Capadoccia, vùng ngựa đẹp

 Mình biết đến địa danh Capadoccia, Thổ Nhĩ Kỳ khi còn đi học. Vào thư viện, thấy cuốn sách bằng tiếng nhật nên mượn về đọc. Hoá ra có một hay 2 ông kiến trúc sư nhật nào được trả tiền qua xứ này để vẽ lại vùng này, với nhà cửa mà người dân địa phương ở trong mấy hang đá từ hơn ngàn năm qua. Từ đó mình tò mò, muốn đặt chân lên vùng này một lần trong đời. Năm nay, may mắn, trời cho phép tới đây.

Người Nhật Bản cũng như đa số các nước tây phương, họ hay gửi người của họ đi khắp nơi trên thế giới để truy tìm, nghiên cứu văn hoá của xứ người ta để dựa vào giúp các chính trị gia có viễn kiến về tương lai và dân tộc họ. Ta thấy chính người Pháp đã tìm ra các di tích lịch sử của thuộc địa như đền Angkor ở Cao Miên, Đình Bảng ở Việt Nam… mình có một tập tài liệu của ông Besacier, người Pháp, vẽ lại cái Đình Bảng to đùng.

Vùng này thấy nhiều hang đá kiểu này, người dân đào hang để ở. Đá calcaire nên dễ đào. Có vùng nuôi chim bồ câu để người dân lấy phân để bón cây cối. Nay thì có phân hoá học nên chim bồ câu hết xuất hiện.

Đến đây mới hiểu vì sao người dân khi xưa, đào mấy hang trong này để ở. Lý do là mua hè quá nóng và mùa đông quá lạnh, nghe nói xuống đến 20 độ âm. Ở trong hang đá thì mát và mùa đông thì ấm hơn ở ngoài. Nay thì chính phủ đã dời người dân trong hang đá ra các chung cư và các khách sạn bắt đầu chui vào để làm tiền du khách trải nghiệm. Vợ chồng mình cũng ở trong một phòng xây cất bằng đá Calcaire mà khi xưa, ông tây bà đầm cứ giải thích lên giải thích xuống mà mình chả hiểu gì cả. Độ ngu bền vững.


Phòng hai vợ chồng ngụ lại, được xây bằng đá calcaire, không biết tiếng Việt gọi là gì. Đá vôi? Khi xưa, ông tây bà đầm dạy thì nhớ vậy thôi. Khách sạn được đào trong hang. Ở ngoài để tránh nước thấm vào nên họ quét một lớp chống ẩm.

Sau 2 tiếng trễ, máy bay đáp xuống Kerdesi, cách Capadoccia đâu 1 tiếng lái xe. Mình đã oải vì dậy sớm ra phi trường, lại đợi 2 tiếng trễ nên Chán Mớ Đời. Tưởng xe chở về khách sạn rồi đi ăn, ai ngờ, họ ngừng bên đường để đón hướng dẫn viên, dẫn đi thăm viếng vùng này, đặc biệt là viện bảo tàng, nơi khi xưa có tu viện thiên chúa giáo, lúc sơ khai, sợ quân lính, công an, nằm vùng của quân la mã tìm thấy nên mấy ông linh mục đi tu, trốn tránh ở vùng này.

Hình vẽ trên tường chữ thập do chữ viết hy lạp, chúa giết su. Dạo ấy có 4 nhà thờ thiên chúa giáo (Antalya, Istanbul, Izmir và Thierya) nên họ ghi dấu hiệu chúa giê su bằng chữ Hy Lạp tượng trưng cho 4 nhà thờ này. Sau này biến thành thập tự giá ngày nay, mà người ta gọi tượng trưng cho chúa giê su bị đóng Đinh trên thánh giá. Theo mình hiểu thì thập tự giá của thiên chúa giáo chính thống vẫn còn giữ cách này, còn Vatican thì dùng thánh giá loại kia.

Nhà thờ lúc đầu còn trong vòng bí mật, sợ mật thám của quân la mã truy lùng nên họ ghi dấu hiệu 4 nhà thờ để con chiên biết mà lần đến. Có lẻ sau này toà thánh Vatican giải thích cây thánh giá khác với lúc ban đầu.

Đi viếng tu viện thì mình mới hiểu lịch sử sự hình thành thập tự giá. Khi xưa, người ta bị kẻ mạnh cướp bóc, bắt làm nô lệ, không có được sự giải thoát cuộc đời họ, ngoại trừ vài người tài ba xuất chúng có thể mua được tự do của họ. Khi chúa Giê Su ra đời và đưa đến một một tư tưởng mới về nhân sinh quan, ai cũng bình đẳng trước chúa, khiến đế chế la mã quan ngại và lùng bắt. Tương tự ngày nay các chế độ độc tài rất lo sợ các tư tưởng về dân chủ, tự do con người,..nên bắt bỏ tù tất cả những ai kêu gọi bình đẳng.

Thấy trong ảnh, cái cửa thông qua các khu vực khác, có cục đá tròn to đùng như cái bánh xe, được lăn qua nếu có quân la mã đến để chắn cái cửa lại. Có hệ thống lấy dưỡng khí nhưng quá chuyên môn, mình có ghi và vẽ lại sơ đồ, để làm tài liệu cho mình.
Đường hầm cao hơn Củ Chi nhưng cũng phải cúi người để đi qua. Phải bỏ hình đồng chí gái để thấy không gian ra sao.

Hôm nay, viếng thăm các địa đạo mà người theo thiên chúa giáo núp khi quân la mã đi lùng thì họ chạy xuống dưới này. To hơn địa đạo Củ Chi nhiều và cách thiết kế rất hay. Làm sao lấy nước, nấu ăn và các bánh xe đá lăn để đóng cửa các đường hầm nếu quân la mã bò vào. Mình được giới thiệu một ông imam đã tìm thấy chốn này. Nghe nói vùng này có đến hơn 200 địa đạo nhưng người ta chỉ khai quật đâu trên 30 địa đạo.

Ông Imam kể là lúc 25 tuổi, ông ta tưới nước cho rau cỏ thì thấy nước không đọng lại mà tụt đi đâu nên tò mò kiếm ra địa đạo này. Chính phủ bò lại kêu là của quốc gia, cưỡng chế đất vườn của ông ta. Chán Mớ Đời 

Cưỡng chế đất làm nông của ông. Nay cho miếng đất để làm cái tiệm cho con ông ta bán đồ lưu niệm cho du khách. Ông ta kêu mình mua một cuốn sách nói về địa đạo, để ông ta ký tên nhưng mình cảm ơn. Đợi đồng chí gái mua ba thứ lặt vặt xong thì lên xe đi viếng mấy chỗ khác, vào xem hợp tác xã tranh lụa và thảm để trong lúc hướng dẫn viên và tài xế đi ăn trưa. Đi chơi thì chế độ dinh dưỡng của hai vợ chồng bị đảo lộn. Thường mình không ăn sáng, nhưng đây khách sạn cho ăn sáng nên phải ăn rồi đợi chiều đi ăn tối luôn, trưa không ăn nên phải để hướng dẫn viên và tài xế đi ăn trưa. Có hướng dẫn viên chịu khó đợi thì độ 2, 3 giờ thì mình mời đi ăn luôn rồi về khách sạn.

Cách lấy tơ từ trong mấy kén của con tằm. Họ móc tơ lên mấy cái ròng rọc rồi ấn nút máy chạy tự quấn. Bên tay trái, treo trên tường, các bó tơ màu trắng, có phần được nhuộm màu dùng màu hạt lựu thành đỏ,… màu này chắc là màu áo lụa Hà Đông của ông Nguyên Sa, không có trắng như ông Hàn Mạc tử điển tả.

Lần đầu tiên mới thấy được cách lấy tơ của mấy con tằm. Chỉ đọc sách kể chớ chả hiểu gì cả. Vùng này các cô gái đều được mẹ dạy cách thuê cả. Nếu không biết thì khó mà lấy chồng. Đến tuổi cặp kê thì mấy bà có con trai đang kiếm dâu đều xem các cô gái được giới thiệu để xem kỹ thuật của họ thêu có đẹp hay không. Lý do là khi thêu phải có một sự nhẫn nại, bền tâm mới có thể làm được việc này. Mấy cô mà không biết thêu thùa thì xem như ế chồng, không có sự cẩn mẫn, chịu đựng bị mẹ chồng làm khó.

Họ vẫn có màn làm mai làm mối nhưng trai gái đi học ở trường nhất là đại học thì có thể phát hiện ra đối tượng để nhập hộ khẩu chung. Vấn đề là đám cưới tốn tiền. Mình hỏi anh chàng thông dịch viên, anh ta kể gặp cô vợ ở đại học nhưng phải tốn 20 ngàn đô la để cưới cô nàng vì đã mất 10,000 đô để mua nữ trang cho cô nàng. Đàng gái thì phải cho của hồi môn như xoong quánh, giường chiếu đủ trò,… mình nói may quá, lấy đồng chí gái không tốn đồng nào. Tiền nhà hàng thì đã có khách đến cho tiền nhà hàng nên huề vốn.

Mình ở Thổ Nhĩ Kỳ chắc muôn đời ế vợ. Chán Mớ Đời 

Mình mua được bức tranh lụa thêu, giá 30% giá họ rao. Kệ để có chút gì để nhớ về Thổ Nhĩ Kỳ. Mình mua bức tranh thêu rất có ý nghĩa trong văn hoá hồi giáo. Sẽ đóng khung để trung tâm nhà để tự nhắc nhở mình. Họ kể bà nào mất 18 tháng mới thêu xong tấm trang độ 40 cm chiều ngang và 60 cm chiều dài. 140 mũi cho một cm vuông.

Mình ở Hoa Kỳ nên may mắn, năm nay đi chơi ở đây, lạm phát lên 72% nên giá rẻ so với những nơi khác. Ai muốn đi chơi thì nên đi mấy xứ như Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Capadoccia được các thương buôn ba tư gọi là vùng ngựa đẹp nhưng chả thấy ngựa đâu hết. Chỉ có mấy bức tượng ngựa làm bằng sắt, để rãi rác ngoài thành phố để du khách chụp hình. Ngày cuối thì mình có thấy mấy con ngựa dùng cho du khách cởi chụp hình, dáng ngựa khá đẹp.

Hôm nay mình sẽ đi viếng vài nơi rồi ra phi trường bay về Istanbul, viếng phần đất ở eo biển rồi thứ tư bay về mỹ. Chuẩn bị cho chuyến đi leo núi Kilimanjaro với một anh cựu sinh viên Đà Lạt rồi sẽ đi chơi ở Ai Cập và Jordan với đồng chí gái. Xong om

Hôm qua ăn bữa cơm tối ở đây. Đẹp không tả . Chỗ này khi xưa dân tình đào khoét bên trong hang đá để ở. Mát mùa hè, ấm mùa đông. Nay thì chính phủ dời họ vào các chung cư nóng chết bỏ, gắn 3 tấm năng lượng mặt trời đẻ có nước nóng. Chán Mớ Đời 
Đi viếng một cái động, người ta đang làm lại khách sạn. Gặp ông thợ đẽo khắc quá đẹp. Ông ta đòi $2,000 để tạc tượng nào mình muốn. Nghe giá là hoảng. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn