Hôm nay tình cờ đọc trên mạng, câu chuyện một ông Mỹ kể là có 2 người con trai đến viếng bất thình lình. Một người là bác sĩ và một người là kỹ sư, rất thành công trong sự nghiệp. Tuần vừa qua, vợ ông ta qua đời, khiến ông ta chới với vì mất đi người bạn đời, không biết làm sao trong tương lai khi không còn người vợ bên cạnh.
3 cha con ngồi nói chuyện, bàn tính chuyện tương lai khiến ông ta nổi da gà vì hai người con khuyên ông ta không nên sống một mình, nên vào một viện dưỡng lão. Ông ta cho rằng sống đơn độc không làm ông ta sợ nhưng hai người con tiếp tục thuyết phục là họ rất “lo ngại”. Họ cho biết là căn phòng trống trong căn nhà của họ nay được làm văn phòng, để làm việc tại, nói như Tây télétravail, nên họ không thể đem ông ta về ở chung.
Ngoài ra hai người con trai và vợ đều bận rộn hết, nên không có thì giờ lo cho ông. Thêm các cháu nội đều học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm nên họ không có thời gian để chăm sóc cho ông. Ông ta nói thì mướn người giúp việc thì cả hai đều kêu đâu được phải mướn 3 người làm 3 ca nên lỡ có chuyện gì thì tiền của họ để dành sẽ tiêu tan theo mây khói.
Ông ta nhất quyết không chịu vào viện dưỡng lão thì hai người con kêu thì bán căn nhà, sẽ giúp thanh toán được một thời gian.
Cuối cùng ông ta chịu thua vì không thể đối diện sự thật thủ phàng về sự vô ơn và lạnh lùng của hai người con. Ông ta không dám lên tiếng kể về những sự hy sinh của ông ta không đi nghỉ hè, ăn uống ở tiệm sang trọng, mua xe mới để cho hai người có đủ tất cả. Cuối cùng ông ta làm hai Vali và đi xa để không phải nhìn hai người con nữa: viện dưỡng lão. Xa hai người con và cháu nội.
Nhìn lại ông ta cho rằng đó là lỗi của ông ta. Lỗi của ông ta, hy sinh đời bố củng cố đời con, cho mấy người con tất cả gì họ muốn có, thay vì dạy chúng phải “earn it” không biết dịch tiếng Việt ra sao. Để khi đọc lại sẽ tính. Có một chị quen kể, bà chị lấy tiền hưu trí ra trả tiền học đại học cho cô con gái. Đến khi lấy chồng, cô con gái lấy chồng Mỹ và cảm thấy mắc cở vì mẹ mình không nói tiếng Mỹ thông thạo. Nay mẹ về hưu không có tiền già nhiều, con cũng không đến thăm.
Ông ta nghĩ nên dạy con cái là phải làm việc tích cực, giúp đỡ cha mẹ phụ việc nhà, cảm nhận là một thành viên của gia đình. Thay vì làm hết tất cả để cho con vui sướng, học hành. Cảm nhận được yêu thương và tôn trọng thay vì người ở tạm trong nhà, một vị khách. Chúng sẽ hiểu thành công bằng trách nhiệm, lớn lên sẽ cảm ơn cha mẹ đã dạy chúng trở thành người hữu dụng cho xã hội.
Lòng biết ơn phải được rèn luyện; nó không đi kèm trong trái tim con người trừ khi tình yêu và lòng kính sợ Chúa được thấm nhuần trước. Họ phải biết rằng khi họ trở nên "già", họ sẽ muốn được con cháu đối xử tốt, và điều đó không đạt được bằng tiền bạc, mà bằng lòng tốt được gieo trồng trong trái tim họ. Người Mỹ, đa số theo đạo Tin Lành nên nhắc đế Chúa.
Chúng ta hãy giáo dục con cái chúng ta về các giá trị, mà không quên rèn luyện mối quan hệ yêu thương. Khi về già, người ta rất lo sợ sự cô đơn. Câu chuyện buồn nhưng có lẻ đa số những ai về già đều dính phải vụ này khi ở ngoại quốc. Nhìn lại thì thấy sai sai những gì đã làm khi nuôi con nhưng đã muộn.
Đọc mấy còm của dân cư mạng thì lên tiếng đủ thứ. Mình tóm tắt lại những gì đọc mấy còm của thiên hạ. Có người cho rằng, chúng ta sinh con ra thì phải có bổn phận lo cho chúng, không được mong gì cả khi về già. Lý do là chúng đâu có muốn ra đời. Hai vợ chồng hò giã gạo, không dùng bao cao su nên mới xẩy ra chuyện này.
Có người lại kêu không được con mình phải có bổn phận lo cho mình khi về già, không thể để chúng vô ơn như vậy.
Vậy ý kiến các bác ra sao? Em thì nếu chúng không về báo cô mình là một niềm hạnh phúc. Đã làm tròn bổn phận, còn được con chăm sóc hỏi han thì là bonus.
Hôm nay, hai vợ chồng mời một bác quen đi awn cơm. Khi xưa, bác có ý định đứng ra đại diện bố mẹ mình để đi hỏi cưới đồng chí gái nhưng cuối cùng thì mình nhờ bố mẹ anh bạn làm đại diện. Bác nay về già, mắt mờ, không thấy rõ nhưng nghe tiếng thì nhận ra. Bác kêu rất vui được vợ chồng mình ghé đón chở đi ăn.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét