Van Gogh thiên tài đói khổ

 Van Gogh thiên tài đói khổ


Tuần này, trời nóng ở Nam Cali khiến mình nhớ đến mấy ngày bắt chước ông Van Gogh, ngồi vẽ thành phố Arles, vùng Provence, Pháp quốc. Có mùa hè không nhớ rõ năm nào, hình như năm mình ra trường. Trên đường xuống miền nam Pháp quốc để lấy tàu sang Ma-rốc, Mình đi quá Giang xe xuống thành phố Nimes để viếng di tích lịch sử của đế quốc La mã rồi gặp ông Tây, le crabe tambour mà có thời họ làm cuốn phim về cuộc đời ông này. Ông ta lấy xe chở mình đi viếng Pont du Gard, ngồi đợi mình vẽ rồi dặn qua Ma-rốc thì đừng có bị gái địa phương dụ. Vì họ muốn thoát khỏi sự áp chế của Hồi Giáo nên muốn qua Pháp sinh sống.

Bức tranh này bán được 57 triệu 
Bà em dâu và con trai đã là người bền chí để giới thiệu tranh của Van Gogh cho thế giới 

Bức tranh độc nhất mà ông Van Gogh bán được khi còn sống


Thành phố Arles nhỏ nhưng mùa hè năm ấy nắng kinh hoàng, không thấy một thằng Tây con đầm nào, thậm chí không một con chó ngoài đường. Mình ngồi ngoài đường vẽ muốn điên đầu nên mới hiểu khi xưa ông Van Gogh phải nổi điên lên tự cắt lỗ tai mình khơi khơi. 

Có cuốn phim Tây ra đâu mấy năm, mình có xem nói về cuộc đời ông này và mối liên hệ của người em, tin tưởng vào tài năng của anh mình và chu cấp tiền bạc cho ông ta tiếp tục đeo đuổi sở thích vẽ tranh của mình đến khi người em qua đời. Ông ta là người hòa lan nhưng lại viết tiếng Tây với gia đình.

Người ta cho biết là khi còn sống ông Van Gogh chỉ bán được một tấm tranh duy nhất với giá tương đương ngày nay là $2,000, mà ông ta còn viết thư nói người mua trả quá cao đến năm 1987, xem như 100 năm sau, tấm tranh được bán 50 triệu đô. 

Năm 1888, ông Van Gogh rời Paris, các thân hữu của nhóm họa sĩ tiền vệ, xuống thành phố Arles để tìm cảm hứng. Tại đây, phong cảnh của vùng này đã giúp ông ta tìm ra trường phái riêng cho mình, phát hoạ được nhiều bức tranh để đời. Như các hoạ sĩ, nghệ sĩ thường là đói, chỉ một vài người có tài buôn bán mới bán được tranh như ông Picasso,…

Có lần ông ta đi dạo với hoạ sĩ Gauguin thì để ý đến một phong cảnh của vườn nho, ông ta có viết thư kể cho người em tên Theo, là ông vẽ xong bức tranh chỉ trong 1 tuần lễ. Cũng như gửi một esquisse của bức hoạ mang tên “the red Vineyard”. Năm sau ông ta gửi cho người em mấy bức tranh kèm theo bức này.

Năm sau đó, ông ta được mời triển lãm tranh tại Brussels, Bỉ quốc với nhóm hoạ sĩ tiền vệ, được gọi là nhóm 20. Ông ta đem 6 bức tranh trong đó có bức Red Vineyard. Tại triển lãm này có một bà tên Anna Boch, mua bức tranh red Vineyard với giá 400 quan Bỉ tương đương ngày nay $2,000.


Ông ta mừng quá nhưng kêu người mua trả nhiều quá. Mình nhớ lần đầu tiên bán được tranh khi đi chơi ở Normandie với anh bạn. Gia đình anh ta có mấy trăm mẫu đất để đi săn mỗi năm, tên Saint Severs. Anh ta đi săn với ông bố, mình đi được một bữa nhưng thấy chả có gì vì họ có súng bắn nhưng mình thì không nên ngày hôm sau, mình kêu ở lại ra làng chơi. Ngồi vẽ thì có bà đầm bò lại hỏi chuyện rồi sau khi mình gần xong thì bà ta hỏi mua. Mình đang đói. Nên đồng ý. bà ta hỏi mình bán bao nhiêu, mình nói không biết, bà ta trả 200 quan, lúc ấy lớn lắm. 1 baguette giá đâu 1.2 quan. Từ đó mình bán tranh 200 quan. Hè năm đó mình lang thang đi quá giang xe đi viếng Ý Đại Lợi, bán tranh để kiếm tiền trả lữ quán thanh niên và ăn uống. Trung bình mình bán độ 20 tấm mỗi tháng xem như được 4000 quan trong khi đi làm việc lặt vặt với lương SMIC đâu có 1,200 quan pháp. Từ đó năm nào mình cũng Giang hồ khắp Tây Âu.



Nói vậy chớ ông Van Gogh cũng như các nghệ sĩ đói khác, thường đổi tranh của họ để ăn uống hay mua đồ vẽ tranh như mực màu,.. mấy tên chủ tiệm bán sơn cọ thường thu mua rẻ mạt rồi sau này bán ra có tiền khẩm.

2 năm sau, ông ta qua đời. Những bức tranh mà ngày nay chúng ta thấy là được vẽ trong thời gian ở Arles.

Sau khi ông van Gogh qua đời thì người em cũng Khánh tận và qua đời sau đó để lại một đứa con cho bà vợ nuôi và mấy trăm tấm tranh của ông anh mà cả trăm năm sau đem lại cho gia đình tiền cả tỷ bạc ngày nay. Nội tấm  Wheat Field with Cypresses, được bán vào năm 1993 với giá $57 triệu nay chắc lên cả 100 triệu. 



Giá trị nghệ thuật rất lạ thường. Bà em dâu dẫn con về lại hòa Lan với đống tranh của người anh rể, dù có người kêu bán rẻ cho xong việc. 

Bà ta buồn đời vẫn giữ được các lá thư mà người anh rể và người chồng quá cố viết cho nhau. Bà ta quyết tâm thực hiện mục đích của chồng: giới thiệu thiên tài Vincent Van Gogh cho thế giới. 

Bà ta bỏ thời gian trong suốt 3 thập niên để tổ chức các cuộc triển lãm để giới thiệu cho giới yêu nghệ thuật tại hòa Lan. 

Ngày nay người ta đọc các  hồi ký của bà mới hiểu cách nhận thức của bà về tranh của Vincent Van Gogh, là cách nhìn của người ta nhìn nhận tranh của họa sĩ này. 

Bà ta dịch thuật các lá thư của chồng và anh rể ra tiếng flamand để giúp người hòa Lan hiểu rõ hơn về van Gogh. Bà nói về tình yêu với chồng và sự tâm phục lối diễn đạt của Vincent qua tranh vẽ. 



Sau khi bà qua đời người con trai tiếp tục sứ mệnh của bà, xây dựng viện bảo tàng và hàng 100 bữa tranh trở thành vô giá và được thế giới chiêm ngưỡng. 

Điển hình tấm Irises, mà ông Vincent đưa cho Julien Tanguy để đổi lấy Sơn cọ để vẽ được bán năm 1987 trên $50 triệu. 

Chúng ta không biết có bao nhiêu họa sĩ qua đời không được ai biết đến, có thể trở thành nghệ sĩ danh tiếng nhất thế kỷ 21? 

Đa số các họa sĩ đều nổi tiếng sau khi qua đời. Lý do là họ đi trước thời đại. Họ nhìn xã hội con người đang thay đổi dưới con mắt nghệ nhân. Chỉ có ai có tiếng nói ảnh hưởng trong xã hội gióng lên hay giới thiệu thì thiên hạ mới giác ngộ còn không thì muốn bán tranh phải nhờ đến uy quyền của bố mẹ. Lần đầu mình sang Hy Lạp, ở nhà chị bạn kiến trúc sư. Chị ta dẫn mình đi viếng triển lãm tranh của một người bạn. Bà này là con gái của bộ trưởng chi đó. Hôm Khánh thành triển lãm thì 42 tấm tranh đều được bán hết sạch. 

Mình nông dân thì ngồi kề đường bán kiếm tiền ăn và ngủ homestay. Nay thì trở lại nghề nông dân cuốc đất. Chán Mớ Đời 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn