Những chuyện cần bàn với người thân khi về già

 Mình có quen bà mỹ kể từ ngày đại dịch xảy ra, ông chồng làm luật sư về gia đình rất bận rộn, vì thiên hạ gọi nhờ làm living trust rất nhiều dù phải làm việc ở nhà. Cho thấy khi báo chí nói đến chết thì thiên hạ mới bắt đầu lo đến hậu sự vì không ai bất tử cả.

Nhớ dạo mẹ vợ mình trả nhớ về không, may mắn con cháu có khả năng mướn 2 người giúp việc, thay phiên lo cho bà cụ đến khi giai đoạn cuối cùng thì phải đưa vào viện dưỡng lão. Sau 3 tuần lễ thì họ cho vào phòng cấp cứu rồi đưa về lại viện dưỡng lão.

 

Mình thấy lạ thì anh bạn có bố mẹ ở viện dưỡng lão mới giải thích là viện dưỡng lão tạm thời, không được phép giữ quá 3 tuần lễ nên cứ đến 3 tuần lễ là cho vào phòng cấp cứu, truyền nước biển rồi đưa về lại. Thật ra là nơi họ giữ bệnh nhân tạm thời để xem có đưa vào viện dưỡng lão luôn hay không.

 

Giai đoạn cuối của đời người thì cho vào nhà thương, chỉ tạo thêm một hy vọng giả tạo là người thân của mình sẽ sống lâu dài thêm nhưng đó chỉ là ảo vọng. Do đó chúng ta cần trực diện vấn đề để chấp nhận đoạn kết sẽ xảy ra nay mai và không nên tự lừa dối để có thể chuẩn bị hậu sự.

 

Chúng ta nên nói chuyện với người thân để những ngày tháng cuối cùng của mình, không lệ thuộc vào nhà thương hầu giúp họ kiếm thêm tiền trên sức khoẻ của mình. Nhất là đại dịch sẽ thay đổi cuộc sống, thăm viếng sẽ bị giới hạn, con cháu không được vào thăm mà nếu có vào thăm thì mình cũng không biết.

 

Chúng ta nên làm di chúc về tài sản, y tế, giấy uỷ quyền để chuẩn bị cho ngày cuối đời vì không ai biết sẽ ra đi lúc nào.

 

1/ Chúng ta đã làm di chúc chưa? Giấy tờ này nói lên nguyện vọng của mình khi đau ốm, để lại tài sản cho ai. Một khi không còn nhận ra người hôn phối, con cháu của mình, tự ăn tự uống thì chúng ta có muốn kéo dài cuộc sống vô tri vô giác? Hay chỉ muốn chết cho nhanh?

 

Nghe kể có người bổng nhiên bị Coma, giấy tờ chưa làm gì cả. Vì lý do nào đó mà muốn lấy tiền từ ngân hàng phải có chữ ký của họ và người phối ngẫu. Chắc sợ người phối ngẫu rút tiền cho con riêng hay đi shopping. Người phối ngẫu muốn mở két sắt trong ngân hàng cũng không được phép vì chưa qua đời, và toà án thừa kế chưa khởi sự được vì chưa chết. Cuối cùng nhà bị ngân hàng tịch thu vì bà vợ không rút tiền được để trả tiền nhà, thanh toán mọi chuyện. Chúng ta nghĩ là một việc nhưng luật lệ thừa kế ở Hoa Kỳ khác với lối suy nghĩ của văn hoá ao làng của Việt Nam.

 

2/ Chúng ta đã làm giấy uỷ quyền về y tế (Health care Proxy)? Tờ giấy uỷ quyền cho ai để thay mình quyết định một khi trả nhớ về không. Có nhiều trường hợp, các người con không đồng nhất vì có người tưởng bố mình muốn rút ống còn người kia thì nói bố bảo không được,… thế là cứ kèo cưa hoài, tốn tiền tốn bạc, anh em choảng nhau khơi khơi vì bố mẹ không chịu làm giấy uỷ quyền,… ai cũng muốn tranh làm người con có hiếu cả dù khi sống thì chả đoái hoài đến.

 

3/ Chúng ta muốn chết ra sao, tại đâu? Vì ở nhà thương chỉ cho thuốc để kéo dài hơi thở thôi cho những ngày tháng cuối cùng của đời mình. Mình thấy mẹ vợ mình trong viện dưỡng lão, nằm không biết gì hết, thấy thương. Con cháu cứ mướn thầy vào tụng kinh để cầu an thay vì mong đi sớm.

 

4/ Chúng ta có muốn vào viện dưỡng lão hay “Assisted Living Center”? Nếu vậy thì nên đọc cho rõ các điều khoản trước khi ký. Bà Betty, người bán căn nhà cho vay lại cho mình, vào Assisted Living Center, trả $5,000/ tháng rồi ban đêm mà y tá phải chăm sóc thêm thì phải trả thêm giờ phụ trội lên tới cả $10,000 nên cuối cùng con cháu đem về lại nhà, mướn 2 cô gốc Phi, trả $1,500/ tháng ($3,000), họ ăn ở luôn trong nhà.


 Vào www.medicare.gov/NHCompare để xem xét các trung tâm người cao niên gần nhà.

 

5/ Xem bảo hiểm y tế bao phần nào khi ở các trung tâm điều dưỡng người cao tuổi. Ai trả tiền. Nếu có $250,000 để lại cho con cháu nhưng vào cuối đời, chúng ta có muốn dùng số tiền đó để chi trả cho trung tâm điều dưỡng hay không? Hay để tiền cho con cháu. Chúng ta nên bàn với con cháu vì nhiều khi con cháu lại nghĩ khác.

 

6/ Chúng ta cần nói với con cháu về tâm linh để chuẩn bị hậu sự. Chúng ta muốn vị linh mục nào làm lễ sức dầu, thầy chùa nào làm lễ di quan,… mình thì để giấy hiến cơ thể mình cho khoa học, đỡ tốn tiền làm ma chay. Xong om

 

Hôm nay, mình đi đám tang bố anh bạn chết ở tuổi 105 tuổi. Ông bố ở viện dưỡng lão từ 5 năm qua, sau khi bà vợ qua đời. Từ 5 tháng nay, vụ đại dịch nên con cháu không vào thăm được rồi qua đời. Đám tang, ai cũng đeo khẩu trang, chỉ vài chục người thân đến dự. Đứng xa xa. Cho thấy đại dịch đang thay đổi sinh hoạt hàng ngày, sẽ không còn những đám ma long trọng, to lớn như xưa. Đỡ tốn tiền cho con cháu.

 

Khi còn trẻ chúng ta ít để ý đến việc từ giả cỏi đời nhưng khi đến tuổi lục tuần thì chịu khó bàn tính những câu hỏi trên để trả lời và thi hành để một mai nếu mình ra đi thì người thân ở lại sẽ ít phiền toái và vui mừng khi thấy mình ra đi. Xong om

 

Nhs