Ma patrie , tổ quốc ở đâu?

 Hôm trước, mình có kể về học và viết tiếng Việt, sai chính tả của mình thì có nhiều người lớn tuổi, lên tiếng, cho rằng mình là người Việt mất gốc rồi so sánh cách viết của ngày nay tại Việt Nam và của Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Theo mình hiểu cách học đánh vần ngày nay là lối ông bà mình học tiếng việt khi xưa, khi người Pháp quyết định sử dụng chữ quốc ngữ để dạy người Việt học ở trường thay vì chữ Nôm hay Hán trước khi bị đô hộ. Ngôn ngữ sử dụng ở trường và trong hành chính rất quan trọng. Đánh vần Cờ lờ mờ vờ, bú xua la mua.

Mình nhớ ông Albert Camus, người Pháp nhưng sinh ra tại Algerie, thuộc địa của Pháp như những ai sinh ra trước 1945 tại Nam Kỳ, là công dân của Pháp như ông Trần Văn Đôn, bà Nam Phương Hoàng Hậu,.. ông vua Bảo Đại lấy vợ người Pháp chớ không phải người Việt, rất quan trọng về mặt chính trị. Nếu ông chết sớm thì bà vợ sẽ cai trị dân An Nam. Ông Camus từng tuyên bố một câu, sau khi đoạt giải Nobel: “ma patrie, c’est la langue française”. Khi xưa, nghe ông tây bà đầm nói khiến mình như bò đội nón. Mình học trường tây, được dạy “nos ancêtres les Gaulois” nên khi nghe tổ quốc tôi, là Pháp Ngữ khiến mình thất kinh.

Ông này nhà nghèo, bố nông dân mất sớm nhưng được một ông thầy thương nên tìm cách giúp đỡ, xin học bổng để tiếp tục đi học nếu không thế giới mất đi một nhân tài, phải đi kinh tế mới. Sau này, ông ta đoạt giải văn chương Nobel cho Pháp quốc, có viết một lá thư ngắn cho người thầy cũ, để cảm ơn ông ta đã giúp đỡ. Mình có kể vụ này lá thư của ông rất hay.

Nghe nói Việt Nam muốn có một nhà văn, đoạt giải Nobel văn chương trong 5 năm tới mà ngay học sinh đậu 30/30 vẫn không được vào đại học, trong khi thiên hạ chạy bằng cấp, không cần học thì khó mà tìm ra nhân tài cho thế giới. Ông nào đoạt giải nhà văn gì đó bị côn đồ đánh te tua, dù Việt Nam muốn đoạt giải Nobel. Kinh

Ông Camus, sau này có viết thêm tiểu luận “Oui, j’ai une patrie: la langue française”. Các nhà văn khác của Tây như ông Emil Cioran có lên tiếng “on n’habite pas un pays, on habite une langue. Une patrie, c’est cela et rien d’autre” hay Jean-Marie Gustave Le Clezio “La langue française est mon seul pays, le seul lieu où j’habite”. Tạm dịch, chúng ta không sống trong một quốc gia, chúng ta sống trong một ngôn ngữ, chỉ vậy thôi, không có gì khác,…

Nếu hiểu theo mấy ông này thì tạm gọi, việt ngữ là quê hương độc nhất của tôi, nơi mà tôi ở hay người ta không ở trong một quốc gia mà trong một ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện để người ta truyền đạt và thu nhận, nói chuyện hay viết để người đối thoại hiểu. Một người câm nhưng biết viết vẫn có thể liên lạc, kết nối với thế giới bên ngoài.

Một người việt sinh sống tại khu Bolsa, 24 tiếng trên 24 tiếng đều nói tiếng việt, nghe radio, xem truyền hình đài việt thì họ có thể nói là “đang sống trong một ngôn ngữ Việt”. Ra Bolsa, gặp người quen, lâu lâu họ nhờ trả lời hay gọi điện thoại cho một cơ quan nào hay công ty vì không rành tiếng mỹ.

Sang Tiệp Khắc, thấy người Việt sinh sống tại đây khá sung túc. Họ có luôn cái khu Việt Nam, tuy nhỏ hơn Little Sàigòn nhưng gần như họ chỉ sống trong ngôn ngữ Việt.

Mình có quen nhiều người Pied Noir (người da trắng sinh tại Phi Châu). Họ là con của những người được pháp gửi qua các thuộc địa để làm ăn hay quản lý các hành chánh của chính phủ pháp. Họ lập gia đình, sinh con đẻ cái tại đó từ nhiều thế hệ. Họ nói tiếng pháp vì đi học trường tây nhưng về nhà vẫn nói tiếng ả rập,…

Ngày nay, mình ở Hoa Kỳ, sử dụng Anh Ngữ và tiếng Mễ hàng ngày. Mình có thể bắt chước mấy ông nhà văn tây kêu: “tổ quốc tôi, là anh ngữ, là Mễ ngữ”. Vấn đề là mình vẫn nói tiếng Việt hàng ngày với vợ con hay bạn bè gốc Việt như thể khi xưa, đi học trường Tây, trong lớp thì nói tiếng tây, ra chơi thì nói tiếng Việt, về nhà cũng nói tiếng Việt. Không lẻ lại kêu Tổ quốc tôi, là Pháp Ngữ như ông Albert Camus? 

Mình nhớ dạo ở Thuỵ Sĩ. Khi ở Lausanne, thuộc vùng pháp ngữ thì gặp đồng nghiệp, nói tiếng Pháp. Sau này được đổi lên Basel, vùng đức ngữ là có vấn đề. Lý do là dân địa phương nói thổ ngữ của họ như người vùng Alsace của Pháp. Trong sở, viết tiếng đức nhưng khi nói chuyện với nhau, họ xổ thổ ngữ của họ là mình ngọng. Tiếng đức thì có đi học 3 ngày một tuần vào buổi tối ở trường Berlitz nhưng thổ ngữ tuy tựa tựa Đức ngữ nhưng rất châm. Vậy tổ quốc của người Thuỵ Sĩ vùng đức ngữ là tiếng Đức hay thổ ngữ của họ. Lên Zurich thì họ lại nói khác, đến vùng Bern tương tự họ lại nói khác. Sang đến vùng nói tiếng Ý Đại Lợi lại khác. 

Mình nhớ có lần ngồi trong quán với ba cô người Thuỵ Sĩ thuộc 3 vùng. 3 cô này không học đại học nên không rành các ngôn ngữ khác. Mình phải làm thông ngôn cho cả 3. Có thể họ không ưa nhau mỗi vùng, mình không hiểu rõ. 3 cô thuỵ sĩ nhờ thằng an-na-mít làm thông ngôn. Nếu mình không lầm thì có hai cô đi học tiếng đức với mình và một cô quen ở sở. 1 cô nói tiếng ý thì hai cô kia không hiểu, 1 cô nói tiếng tây tương tự còn tiếng đức thì mới A, B, C.

Dạo mình ở bên tây, có nhiều vùng của Pháp còn nói thổ ngữ của họ mà tây gọi là “pâtois”. Về các vùng như Bretagne, ở quê, nhiều người lớn tuổi còn nói phương ngữ của họ. Nay thì chắc hết rồi. Hôm trước, có nghe nhạc thằng cháu sinh bên tây, làm nhạc bằng anh ngữ.

Người ta nghe nói đến “tiếng Mẹ đẻ” (langue maternelle). Tiếng mẹ đẻ là tiếng nơi mình sinh ra, tiếng nói được sử dụng nơi chôn nhau cắt rún. Lại có người định nghĩa tiếng mẹ đẻ là tiếng người ta bắt đầu tập nói. Nếu vậy, khi mấy đứa con mình ra đời thì nói chuyện với chúng bằng tiếng Việt, vậy tiếng mẹ đẻ là tiếng việt?

Vào thế kỷ 20, người ta bắt đầu dùng đến cụm từ “langue d’origine”, tiếng nói nguồn gốc. Họ cho rằng tiếng mẹ đẻ không nhất thiết phải là ngôn ngữ nơi mình sinh ra mà là nơi mình được nghe và sử dụng. Có lẻ vì vậy, ông Camus sinh trưởng tại Algerie nhưng sau này lại sống tại Pháp nên mới tuyên bố sau khi nhận giải Nobel. Vì gốc Tây nên trong gia đình sử dụng tiếng pháp, ra đường, đi học gặp bạn bè gốc ả rập thì nói tiếng ả rập.

Ngoài ra chưa chắc là tiếng mà chúng ta học khi mới bắt đầu tập nói. Ông Montaigne học tiếng La-tinh trước khi học tiếng Pháp nhưng ông ta vẫn nhận tiếng pháp là tiếng mẹ đẻ. Người ta cho biết khi còn bé, chúng ta chỉ học nhưng chưa biết sử dụng. Con của tụi này sinh trưởng bên Mỹ nên dù đã có học từ bé tiếng Việt, nhưng lớn lên không sử dụng quen nên nói lọng ngọng. Chỉ biết đọc thực đơn trong tiệm ăn.

Tương tự người Việt mình ở Việt Nam học anh ngữ nhưng chưa sử dụng thường nhật nên lóng cóng khi gặp người ngoại quốc.

Thằng con mình hay la mình không nói tiếng Việt với nó. Thật ra mình nói tiếng Việt nó nhiều nhất. Chỉ có cái tội là mẹ nó, cứ xổ tiếng mỹ vì lười nói tiếng Việt. Ở Hoa Kỳ lâu ngày, các từ ngữ việt cũng bị mai một nếu không sử dụng thường xuyên hay đọc báo việt ngữ. Do đó người Việt hay xổ thêm cụm từ anh ngữ khi nói chuyện với nhau.

Người Việt nhất là tại Việt Nam hay kêu con của những người sinh sống tại Hải ngoại, phải dạy con họ nói tiếng Việt, người Việt phải biết tiếng Việt. Họ tuyên bố như hiến pháp Việt Nam, con cháu những người sinh ra tại Việt Nam hay có ông bà là người Việt Nam. Họ quên một điều là con cháu họ là người ngoại quốc gốc Việt Nam.

Nghe kể có nhiều đứa bé, bố mẹ gốc việt, cứ ép con họ nói tiếng Việt khiến chúng từ bỏ nguồn gốc. Tại Hải ngoại, tự do chọn lựa nên không thể ép chúng học tiếng Việt. Khi nói đến tiếng mẹ đẻ, chúng ta có thể có đến hai thứ tiếng mẹ đẻ nếu bố mẹ không cùng chủng tộc. Nội bố là Bắc kỳ, mẹ là trung kỳ khiến đứa bé không biết học và nói theo giọng nào. Chán Mớ Đời 

Có bà nào kêu là người ta viết sai khi viết cụm từ “chia sẻ” vì phải viết “chia xẻ”. Mình có tải về một bài viết của một nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam, giải thích khi nào sử dụng “sẻ” với sờ chim và khi nào “xẻ” với xờ bướm nhưng bà ấy vẫn cứ khăn khăn kêu chỉ viết “xẻ” với xờ bướm vì khi xưa học viết như vậy. Mình bó tay luôn. Tương tự khi dùng cụm từ “sử dụng” và khi nào dùng “xử dụng” sờ chim hay xờ bướm, khác nhau tuỳ trường hợp.

Đâu phải mình chống cộng nên những gì viết từ báo chí ở Việt Nam là sai. Mình hay đọc những bài khảo cứu về tiếng Việt do mấy ông nghiên cứu văn hoá, không Nổ bà-láp, ba-sàm. Họ giải thích từ Hán việt,.. tiếng Việt không nhất thiết chỉ học đến tháng 4/75 mà phải trau dồi đến hôm nay. Việt ngữ là một sinh ngữ (langue vivante) không phải là tử ngữ (langue morte) mà cứ bô bô tiếng Việt là như thế khi tôi học từ bé trước 4/75. Chán Mớ Đời 

Tiếng Tây thời mình đi học ở pháp đã thay đổi rất nhiều. Đọc sách báo Tây ngày nay có nhiều chữ mình rối vì sinh ngữ nên thay đổi theo thời gian, phản ánh về một xã hội pháp đương thời. Mình hay nghe đài France Culture mỗi tuần để học thêm. Mình nhớ về pháp, nói tiếng Tây khiến tụi bạn cười, nói tiếng Tây của mày cổ lổ sĩ, những từ tiếng lóng của mày ngày nay không dùng nữa. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn