người ả rập để lại ở Tây Ban Nha khi họ chiếm đóng mấy vùng nam của Âu châu. Họ lên đến Poitiers của miền nam nước pháp. 


Ngày nay đi viếng Alhambra của vùng andalusia thì có thể nói tuyệt đỉnh của nghệ thuật. Được cái khi người theo thiên chúa giáo đánh bại người hồi giáo thì họ làm được một việc khôn ngoan. Không tàn phá đốt các thánh đường hồi giáo, họ chỉ sử dụng như thánh đường thiên chúa giáo làm thánh đường hồi giáo nên lưu giữ được đến ngày nay. 


Chỉ có vấn đề là vua chúa Tây Ban Nha rất kỳ thị tôn giáo. Họ ra lệnh các người ngoại đạo, phải trở về đạo nếu không thì cút ngay. Do đó các người theo do thái giáo, hồi giáo đang sống yên lành thân thiện với người thiên chúa giáo hôm trước nay được xem là kẻ thù. 


Đa số trở về đạo để giữ nhà cửa tài sản, một số dời đi phía Maroc và một số trốn trong rừng, nơi hẻo lánh tạo thành nhóm du mục. Khi quân của thiên chúa giáo đến thì chạy, tạo dựng ra một nhóm người du mục, nổi tiếng sau này với nhạc flamenco có âm hưởng của Người hồi giáo bị chế độ mới đuổi cổ đi về các vùng kinh tế mới. 

Thánh đường thiên chúa giáo đầu tiên được xây dựng ở đây rồi 10 thế kỷ sau, người Ottoman chiếm đóng, biến thành thánh đường hồi giáo. Sau họ làm một thư viện đến khi ông thủ tướng hiện nay lên thì biến thành thánh đường hồi giáo lại. Đi đến đây, vào 4:15 chiều, nghe ông Imam của thánh đường này kêu gọi cầu nguyện, ông vừa dứt câu thì ông imam của thánh đường Xanh bên cạnh lại rú lên một câu như stereo.

 Khách sạn nằm trong Khu vực cổ nên đi bộ viếng thăm các di tích lịch sử của người tây phương và á đông như thánh đường thiên chúa giáo rồi đổi qua hồi giáo Hagia Sophia. Xem thánh đường hồi giáo Blue Mosque, đang được trùng tu nên chả thấy gì cả. 

Nhà bếp của cung điện hoàng đế, cách nấu củi và để khói bay ra khá hay. Mình có viếng một tu viện cổ, họ nấu ăn bằng củi trong hang đá, họ lấy mấy tấm da cừu móc lên làm trần nhà thì da cừu hút khói và theo đó giúp khói bay ra khỏi hang. Quá hay. Mình có ghi chú mấy vụ này nhưng vì chuyên môn nên không tải lên đây. Họ cho thấy một loại đồ sánh của người Tàu, màu xám lục, quên tên rồi, loại này rất đắt tiền. Lý do là nếu có thức ăn độc thì loại đò sành này chuyển màu để báo động.

Viếng thăm điện Topkapi Palace của hoàng đế Ottoman, không có chi đặc biệt. Viếng thăm những gì còn lại của Hippodrome, được xây cất vào thời Byzentine, có sức chứa 100,000 người, đấu trường đua ngựa như trong phim Ben Hur và cuối cùng thì viếng thăm chợ Grand Bazaar có đến hơn 4,000 tiệm bán đủ thứ mà mình đã kể trong những bài trước. 
Nghe nói là 86 cà rá
Trong viện bảo tàng mình có thấy hột kim cương nghe nói 86 cà rá. Kinh sau đó đi ăn trên sân thượng của một khách sạn.

Ngày thứ 3: đi thuyền trên eo biển Bosphorus mà mình đã kể. Sau đó thì đi viếng chợ gia vị. Ôi thôi đủ loại. Thêm chụp hình với áo quần vua chúa ngày xưa cho mụ vợ vui.
Trời nóng mà mụ vợ cứ kêu chụp hình kỷ niệm. Nay xem lại thấy cũng vui, có chút gì để nhớ.

Ngày thứ 4: hai đứa con bay về mỹ, còn lại hai vợ chồng lang thang cùng một lứa bên trời lận đận. Mụ vợ đi mua hàng nhái. Phải mua thêm cái Vali và để lại khách sạn, khi nào trở lại Istanbul sẽ lấy.

Ngày thứ 5: hai vợ chồng bay đến thành phố Izmir, xe đón tại phi trường chở về khách sạn ở Kusadasi, cách đó 45 phút, ngay biển. Vấn đề là bờ biển cát không có, khách sạn phải làm mấy cái ponton để nhảy xuống nên sợ, vì sóng đánh mạnh vào mấy ghềnh đá. Ai đi Thổ Nhĩ Kỳ thì không nên ghé mấy chỗ biển vì không có bờ cát để năm phơi nắng. Đi đây mới thấy biển Hoa Kỳ là số một. 
Vùng này nổi tiếng mấy suối nước khoáng. Có tên nào mất dạy, xây một khách sạn ở đầu nguồn, dẫn hệ thống nước khoáng vào khách sạn của hắn khiến mấy cái hồ ở vùng này bị cạn, còn lại chút chút. Muốn tắm thì phải trả tiền vào hồ trong để tắm. Nếu không có thì giờ thì dẹp vụ này. Chụp hình làm cảnh lãng mạn cho đồng chí gái vui.

Ngày thứ 6: xe và hướng dẫn viên đến chở đi viếng Pamukkale và Hierapolis mà mình đã kể. Nếu các bác không thích viếng mấy cục đá ngày xưa còn sót lại thì không nên đến đây. Mình vì học kiến trúc nên phải bò lại đây để xem và ghi chép đủ trò. Vì chuyên môn nên không đăng ở đây. Tối đi ăn ở một tiệm ngon cực đỉnh do hướng dẫn viên chỉ.
Hình như người Ý Đại Lợi đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ phục hồi lại được 90% hí viện của thời La Mã, rất đẹp. Mang tên Odeion. Ở Paris có một hí viện cũng mang tên này.

Ngày thứ 7: bay đến Antalya sau khi bị trễ máy bay. Đi thăm viếng các đền đài la hy cổ xưa ngay biển như đền của thần Artemis, thư viện Celsius. Điểm nhấn là hí viện chứa được 24,000 người to đẹp. Người ta bựa ra là thánh Phao Lồ giảng đạo tại đây. Dạo ấy mấy người theo thiên chúa giáo còn đang trốn tránh, giảng đạo chui như ở Trung Cộng hiện nay. Khó mà giảng đạo trước 20,000 người. Có viếng thăm căn nhà của Đức mẹ Ma ria sinh sống trước khi qua đời. Thấy có hai vị linh mục hay thầy của chính thống giáo ở đây.

 Sau vụ này thì họ chở ra phi trường để bay về Antalya. Lại trễ máy bay đến trễ vào nữa đêm.

Ngày thứ 8: viếng thăm 3 thánh phố Perge, Aspendos và Side. Đẹp nhất. Đi viếng các di tích lịch sử như Nymphaion, mà sau này tiếng tây có chữ Nymphomane để chỉ định phụ nữ đa dâm. Viếng mấy chỗ này thì bao nhiêu bài học lịch sử về nghệ thuật học khi xưa, lại tràn về thấy vui. Mình tưởng cuộc đời kiến trúc sư đã chết khi thằng con sinh ra đời, cần tiền mua sữa và tả nên mình bỏ nghề. 
Thư viện Celsus, tên của một sứ thần la mã chết và con ông ta xây dựng thư viện này và chôn ông ta ở đó. Nếu nhìn kỷ sẽ thấy 4 tượng phụ nữ tượng trưng cho 4 căn bản của người la mã . Từ trái là Sofia tượng trưng cho sự khôn ngoan, đến Arete (đức hạnh), Ennoia (nhìn thấu suốt) cuối cùng là Episteme (sự biểu biết). Vấn đề là mấy tượng này là giả, tất cả tượng thật đã được bê vào bảo tàng viện ở Vienne (áo quốc). Tương tự tượng David ở Florence là giải vì tượng thật, họ đem vào bảo tàng viện. Chúng ta sống ở thời đại hàng nhái nên thích tạo dáng chụp hình bên cạnh hàng nhái. Chán Mớ Đời 

Ngày thứ 9: họ cho mình nghỉ xã hơi vì chạy sô quá nhiều từ mấy ngày qua. Hai vợ chồng lang thang ngoài phố, vắng du khách. Đồng chí gái thấy thương những người buôn bán nên vào mua dùm họ.

Đi lang thang giữa cái nóng dù ngay bờ biển, thành phố buồn vì vắng du khách. Thấy họ chào mời quá, đồng chí gái nói thôi mua dùm họ.

Ngày thứ 10: máy bay đến đón sớm nhưng lại trễ máy bay, bay đến Cappodocia. Đây không có di tích lịch sử về nền văn minh la hy nhưng dấu ấn nhất là đi khinh khí cầu. Mình đã kể.
Ấn tượng nhất là đi khinh khí cầu lần đầu tiên trong đời, thấy mặt trời mọc từ phía đông. Đẹp khó tả nhưng cảm nhận là mình may mắn thấy được cảnh này.
Khu Capodoccia này có một đặc biệt là người thổ dân, đào hang đá để sống ở trong. Nay thì họ dời người dân ra các căn hộ thường, còn hang đá thì họ làm khách sạn mà vợ chồng mình có ở trong một căn. Nói chung thì vui thật, có jacuzzi đủ trò nhưng tường làm bằng đá vôi nên bụi của đá bay lơ lững trong không gian, rơi xuống giường đủ trò.
Nhà dân khi xưa, họ đuổi ra rồi làm khách sạn, mình vào ở ké được mấy đêm. Rất mát, không cần mở máy lạnh.

 Nói cho ngay, đến đây xem một vài cái động hay nấm đá xong là oải vì nóng cực. Mình bây giờ nhìn gương là thấy đen như phi châu rồi. Hướng dẫn viên vẫn chở đi viếng đủ trò nhất là đến vùng Avanos. Khu vực này đàn ông chuyên làm đồ gốm, vì gần đó có đất sét, còn phụ nữ thì có nghề dệt lụa và thêu lụa gia truyền. Họ cho đi qua chiếc cầu treo vượt qua dòng sông dài nhất Thổ Nhĩ Kỳ, mang tên Kizilirmak,… đi riết rồi cũng ớn. Cuối cùng thì vào một tiệm ăn của dân trong vùng ăn rất ngon. Mình được uống Aryan, sữa ya-ua. Khá ngon

Aryan một loại sữa ya ua, ngon cực. Hai vợ chồng mê nên đi chỗ nào cũng kêu món này uống. 

Có lẻ cuộc viếng thăm địa đạo Kaymakli là nổi bậc nhất. Mình có ghi chú và vẽ những cách họ làm thoát khói, hứng nước hay đem đồ ăn vào trữ trong địa đạo. Cách xây cất cũng hay để tránh bị xụp vì có đến 4 tầng dưới sâu.
Sông Tương của Thổ Nhĩ Kỳ , kizilimak, phải đi qua chiếc cầu định mệnh theo phong tục của thổ dân. nước thấp nên không đi gondola được.

Sau đó thì xe đưa mình chạy ra phi trường, bay về Istanbul. May quá kỳ này không bị trễ nhưng phải uống 5 chai nước trong ba lô, trước khi qua an ninh phi trường. Qua xong rồi thì lại đi tè. Chán Mớ Đời 

Ngày thứ 11: đi viếng 2 khu vực cổ của thành phố Istanbul. Khu người Hy Lạp và người do thái trước khi bị đuổi đi khi đế chế Ottoman bị giải thể bởi bên thắng cuộc đưa đến sự tàn sát nhau trong đế chế Ottoman giữa các chủng tộc.

Đi tàu trên eo biển Bosphorous
Khu phố cổ của người do thái và thiên chúa giáo trước khi bị tống cổ sau khi đế chế Ottoman bị giải thể. Nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ bị đuổi đi khi các nước bị chiếm đóng mấy trăm năm trước, dành lại độc lập, họ phải trở về Thổ Nhĩ Kỳ, do tức giận nên họ đuổi các người dân tộc khác, thuộc đế chế Ottoman khi xưa. Gây ra các cuộc thảm sát như trường hợp Armenian,.. Hy Lạp. Ông này bán loại bánh như bagel của người do thái.

Đi viếng nhà thờ thiên chúa giáo chính thống, được xây cất sau khi người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng Istanbul và lấy nhà thờ Hagia Sophia, làm thánh đường hồi giáo. Vào nhà thờ thiên chúa giáo chính thống thì không thấy hình ảnh tranh đầy về các thánh tử đạo để khuyên con chiên phải noi gương anh hùng của các thánh tử đạo. Chỉ thấy 3 cái hòm của bà người đàn bà trở về đạo đầu tiên. Đó là sự khác biệt giữa 2 nhà thờ thiên chúa giáo: La Mã và Chính Thống.

Ăn thử mấy đồ làm dấm như bắp, trái thị, trái nho
Uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, rất nhỏ, luôn luôn có ly nước để xúc miệng sau khi uống, miếng bánh ngọt vì không đường và ly nước trái lựu vắt. Mình có cái đồ vắt này ở nhà, đến mùa lựu, mua về vắt uống.


Đi vào những khu không có du khách, kéo ghế uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ và trà, khá vui, thoải mái thay vì bon chen trong khu du lịch, thiên hạ kêu réo mua đồ. 


Sau đó thì ở lại thêm 1 ngày, bắt đầu thấm mệt, đi ta bà, chuẩn bị về Cali. Đồng chí gái mua thêm một cái Vali to đùng để đựng đồ cô nàng mua. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái đến đây như con nít được vào tiệm bánh
Grand Bazaar được xây cất từ 500 năm trước, lấy tiền không biết bao nhiêu du khách. Istanbul được xem là trung tâm của đế chế Ottoman nên khi xưa, dân tình trong đế chế đến đây mua bán rất nhiều.

Đi chuyến này mình có học hỏi thêm vài điều, để hôm nào sẽ kể.
Mua đồ nhiều quá, phải ngồi lên va ly để đè xuống mà kéo fermeture lại.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn