Thức ăn bị cấm tại Âu châu
Chúng ta biết là ngày nay, thực phẩm được bán tại Hoa Kỳ đều được được kỹ nghệ hoá trong các nhà máy to lớn để giảm chi phí nên người Âu châu sang Hoa Kỳ chơi thường thấy thức ăn rất rẻ so với xứ họ. Có nhiều thực phẩm được bày bán tại Hoa Kỳ nhưng lại bị cấm tại Âu châu. Lý do? Tại người Mỹ ít để ý, để báo động, kêu gọi đại biểu của mình lên tiếng, điều tra tại quốc hội để cấm nhằm giúp y tế cộng đồng. Chúng ta bị truyền thông định hướng hàng ngày nên ít ai để ý đến các việc quan trọng cho cuộc sống của mình. Đọc những gì trên mạng trên báo là tin như sấm Trạng Trình. Hình như mình có đọc đâu đó một câu của Mạnh Tử ”Tận tín thư bất đắc như vô thư” có nghĩa là đọc sách mà tin cả vào sách thì thà không có sách còn hơn! Kinh. Từ đó mình hay đặt lại câu hỏi những gì đọc rồi như bác Gú Gồ tìm dùng.
Có một cuốn phim Hồ ly Vọng, hình như tên “network” mà mình xem khi còn đi học tại Paris. Nói về một ông nhà báo đài truyền hình, nói láo Hoài nên Chán Mớ Đời. Một hôm ông ta nổi điên nói rõ mọi việc trên đài đang phát sóng trực tiếp, kêu sẽ tự tử trong 2 tuần tới. Cho rằng, tư tưởng, niềm tin của chúng ta đều do cái máy truyền hình hướng dẫn, dắt dư luận hay dạy chúng ta phải nghe lời này nọ. Từ dạo đó mình bắt đầu mò tin tức ngoài luồng để hiểu về xã hội mình đang sống hơn là nghe báo chí, truyền hình này nọ. Mình đọc tài liệu ngoại quốc và những tổ chức bảo vệ khách hàng để kiểm chứng.
Tình cờ mình đọc một tài liệu, kể có 17 thực phẩm được bán công khai tại Hoa Kỳ nhưng bị cấm tại Âu châu mà khi đọc tên các món này thì thất kinh vì rất quen thuộc, khi vào siêu thị là thấy ngay và hay mua cho con khi còn bé.
Phẩm của thức ăn1. Thực phẩm được nhuộm nhân tạo.
Các màu như Vàng #5 (tartrazine) và Đỏ #40 (Allura Red AC) là thuốc nhuộm thực phẩm tổng hợp thường thấy trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống và kẹo ở Hoa Kỳ. Các nghiên cứu đã liên kết những màu này với tình trạng tăng động thái quá và các vấn đề thiếu tập trung ở trẻ em. Chúng ta thường thấy kẹo bánh cho con nít, cereal,…màu mè để con thích thích, toàn là do phẩm nhuộm. Đây họ nói đến 1 màu vàng và 1 màu đỏ còn mấy màu kia thì sao. Mình có kể vụ họ nhuộm màu thịt jăm-bông, hay đi ăn tiệm tàu, họ nhuộm thịt xá xíu, thiệt heo quay cho đỏ như màu cờ. Ai buồn đời thì đọc đường dẫn của đại học Michigan, nói về các loại màu nhân tạo để nhuộm “thực phẩm” tại Hoa Kỳ và Âu Châu.
Do những lo ngại tiềm ẩn về sức khỏe này, Liên Hiệp Châu Âu đã cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng chúng, yêu cầu dán nhãn cảnh báo trên các sản phẩm có chứa các loại thuốc nhuộm này. Ngược lại, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn chấp thuận việc sử dụng chúng trong thực phẩm, dẫn đến sự hiện diện rộng rãi trong các sản phẩm của Mỹ mà không có nhãn cảnh báo tương tự. Ai buồn đời thì đọc thêm về hệ quả khiến con nít ở Hoa Kỳ bị lộn xộn, xem đường dẫn hyperactivity and attention deficit issues in children.
2. Dầu thực vật bromine
Mình có kể về dầu ăn rồi mà họ gọi là dầu thực vật nhưng thật ra toàn là hoá chất, để đánh lừa thiên hạ. Hôm trước, tại công viên Yosemite, gặp nói chuyện với một cặp vợ chồng và người con trai từ Pháp sang du lịch, ngồi ăn trưa, thấy ông chồng và bà vợ lấy lon CoCa cola ra uống khiến mình buồn cười. Lý do là Tây khi xưa, ăn cơm hay uống rượu này nọ, ngày nay uống CoCa như mọi người trên thế giới.
Có nhiều loại nước ngọt và nước dành cho thể thao được bán trên thị trường Hoa Kỳ có chứa một thành phần được gọi là dầu thực vật bromine, AKA “BVO”. Hóa chất có vấn đề trong đó là bromine, cũng được sử dụng làm chất chống cháy và có thể gây tổn thương nội tạng nghiêm trọng, rối loạn tuyến giáp và các vấn đề sức khỏe khác. Mình có kể nên sử dụng dầu dừa hay dầu olive để nấu ăn cho chắc ăn, tránh các loại dầu được gọi là “thực vật”. Tốt nhất là uống nước lọc cho chắc ăn vì các nước ngọt có pha chế, không biết có gì ở trong.
3. Sữa Với rBST
Một số sản phẩm của sữa có thể đã được sản xuất với sự trợ giúp của một loại hormone giúp mấy con bò gia tăng sản lượng sữa. Giới chăn nuôi tại Hoa Kỳ đã bổ sung recombinant bovine somatotropin (rBST) vào thức ăn cho bò sữa từ đầu những năm 90 để chúng có thể cho nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, cách làm này không phải là không có vấn đề vì bò phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe như viêm vú và tăng nguy cơ bị què. Mình có xem vài phim tài liệu về nuôi bò, to quá lớn đứng không nổi.
4. Gà được rửa bằng chlorine
Lâu lâu chúng ta nghe nói đến vi khuẩn salmonella bị truyền nhiễm trong rau cải hay thịt gà, nên bị triệu hồi. Lý do là khi rửa gà trong các nhà máy chế biến, không cẩn thận hay bị truyền nhiễm. Ở Mỹ, chlorine được sử dụng khi tẩy sạch gà để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Tương tự trứng gà tại Hoa Kỳ được rửa chà trước khi đưa ra thị trường nên bị bắt buộc phải bỏ tủ lạnh vì khi rửa chà trứng có thể làm những lỗ nhỏ khiến vi trùng có thể chạy vào. Ở Âu châu thì họ không rửa chà nên trứng gà không cần bỏ tủ lạnh.
Vì lý do này, Châu Âu đã cấm phương pháp làm sạch này và tuân thủ nghiêm ngặt quy định này từ năm 1997. Điều này không có nghĩa là Châu Âu bỏ bê việc làm sạch thịt trước khi sản xuất và phân phối. Thay vào đó, các điều lệ tập trung vào việc duy trì các tiêu chuẩn cao hơn về thực hành canh tác để đảm bảo giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm.
Các hồ bơi ngoài trời đều có chlorine để sát trùng. Khi xưa con mình đi bơi mỗi ngày, hôi mùi chlorine. Thấy nhiều đứa bé dù có đeo cap nhưng khi cởi ra thì tóc đỏ hết vì bị chlorine.
5. Thực phẩm biến đổi gen GMO
Khoa học đã nhanh chóng biến đổi thế giới với những kỹ thuật tiên tiến và những phát minh mới như kỹ thuật di truyền trong sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, sinh vật biến đổi gen (GMO) vẫn còn gây tranh cãi, làm dấy lên những cuộc tranh luận về tác động và độ an toàn đối với môi trường của chúng. Lý do chính là để tránh bị côn trùng ăn. Vì sẽ phải tốn tiền xịt thuốc sâu, độc hại.
Nhiều quốc gia, bao gồm hầu hết EU, Nga, một số quốc gia Mỹ Latinh và một số quốc gia châu Á, đã cấm một số loại GMO cụ thể. Các sản phẩm GMO của Mỹ như ngô, đậu nành và đu đủ đều bị cấm ở những khu vực này. Vào các siêu thị Nhật hay đại Hàn thì thấy họ ghi trên các hộp đậu hủ “Non GMO” thì mua còn các chợ Việt Nam thì chắc họ dùng GMO đậu nành để làm vì không thấy đề gì cả. Mình mua Non GMO về rồi làm sữa đậu nành uống ở nhà cho khoẻ đời. Vấn đề là non GMO thì có màn xịt thuốc trừ sâu. Chán Mớ Đời
6. Chất nhờn màu hồng (pink Slime)
Giống như chlorine được tẩm vào thịt gà để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, một số loại thịt bò xay ở Mỹ được dùng với amoniac để tiêu diệt vi khuẩn. Sản phẩm cuối cùng được nhiều người mệnh danh là “chất nhờn màu hồng” (pink slime). Có nhiều lo ngại về sức khỏe liên quan đến việc sử dụng amoniac trong thịt bò chế biến, đó là lý do tại sao Canada và toàn bộ Liên minh Châu Âu đã cấm hóa chất này được sử dụng trong các chế biến thực phẩm.
Các sản phẩm thịt chế biến, dùng amoniac có thể gây thêm nguy cơ về sức khỏe khác nhau, bao gồm bệnh tim và ung thư ruột kết. Chất nhờn màu hồng vẫn được sử dụng trong một số sản phẩm thịt bò xay của Mỹ và về mặt pháp lý không bắt buộc phải tiết lộ, nhưng nhận thức được điều này có thể giúp lựa chọn tốt hơn khi chọn những gì cho vào giỏ hàng của mình. Muốn chắc ăn, ra siêu thị đến quày thịt bò rồi kêu họ xay thịt bò tại chỗ cho mình thay vì mua trong các ngăn đông lạnh. Đắt hơn. Khi xưa làm hamburger hay spaghetti cho con ăn là mình ra chợ kêu họ xay thịt, chớ vào chợ thấy bán trong mấy bịch là ớn. Dù rẻ.
Mình mới khám phá ra lý do người Ý Đại Lợi ăn spaghetti theo lối “al dente“ nhằm giúp chất tinh bột chậm tiêu hoá. Chớ làm như kiểu Mỹ, chín quá thì tinh bột chạy ngay thành đường. Tương tự nấu cơm cũng nên nấu kiểu “harder” trên nồi chỉ dẫn, tốt hơn. Nó lâu và đường chậm vào huyết quản.
Người Ý thích ăn spaghetti "al dente" không chỉ vì cảm giác ngon miệng mà còn vì lý do sức khỏe. "Al dente" trong tiếng Ý có nghĩa là "đến răng", chỉ độ chín vừa đủ của mì sao cho vẫn còn độ dai và cứng nhẹ khi cắn. Dưới đây là lý do vì sao ăn spaghetti "al dente" có thể giúp tinh bột chậm tiêu hóa:
Khi mì được nấu "al dente", cấu trúc tinh bột trong mì vẫn còn khá nguyên vẹn và khó bị phá vỡ hơn. Điều này làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, giúp giữ mức đường trong máu ổn định hơn và ngăn ngừa đột biến insulin.
Mì nấu chín quá sẽ có chỉ số đường huyết cao hơn, nghĩa là tinh bột trong mì sẽ nhanh chóng chuyển thành đường trong máu. Mì "al dente" có chỉ số GI thấp hơn, giúp giảm nguy cơ tiểu đường và bệnh tim mạch. Nấu mì "al dente" giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn so với khi nấu quá chín, do một số vitamin và khoáng chất có thể bị mất đi trong quá trình nấu.
7. Một số bánh mì bán ngoài siêu thị
Các sản phẩm bánh mì Mỹ như bánh mì, bánh baguette, bánh mì tròn, khoai tây chiên, vụn bánh mì và ... Những bánh nướng này có thể chứa kali bromate, một loại hóa chất dùng để giúp bánh mì nở hơn? Loại mà người ta làm to rồi, móc ruột để bỏ súp vào ăn. Bánh mì baguette bên Tây ăn không ruột nhiều như các tiệm bánh mì Việt Nam toàn là bột nổi, chỉ toàn là ruột. Vì đây là chất có khả năng gây ung thư ở người nên Châu Âu, Trung Quốc và Canada đã cấm sử dụng chất này trong thực phẩm.
Nhưng điều đó không có nghĩa là phải kiêng hoàn toàn bánh mì. Thay vào đó, hãy chọn các bánh mì không chứa kali bromate, chất này có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải những rủi ro sức khỏe không mong muốn. Mình thử làm ở nhà, bánh mì cứng như đá.
Hôm đi chơi ở Yosemite, chiều về ghé siêu thị thì thấy họ cho không miễn phí các bánh mì làm từ sáng đến 4 giờ chiều là hết hạn vì không bỏ hoá chất bảo quản nên họ cho khách hàng. Nhóm mình ghé lấy mấy ổ đem về cho sáng mai ăn còn nếu không thì siêu thị quăng vì không có chất bảo quản. Do đó bánh mì mà họ bỏ bào nylon là chắc chắn có chất bảo quản. Ở Costco, họ bỏ baguette mới làm trong ngày, trong bịch nylon, đề hết hạn 3 ngày tối đa vì ít chất bảo quản còn bánh mì khác thì chắc nhiều.
Khi xưa, ở Pháp thì họ bán bánh mì trong ngày, còn dư thì họ cắt ngắn lại để làm crouton.
8. Thịt heo
Một chất tăng trưởng được sử dụng trong thịt heo Mỹ, bị cấm ở châu Âu vì lo ngại về sức khỏe. Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) lo ngại về các rủi ro như vấn đề về tim và gia tăng căng thẳng ở động vật, những điều này cũng có thể ảnh hưởng đến con người.
Xem xét mối nguy hiểm của nó đối với sức khỏe con người và phúc lợi động vật, 160 trên 196 quốc gia đã cấm loại hormone này. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết ractopamine an toàn nếu sử dụng với số lượng được kiểm soát. Vấn đề là ai kiểm soát.
9. Thực phẩm đông lạnh
Mặc dù các quốc gia như Anh, Úc và hầu hết châu Âu đã thử nghiệm thành phần này trên chuột và phát hiện ra nó có khả năng gây ung thư, nhưng nó vẫn phổ biến trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn của Mỹ. Để bảo vệ sức khỏe, điều quan trọng là phải hiểu và lựa chọn các thành phần trong bữa ăn đông lạnh, tránh các chất phụ gia có hại và hậu quả của chúng. Khi xưa, con còn nhỏ, cũng hay mua thức ăn đông lạnh về bỏ vào lò vi sóng ăn cho nhanh để con còn học bài.
10. Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su là một bài tập tuyệt vời cho hàm của bạn và có thể giữ cho miệng bạn thơm tho, đặc biệt nếu kẹo có bạc hà. Nhưng có một điều cần chú ý: nhiều loại kẹo cao su của Mỹ có chứa chất bảo quản gọi là BHA, hydroxyanisole butylat hóa. Hóa chất này có liên quan đến bệnh ung thư ở chuột.
Nghiên cứu tương tự cho thấy khá an toàn khi cho rằng nó cũng là chất gây ung thư ở người. BHA cũng có thể được tìm thấy trong các món nướng, ngũ cốc, thịt và đồ ăn nhẹ. Đó là lý do tại sao nó bị cấm ở Anh, Châu Âu và Nhật Bản do lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe.
11. Sản phẩm không chứa chất béo fat free
Ngày nay ai cũng sợ chất béo nên các thức ăn không có chất béo được khách hàng ưa chuộng. Cái gì cũng để chữ to lớn “Fat Free”. Trong khi nhiều người áp dụng chế độ ăn kiêng, thường chọn các sản phẩm không đường và không béo, chúng ta phải lưu ý đến những gì chúng ta tiêu thụ khi tính lượng calo. Một thành phần phổ biến trong thực phẩm không chứa chất béo ở Hoa Kỳ là Olestra. Mặc dù mang lại cảm giác ngon miệng và hương vị béo mà không chứa calo, nhưng Olestra có thể ngăn chặn sự hấp thụ các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu trong ruột. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng về đường tiêu hóa như chuột rút, tiêu chảy.
Vì những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn này, Olestra đã bị cấm ở Châu Âu và Canada. Bất chấp những lo ngại này, một số sản phẩm đồ ăn nhẹ của Mỹ vẫn chứa Olestra, bao gồm một số nhãn hiệu khoai tây chiên không béo. Đi Yosemite, mình thấy mấy chị bạn thích ăn mấy bịch Chips nên thất kinh.
12. Mía
Mía là một sản phẩm thực phẩm tự nhiên có hương vị đặc trưng được nhiều người trên thế giới yêu thích. Nhưng mía Mỹ có thể là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề sức khỏe? Ra bolsa thấy họ quảng cáo mua 5 ly mía ép được một ly miễn phí. Nhớ hương vị quê hương là chùm mía ngọt thì cũng mệt.
Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có liên quan đến atrazine, một loại thuốc diệt cỏ có liên quan đến dị tật bẩm sinh, ung thư sinh sản, mẫn cảm da và thoái hóa cơ. Hóa chất này thường được sử dụng để bảo quản mía ở Hoa Kỳ. Ở Liên minh Châu Âu, atrazine bị cấm vì những mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe và thực tế là nó cũng có thể làm ô nhiễm các dòng suối, đe dọa môi trường và động vật hoang dã.
Tài liệu thì kêu ăn Blueberries rất tốt cho não bộ nhưng nay lại khám phá ra đồ giả cũng nhiều như mật ong bú xua la Mua.13. Quả blueberry giả
Một số loại trái cây hấp dẫn đến mức không thể bỏ lỡ cơ hội để ăn. Nhất là các quảng cáo nói ăn các loại trái cây này giúp trí nhớ bú xua la mua. Trên thực tế, các công ty sản xuất dùng hóa chất và thuốc nhuộm làm cho trái cây và các thực phẩm khác trông ngon không thể cưỡng lại được. Điều này đặc biệt đúng đối với các sản phẩm có chứa “blueberry” ở Hoa Kỳ. Mình có đọc kỷ hơn vụ này, khi nào buồn đời mình sẽ kể. Trời khiến mình mua cái vườn bơ để phải đi tìm hiểu thêm cách trồng cây ở Hoa Kỳ nên khám phá ra đủ trò. Chán Mớ Đời
Nhiều “blueberries” trong gói thực phẩm đóng sẵn thực chất là hỗn hợp của xi-rô ngô, đường và màu nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ. Những thuốc nhuộm này có liên quan đến chứng hiếu động thái quá, tổn thương tế bào thần kinh và ung thư não. Do đó, quả Blueberries tổng hợp đã bị cấm ở Anh, Phần Lan, Pháp, Áo, Na Uy và Châu Âu.
Cái này khi xưa mình mua cho mấy đứa con ăn mỗi sáng. Thấy con ăn nhiều là mừng. Ngày nay thì Chán Mớ Đời14. Froot Loops
Dạo mấy đứa con còn nhỏ cứ mỗi tuần đi Costco, đều mua Froot Loop để cho con ăn sáng với sữa. Nhưng tất cả những thứ hình ảnh lấp lánh đó không phải là vàng vì Froot Loops và các loại ngũ cốc tương tự có màu sắc rực rỡ đều chứa thuốc nhuộm nhân tạo.
Như đã đề cập ở trên, những loại thuốc nhuộm này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em tiêu thụ chúng với số lượng cao hơn. Mặc dù nhiều loại thuốc nhuộm bị cấm ở châu Âu nhưng chúng vẫn được bán rộng rãi ở Mỹ và có nhu cầu cao. Có thể giãi mã được trẻ em tại Hoa Kỳ bị AHDH rất cao vì từ bé đã được tọng các cereal loại này, dường cao và các nhuộm thuốc.
15. Cá hồi nuôi
Cá hồi hoang dã có thịt màu hồng tự nhiên vì có Oxygen vì chế độ ăn của nó chứa nhiều carotenoid. Nhưng để có được màu sắc tương tự mà không cần chế độ ăn tự nhiên, cá hồi nuôi ở Mỹ được cho ăn astaxanthin tổng hợp. Đây chỉ là một điều nữa cần thêm vào danh sách “kiểm tra thành phần trước khi mua”. Ở Costco, thì họ có dán nhãn là cá nhuộm màu nhân tạo.
Hơn nữa, cá hồi nuôi thường được cho ăn bằng nhiều loại kháng sinh và thuốc trừ sâu khác nhau để ngăn ngừa các bệnh có thể sinh sôi trong các trang trại nuôi cá đông đúc. Những hóa chất này có thể tích tụ trong cá và sau đó trong cơ thể con người, gây lo ngại về tình trạng kháng kháng sinh và các vấn đề sức khỏe khác.
Hôm trước, đi chơi với mấy người bạn, có chị từ Seattle nên mình có kể câu chuyện tại thành phố này. Người ta thấy có hiện tượng là các trẻ em nữ tiểu học từ 7-9 tuổi của một trường ở Seattle, có kinh nguyệt, ngực nở này nọ nên họ điều tra. Cuối cùng họ khám phá ra các học sinh này ở trong một khu vực được xem là nghèo. Bố mẹ mua cánh gà để nấu vì rẻ. Các cánh gà được chăn nuôi trong các trại, thường được chích hormone nên khi bị giết thường thuốc hormone vẫn còn dính ít nhiều ở cánh gà.
Mình nhớ lần đầu tiên về Việt Nam, có đem kẹo này về. Ông cụ lấy một gói ăn, thấy ngon quá, lấy thêm bịch khác bị cô em kêu 7,000 đó ba khiến ông cụ giật mình thả tay ra. Mình kêu cứ ăn thoải mái sau này công an khu vực đến cũng bồi dưỡng anh vài gói M&M.16. M&M Mỹ
M&M tự hào có một lượng người hâm mộ cuồng nhiệt trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do các dấu hiệu tăng động ở trẻ em và các nguy cơ sức khỏe liên quan khác, Châu Âu đã thực hiện một bước quan trọng bằng cách cấm sản xuất M&M được nhuộm nhân tạo. Thay vào đó, M&M Châu Âu được tạo màu bằng các nguồn tự nhiên như củ cải, bắp cải và chanh, tương phản hoàn toàn với thuốc nhuộm nhân tạo có ở phiên bản Hoa Kỳ.
17. Táo
Khi sang Hoa Kỳ, mình nghe thiên hạ nhắc là “Một quả táo mỗi ngày có thể giúp bạn tránh xa bác sĩ”. Các công ty bán táo quảng cáo như vậy để bán táo chớ đi bác sĩ mà bác sĩ nói kiểu này thì vợ bác sĩ không có tiền mua sắm thời trang. Táo Mỹ được yêu thích vì độ giòn và vị ngọt, nhưng họ thường được ngâm bằng hóa chất gọi là diphenylamine (DPA) sau khi thu hoạch không? Mình đi học khoá canh nông thì ông giáo sư cầm quả táo và hỏi cả lớp trái táo này đã được hái bao nhiêu ngày. Có người kêu 1 ngày, 1 tuần khiến ông thầy lắc đầu, kêu 9 tháng 16 ngày. Trái táo vẫn tươi. Lý do là họ ngâm hoá chất DPA. Các công ty mua sỉ bơ của mình về đều rửa bằng nước sát trùng và ngâm DPA để cho làn da của bơ xanh như mắt em trong ánh ban mai.
DPA được sử dụng trên vỏ trái cây để ngăn ngừa hiện tượng chuyển sang màu nâu trong quá trình bảo quản và vận chuyển, giữ chúng tươi lâu hơn. Tuy nhiên, đã có một số lo ngại về nguy cơ sức khỏe của DPA, đặc biệt là khi nó tương tác với nitrogen và có thể tạo thành nitrosamine có hại. Vì điều này, Liên minh Châu Âu đã cấm DPA trên táo.
Từ ngày mua cái vườn, mình phải đi học thêm về canh nông và viếng thăm các công ty mua sỉ của mình thì thất kinh. Như khám phá ra một thế giới bí ẩn nên mình quan tâm đến ăn uống, sức khoẻ vì người Việt khi xưa hay nói “bệnh tòng khẩu nhập”. Bệnh của chúng ta là đều được đưa vào từ cái Mồm tham ăn. Em ghi lại dưới con mắt nông dân, bác nào tò mò thì kiếm đọc thêm tài liệu. Đồng chí gái kêu có ông thần nào chửi em, kêu viết không Hàn lâm, nhiều lỗi chính tả khiến em buồn cười. Em là nông dân 100%, học tiếng Việt theo kiểu bình dân học vụ mà ông này cứ nói đến Hàn Lâm. Em cũng chúc phúc cho họ được nhiều hạnh phúc. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn