Bạn tôi là nhạc sĩ

 Bạn tôi là nhạc sĩ


Kỳ viếng thăm vùng Veneto này, Mình được vợ chồng anh bạn quen thời mình đi làm ở Torino, mời ở lại chơi và chở đi thăm các thị trấn trong vùng và xứ Slovenia. Cặp vợ chồng này mình không gặp lại từ năm 1986 khi còn làm việc ở London. Có vợ chồng anh bạn từ Torino đến chơi nên rủ nhau đi viếng xứ Slovenia thuộc khối Đông Âu khi xưa. Luôn tiện ghé lại Trieste một thành phố biển khi xưa thuộc đế chế Áo Hung. 

Nhạc Sĩ Hoàng Hoa và nhạc sĩ Nguyễn Hoàng

Hôm nay trên đường từ Slovenia về lại vùng Veneto nơi anh bạn sinh sống. Ngồi trong xe bổng nhiên nói chuyện đến ca hát nhạc nhiếc thì chị vợ anh bạn cho nghe bài hát “quảng nam ơi vẫn còn đây nổi nhớ.  “. Sau đó, Chị vợ anh bạn từ Torino nói cho nghe bài “khi tôi chết đừng đưa tôi ra biển” của trung tá Nguyễn Văn Phán khiến mình thất kinh vì cách đây đâu một năm thiếu tá Lê Xuân Phong của tiểu đoàn 204, trực thuộc của đại đội trinh sát 302 mà cố vấn Mỹ khi xưa viết sách khen đại đội này đánh trận rất giỏi. Họ mang danh cố vấn nhưng thật ra là học nghề của lính 302. Thiếu tá Phong có gửi mình bài hát này nên mình tìm thêm tài liệu về trung tá thủy quân lục chiến để viết kể giai thoại về vị trung tá thủy quân lục chiến cùng đơn vị đã đánh chiếm lại Huế, quê hương của ông năm Mậu Thân. Mình có ghi nhạc sĩ Nguyễn Hoàng phổ nhạc bài theo của ông ta. 

Nay ngồi trên xe nghe chị vợ đánh đàn và hát khiến mình rợn tóc gáy vì đâu ngờ người bạn ngày xưa trở thành nhạc sĩ danh tiếng khi nào. Tối về nhà anh ta và chị vợ đánh đàn cho nghe của hai người sáng tác. 

Anh bạn phổ thơ của ông Phạm Thiên Thư như bài “vết chim bay”. 

Anh đón em ngày xưa

Trên gác chuông chùa nọ

Con chim nào qua đó

…..

Mười năm anh qua đó

Còn vẫn dấu chim xưa

Anh một mình gọi nhỏ

Chim ơi biết đâu mà tìm


Anh ta bay trong thiền thơ của Thầy Thích  Tuệ Sỹ với “Khung trời cũ”

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở

Đỉnh đá này và hạt muối chưa tan….

Hay bài Hà Nội phố cũ thơ của Phạm Ngọc hay Mưa trên Thượng Thành của Tuỳ Anh, Biển Vắng của Quang Tuấn hay bức thư tỉnh sơ cổ nhất của Nguyễn Thùy hay những chất thơ tình yêu như Đưa em về cuối hạ của Đan Hạ và Giã Biệt của Mạc Phi Hoàng nhưng có anh ra phổ nhạc thơ của Đan Hà người gốc Cam Lộ mà khi xưa Mùa hè đỏ lửa chiến trận tàn khốc nhắc cho thị dân biết từ năm 1998. Có lẻ dạo đó anh ta mới mua nhà trả tiền tươi sau bao năm tiết kiệm nên thổn thức “Ai làm quê hương cơ Hàn quê ơi “ hay đêm nằm mơ thấy nắng của Trần Trung Tá nhớ đến những người bạn quân ngủ đã nằm xuống trong nghĩa trang quân đội

Nhưng có lẻ bài hát khiến mình cảm động nhất là “quảng nam ơi vẫn còn đây nổi nhớ”, phổ thơ của Dư Mỹ năm 2001. Nói lên tâm trạng của một người con xa quê xứ Quảng nơi anh ta sinh ra tại làng Thanh Quýt. Từ ngày đi du học đến nay chưa một lần về lại thăm quê xưa. 

Bài hát nhắc lại còn sông Thu Bồn, về thăm phố Hội Chùa Cầu. Nhớ đến chiều nào xuôi thuyền ra Cửa Đại mà mình đã có dịp đi thuyền khi về thăm Phố Cổ quê hương của đồng chí gái. Bài hát nhắc đến Sông Hàn (thật ra nhà thơ Dư Mỹ nói đến sông Hoài nhưng có lẻ anh ta nhớ quá con sông Hàn năm xưa nên mượn phép thi sĩ đổi lại con sông Hàn cho nặng tình nổi nhớ của tuổi học trò khi em khóc bên ta. Qua cầu Câu Lâu nhớ về Vĩnh Điện gần quê anh ta làng Thanh Quýt nơi làm thuốc lá nổi tiếng Cẩm Lệ. Người dân làng này phơi lá thuốc rồi lấy đọt nấu để xịt các lá khô rồi quấn lại cuống dài. 

Quảng nam ơi bao giờ trở lại, thăm một lần rồi mãi mãi mai sau. Tâm trạng này mình có trải qua vì khi xưa nhớ về Đà Lạt suốt mấy chục năm đến khi về lại Đà Lạt thăm nơi chôn nhau cắt rún để rồi ngậm ngùi tiếc nhớ những hình ảnh xa xưa đã bị phá vỡ trong ký ức. Mai ta chết dù vùi thây viễn xứ, hồn vẫn vậy về nơi chôn nhau cắt rốn. 

Hỏi ra thì khám phá ông Nguyễn Văn Trỗi cũng là dân Thanh quýt, khi xưa gọi là làng Kim Quất nhưng sau vì kỵ huý chúa Nguyễn Kim nên dân làng đổi thành Thanh Quýt. Làng này có một thượng thư tên Trương Công Hy được gọi là Lưỡng quốc Thượng Thư vì làm quan cho nhà Tây Sơn cũng như Nhà Nguyễn. Mẹ anh ta là hậu Duệ của gia tộc Trương Công. Nay chắc có thêm mộ ông Nguyễn Văn Trổi. 

Nghe kể khi xưa chạy từ Đà Nẳng vào Hội An phải chạy ngang làng Thanh Quýt hay bị mấy ông kẹ ở đây bắn sẻ hoặc đắp mô. Có lần du kích mời mấy ông chỉ huy đi ăn cưới rồi nằm vùng tập kích cái đồn gần quốc lộ khiến thiệt hại rất nhiều chỉ có một ông trung sĩ giả chết mới sống sót. 

https://youtu.be/C811Vowg4vM?si=vt0cIR3L33VFTYhl

Anh ta giải thích khi xưa cho con đi học nhạc rồi cũng đi nên buồn đời anh ta lấy sách vở của con để học nhạc lý rồi với tâm hồn trai xứ Quảng anh ta đưa nhạc vào những lời thơ khiến anh ta xúc động. 

Phải công nhận người Quảng Nam quá giỏi. Chịu khó đi làm dành tiền mua nhà. Anh ta một mình đi làm để vợ chăm sóc nuôi con thêm mua nhà to như cái đình lại có cái vườn to lớn không cần trả góp. Mình thì để vợ đi làm, ở nhà xem đá banh. Thấy bạn mình thành công, con cái ra trường thành danh hết nên rất mừng chẳng bù lại ngày xưa thời sinh viên học không biết ngày mô ra trường, mất liên lạc với gia đình, không Tiền bạc đi làm đi học. 

Hôm nay, mình đi Torino để tìm lại vết chân xưa nơi mình thời gian sinh sống 9 tháng. 

Dạo đó mình hên nên học sớm được một năm. Số là mỗi dự án nộp thì được hội đồng giám khảo thương thêm , kêu tỵ nạn nên boa thêm tín chỉ. Thí dụ dự án vẽ là 3 tín chỉ thì ai được hội đồng giám khảo cho điểm cao các dự án khác thì được thêm 1 hay 1.5 tín chỉ. Dự án nhanh trong ngày nộp thì được 1 tín chỉ thì thêm 0.5 tiền chỉ. Mình bà rá hay được thêm tín chỉ nên thay vì học 6 năm đủ tín chỉ thì chỉ mất năm năm. Mình qua Ý Đại Lợi nghĩ lễ giáng sinh nhà cô bạn quen thì bạn trai cô ta giới thiệu một người bà con làm kiến trúc sư ở Torino. Mình gặp cô này và được giới thiệu một bà giáo sư ở đại học bách khoa Torino giới thiệu ông chồng có văn phòng kiến trúc và được nhận làm nên mình về Paris đem đồ sang làm việc và ở ký túc xá sinh viên Torino và gặp người sinh viên người Việt đầu tiên là ông thần xứ Quảng. Torino ơi nỗi nhớ vẫn còn đó. 

Mấy chục năm gặp lại thấy ai nấy đều có sức khỏe con cháu thành tài, bác sĩ kỹ sư ở quê hương thứ 2 là mừng cho nhau. Hy vọng sẽ được đón tiếp tại Hoa Kỳ trong tương lai vì trên 7 bó thì không phải dễ đi xa, ngồi máy bay lâu dài trên không. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét