Cho vay là ăn cướp?

 Qua lịch sử loài người chúng ta nhận thấy, con người quan sát các sự vật, hiện tượng bình thường như nước được đun sôi khi tiếp cận lửa rồi hơi nước đã giúp họ sáng chế ra máy chạy bằng nước,… tương tự trong lãnh vực tài chánh, các nền văn minh cổ đại như Sumer, Babylon hay gần hơn La-Hy phát triển khái niệm về tài sản, những gì mà con người có thể sở hữu như nhà cửa, vàng bạc, nô lệ….giúp nền văn minh của họ tiến triển hay bị tiêu diệt.

Họ cho người khác sử dụng tài sản của họ nhưng vẫn làm chủ, đổi lấy một loại phần thưởng mà họ gọi là lời. Dần dần tạo nên nền móng của các đầu tư của con người trên trái đất này, thành lập một nền kinh tế cho nhân loại. Địa chủ cho tá điền mướn ruộng để làm nông, đổi lấy phần nào lúa hàng năm, người mướn nhà ở, phải trả tiền thuê nhà, hay tiệm buôn bán,…

Trong cuốn sách “the richest man in Babylon” mình đọc đi đọc lại hàng năm mỗi khi lễ giáng sinh về, để khám phá thêm về cách cư xử, tính toán của những nhân vật trong cuốn sách. Các tên tài phiệt dạo ấy cho ghi khắc ghi lại tài sản hay ai nợ mình tiền trong các tấm bia bằng đất nung. Khi con nợ đã trả hết tiền nợ thì sẽ được đập vỡ các miếng đất nung này như xoá giao kèo mượn nợ.

Nhà mình giặt áo quần xong thì sử dụng năng lượng xăng để bảo vệ môi trường và rẻ. Phơi đồ như ở Việt Nam thay vì dùng máy sấy, tốn ga và điện. Con người đã nhận thức gió và năng lượng mặt trời để tạo ra năng lượng xanh.

Khi mới dọn về đây ở, ông hàng xóm mỹ kêu cần đồ nghề gì để sửa chửa nhà thì cứ gõ cửa để ông ta cho mượn. Tại sao ông ta cho mượn đồ nghề vì muốn làm một người hàng xóm tốt. Bù lại khi có trái cây ở vườn, mình đem tặng, ông ta và bà vợ mê bơ rồi nay mê quýt ở vườn mình. Đó là sự trao đổi tài sản, kết nối tình hàng xóm.

Hồi nhỏ mình hay ra phụ bà cụ mình dọn hàng, trông hàng nhất là vào cuối năm. Mình thấy bà cụ cho thiên hạ mướn chén đĩa làm đám cưới. Bà cụ cho thuê 30% giá mua nhưng lại lấy tiền đặt cọc trước. Cho mướn như vậy độ 3 lần là lấy lại vốn. Nếu họ trả mà làm bể thì trừ tiền. Đa số dân ăn đám cưới xong thì lười rửa chén đĩa, có lẻ cô dâu chú rể định hướng đầu năm sinh trai cuối năm sinh gái nên đem ra đưa cho bà cụ. Bà cụ lại lấy thêm tiền rửa chén bát 10%, quay qua kêu mình và cô em kế rửa trả giá bèo. Không như ngày nay, mình phải trả thằng con khẩm bạc khi kêu nó làm vườn.

Tại sao bà cụ lại lấy tiền cọc của người mướn chén đĩa. Lý do là không biết họ. Nay nhìn lại, mới thấy mình quan sát mấy điều này từ bé, học từ bà cụ mấy vụ mua bán ngoài chợ. Sau này mấy hàng xén khác trong chợ bắt chước cho mướn nên bà cụ phải xuống tiền mướn. Thay vì 30% nay phải xuống 20%. Khi mình và cô em rửa xong thì úp cho ráo nước, rồi hôm sau, lấy dây lạt và lót giấy báo, cột lại để bán cho khách mua về ăn Tết.

Có lần 1 người kêu mình, muốn bán căn nhà của họ. Họ là người theo đạo hồi giáo, mua căn nhà từ người đồng hương. Người đồng hương cũng theo đạo hồi nên trên nguyên tắc không được cho vay lãi. Do đó căn nhà trị giá $180,000, thì ông ta bán với giá hữu nghị $342,173.

Để mình giải thích; mua nhà $180,000, đặt cọc $40,000, mượn nợ $140,000 với tiền lời 6%, trả mỗi tháng $839.37. Trong 30 năm thì họ sẽ trả $302,173 + $40,000 đặt cọc. Dạo ấy mình chưa hiểu rõ như ngày nay nên không dám mua, chớ cứ tiếp tục lấy căn nhà và trả cái nợ ấy thì khoẻ rồi. Nhà giá xuống đâu $150,000 mà mua với giá $302,173 nên mình ớn da gà. Cho thấy nếu mình thông suốt về tài chánh dạo đó thì đã mua được nhiều nhà của người hồi giáo.

Các tôn giáo như thiên chúa giáo, Do thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo đều lên án cho vay tiền nặng lãi, cho là tội lỗi nên cấm. Thậm chí đến các nhà hiền triết Plato và Aristote cũng lên án. Qua các bản đất sét nung, người ta vẫn thấy con người cho vay ăn lãi từ ngàn xưa, cho thấy các tôn giáo qua lịch sử đã chống các mậu dịch, buôn bán. Cho thấy sự đạo đức giả vì nếu không có tiền lời, giúp các người giàu có thì nhân loại sẽ không có các nhà thờ, chùa chiền, mosque to lớn như ngày nay. Người giàu có có lẻ bị cắn rức lương tâm nên đã chi viện cho các công trình xây dựng nàh thờ, chùa chiềng, ..

Khi xưa, các đạo như thiên chúa giáo, hồi giáo xem thường thay khinh bỉ tiền bạc do đó chỉ có người theo đạo do thái giáo, được phép cho vay lấy lãi, khiến họ giàu có, bị các người theo đạo Thiên chúa giáo và hồi giáo ghét bỏ và kết cục đưa đến holocaust, diệt chủng hơn 6 triệu người gốc Do Thái.

Có lần mình mua một Mobile home của một cặp vợ chồng mục sư người Mễ. Họ cần bán gấp để dọn lên vùng Sacramento, theo tiếng gọi của Chúa Ki tô, đã có sẵn nhà thờ để dãn dắt giao dân theo con đường của kẻ thừa sai. Mình đồng ý mua căn nhà với giá họ muốn, với điều kiện là họ cho vay lại. Giá $5,000, đặt cọc 10% ($500) và trả số tiền còn lại tỏng vòng 10 năm. Bà vợ nói tiền lời, mình thưa là tôn giáo mình không cho vay nợ, trả tiền lời. Họ là mục sư nên thấu hiểu vấn đề, nghĩ mình là hồi giáo nên không tính tiền lời.

Mỗi tháng mình gửi ngân phiếu cho họ qua con gái ở vùng này. Mình xoay qua bán được căn nhà này được $10,000 trong vòng 5 ngày. Mình vẫn tiếp tục trả đến khi hết nợ. Ý mình nói với họ là mình theo tôn giáo không muốn trả tiền lời nhưng họ nghĩ mình là ngoan đạo nên châm chước.

Khi cuộc cách mạng kỹ nghệ xảy ra, người ta mới thấy việc vay tiền vốn để phát triển rất quan trọng. Mượn tiền, mượn đầu heo nấu cháo nên ý tưởng tội lỗi cho vay ăn lời bớt dần sự phê phán.

Vào năm 1849, hai đại biểu quốc hội pháp ở tên Pierre-Joseph Proudhon và Frederique Bastiat, được xem thời ấy là anarchist, những người theo chủ nghĩa vô chính phủ, theo định nghĩa ngày nay là xã hội chủ nghĩa, cho rằng sở hữu tài sản là ăn cắp của đồng loại. Ông Proudhon là bạn của ông Karl Marx, người viết tuyên ngôn cộng sản.

Đọc lịch sử để hiểu nhân sinh quan con người được thành hình qua năm tháng vì môi trường và ảnh hưởng địa chính trị. Thiên hạ cứ chửi Trump hay Biden, Obama,…hay hoan hô Putin hoặc chửi nhau qua mạng vì ủng hộ Ukraine. Họ sinh sống trong một môi trường hay đọc sách báo thiên Trump hay chống Putin,… chúng ta chỉ lập lại những gì học được từ thầy cô, bạn bè, sách báo rồi chửi bới nhau. Chán Mớ Đời 

Ông Proudhon kêu cho vay ăn lời là ăn cắp, ăn cướp của người mượn tiền. Họ không chống việc cho vay, chỉ chống lấy tiền lời. Gần đây có nhóm biểu tình, kêu gào chủ mướn nhà là những tên gian ác, kêu gọi không trả tiền mướn nhà cho chủ nhà, bọn con buôn, hút máu dân lành. Tiểu bang Cali có luật lệ thân người mướn nhà, khác với tiểu bang Texas. Mình nghe kể là ở tiểu bang Texas, nếu không trả tiền nhà thì trong 2 tuần lễ là bị đuổi, còn Cali thì hơi châm. Nếu không rành luật lệ thì có thể kéo dài đến 6-12 tháng.

Vấn đề là nạn khan hiếm nhà cửa cho thuê và mua do lỗi của các các chính phủ xã hội chủ nghĩa như chính quyền tiểu bang Cali. Tại sao xây nhà ở Cali lại tốn hơn gấp đôi hay gấp 3 so với các tiểu bang khác vì chính quyền bắt buộc các nhà thầu xây cất theo các chính sách của họ đưa ra vô hình trung làm giá thành cao gấp đôi các tiểu bang khác, thêm thời gian xây cất cũng lâu hơn. Khi bán hay cho thuê thì các nhà đầu tư phải lấy vốn lại. Tiền chi phí, xin phép tại Cali tốn gấp 5 lần so với các tiểu bang khác.

Do đó không có cách nào xây nhà cho người nghèo mua được. Một căn mới xây, tiền chi phí đóng cho thành phố vào tiểu bang là lên đến 15-20% gái thành. Ở cali nếu xây thêm một căn phòng dưới 500 sqft thì không sao nhưng nếu trên 1 sqft là phải đóng tiền đủ trò. Nào là tiền trường học, tiền công viên dù trong khu vực đó chả có công viên, tiền thư viện dù ngày nay ít ai đến thư viện,…

Người ta muốn bà cụ mình cho người thuê chén bát để tổ chức đám cưới nhưng không được lấy tiền lời hay bắt mình rửa chén bát dơ miễn phí cho những cặp vợ chồng mới cưới ở Đà Lạt xưa như đóng góp chúc phúc cho họ dù không được mời ăn bát cơm nào.

Đọc lại lịch sử để hiểu tư duy của con người ở thế kỷ 19, thế kỷ xây dựng thế giới đại đồng. Ngược lại ông Bastiat thì cho rằng tiền lời không phải ăn cướp. Người cho vay tiền trong một thời gian nhất định và thời gian là tiền bạc. Nếu cho vay không lấy lời thì sẽ không có ai cho vay cả, kinh tế sẽ không phát triển. Các thương hiệu sẽ ít lại, nhân công vẫn không thay đổi đời sống của họ.

Một người muốn mở một thương hiệu để làm ăn, cần vốn thì phải kiếm người đầu tư hay mượn tiền để xây dựng công ty. Nếu không cho lấy lời thì không ai cho vay vì không ai muốn mất tiền cả. Họ có thể cho vay hay bỏ vốn nếu nghĩ trong tương lai, sẽ có lời hay được nhận tiền lời trên số tiền họ cho mượn.

Vốn đầu tư sẽ biến mất, người ta sẽ cho ngoại quốc vay để sinh lợi. Cho vay cần phải có tiền lời, hay có vật thế chân nếu không người mượn tiền sẽ xù nợ. Ở Việt Nam, có nạn chơi hụi và bị xù nợ rất nhiều. Vì không có gì để bảo chứng, người hốt hụi có thể hốt xong là dọt. Bà cụ mình khi xưa chơi hụi với mấy bà hàng xóm, không đi làm buôn bán nên sau này họ dọn về Sàigòn, bà cụ chỉ biết khóc cho vơi đi những cọc tiền. Chơi cái này may ít mà rủi nhiều. Do đó khi cho vay, phải cần có cái gì để cầm thế như căn nhà để lỡ họ không trả thì mình có thể siết nợ.

Tiền lời rất quan trọng tỏng đời sống vì giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá cả thị trường, thương lượng để xem có khả thi. Sinh viên tại Hoa Kỳ, mượn tiền đi học đại học quá cao nên phải cẩn thận xem xét, tính có nên học vớ vẩn cho vui. Trung bình một sinh viên ra trường tốn $300,000 cho 4 năm. Mình mới nghe vợ chồng anh bạn kể thằng con đi học ở tiểu bang khác nên phải trả thêm $30,000. Thay vì trả $40,000 ở Cali nay phải trả $70,000/ năm. Có vợ chồng bạn trả tiền $100,000 mỗi năm cho cậu ấm học y khoa. Bố mẹ tính về hưu nhưng phải chịu khó đi cày thêm để trả tiền con học đại học.

Có cặp vợ chồng quen gia đình, kêu chúng em mua hai căn nhà mà không được ở. Ý muốn nói là mượn nợ đi học y khoa như mua căn nhà, phải trả tiền nợ suốt 30 năm.

Nói đến cuộc nội chiến Hoa Kỳ, có nhóm tài phiệt kêu ông Abraham Lincohn mượn tiền để mua súng đạn đánh nhau với quân miền nam nhưng ông ta không chịu, in tiền ra bằng mực màu xanh nên được gọi là “greenback”, trong khi dân quân miền nam mượn tiền tài phiệt. Có dịp mình kể vụ này vì khi đọc lịch sử Hoa Kỳ khác với những gì học tại học đường thì mọi thứ đều liên quan đến tiền bạc, chớ không có thằng Mỹ trắng nào muốn giải phóng mấy người nô lệ da đen cả.

Người ta nói đến tỷ lệ vốn trong ngành địa ốc. Công thức là lấy tiền lời hàng năm chia cho giá trị căn nhà hay căn phố. Thí dụ căn nhà hay căn phố giá $1,000,000 mà chúng ta có thể cho mướn với giá $100,000/ năm thì xem như tỷ lệ vốn là 10%.

Có người rao bán một tiệm ăn Kentucky Friend Chicken ở Texas với giá $1,400,000. Đặt cọc 30% là $420,000. Mượn $980,000, trả ngân hàng $5,260/ tháng, hay $63,130/ năm cho người mua franchise thuê được $70,000/ năm. Xem như được $6,869/ năm hay độ $500/ tháng. Bỏ ra $420,000 để lời $6,000/ năm thì có nên hay không. Nếu dùng số tiền đó cho vay với 12% thì được $48,000/ năm, khỏi nhức đầu. Thật ra thì tiền cho thuê cứ 5 năm sẽ được lên 5% mà dạo này lạm phát lên như điên, hôm qua họ nói là 9.1% từ đầu năm. Trong khi nếu mình mua nhà cho thuê thì mỗi năm được lên giá 5% cộng với số phần trăm lạm phát hàng năm, tối đa 10% ở Cali.

Từ 2008, khi kinh tế suy thoái, FED đã in tiền, cho vay rẻ để giúp người ta mua sắm vô tội vạ, tạo công ăn việc làm một cách bất bình thường. Mình nhớ chính phủ Bush con gửi cho mọi người $600, kêu đi xài đi, đem vợ con đi ăn tiệm,…

Dân giàu nước mạnh, đây người Mỹ cứ tiêu xài, không để dành tiền gì cả thì làm sao giàu có được. Một người đi làm $40,000/ năm để dành được $5,000/ năm vẫn giàu hơn một người làm $500,000/ năm nhưng tiêu xài đến $600,000/ năm.

Người ta gọi hậu 2008 là giấc mơ của ông Proudhon, mượn tiền có lãi rất ít. Mình mua xe thay vì trả cash như dự định nhưng khi khám phá ra tiền lời chỉ có 1% thì mình phải mượn cho 5 năm. Mình mua xe cho thằng con giá $18,000, trả 1% cho 5 năm. Xem như $180/ năm, 5 năm là trả $900, được khấu hao thuế. Sau đó mình bán với giá $17,000 khiến thằng con chới với. Mua chiếc xe người Mỹ chạy 5 năm chỉ trả có $1,900.

Vấn đề là chỉ có người giàu có mới mượn được tiền rẻ, còn người nghèo thì rất khó vì không có gì để bảo chứng. Do đó từ 2008 đến nay, người giàu thì giàu hơn vì có thể mượn tiền rẻ để mua, đầu tư trong khi người nghèo thì vẫn đói, vẫn bị các con buôn dụ dỗ khuyến mại nên đua nhau đi mua sắm, quên tiết kiệm nên khó vượt qua số phận.

Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn