Những cây xăng Đàlạt khi xưa

 Hồi nhỏ mình không để ý đến mấy cây xăng tại Đàlạt đến khi bà cụ mua cho chiếc xe gắn máy cũ vì chạy xe hết xăng, đẩy xe lên dốc Đàlạt khá châm. Nhìn lại thì người ta chọn địa điểm làm cây xăng rất quan trọng vì tất cả đều ở các cứ điểm của Đàlạt thời đó.

 Có lẻ cây xăng mà ai đi ra khỏi hay vào Đàlạt đều phải chạy ngang là cây xăng Shell Kim Cúc, ở đường Nguyễn Tri Phương, thường được các xe ngừng lại đỗ xăng trước khi xuống đèo Prenn. Bà chủ Kim Cúc quen bà cụ mình.

 

Cây xăng thứ nhì là Caltex ở bến xe đò, cạnh ấp Ánh Sáng vì các xe đò hay xe hàng, đỗ xăng trước khi lên đường. Từ đường Lê Đại Hành, chạy từ khu Hoà BÌnh xuống nằm bên tay phải. Nghe nói chủ cây xăng này là ông chủ rạp Hoà Bình và tiệm ăn Chic Shanghai. Mình có đọc đâu đó; cây xăng này được mở do chính quyền Đàlạt, dưới thời thị trưởng Trần Văn Phước khuyến khích nên cho đất, khi họ muốn làm bến xe đò ở đầu ấp Ánh Sáng. Cùng thời, ông chủ Chic Shanghai cũng là người thuê 20 năm, bỏ tiền ra để tân trang lại rạp Hoà Bình và cho thuê mấy tiệm xung quanh rạp Hoà BÌnh. Không biết con cháu của ông chủ này còn sống hay không. Ai biết thì cho mình biết để liên lạc để hỏi thêm vài tin tức.

 

Sau này, chính quyền của ông Nguyễn Hợp Đoàn, tỉnh tưởng và thị trưởng Đà Lạt cuối cùng, có chương trình dời bến xe đò ra đường Nguyễn Tri Phương, mà nay Hà Nội làm bến xe đò Đàlạt nhưng có lẻ tình hình chiến sự, ngân quỹ chưa cho phép, trì hoãn rồi 1975 đến. Chỗ bến xe, họ tính làm một khu thương mại khác. Xe đò, xe be vào Đàlạt gây lộn xộn giao thông trong thành phố. Đưa các bến xe đò ra ngoại ô là hợp lý, giúp các người chạy xe Lam và Taxi kiếm thêm tiền.

Có ông thần nào còm, kêu Đà Lạt không có xe Lam khiến mình buồn cười. Chắc ông ta sinh sau 75. Mình có tấm ảnh này, đoán là các người chạy xe Lam Đà Lạt đi biểu tình hay chi đó, vì thấy có gắn biểu ngữ nới hông xe. ai biết thì chỉ dùm. Cảm ơn

 Nếu chạy về Chi Lăng (Saint Benoît ) thì phải chạy ngang cây xăng Esso của gia đình thằng Nam, học chung với mình. Đám học chung gọi “Nam Esso”, nhà ở đường Hai Bà Trưng, gần góc cầu Cẩm Đô, bên trái là nhà thầy Thành Bắp Sú, mới qua đời. Nếu mình không lầm thì còn có một cây xăng khác phía sau lưng khu Hoà Bình, chỗ bến xe đò Tùng Nghĩa hay ngay góc Phan Bội Châu, bị cháy bởi Việt Cộng đốt trước khi bỏ chạy trong cuộc tổng công kích Mậu Thân khiến khu phố Photo Hồng Châu bị cháy. Lâu quá không nhớ rõ vì mình chưa bao giờ đỗ xăng tại đây. Thường mình đỗ xăng ở cây xăng Esso chỗ Nam Esso. Lý do là ông cụ mình có công xa nên được chính phủ cho bông xăng, còn dư thì đưa mình ra đỗ tại đây. 

 

Theo bộ nhớ của mình thì Đàlạt có vài cây xăng như đường Phan Đình Phùng có 2 trạm đổ xăng; 1 ở cạnh rạp Ngọc Hiệp, khi xưa toạ lạc rạp xi nê LangBiang của gia đình ông thầu khoán Cai Sớm, 1 trong những người đến lập nghiệp đầu tiên tại Đà Lạt, bố của bác Bê, an ninh quân đội Đà Lạt, và một ở Ngã 3 Chùa. Sau thì rạp xi nê bị cháy, ông cai sớm không muốn xây lại vì có rạp Ngọc Hiệp được xây gần đó. Có lẻ ông ta bán cho chủ cây xăng Ngọc Hiệp, hình như có vài cô con gái cỡ tuổi mình. Cây xăng nằm giữa tiệm cơm Kim Linh và cái hẻm có quán mì quảng nổi tiếng của ông Bắc kỳ, bên hông tiệm bán vật liệu xây dựng Đức Lập. Con trai là hàng xóm mình bên cali. Thông thường các xe be, vận tải hay đậu ở sau hai tiệm ăn Như Ý và Kim Linh, có chỗ sửa vá xe.

 

Đi theo đường Hàm Nghi xuống Ngã 3 Chùa thì có một cây xăng nằm ngay ngã 3 Phan Đình Phùng và Hàm Nghi nên dân cư Đàlạt thường gọi là Cây Xăng Ngã 3 Chùa, nếu mình không lầm cũng của hãng Shell. Mình không nhớ là trên số 6 có trạm xăng hay không. Nếu không thì ai có xe phải chạy ná thở đến Ngã 3 chùa để đỗ, khá bộn tiền.

Cây xăng Esso ngay Thuỷ Tạ
Cây xăng Kim Cúc, có người gửi 


Cây xăng này có lần bị Việt Cộng đặt chất nổ, tương tự nhà ông phó khu phố 1, ở gần đó bị đặt chất nổ. Chỗ này có hợp tác xã rau Đà Lạt, nơi làm trụ sở nhân dân tự vệ, hình như ông Phấn làm đoàn trưởng Nhân dân tự vệ khu vực này. Chỗ này có tiệm thuốc tây của bà Mười Võ. Bên cạnh có chỗ dạy nhảy đầm cho dân chơi Đà Lạt. Lý do mình nhớ, có lần mình đang chạy xe thì có một tên tự xưng là dân Sàigòn, ngoắc lại hỏi trường dạy khiêu vũ ở đâu thì mình chỉ hắn. Họ kêu sẽ cho bọn dân Đà Lạt biết tài nhảy đầm của hắn ra sao. Gần đó có một nhà nhận xay gạo cho dân Đà Lạt. Mỗi lần nhà mình đỗ bánh căn hay bánh xèo là đem gạo sang cho họ xay rồi trả tiền, đúng hơn là trước cổng chùa Linh Sơn. Ngưng chỗ này cả càng viết càng nhớ nhiều chuyện xưa Đà Lạt. Chán Mớ Đời 

 

Có điều dân bán xăng ma đầu lắm vì họ đỗ ít lại, cứ 1/10 lít, dần dần đủ giàu. Nhất là dân chạy công xa, có phiếu mua xăng đỗ đầy mà còn dư xăng là ngọng, cần đem theo cái can xăng để đỗ thêm nếu không là phải tặng cho cây xăng, làm giàu cho chủ.

 

Có dạo, xăng dầu khan hiếm sau mùa hè đỏ lửa, Hoa Kỳ bớt viện trợ, vật giá leo thang thì có màn dân tình bán xăng pha trong mấy cái chai. Mình thấy nhiều nhất ở đường Cường Để hay dọc theo sân vận đồng ở đường Cộng Hoà. Đi xe mà hết xăng thì gặp loại xăng pha dầu hôi này cũng phải mua. Chán Mớ Đời 

 

Hình Cây xăng Kim Cúc ở góc Nguyễn Tri Phương và Yersin (nay Hùng Vương). Khi xưa, Hùng Vương chỉ từ ngã 3 đường lên Huyên Trân Công Chúa và vào Cam Ly, đến Petit Lycée (Lê Quý đôn)

 

Hình này chụp từ đường Nguyễn Tri Phương. Thấy có bảng chỉ dẫn đường. Hướng Cam Ly theo đường Hùng Vương, thẳng ra chợ Đàlạt, hình như đường Nguyễn Trường Tộ, hướng Dran (Đơn Dương), có lẻ là tiếng dùng của người thiểu số, chạy về đường Trần Hưng Đạo.

 

Hình cây xăng Kim Cúc của hãng Shell. Nếu mình không lầm cái trạm bơm dầu Diesel, nằm phía ngoài để xe vận tải có thể đậu, không làm chướng ngại cho mấy xe nhỏ hay gắn máy.


Nếu chạy chút xíu đến Hôtel du Parc gần kho bạc, sẽ thấy một trạm xăng nhỏ, của công ty Shell, phía sau khách sạn Palace. Chắc khi xưa, tây cho xây dựng hai khách sạn này, một Palace dành cho mấy ông chủ bự, đắt và chỉ có 26 phòng, còn Hôtel Du Parc dành cho tuỳ tùng nên có trạm xăng để đỗ xăng cho xe của họ lên Đà Lạt.


Hình nhìn từ trên cao, phía sau khách sạn Hôtel du Parc. Do Nguyễn Kính gửi thêm để bổ túc.


Hình chụp từ cầu thang phía sau khách sạn Palace. Thấy trạm cây xăng Shell chỉ có một trạm đỗ xăng.

Đối diện chỗ vào Thuỷ Tạ, có cây xăng Esso. Nay hình như là chỗ nhà vệ sinh. Chắc cũng sẽ bị san bằng vì họ đã san bằng căn biệt thự của bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai. Một ngày đẹp trời nào đó sẽ mọc lên một khách sạn to lớn như khách sạn nào mới xây ở đường Nguyễn Trường Tộ, xây nhiều hơn bản vẽ, phạt mấy triệu đồng.

 

Cây xăng Esso, ở ngay ngã tư, góc đường Trần Quốc Toản, đối diện là Thuỷ Tạ. Sau cái bảng Esso là một con đường nhỏ mà khi xưa ông tài xế của một ngân hàng hình như Tín Nghĩa, cùng với 2 tên khác, giả bị cướp xe, khi đem tiền lên kho bạc. Mình quên tên rồi, dân Đà Lạt hay gọi đường lên kho bạc vì kho bạc nằm phía sau khách sạn Palace, chỗ góc đường Bá Đa Lộc, đi vào trung tâm thẩm vấn. Tài xế bị bỏ lại tại đèo Prenn. Ông cảnh sát, quên tên (ông này quen với bố mình) khệnh cho ông tài xế một trận là khai ra đồng loã hết. Nhìn lại biết đâu lại Việt Cộng nằm vùng. Tổ chức cướp tiền cho Việt Cộng. Ai có thêm tin tức vụ này thì cho em xin. Chỉ nhớ báo chí đăng là ông tài xế với nhiều tòng phạm, chận xe lại ngay trên đường này rồi chạy xuống Sàigòn, tới chỗ đèo Prenn thì họ trói ông tài xế lại, rồi xô chiếc xe xuống hố, ôm tiền chạy về Sàigòn. Không hiểu ông ta lại bò ra đường kêu gọi cầu cứu. Ăn cướp thường là diệt khẩu. Mình có đến dự cảnh ông ta bị cảnh sát bắt diễn lại cách bị ăn cướp chận đường ra sao. Dân Đà Lạt bu lại xem đông như ruồi.

 


 Hình này chụp từ đường Thành Thái, trước rạp Ngọc Lan, quán phở nhìn xuống. Trạm xăng Caltex, ở ngoài bến xe đò. Thấy có đến 4 trạm bơm xăng, có lẻ trạm xăng lớn nhất Đàlạt.

 


Hình này chụp từ cầu Ông Đạo khiến mình nhớ thời học sinh. Đi đâu cũng phải đem theo giấy tờ, thẻ học sinh và chứng chỉ hoãn dịch. Chỗ này, Tuần cảnh đậu hay chận xét giấy tờ, trên khu Hoà Bình cũng có trước rạp xi-nê Hoà Bình. Trước rạp xi-nê Ngọc Hiệp cũng có, hình như ông Lai (anh em Lai Thái một thời du đảng khét tiếng, đàn anh của Xí rổ, từng chém Đại-Ca-Thay trước vũ trường La Tulipe Rouge), sau này đi tuần cảnh hay đậu xe jeep trước rạp xi-nê để bắt lính. Ngay bùng binh Duy Tân, Cường Để cũng có 1 trạm của tuần cảnh. Ai mà chở 3 là phải ngừng xe, cho một tên đi bộ qua trạm kiểm soát. Cũng vì vậy mà một tên bạn học cũ bị chân quấn vào bánh xe Honda của mình.


Mình đoán là dưới Chi Lăng chắc chắn phải có một cây xăng. Hình như mình có thấy trong một tấm ảnh ở bến xe Chi Lăng. Lười đi tìm tấm ảnh mà mình có kể trong vụ thiếu tá Lê Xuân Phong của đại đội 302 với hạ cấp suýt bị quân cảnh của trường Võ Bị đánh, bắn súng tùm lum.

 

Nhớ tới đây thôi. Cái khổ là càng kể chuyện xưa Đà Lạt lại càng nhớ thêm nên phải ngưng viết. Ai nhớ cái gì thì cho mình biết để bổ túc vào bài. Cảm ơn trước.


 Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nhs


Đối diện hai anh cảnh sát ( mang kiếng đen ) và chiếc xe jeep lùn ( trên hình cuối ) là đầu cầu Ông Đạo , năm 1974 có chiếc F-5 sau phi vụ ở Pleiku nghe nói bị " thương " , và nổ ở vị trí đầu cầu Ô Đạo , phi công tử nạn ( hình như là người ấp Ánh sáng ) và một số thường dân nữa ! Sơn đen còn nhớ sự kiện này chứ ? Ở vị trí đầu cầu này cũng thường có Tuần cảnh bắt xe gắn máy chở ba - Đời học sinh mình cũng đôi lần bị Tuần cảnh hỗn hợp , hay Quân trấn xét hỏi giấy tờ ( trong khi đi với mấy thằng bạn cùng lớp to con lớn xác thì không bị xét hỏi giấy tờ ? ) , nghi trốn quân dịch ; đi học luôn phải đủ các giấy tờ sau : Thẻ học sinh + Thẻ căn cước + Lược giải cá nhân + Thẻ động viên tại chỗ ( Mình còn giữ đầy đủ 4 loại trên ) - Cây xăng ngã 3 chùa là cây xăng của Ô Vấn ( bạn ba mình dân Hiến binh thời TT Ngô Đình Diệm ) , năm 1969 bị "vi xi " đặt chất nổ gây cháy , khói đen ngút trời ( vì phía sau có chốt gác Nhân dân tự vệ ) , sáng hôm đó mình đi học ( THĐ ) theo hướng này ( đổ dốc ngã ba chùa ) bị phong tỏa , phải quay lại đi theo đường Nguyễn Công Trứ . . . Nhớ thời đó chạy xe đi học , Ô bô cho vài cái coupon xăng để thủ theo , khi cần có thể ghé vào cây xăng ( phát hành coupon ) để đổ xăng ! . . .


NHS: mời đọc bài về Thuỷ TẠ , có kể rõ mấy vụ này. Cảm ơn