Nhớ dạo mình mới ra trường, mình dành 6 tháng để đi ta bà khắp Âu châu, trước khi chôn đời trai vào cuộc chạy đua với công ăn việc làm. Nhận việc làm bên Thuỵ Sĩ ở Lausanne.
Nghe tin này thì có một cô sinh viên kiến trúc Mỹ kêu cho cô ta đi theo. Ở Hoa Kỳ, thường sau trung học trước khi vào đại học, có nhiều sinh viên bỏ học đi chơi hay đi làm trước khi vào đại học. Để hiểu thêm về đời sống và chọn lựa môn học. Cô này được bà nội thưởng tiền đi chơi qua Tây một năm. Mình quen khi đi đánh quần vợt, bị cô này hạ như dế. Cô ta từng có thi đấu quần vợt, có huấn luyện viên nhà nghề huấn luyện, sau bị thương nên bỏ nghề.
Tụi này đi Nam Tư, Hy Lạp, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc. Tính đi Thổ Nhĩ Kỳ nhưng dạo ấy có cuốn phim Midnight Express, kể một tên Tây Ba Lô bị bắt, bỏ tù nên hơi ớn, nên phải đợi 40 năm sau mới dám bò lại xứ này.
Dạo ấy, Hy Lạp mới bắt đầu dân chủ hoá sau một thời gian dài bị đám quân phiệt cầm quyền. Hoa Kỳ sợ Liên Sô, gây ảnh hưởng vùng này nên đã ra tay tài trợ các đám quân phiệt cầm quyền như HY Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Chí Lợi, Á Căn Đình và các quốc gia Nam Mỹ,..
Grand bazaar tại Istanbul. Khởi đầu là một ông thần nào đứng bán tiệm kim hoàn, hình như người Ai Cập, rồi thiên hạ bắt chước vào bán kim hoàn rồi dần dần bán đủ thứ. Ngoài ra có một khu chợ bán gia vị, khá đẹp. Khi xưa, thời sinh viên, mình có nghiên cứu các Passage thương mại tương tự như mấy chợ ở đây, nhưng không đẹp như ở đây. Chỉ có ở Milano thì họ làm tương tự nhưng đẹp hơn.Đó là lần thứ nhì mình đi Giang hồ với bạn. Lần đầu mình hẹn một cô bạn đầm, có bà mẹ sinh trưởng tại Nam Định, Việt Nam khi ông bà ngoại sang Việt Nam, làm việc cho thực dân tây. Mình hẹn ở Sevilla để đi chung về Paris ai ngờ cô nàng đem theo một cô bạn khác. Rất khó xin quá Giang xe với 3 người. Con gái thì dễ xin quá Giang còn mình thì kêu đi trước đi. Mình đi đâu rồi trốn luôn. Về Paris, bị tố quá cở. Cách đây mấy năm, cô ta có ghé sang Cali, ở nhà mình mấy hôm. Mình thích đi đâu thì đi, gặp đám trẻ ở lữ quán thanh niên, chúng kể chỗ nào đẹp thì bò đi hay người cho quá Giang xe chở đi đâu thì đến đó.
Chợ gia vị nổi tiếng gần bến tàuĐi với cô bạn Mỹ thì mình khám phá ra một điều dân tình ghét người Mỹ. Dạo ấy 25% cử tri pháp là cộng sản, 35% cử tri Ý Đại Lợi. Họ ghét người Mỹ, kêu vô văn hoá nhưng lại mê ăn MacDonalds, bận quần bò, uống CoCa cola bú xưa la mua, hát California Hotel. Sau này đọc cuốn “người Mỹ xấu xí” mới hiểu lý do người Âu châu ghét người Mỹ. Tổng thống Kennedy, bắt các nhân viên ngoại giao phải đọc cuốn sách này trước khi lên đường nhận nhiệm vụ, ngay cả các thanh niên tình nguyện theo chương trình Peace Corps.
Để giải quyết vấn đề mình nói cô bạn Mỹ là tự xưng người Tô Cách Lan để khỏi bị chửi bới hay khó chịu.
Kỳ này đi Thổ Nhĩ Kỳ, thấy mấy mẹ con đi mua đồ, mình đứng ngoài nghe mấy người bán hàng kháo với nhau là bọn Mỹ ngu nên mới nhớ sực, dặn vợ con cứ kêu mình là người Việt, ở Việt Nam cho chắc ăn.
Họ biết người Mỹ quen không trả giá nên nói giá trên trời. Mình để đồng chí gái bị họ quần mệt, sắp sửa móc ví thì vào để trả giá. Họ lại phải tốn thêm thời gian để kết thúc cuộc vui lòng khách đến vừa lòng khách đi.
Trước khi lên đường mình có xem mấy video của người Thổ Nhĩ Kỳ nói về cách trả giả hay bị lừa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho biết là phải trả giá vì đó là văn hoá của dân họ. Nhiều khi phải trả giá đến 20% số tiền họ rao giá.
Mỗi lần đồng chí gái và mấy đứa con vào tiệm xem hàng thì mình lấy cái ghế của tên đứng ngoài cửa tiệm chào hàng để ngồi.
Người Thổ Nhĩ Kỳ bán hàng rất giỏi, mình phải phục. Họ đem trà và bánh ngọt cho mình ăn nhưng mình chỉ uống trà vì sợ bánh ngọt làm lên đường. Buồn đời mình hỏi vòng vòng mấy cửa tiệm về safran một loại gia vị mà người hồi giáo nhất là xứ ba tư hay bỏ khi nấu ăn, kiểu bột ngọt làm tăng umami khẩu vị.
Từ từ mới khám phá ra 5 loại rẻ đến hạng nhất. Từ $10/ gr đến $285/gr.
Mình hỏi loại hạng nhất bao nhiêu rồi đi vòng vòng khảo giá. Cuối cùng mình mua đúng 20% giá họ rao. Kinh
Họ hỏi để họ gói lại mình nói không bỏ vào ba lô cho mình vì chắc chắn chúng sẽ tráo đổi cái hộp từ Ba Tư. Thấy mặt họ buồn so nhưng kệ xác họ. Dân ở chợ mánh mung vì mình bị một lần ở Ý Đại Lợi.
Nghe lệnh cấm vận người nga mà đi thì thấy toàn là du khách nga. May là có lệnh cấm vận nếu không thì chỉ thấy toàn là nga và nga.
Thức ăn của người Thổ Nhĩ Kỳ tương đối ngon hơn Hy Lạp. Cà chua rau quả tươi và chín cây. Ăn phô mát dê và cà chua ngon mệt thở luôn.
Mấy ngày ở Istanbul thì ăn sáng ở khách sạn, tối ăn ở các khách sạn, có tiệm ăn trên sân thượng. Vừa ăn vừa nhìn eo biển. Thức ăn ngon nhưng chưa đỉnh lắm.
Đây là lúc đi vào, họ cho mình một phòng nhỏ thay đồ, và một cái khăn để quấn xung quanh con chim đa đa. Khi xong thì ra ngồi xung quanh cái bể nước để uống trà, ăn bánh ngọtKhi vào trong thì có một căn phòng to với cái chòm to đùng với những lỗ tròn để ánh sáng mặt trời lọt vào. Họ cho mình vào căn phòng như sauna, có mấy cái bục bằng đá Cẩm thạch ấm. Sau đó, có chỗ thì một anh chàng Thổ Nhĩ Kỳ, vào kêu tên, bắt mình nằm lên chỗ như ông tây. Ông ta tắm rữa, kỳ cọ cho mình và tẩm quất
Hôm nay đi viếng thành phố cổ Hyarapolis, mang tên bà vợ rất ghen tương của thần Zeus. Thành phố khi xưa được Hy Lạp thành lập sau đó thì người la mã khuếch trương rộng hơn, có suối nước nóng để tắm tiên.
Sau này bị động đất nên bỏ hoang và đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học Ý Đại Lợi đã quật khởi thành phố này và tạo dựng lại nhưng chắc tốn tiền và vài chục năm nữa mới xong.
Đây là hồ nước khoáng mang tên Cleopatra, vì họ kêu bà hoàng này từng tắm tiên ở đây. Bố láo nhưng đồng chí gái kêu vào tắm để trẻ mãi không già. Chán Mớ Đời xung quanh đa số là du khách Nga. Thấy một gia đình Việt Nam, nói giọng Bắc.Trước đây nước khoáng chảy đều đều đến khi một tên nào, xây một khách sạn gần đó, dẫn nguồn nước khoáng về khách sạn của hắn làm khan hiếm nước. Quản lý phải thay đổi dòng nước hàng ngày. Ai muốn tắm thì phải trả tiền vào một hồ bơi, gọi là Cleopatra. Họ kêu khi xưa bà hoàng này đến đây tắm. Chắc lại nhận bá vơ để dụ du khách.
Hai vợ chồng cũng trả tiền xuống bơi một tị, xung quanh chỉ là du khách người nga và nga. Lệnh cấm vận bá vơ, chả hiệu nghiệm gì cả. Trước đây người nga đến đây nhiều lắm. Năm nay ít lại. Cứ thấy đề tiếng nga la tư mút chỉ. Lâu lâu nghe tiếng Đức, ngoài ra cũng có tiếng tây trong chợ. (Còn tiếp)
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn