Thức ăn cấm tại Âu châu, bán tại Hoa Kỳ

 Đi chơi ở Âu châu, tò mò một mình theo mấy người bạn đi chợ thì thấy là lạ vì lâu quá không sống ở Âu châu. Ngày nay tiệm nhỏ như bán bánh mì, tạp hóa điều đóng cửa tiệm. Đi bộ trên phố thấy cửa đóng hết khá buồn. Âu cũng là xã hội đang trải qua những thay đổi văn hóa khi họ mua qua mạng hay đi siêu thị vì không có thời giời như xưa. Tranh thủ mua thức ăn tại một choox thay vì đi Khắp phố mua sắm. Sáng nay mình đi theo vào chợ thì đoán là siêu thị của Pepsi Cola vì mang tên Pepco với logo của công ty Pepsi Cola. Ngoài ra mình thấy người dân ở Pháp, Ý Đại Lợi thậm chí xứ Slovenia uống nước ngọt CoCa Cola nhiều hơn xưa. Các tiệm ăn như MacDonalds mọc khắp nơi ngay trong làng nhỏ. Lâu lâu có gặp người béo phì như người Mỹ nhưng nói chung vẫn chưa đến nổi như tại Hoa Kỳ .

Một siêu thị ở tỉnh nhỏ mang tên Pepco

Nhưng hỏi vòng vòng mình khám phá ra những thức ăn chế biến công nghệ hóa mà người Mỹ ăn như điên lại bị cấm tại Âu châu.

Dưới đây là 12 loại thực phẩm bán tại Hoa Kỳ bị cấm ở các quốc gia khác, nên tránh:

Coffee Mate, bánh quy Pillsbury, bánh quy giòn Ritz

Thụy Sĩ, Áo, Hungary, Iceland, Na Uy và Đan Mạch đều đã cấm những thứ này.

Lý do là hàm lượng chất béo chuyển hóa, đặc biệt là dầu đậu nành và dầu hạt bông được hydro hóa một phần, có liên quan đến bệnh tim. Mình thấy người Mỹ dùng rất nhiều khi uống cà phê nhất là thêm hóa chất cho tươm mùi vị.

Lúa mì mỏng, vảy mờ hay frosted flakes mà khi xưa mình mua cho con ăn

Vương quốc Anh, Nhật Bản và một số nước ở Châu Âu đã cấm các loại ngũ cốc này vì chứa một chất hóa học có tên là BHT (butylat hydroxytoluene). Chất tăng cường hương vị đã được chứng minh là có thể gây tổn thương gan, phổi, tuyến giáp và thận.

Skittles, Pop-Tarts, Gatorade

Những món ăn nhẹ có đường này bị cấm ở Liên minh Châu Âu vì chúng có chứa thuốc nhuộm như vàng 5, vàng 6 và đỏ 40. Khi xưa hay mua cho con uống khi đi bơi đua. Nhớ có ông quan tòa quen ở hội Lions kể, ông ta ăn skittles thì bị chới với tưởng chết. Lượng đường nhiều nên tăng biến đột suất Glucose.

EU đã cấm những màu nhân tạo này sau khi nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mình có kể vụ này rồi  


Phơi nhiễm glyphosate

Glyphosate là thành phần hoạt chất trong "Round-Up". Thuốc diệt cỏ phổ biến này được sử dụng rộng rãi trên khắp Hoa Kỳ. Loại này nay đã được đổi tên khác. Hôm trước vào tiệm mua đồ cho vườn bơ thấy bày bán lại dưới nhãn hiệu khác. Trước đây khi họ bán thì bắt khách hàng ký tên đã được thông báo gây nguy hiểm cho cơ thể.

Các cơ quan đã cho phép tăng gấp 40 lần lượng phơi nhiễm glyphosate được phép ở Hoa Kỳ, trong khi nó vẫn nghiêm ngặt hơn ở châu Âu.

Tại sao điều này lại quan trọng?

Nó tiêu diệt các vi khuẩn tốt trong ruột của bạn. Và sức khỏe đường ruột thích hợp rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, kiểm soát hormone, hấp thụ chất dinh dưỡng và hơn thế nữa.

Đường ruột không khỏe mạnh dẫn đến người không khỏe mạnh và việc giảm thiểu phơi nhiễm glyphosate là bước khởi đầu.

90% thực phẩm trong cửa hàng tạp hóa là đồ ăn vặt. Hầu hết các loại thực phẩm “lành mạnh” chỉ là thực phẩm đã qua chế biến với những nhãn hiệu cầu kỳ.

Đi Âu châu mới hiểu thêm về tình hình xứ Hoa Kỳ. Dạo này bác sĩ và các nhà dinh dưỡng lên tiếng báo động khá nhiều.

Chỗ để xe đẩy, có mái nếu không khi tuyết rơi là mệt
Có cái khe nhỏ màu đỏ để đút 50 xu vào thì sợi dây xích được thả ra  khi về đem lại, gắn dây xích vào thì đồng 50 xu nhả ra

Tại Ý Đại Lợi họ có cách thu dọn xe đẩy khi đi chợ. Ở Hoa Kỳ thì khi vào tiệm thì họ để sẵn xe đẩy đi chợ rồi khi ra cửa thì đẩy xe đến chỗ đậu xe rồi khách hàng quán bên cạnh rồi lái xe đi. Siêu thị phải mướn người đi kéo mấy xe đẩy này vào siêu thị. Để tránh thiên hạ ăn cắp xe đây họ phải làm hàng rào điện tử nên khi đẩy ra vòng đai thì xe tự động ngừng lại. Trước đây mình thấy chợ Việt Nam thuê người đi lượm xe đẩy do khách hàng người Việt đẩy về nhà rồi bỏ lây lấy bên dường ở bolsa. 

Đây người ý để xe đẩy ở nhiều nơi trong bãi đậu xe. Khách hàng lái xe đến, bỏ 50 xu vào xe thì mở được chìa khóa đẩy xe vô chợ. Khi ra về đẩy xe lại chỗ cũ móc khóa vào thì lấy lại được 50 xu còn không thì mất. Khá hữu hiệu nhưng không biết có thi hành bên Hoa Kỳ được không vì dân tình lười to béo. 

Anh bạn làm bánh mì trấu (whole wheat) mà người ý gọi integrale, lúa mà họ chưa tách trấu ra rồi họ xây thành bột không như ở Hoa Kỳ. Loại này màu nâu đen. Ăn rất ngon. Ăn cà chua là hết xẩy. Nhớ khi xưa ở Ý Đại Lợi ngày nào cũng ăn cà chua. Tươi ngon dễ sợ. Pasta thì họ nấu Al dente nên ăn ngon. Mấy người bạn cho ăn thịt nướng dồi nướng hay salami ngon quá dở. Hôm trước đi ăn ở một tiệm ở thành phố Montagnana, nguyên thành phố nhỏ nằm trong một thành trì bằng đá và gạch còn khá nguyên vẹn. Nơi có món prosciutto crudo rất cực đỉnh. Thường thiên hạ chỉ nghe đến Parma. Bánh mì thì phải công nhận ngon hơn bên Mỹ nói chung thức ăn ở đây rất ngon còn bên Mỹ nhiều nhưng da số là đồ đã được chế biến. Bánh mì nhỏ loại ổ bánh mì Sàigòn hay Cali  họ làm ăn rất ngon không như bánh mì ở bên Mỹ.

Đi gần hai tuần nên bắt đầu nhớ vợ. Gần mỗi miệng xa mỗ mắt nên cuối tuần về Paris lại, đi thăm bạn học khi xưa rồi vẻ Cali. Hiện đang ở Torino thăm lại một thời ở đây. Sáng nay đi chợ với hai vợ chồng anh quen thời mình ở đây. vào hợp tác xã mua 4 chai dầu ô liu nguyên chất extra virgin đem về Mỹ ăn.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét