Ủng hộ phá thai?

Trong mùa bầu cử tuần tới, có một vấn đề rất quan trọng mà ít ai muốn nhắc đến, nhất là Đảng cộng hoà. Đó là ủng hộ việc phá thai hay bảo vệ cuộc sống. Phía dân chủ kêu gọi cho phép phá thai bất chấp ngày tháng vì đó là quyền của phụ nữ. Họ muốn phá thai không cần hỏi người bạn đời hay ông Bồ, thậm chí trẻ vị thành niên dính bầu, có thể phá thai không hỏi ý kiến bố mẹ. Cali mới ra luật là dạy trẻ em về giới tính và chúng muốn đổi giới tính thì cha mẹ không được xía vào. Họ chỉ nhân danh quyền con người nhưng không thấy ai động mồ động mả đến phương diện đạo đức.

Nhớ khi xưa, hàng xóm có con Thuý hay chơi bán hàng, nấu ăn với nó và chị nó. Một hôm chơi 5-10, thì nó nắm tay mình chạy đi trốn, sau cánh cửa gỗ ở nhà ông bà Khoa. Nó kêu mình cho nó xem con chim của mình. Mình nói rồi nó cho xem con chim của nó. Nó nhất trí thế là mình tuột quần cho nó xem sau đó nó cho mình xem chim của nó khiến mình ngu luôn tới giờ. Hồi nhỏ mình học cũng thuộc dạng khá nhưng khi nhìn thấy chim của con này là ngạc nhiên chả hiểu ai cắt đi mất con chim đa đa của nó. Nếu dạo ấy có luật đổi giới tính, biết đâu mình cũng lên trường kêu bà đầm cho cắt con chim để làm con bướm.

Thật sự, phá thai cũng như ngừa thai được dùng sau đệ nhị thế chiến, nhằm giảm chi tiêu lao động vì đàn ông chết nhiều ở chiến trận, phụ nữ được thúc đẩy tham gia lao động trong các công xưởng cả hai phe tư bản và cộng sản. Ngày nay, chúng ta thấy hệ quả của sự việc này. Dân số Nhật Bản bị lão hoá, Trung Cộng cũng bị lão hoá, Âu châu đủ nơi. Để giúp chương trình định hướng bởi các chính phủ, họ tung ra phong trào phụ nữ đòi quyền sống này nọ, lôi kéo những nhà hoạt động trẻ để định hướng phụ nữ thoát khỏi vòng đai tâm lý, đạo đức. Đọc mấy tài liệu, sách báo để hiểu những gì chính phủ của các nước để hiểu thực tại của họ. Rồi phong trào đổi giới tính lan rộng nên càng không đẻ. Lấy chó mèo làm con. Trong khi đó Hoa Kỳ có lực lượng baby boomers, chính phủ Mỹ cho đẻ lít ba ga nên ngày nay tương đối dân số chưa bị lão hoá lắm.

Mình may mắn trong đời có mẹ mình là một phụ nữ tuyệt vời, rất thông minh. Sau này có quen mấy cô bạn khi đi học, rất cực thông minh. Tuần rồi, mình có dịp ghé lại Paris, gặp lại một chị bạn khi xưa. Rồi may mắn lấy được đồng chí gái nên mình không bao giờ nghĩ phụ nữ là bình đẳng với đàn ông. Mình nghĩ họ khá và giỏi hơn đàn ông nên mấy phong trào phụ nữ quyền này nọ khiến mình buồn cười. Phụ nữ theo mình giỏi hơn đàn ông, tại sao lại muốn bình đẳng với đàn ông. Họ bị các chính sách của chính phủ giựt dây, tuyên truyền này nọ. Đi viếng các nước hồi giáo, phụ nữ vẫn là người quyết định sau lưng ông chồng dù che mặt này nọ.

Sang Ý Đại Lợi, gặp lại một anh bạn thì phải phục anh ta. Không cho vợ đi làm, ở nhà nuôi con và cho đi học nhạc viện. Một mình anh ta lo kinh tế cho cả gia đình, con cái nay thành danh hết. Anh ta cũng mua nhà to như cái đình, có vườn to hơn ao làng. Nhìn lại mình thì thấy thẹn vì để đồng chí gái lo toan mọi việc, còn mình thì làm ông nội trợ. Chán Mớ Đời 

Một người phụ nữ lên tiếng đòi tự do phá thai, xem video thấy bà ta nạt nộ đứa bé được ông bố dẫn đến chống phá thai của nhóm muốn bảo vệ cuộc sống. Nghe nói bà này là cư dân Cali.

Mình nhớ có lần đọc báo Việt Nam thì có câu chuyện một cô rên là khi còn trẻ đã nạo thai đến 16 lần, nay lập gia đình thì muốn có con lại không được. Gia đình chồng hối thúc này nọ, bị áp lực. Đưa đến hối hận rồi bị trầm cảm này nọ. 

Hôm trước đọc được trang nhà của một bác sĩ sản phụ khoa, cho biết đã dưỡng đẻ trên 5,000 ca, nói lên những nguy hiểm khi phá thai. Khiến mình thất kinh, vì các chính trị gia lên tiếng này nọ, hay các nhà hoạt động tự do làm tình, tự do phá thai rất tự hào nhưng ít ai nghĩ đến sự nguy hiểm đến tính mạng khi phá thai. Ai buồn đời thì đọc thêm về đường dẫn dưới đây.

https://lozierinstitute.org/team-member/ingrid-skop-m-d-facog/

Mình xin tóm tắc sau đây: Bác sĩ Ingrid Skop là một bác sĩ sản phụ khoa tại Texas, người đã trở thành một tiếng nói nổi bật trong phong trào bảo vệ sự sống, thường xuyên thảo luận về những rủi ro và hậu quả tiềm ẩn của việc phá thai mà bà cho là chưa được báo cáo đầy đủ. Bà thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, trong các buổi điều trần lập pháp, và trên các ấn phẩm ủng hộ bảo vệ sự sống để lập luận cho các chính sách hạn chế phá thai hơn.

Đây là tỷ lệ phá thai tại Hoa Kỳ về các nguyên nhân do CDC phát hanhf

1. Rủi ro về sức khỏe thể chất của các thủ thuật phá thai

Bác sĩ Skop cho rằng phá thai mang đến những rủi ro y tế cố hữu, điều mà bà tin rằng thường bị các nhà hoạt động ủng hộ phá thai xem nhẹ hoặc bác bỏ. Bà tập trung vào cả hai phương pháp phá thai bằng phẫu thuật và phá thai bằng thuốc:

Phá thai bằng phẫu thuật: bác sĩ Skop nêu ra những lo ngại về khả năng bị tổn thương tử cung, cổ tử cung hoặc các cơ quan khác trong quá trình phẫu thuật, đặc biệt là trong các ca phá thai ở tam cá nguyệt thứ hai. Bà đề cập đến các rủi ro như chảy máu nghiêm trọng, nhiễm trùng và hình thành sẹo, những điều mà bà cho rằng có thể làm phức tạp các lần mang thai trong tương lai. Như trường hợp cô nào ở Việt Nam, kể đã từng nạo thai đến 19 lần.

Phá thai bằng thuốc: Với việc ngày càng sử dụng thuốc để phá thai (ví dụ như mifepristone và misoprostol), bà nêu bật nguy cơ phá thai không hoàn toàn, điều này có thể cần các thủ thuật tiếp theo và có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng và nhiễm trùng nếu không được quản lý đúng cách.

bác sĩ Skop thường trích dẫn các nghiên cứu mà theo bà cho thấy mối liên hệ giữa phá thai và các kết quả sức khỏe thể chất bất lợi, đặc biệt là khi phá thai được thực hiện muộn trong thai kỳ.

2. Tác động đến sức khỏe tinh thần

bác sĩ Skop thường nói về những gì bà cho là những ảnh hưởng tâm lý chưa được thừa nhận đầy đủ ở phụ nữ sau phá thai. Bà thường trích dẫn các nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ có thể gặp phải nguy cơ gia tăng về các vấn đề sức khỏe tâm lý, bao gồm trầm cảm, lo lắng và cảm giác hối hận, đặc biệt là khi họ cảm thấy bị áp lực khi đưa ra quyết định.

Mặc dù cộng đồng y tế chủ đạo, bao gồm cả Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), chưa xác lập được mối liên hệ nhân quả giữa phá thai và các vấn đề sức khỏe tâm thần, bác sĩ Skop cho rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ hơn về tác động tâm lý, đặc biệt là đối với những phụ nữ có thể đã dễ bị tổn thương. Mẹ mình khi xưa bị sẩy thao đến 3 lần, mỗi lần như vậy lại phải chôn cái thai có cái trang để thờ. Mình thấy mẹ mình hay khấn vái ở cái trang thờ ở nhà bà Ấm Thảo trong xóm vì mỗi lần sẩy thai thì thì đem chôn thai nhi ở cái trang trước nhà bà ta. Mẹ mình hay nguyện cho mấy vong sớm đầu thai. Hình như nay đã đem mấy cái vong về nghĩa trang của gia đình.

3. Tác động tiềm tàng đến các lần mang thai trong tương lai

bác sĩ Skop nêu bật các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa phá thai và các biến chứng trong các lần mang thai sau này, bao gồm sinh non và các vấn đề về nhau thai. Bà thường cảnh cáo rằng phá thai nhiều lần, đặc biệt là khi được thực hiện bằng phẫu thuật, có thể làm tăng nguy cơ suy cổ tử cung, dẫn đến sẩy thai hoặc chuyển dạ sinh non.

Bà cho rằng phụ nữ không được thông báo đầy đủ về những rủi ro tiềm ẩn này, và điều này nên là một phần của quá trình thông báo trước khi đưa ra quyết định. Nguy hiểm nhất là trẻ em dưới 18 tuổi như ở tiểu bang Cali, không thông báo bố mẹ, hoặc bố mẹ không có quyền quyết định dùm con. Đó là lý do mình không bầu cho Dân Chủ. Có tên nào lấy súng của bố lên trường bắn ai, nay ông bố bị ra toà vì con dưới 18 tuổi nhưng khi phá thai thì không dính dáng đến. Đây là luật nhà nước bắt buộc, không để cá nhân và gia đình tự quyết định. Như trong các quốc gia độc tài. Mình có xem Trung Cộng với chế độ một con, trong làng ai mà dính bầu thứ 2 là bị cán bộ đến vác vào nhà thương, phá thai dù đã 9 tháng. Các phụ nữ bị ép buộc phá thai đều có vấn đề về trầm cảm sau này.

4. Quan điểm đạo đức và luân lý

bác sĩ Skop thường đề cập đến các khía cạnh đạo đức của việc phá thai, coi đó là một vấn đề luân lý ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của xã hội về sự sống và nhân phẩm. Từ quan điểm của bà, phá thai góp phần vào một nền văn hóa coi thường sự sống và gây hại cho cả phụ nữ và thai nhi. Có lần mình thấy bà Mễ dọn nhà cho mình, có bầu rồi bổng nhiên cái bụng xẹp lép, mình hỏi thì bà ta kêu đã phá thai khiến mình chới với. Ông Bồ có bà khác khi bà này có bầu nên căm thù chế độ cũ, bà ta phá thai. Chỉ cần đến mấy trung tâm Parenthood ghi danh là được các cán bộ xử lý ngay. Mình kể vụ này cho mấy người bạn theo Đảng Dân Chủ thì họ kêu quyền của bà ta như thể ông Bồ, phủi tay không có chút gì hối hận, nối kết với thai nhi.

Những lập luận của bà thường dựa trên các nguyên tắc phù hợp với các giá trị tôn giáo và bảo thủ, ủng hộ các chính sách khuyến khích phụ nữ giữ thai hoặc tìm các giải pháp thay thế cho việc phá thai, chẳng hạn như nhận con nuôi. Đi Âu châu, mình nhận thấy nhà thờ ít người đi lễ, ngoại từ người lớn tuổi. Hôm mình ghé tu viện dòng Don Bosco, thăm một ông cha từ Việt Nam làm việc tại đây 3 năm. Ông cha dẫn đi viếng nhà thờ vào lúc có thánh lễ. Nhà thờ to đùng có thể chứa 500 người, chỉ có loe ngoe độ 20 người ý già. Mình được gặp mấy ông cha trên 90 tuổi nên chống gậy. Người ý không đi tu nữa hay chống lại nhà thờ nên họ cần các cha đến từ các xứ khác để quản lý nhà thờ và trường học. Khi nghèo chúng ta mong muốn thượng đế cứu xót nhưng khi kinh tế khá rồi thì họ quên vấn đề tâm linh.

Triết gia Thomas Sowell, một người khi trẻ là một tín độ cộng sản nhưng dần dần ông ta tự chuyển hoá, nói lên câu trên khá đúng về chủ nghĩa hoạt động. Những người quen hay kêu mình phải thế này, tham gia này nọ thường họ không khá về kinh tế. Mình lo cái vườn 20 acres chưa xong, họ đòi mình tham gia này nọ. Mình nói họ đến vườn, phụ mình làm vườn rồi mình sẽ giúp họ thì họ chạy hết.


5. Vận động cho quyền được thông tin và các giải pháp thay thế

bác sĩ Skop đã vận động cho các chính sách yêu cầu phụ nữ phải nhận được thông tin toàn diện về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến các thủ thuật phá thai. Bà là người ủng hộ luật thông báo trước khi phá thai, yêu cầu các bác sĩ thảo luận về những rủi ro này với bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật.

Bà thúc đẩy các giải pháp thay thế cho việc phá thai, chẳng hạn như nhận con nuôi và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ mang thai, vì bà tin rằng nhiều phụ nữ chọn phá thai do thiếu tài nguyên hoặc hỗ trợ. Bà cũng đã vận động cho các trung tâm hỗ trợ thai kỳ khẩn cấp như là các giải pháp thay thế cung cấp tư vấn và hỗ trợ về mặt vật chất.

6. Các lời khai và nỗ lực lập pháp

bác sĩ Skop thường xuyên đưa ra lời khai ủng hộ luật chống phá thai, bao gồm các dự luật nhịp tim thai và các quy định hạn chế phá thai muộn. Bà đã xuất hiện trước Quốc hội, cơ quan lập pháp tiểu bang, và trong các vụ kiện, trình bày quan điểm của mình về các khía cạnh y tế và đạo đức của việc phá thai.

Bà cũng hợp tác với các tổ chức bảo vệ sự sống như Viện Charlotte Lozier và Hiệp hội Sản phụ khoa Bảo vệ sự sống Hoa Kỳ, nơi bà đóng góp các bài báo, phát biểu tại các sự kiện, và tham gia vào các hội thảo tập trung vào việc định hình chính sách công liên quan đến phá thai.

Tóm lại, bác sĩ Ingrid Skop trình bày quan điểm dựa trên kinh nghiệm lâm sàng như một bác sĩ sản phụ khoa và phù hợp với việc ủng hộ bảo vệ sự sống, nhấn mạnh những gì bà thấy là các rủi ro về cả thể chất lẫn tinh thần của việc phá thai. Công việc vận động và phát biểu của bà nhằm tác động đến các chính sách hạn chế quyền phá thai, yêu cầu quyền được thông tin đầy đủ hơn, và thúc đẩy các giải pháp thay thế cho việc phá thai.

Được biết ông Steve Jobs, Bill Gates là con nuôi vì thời đó, Hoa Kỳ chưa cho phép phá thai. Nhiều khi tự nghĩ; nếu dạo đó họ cho phép phá thai thì có lẻ chúng ta sẽ không có Microsoft và Apple hay Barrack Obama. Không phải lo lắng về con cái nên tha hồ nuôi chó mèo. Phá thai là một cách từ bỏ trách nhiệm, không suy tính trước khi giao hợp. Đàn ông chơi cho đã rồi bỏ chạy, còn phụ nữ thì dính cái bầu là đời tàn vì 16, 18 tuổi đầu có con là hết đi học, tạo dựng tương lại. Trường hợp bị hiếp dâm, thì có thể châm chước vì tinh thần của người bị hiếp mỗi khi nhìn đứa con sau này sẽ khiến họ khó sống bình thường. Bị ám ảnh cua vụ hiếp dâm.

Có lần một bà đem đứa con lại Đông Phương Hội cho rằng cái vong khi xưa, do bà phá thai nên nó cứ đi theo phá thằng con của bà. Nên nhờ thầy cúng đủ trò, còn thằng bé thì cứ lừng khừng, học hành chắc không khá. Khiến mình thất kinh. Không biết có đúng hay không nhưng cũng hơi sợ sợ. Mình là nông dân nên tin là trồng cây gì thì sẽ nhận trái đó, mình làm điều ác thì sẽ gặp ác. Đồng chí gái có lần sẩy thai vào thời kỳ 8-9 tháng, khiến mình vẫn còn lần bần đến ngày nay. Vào ngày 3 tháng 12 mỗi năm, lại thắp hương cho đứa con xấu số. Vẫn nhớ hình ảnh của nó dù đã 28 năm qua. Không hỏi đồng chí gái nhưng em nghĩ đồng chí gái cũng luôn nghĩ về sự việc này.

Thôi thì cứ chúc phúc cho thiên hạ, muốn làm gì thì làm. Đó là quyền tự do phá thai của họ.

Các bác nghĩ sao?

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét