Sự giải thể của đế chế Ottoman sau gần 5 thế kỷ

 Hôm trước, một anh hướng dẫn viên, kêu là gia đình ông bố khi xưa ở Bảo Gia Lợi, ông nội dù sinh ra tại xứ Bảo Gia Lợi vẫn quyết tâm trở về Thổ Nhĩ Kỳ để sinh sống. Mình hỏi thêm lý do thì anh ta trả lời là năm 1872, đế chế Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi người Thổ Nhĩ Kỳ trở về cố quốc. Dạo ấy Thổ Nhĩ Kỳ có mặt trên 3 Châu; Châu Âu, châu Á và châu Phi. Khi đế chế này tan vỡ thì có đến 72 tân quốc gia được thành lập được diễn tả rõ trong phim Lawrence of Arabia.

Cái mất dạy là khi đế chế này tan vỡ lại tạo ra chiến tranh giữa các quốc gia mới, thuộc đế chế Ottoman cũ như vùng Balkans máu lửa mà mình đoán Putin sẽ cò mồi để chiến tranh xẩy ra lại giữa mấy quốc gia nhỏ bé này, cạnh Đức quốc, Ý Đại Lợi, thuộc đế chế Ottoman khi xưa. 

Anh chàng hướng dẫn viên nói sai về ngày tháng. Không phải 1872 mà là 1920, sau khi đế chế Ottoman thất trận ở thế chiến thứ 1. Hướng dẫn viên có bằng đại học, phải học thêm 2 năm mới có bằng hướng dẫn viên du lịch. Nói sai thì đa số du khách ngoại quốc không biết. Cứ gật đầu như vẹt u châu, u châu thêm anh ngữ của họ nói khó hiểu. Chán Mớ Đời 

Bản đồ âu châu và á châu vào năm 1840. Thấy đế chế Ottoman và đế chế Áo-Hung nằm cạnh nhau. Nước Phổ sau này bị xoá xổ, đuổi dân tình về nước Đức. Ba Lan chiếm lấy phần đất Phổ. Ý Đại Lợi dạo ấy cũng bị chia cắt tùm lum. Đưa đến hậu quả đánh nhau sau này. May bây giờ họ làm Liên Hiệp Âu Châu hy vọng sẽ không còn chiến tranh nữa.

Mình có xem cuốn phim về vụ ám sát Ferdinand I tại Sarajevo, họ cáo buộc là Thổ Nhĩ Kỳ ám sát nên tuyên chiến. Khi xưa học lịch sử về thế chiến thứ 1. Ông thầy đọc bài cho chép. Kêu thế chiến xẩy ra khi một tên khủng bố ám sát ông hoàng Ferdinand I, tương lai sẽ lên ngôi hoàng đế của đế chế Áo-Hung. Ngắn gọn, không giải thích lý do vì sao,… cái thắc mắc này cứ đeo theo mình đến năm nay mới hiểu khi đọc tài liệu trước khi lên đường. 

Sau thế chiến thứ 1, hai đế chế tranh hùng sơn bá là Áo-Hung và Ottoman bị giải thể khiến Hitler và Churchill cao ngạo, xem là mình sẽ làm bá chủ. Ai ngờ sau thế chiến thứ 2, đế chế Anh quốc cũng tiêu tùng còn Đức quốc bị chia đôi. Học lịch sử thì họ nói Hitler xâm chiếm Ba Lan nhưng nhìn bản đồ thì 1 phần Ba Lan khi xưa thuộc về nước Phổ. Lịch sử được viết bởi người thắng cuộc nên chịu khó đọc thêm các tài liệu khác để có một cái nhìn trung thực. Hơi hơi chớ cứ nghe thầy dạy khi xưa học đọc báo chí thì khó có nhận định chính xác.

Đế chế Áo-Hung mà mình có dịp viếng thăm mấy năm trước 

30 tháng 10 năm 1918, khi hoà ước Mudros, đánh dấu sự chấm dứt tham dự của đế chế Ottoman vào cuộc thế chiến thứ 1, quân đội của phe thắng cuộc bắt đầu chiếm đóng các khu vực của đế chế Ottoman. Kẻ thắng cuộc muốn giải tán đế chế Ottoman, sau gần 500 năm ngự trị trên 3 châu. Ngày 10 tháng 8 năm 1920, kẻ thắng cuộc phế bỏ đế chế Ottoman và chia cắt đất của đế chế. Hoà ước này bắt buộc nhiều điều khiến các người yêu nước Thổ Nhĩ Kỳ không chịu. Năm nay, ngày này mình lại lên máy bay về lại Cali.

Nghe cựu ngoại trưởng Trần Văn Đổ kể sự chia cắt Việt Nam tại hội nghị Geneva, là do các nước lớn bàn với nhau, và quyết định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, còn 2 phái đoàn Việt Nam chỉ biết được tối hôm trước khi Liên Sô báo tin cho phái đoàn của Phạm Văn Đồng biết. Người Việt chúng ta cứ bô bô đánh thắng tây, đuổi thực dân ra khỏi Việt Nam nhưng vẫn không có quyền tự chủ được lấy vận mệnh của đất nước mình. Lại phải đánh nhau, huynh đệ tương tàn để 20 năm sau mới thống nhất với một cái giá rất đắt.

Còn phái đoàn miền Nam thì i tờ, người Pháp và người Mỹ không báo tin. Cho thấy người Việt mình không có người tài giỏi khiến người ngoại quốc kính phục khi đi phó hội. Thổ Nhĩ Kỳ có ông Kemal.

Trong số các người yêu nước Thổ Nhĩ Kỳ, có một nhân vật tên Mustafa Kemal Pasha, thành lập một hội đồng quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara và tự trị, độc lập với đế chế Ottoman. Trong khi đó người Hy Lạp bắt đầu khởi chiến tại Anatolia, để ép người Thổ Nhĩ Kỳ tuân theo hiệp ước Sèvres.

Cái may cho người Thổ Nhĩ Kỳ là quân đội Thổ Nhĩ Kỳ do ông Kemal dẫn dắt thắng và dành được độc lập khiến quân đội Hy Lạp phải ký hoà ước Mudanya vào tháng 10 năm 1922. Hoà ước này chấm dứt cuộc chiến giữa người Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội của phe thắng cuộc. Theo đó người Hy Lạp phải tuân thủ theo các điều khoản, rời khỏi vùng Tây của Thrace, xem như phía nam của Hy Lạp. Vùng này thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay về phía tây của eo biển Bosphorous.

Việc này giúp mình hiểu lý do người Thổ Nhĩ Kỳ chọn Ankara làm thủ đô của họ thay vì Istanbul, thủ đô của đế chế Ottoman. Phe thắng cuộc, triệu mời chính quyền Istanbul (đế chế Ottoman) và Ankara (cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ) gửi đại diện để bàn giao. Chính phủ Ankara, chơi cha, truất phế luôn hoàng đế của đế chế Ottoman như ông Ngô đình Diệm truất phế ông Bảo Đại. Sau đó gửi đại diện của chính quyền mới Thổ Nhĩ Kỳ tham dự cuộc hoà đàm tại Lausanne, Thuỵ Sĩ. Hình như Việt mInh cũng bắt chước làm kiểu này với ông Bảo Đại, trở thành công dân Vĩnh Thuỵ.

Hoà ước Lausanne, chấm dứt sự chiếm đóng của kẻ thắng cuộc mà chúng ta gọi là phe đồng minh, rút khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý từ bỏ các các nước thuộc vùng trung đông và cho Anh quốc chiếm đóng đảo Cyprus với những hệ luỵ về sau và Ý Đại Lợi được chiếm đóng vùng Dodecanese, mà sau này Mussolini thua trận ở thế chiến thứ 2 nên mất. Nếu thăm viếng vùng này như Trieste, người dân nói thổ ngữ Ý Đại Lợi.

Ngược lại hoà ước này công nhận nền cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ và người tổng thống đầu tiên là ông Kemal Ataturk, được xem ná ná Việt Nam, là cha già dân tộc của nền cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu đế chế không bị tan rã thì có lẻ ngày này thế giới đã có một cái nhìn khác. Đế chế Ottoman có tất cả các túi dầu hoả của trung đông. Nói chuyện với người Thổ Nhĩ Kỳ, họ cho rằng đám vua chúa cứ ăn chơi, không nghĩ gì đến tương lai.

Theo mình đế quốc Anh quốc, qua ông Winston Churchill đã cố ý gây chiến tranh, khi nghe các cuộc giải mã họp của nội các Churchill trước chiến tranh. Hitler đánh chiếm lại phần đất của nước Phổ mà Ba LAn đã chiếm lấy, xua đuổi người Phổ về xứ Đức. 

Ai ngờ, sau cuộc chiến quá tàn khốc, Anh quốc không dựng lại được và đành để mất các thuộc địa cũ của mình. Cái mất dậy là Anh quốc chia cắt bú xua la mua các thuộc địa như Ấn Độ, đang sống yên bình, bổng nhiên dân hồi giáo chém giết nhau với Ấn Độ giáo, chia cắt thành 2 quốc gia thù nghịch. Chưa nói đến các quốc gia ở phi châu, đánh nhau bú xua la mua đến giờ.

Khi đế chế Ottoman đánh chiếm các nước thì họ chỉ kiểm soát kinh tế và quân đội nên người dân khác tôn giáo vẫn sống chung bình yên với nhau. Do thái giáo, hồi giáo và thiên chúa giáo sống yên bình với nhau. Hôm nay mình đi viếng khu Do Thái và Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, thì thấy mấy nhà của họ sát bên nhau. Chỉ khi hoà ước Lausanne ra đời thì kẻ thắng cuộc giải thể đế chế Ottoman, đưa đến sự thành lập 72 tân quốc gia, gây xoá trộn, bất bình giữa người khác đạo với nhau đưa đến sự ly tán gia đình. 

Anh chàng hướng dẫn viên cho biết ông bố hay ông nội ở Bảo Gia Lợi, phải trở về cố quốc vì đế chế Ottoman bị giải thể như người Pháp sinh sống thậm chí sinh đẻ mấy đời tại Algerie bị đuổi về Pháp khi Algerie dành lại độc lập mà người Pháp gọi những người này là Pieds Noirs, chân đen vì sinh đẻ tại phi châu.

Tương tự người Việt gốc hoa vào năm 1979, bị tống cổ về Bắc dù có nhiều người không biết nói tiếng hoa. Không chỉ trong đế chế Ottoman mà ngay cả các vùng đất của Đức quốc, đúng hơn là nước Phổ. Cũng bị đuổi về từ các vùng nay thuộc về Ba Lan,… mình có quen bà Werner, người đức nhưng gốc ở khu đất thuộc Ba LAn ngày nay. Sau thế chiến, gia đình bà ta bị tống cổ về Đức quốc, như người hoa bị tống cổ về Trung Cộng.

Đế chế Hy Lạp, cho thấy người Hy Lạp chiếm đóng ven bờ biển vì họ di chuyển bằng thuyền nhiều hơn. Những di tích lịch sử mà mình đã thăm viếng là ở Sicily, Ý Đại Lợi, vẫn còn rất đẹp.

Hồi nhỏ mình học lịch sử, mấy thầy cô kêu là người Tàu đô hộ rồi đến tây đô họ gần 100 năm. Nay người Việt dành lại độc lập rồi để làm gì, lại đánh nhau chí choé nhân danh mấy chủ nghĩa vớ vẫn sao chép từ người ngoại quốc. Chán Mớ Đời.

Nếu ta theo dõi lịch sử, người la mã chiếm đóng Anh quốc, đô hộ, khắc nghiệt,.. nhưng nhờ tiếp cận với nền văn mình la mã mà sau này người Anh quốc tiến xa, phát triển, trở thành một đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn ở xứ này. Ngày nay chúng còn thấy các bờ thành do người la mã xây dựng bằng gạch. Nhờ vậy mà người Anh quốc sử dụng gạch nhiều để xây cất nhà cửa ngày nay rất nhiều. Họ đã học từ các người đô hộ họ. Người la mã đã sử dụng vật liệu địa phương để xây cất thay vì các cục đá to đùng, khó kiếm ở Anh quốc.

Ngược lại Tô Cách Lan quá xa, người la mã chưa đến để đô hộ thì lạc hậu, quê mùa đến khi người Anh quốc, nhờ tiếp cận với nền văn minh la mã nên phát triển khi người la mã rút lui. Cuối cùng người Anh quốc đô hộ người Tô Cách Lan, Ái Nhỉ Lan,..giúp mấy nước này tiến lên dù ngày nay dân tình vẫn chửi bới Anh quốc. Xứ họ nghèo phải bỏ nước ra đi tìm một tương lai ở châu mỹ.

Đứng về phương diện lịch sử, ta thấy sự đô hộ của một nền văn minh khác, giúp chúng ta học hỏi thêm. Vâng, các người bị đô hộ thì không vui vì bị làm nô lệ, mất quyền tự do nhưng nhìn tổng quát thì đô hộ, đem lại cái lợi nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước. Chiếm đóng thì đưa đến cái hại. 

Chúng ta thấy, Việt Nam khi xưa, Việt Nam Cộng Hoà được tiếp cận Hoa Kỳ nên kinh tế dù bị chiến tranh, nằm vùng đánh phá nhưng vẫn khá hơn miền Bắc khi tiếp cận với sự lạc hậu của Trung Cộng và Liên Xô. Người ta thấy rõ sau 20 năm chia đôi đất nước, Hà Nội và Sàigòn là hai thái cực. Ngày nay, người ta nhận thấy người từ miền Bắc di cư vào nam sau 75 còn nhiều hơn là 1 triệu người vào năm 1954.

Đọc tài liệu vào thời người Pháp sang chiếm đóng Việt Nam thì 1/2 người Việt bị nghiện thuốc phiện mà phụ nữ chiếm 20%. Lý do là mấy ông thần Phản Thanh Phục MInh, anh hùng hảo hớn, đem thuốc phiện qua Việt Nam bán cho người Việt, dưới danh nghĩa gây quỹ để làm cách mạng, chống nhà Thanh. 

Nếu tây không qua thì Việt Nam còn te tua hơn nữa với mấy anh ba tàu. Dạo ấy chỉ có 3% người Việt là biết đọc chữ tàu, ai đỗ các cuộc thi của triều đình thì được làm quan. Không ai được dạy về canh nông, tài chánh nên chỉ biết tham ăn chia với nhau, còn phát triển đất nước thì mù tịt.

Người Pháp mất 25 năm để xây đường sắt Phan Rang Đà Lạt với 30,000 lao công bị chết vì sốt rét, kiệt quệ. Việt Nam chỉ mất vài ngày dỡ bỏ hệ thống đường rày để bán lạc xoong cho Thuỵ Sĩ. Nghe nói người Pháp mất 3.5 năm để xây dựng nhà thờ Đức Bà ở Sàigòn, nay Việt Nam nói mất 7 năm mới trung tu lại được dù là kỹ thuật cải tiến sau 100 năm.

người Pháp xây quốc lộ số 1, đường xe hoả từ nam chí Bắc. Đồng ý họ làm để tải hàng hoá cho các công ty pháp để làm giàu cho họ nhưng nhờ vào đó người Việt mới khôn hơn, tiếp cận khoa học âu châu, không như mấy ông quan triều đình chửi Nguyễn Trường Tộ là khi quân. Dần dần đưa đến sự đoàn kết của người Việt, họp sức đánh đuổi người Pháp dẫn đến Điện Biên Phủ năm 1954.

Xét về mặt xã hội văn hoá thì khi giao thoa với nhau, chúng ta vẫn luôn luôn hưởng được cái lợi, học hỏi được những điều hay của nền văn hoá khác. Có bài báo ở Việt Nam kêu có cô nào đoạt học bổng Harvard 1 triệu đô la học bổng khiến mình thất kinh. Đoạt giải Nobel chỉ được đâu nữa triệu mà phải chia nếu có người cùng đoạt. Đây được 1 triệu đô la học bổng. 

Đi Thổ Nhĩ Kỳ chuyến này, mình học được nhiều điều hay, hiểu thêm về lịch sử của xứ này và hiểu thêm sự việc lộn xộn từ vùng Balkans, tôn giáo bú xua la mua. Sang đây có dịp nói chuyện với người nước sở tại, mình có dịp nghe sự giải thích của họ về lịch sử của nước họ thay vì các tài liệu tuyên truyền của người tây phương, kẻ thắng cuộc. Chán Mớ Đời 

Mình thấy Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang bị một vấn nạn như mọi quốc gia mà nếu không giải quyết sớm thì trong 20 năm nữa sẽ lâm vào khủng hoảng khá mạnh về xã hội, chính trị và văn hoá. Istanbul là thành phố lớn nhất xứ này có đến 20 triệu dân. Có hơn 200 đại học. Họ khuyến khích dân chúng đi học, tốn tiền của nhưng khi ra trường thì không có công ăn việc làm.  

Chính phủ không biết giải quyết với giới trẻ ra sao nên cứ tuyên truyền học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm rồi ra trường vẫn thất nghiệp lại tốn tiền đi học. Khi đã có cái văn bằng đại học, người ta tự kiêu, không muốn làm việc tay chân. Một người Thổ Nhĩ Kỳ kể với mình là phải đóng cửa tiệm ăn sau 10 năm. Lý do là tìm khôgn ra người làm cho tiệm ăn, thêm covid nên thua non. Hiện nay giới trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, bị thất nghiệp nghe nói lên đến 20%. Tương lai của đất nước bị thất nghiệp sẽ đưa đến những tình trạng khó đoán.

Khi xưa, Mao Trạch Đông đã nghĩ ra cách giải quyết đám trẻ, bằng cách hô hào cách mạng văn hoá, cho học sinh  và sinh viên đi về nông thôn để học hỏi, lao động vớ vẩn để tránh chúng xuống đường biểu tình. Ngày nay, Trung Cộng cũng lâm vào tình trạng này, là cứ kêu học nhưng 20-30% giới trẻ học ra trường, thất nghiệp. Nay đảng Trung Cộng đang đấm đá trước đại hội đảng.

Trong tương lai rất gần, khi ngành công nghệ thông minh nhân tạo phát triển mạnh, máy móc sẽ thay thế con người, sẽ không cần nhân công nhiều thì giới trẻ đi về đâu. Thêm các thế hệ như mình về hưu, chúng phải đi làm, đóng thuế cao để nuôi đám già.

Cho thấy một đất nước, ở thế kỷ 21, cần có những cấp lãnh đạo rất giỏi để định hướng lèo lái đất nước rất khó. Chúng ta cần những người tài giỏi hơn Lý Quang Diệu, Tưởng Kiến Quốc, nếu không thì ở xứ người cũng không cần lao động từ Việt Nam đến như hiện nay. Nhật Bản đã cho ra đời người máy, làm y tá, bồng bế các người già. Chán Mớ Đời 

Mỗi cá nhân cần phải đọc thông tin, sách báo dự đoán về tương lai để chuẩn bị dù chưa chắc sẽ gặp phải nhưng tương lai lúc nào cũng thay đổi do đó đoán sơ sơ cũng giúp mình thay đổi tư duy. Hôm qua, mình đọc về Ethereum, nghe họ nói là hệ thống này sẽ thay thế hệ thống cũ vào cuối tháng 8 này, sẽ áp dụng nhiều vào ngân hàng,.. nên mình sẽ mua khi về lại Cali.

Một quốc gia cũng phải có viễn kiến nhìn xa mấy chục năm. Tân Gia Ba đã thành công nhưng họ có chương trình phát triển xứ họ trong 50 năm tới. Thực phẩm, gạo từ Việt Nam xuất cảng qua Âu Châu bị chận lại vì lượng chất độc do thuốc sâu quá nhiều. Cũng có thể họ áp lực để sử dụng , mua thóc của họ GMO. Mình nghe ông thần nào nghe nói rất lớn, đột phá tư duy, hay có tên cò nào mách kêu trồng lúa trên núi. Chán Mớ Đời 

Hỏi người Việt phải trồng bao nhiêu tấn lúa để mua được một cái điện thoại cầm tay?

Các người Thổ Nhĩ Kỳ mình gặp và nói chuyện. Họ vẫn còn sống theo tinh thần thời 40 năm về trước, vẫn còn kêu gào xã hội chủ nghĩa vớ vẩn. Công bằng bú xua la mua. Người máy sẽ thay thế họ thì hết nói đến sự công bằng, tự do bình đẳng. Họ vẫn nhai lại những chủ thuyết đã lỗi thời. 

Tiệm ăn Burger King rất sang trọng so với Hoa Kỳ là một quán phở.

Anh chửi mỹ là tư bản bốc lột nhưng du khách mỹ đến xứ Thổ Nhĩ Kỳ thì anh kêu gào, mời họ vào tiệm anh nếu không anh đói. Anh chửi mỹ nhưng anh uống coca, khắp nơi đều thấy MacDonalds, Burger King, uống Starbucks cà phê là sang trọng, là văn minh, hợp thời trang.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn