Nhớ dạo mình học đại học bên tây, chỉ trả tiền đâu có 250 Phật lăng cho một niên học, trong khi học bổng thì mỗi tháng được chính phủ pháp cho đâu 1,200 Phật lăng. Đến khi con mình đi học thì tá hỏa Tam tinh, học phí quá đắt so với lương bổng khi ra trường khiến mình tò mò kiếm tài liệu đọc.
Con gái mình đi học chương trình 3 quốc gia nên phải học mỗi năm tại một đại học (Hoa Kỳ, Hongkong và Ý). Năm chót thay vì học tại Hoa Kỳ nó đòi sang Hongkong để học. Khoá đầu bị đình công bãi thị, phải học qua mạng rồi về mỹ ăn Tết sau đó thì đại dịch xảy ra nên phải học khoá cuối ở L.A.
Học được mấy tuần thì trường đóng cửa, cho học ở nhà qua mạng mà không thấy trường hoàn tiền một đồng nào lại. Ngược lại đại học Hongkong gửi trả tiền nhà đã đóng trước Tết.
Buồn đời thì khám phá ra câu chuyện một cô sinh viên gốc Ấn của đại học Rutgers, New Jersey. Sinh viên gốc mít học trường này rất nhiều. Cô này cho biết là đại học gửi email cho biết là khoá học tới sẽ học trên mạng nhưng không thấy nói đến giảm bớt tiền về sử dụng khuôn viên đại học như tiền máy điện toán, tiền sử dụng campus,….lên đâu $7,957. Cô ta thắc mắc hỏi thì được trả lời là không.
Tiền sử dụng campus lên đến $1,300 mà cô ta không được vào trường, phải ở nhà để học qua mạng. Tức giận, cô ta bỏ lên Facebook, chia sẻ với các sinh viên khác rồi đài truyền hình địa phương bắt được, tường trình về vụ này khiến có đến 25,000 chữ ký được thu nhận.
Trên toàn nước Mỹ có đến 20 triệu sinh viên cho mùa học khoá tới đây. Vấn đề là nếu cô sinh viên này trả tiền ít thì lương bổng của ai đó sẽ bị khấu trừ.
Đại học Rutgers này có đến 70,000 sinh viên nên qua vụ đại dịch thì có nhiều câu hỏi đặt ra về tài chánh, thậm chí các vụ thưa kiện đại học. Mò mò thêm thì mới được biết là các đại học thâu tiền nhiều vì phải trả lương hưu trí và bảo hiểm tế cho các cựu nhân viên, giáo chức, hội viên của công đoàn lao động (Union).
Đại học có 4 nguồn tài chánh: học phí, tiền của tiểu bang, tài trợ và tiền đóng góp của cựu sinh viên. Hiện nay, không ai biết niên học tới sẽ ra sao.
Ngược lại, các đại học cộng đồng thì không ngại vì đa số là dạy qua mạng từ lâu, không sợ lớp thiếu hay nhiều sinh viên. Sinh viên đóng tiền học nhiều vì muốn trải nghiệm cuộc sống ở campus. Cuối tuần có kịch, xi-ne, hòa nhạc, ăn uống, ngủ trong cư xá, tối ăn pizza, uống coca, đi xem đội banh của trường thi đấu,…. Không lẻ đóng một năm 50,000 tiền học cho Harvard mà lại nằm nhà để học qua mạng.
Sau khi truyền thông lên tiếng thêm các chữ ký của trên 25,000 sinh viên yêu cầu giảm tiền học vì phải học tại gia. Cô sinh viên khởi đầu vụ đòi hỏi này cho biết là đầu tháng 7 vừa qua, trường có gửi thư cho biết sẽ giảm 15% tiền campus nhưng tiền học vẫn giữ nguyên dù không tốn điện nước ở đại học. Đúng hơn là bớt được $300.
Các lớp qua mạng của các đại học nổi tiếng mà mình có ghi danh học vì miễn phí như M.I.T., Harvard, Yale và Princeton. Các lớp này miễn phí mà sinh viên theo học phải trả tiền dù phải học ở nhà, không gặp bạn học hay giáo sư mà học phí không giảm.
Tuỳ đại học cũng như các thành phố ngày nay đều có vấn đề tài chánh vì có nhiều thành phố mất 60% ngân quỹ hàng năm để trả tiền hưu trí cho các công chức đã về hưu như cảnh sát, nhân viên cứu hoả. Mấy người đang làm việc không dám báo động vì sợ đến khi họ về hưu không có tiền. Ông cảnh sát trưởng của thành phố L.A. Được lãnh 1 triệu đô la/ năm và khi về hưu thì có thể lãnh số tiền tương đương với lương cuối cùng của mình.
Có vài nghị sĩ muốn tổ chức lại ngành cảnh sát tại Hoa Kỳ nhưng đảng dân chủ không đồng ý vì quyền lợi của họ sẽ bị mất vì các nghiệp đoàn lao động cảnh sát, cứu hoả rất mạnh. Nhớ cách đây mấy năm, ngành cứu hoả của thành phố Hemet, Cali đình công, đòi tăng lương.
Các đại học đều có vấn đề hưu trí cho cựu nhân viên giáo chức nên phải lấy tiền học phí cho cao. Trung bình một sinh viên đi học tốn độ $30,000-$50,000/năm. Học ra trường là bay mất $120,000-$200,000 cho 4 năm. Không những thế bọn con buôn bằng cấp đại học kêu là phải học thêm 2, 3 năm mới tìm được việc làm. Học xong 6, 7 năm đại học có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ với số nợ từ $300,000-$500,000 là ôm mối hận cả đời.
Nếu đại học giảm tiền học phí thì sẽ phải sa thải nhân viên, giáo chức thì lại gặp rắc rối với nghiệp đoàn lao động, rất mạnh nên chỉ biết đè cổ sinh viên ra mà cắt tiết.
Trong cuốn “charter Schools and their enemies “ của ông Thomas Sowell, một người da đen, cho rằng các giáo chức không màng đến học sinh của họ mà quan tâm bảo vệ quyền lợi của họ và khi về hưu.
Ông ta đưa ra thí dụ 2 trường học cùng tọa lạc chung trong một building ở New York. 1 là charter school (1 loại trường công lập nhưng do hội phụ huynh điều hành) và một trường công lập. Học sinh đều xuất thân từ cùng một giai cấp, chung khu vực cư trú nhưng kết quả cho thấy các học sinh trường Charter học hành khá hơn trường công lập.
Trường công lập thì khó mà đuổi giáo chức dỡ và lười. Nhớ có bà gốc đại hàn nào được bổ nhiệm làm thanh tra học khu ở vùng Hoa Thịnh Đốn, bà ta đuổi rất nhiều giáo chức dỡ và mướn giáo sư giỏi khiến nghiệp đoàn giáo chức tìm cách đánh bà ta bật ra khỏi chức vụ của mình.
Điểm tốt là đại học tư Hoa Kỳ được xem là khá nhất trên thế giới nhờ mỗi trường đều độc lập, không có chính phủ dính dán vào. Có chương trình riêng về cách giảng dạy cho sinh viên.
Vì mình không tốt nghiệp đại học tại Hoa Kỳ nên không rành việc chuẩn bị cho 2 đứa con vào đại học. Nghe bạn bè nói sao thì nghe vậy, thêm đọc sách, đi Seminar để dò hỏi thêm. Nói chung thì mình làm đúng với thằng con vì sau 5 năm, nó chỉ nợ có $25,000 còn con gái thì nó muốn học chương trình thương mại quốc tế của trường tư, học 3 đại học tại 3 quốc gia nên chịu vì không có trường nào có chương trình tương tự cả. Các lớp AP đều bỏ sọt rác, phải học lại.
Nếu làm lại, thay vì cho con học mấy lớp AP ở trường trung học, mình sẽ cho con ghi danh học các lớp ở đại học cộng đồng vào những năm 10, 11, và 12 để lấy mấy tín chỉ, dùng cho những năm đại học Cali. Có thể thâu ngắn được 1 năm đại học rồi sau đó cho học đại học cộng đồng gần nhà hai năm đầu rồi xin chuyển trường vào các đại học danh tiếng ở Cali hay các tiểu bang khác. Thật ra các lớp AP cũng tốt nhưng cạnh tranh quá, và bị áp lực nhiều. Nghe nói các đại học cộng đồng đều đầy học sinh trung học gốc Ấn Độ, tàu và hàn.
Sau hai năm, các đại học danh tiếng sẽ có một số sinh viên của họ bỏ học hay ngưng thì họ sẽ nhận vào dễ hơn ở năm thứ nhất. 2 năm đầu có dư thì giờ đi làm thêm để học thêm kinh nghiệm, ra trường dễ kiếm việc hơn.
Mình sang âu châu thì thấy các đại học âu châu ngày nay đều có các lớp dạy bằng anh ngữ cho các sinh viên âu châu. Các đại học này lại rẻ, nên có thể cho con qua đó học mỗi năm một nước, khoẻ vừa rẻ vừa tiện, để dành $150,000 làm chuyện khác. Ra trường không bị mắc nợ. Chán Mớ Đời
Trên thực tế, bằng cấp xuất thân từ trường nổi tiếng chưa chắc đã giúp thành công. Mình có vài người bạn xuất thân từ các đại học nổi tiếng Hoa Kỳ nhưng nhìn chung thì sau 30, 40 năm thì họ không thành công như họ mong đợi. Chán Mớ Đời
Nhs