Lý do Hoa Kỳ không sử dụng hệ thống đo đạc thập phân


Mình đi làm ở Ý Đại Lợi, Thụy Sĩ, Đức quốc và anh quốc thì không gặp vấn đề khi vẽ vì các xứ này sử dụng hệ thống như tại Việt Nam. Chỉ khi bò sang Mỹ đi làm thì gặp phải hệ thống đo đạc “imperial measurements “ do hậu quả nền cai trị của Anh quốc. Ở Anh quốc, lúc mình sang làm việc thì họ cũng mới bắt đầu sử dụng hệ thống này. Lý do là các kỹ nghệ gia cho rằng hệ thống đo đạc cũ của Anh quốc sẽ làm cản trở sự xuất cảng của Anh quốc khắp thế giới vì đa số dùng hệ thống đo đạc metric. 

Khi mới sang Hoa Kỳ nghe nói Hoa Kỳ sắp thay đổi hệ thống đo đạc để có thể xuất cảng khắp thế giới nhưng sống gần 40 năm vẫn thấy đo đạc như xưa. Có các xứ khác sản xuất để bán cho người Mỹ nên họ chả cần thay đổi gì thay đổi rất tốn tiền. Nội tiền thay các bản chỉ đường là phải đóng thuế mệt thở để thay đổi. Cửa nhà hư mà mua tấm mới để thay là mệt. Cứ như thay hệ thống điện nước trong nhà là khùng. Lúc đầu cũng phải học feet, pounds và miles từ từ quên đo đạc bằng mét, kí lô và kí lô mét. 

Buồn đời mình tìm tài liệu đọc thì thất kinh. Lý do là Hoa Kỳ có thể sử dụng hệ thống thập phân từ năm 1866. Chính phủ liên bang gọi hệ thống thập phân , thường được gọi là SI (International System of Units) và muốn sử dụng hệ thống để buôn bán dễ dàng. Vấn đề là chính phủ không ép buộc các công ty kỹ nghệ nên cứ lừ đừ như người say rượu từ bấy lâu nay.

Ai ra quảng trường Trafalgar, luân đôn, nơi có tượng ông tướng Wellington đã đánh bại Napoleon, sẽ thấy bản chỉ dẫn một chân bộ Anh quốc ra sao.

Hệ thống Imperial, còn gọi là hệ thống đo lường Anh, có nguồn gốc từ hệ thống đo lường được sử dụng ở Anh trước khi Đế quốc Anh thành lập. Các hệ thống đo lường cổ ở Anh đã tồn tại từ thời La Mã, và sau đó được điều chỉnh qua nhiều thế kỷ bởi các triều đại và các quy định khác nhau.

 Khi xưa học Hội Việt Mỹ, trong cuốn Lê Bá Kông II, có bài nói về Hiến pháp Magna Carta (1215): Văn bản lịch sử này đã yêu cầu có các tiêu chuẩn chung cho cân nặng và đo lường trên khắp vương quốc.

Đạo luật về cân đo đo lường (Weights and Measures Act) 1824: Đạo luật này đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống Imperial chính thức. Đạo luật đã thiết lập các đơn vị đo lường chuẩn cho khối lượng, chiều dài, và dung tích, nhằm bảo đảm sự đồng nhất trên toàn Đế quốc Anh.

Đạo luật về cân đo đo lường (Weights and Measures Act) 1878: Đạo luật này tiếp tục điều chỉnh và chuẩn hóa thêm các đơn vị đo lường Imperial, làm cho hệ thống này trở nên cụ thể và thống nhất hơn.

Hệ thống thập phân được thành lập từ cuộc cách mạng Pháp quốc. Trong thời quân chủ chuyên chế, xứ pháp nghe nói có đến đủ loại cách tính ngày giờ, khoảng cách, cân nặng, họ tính đến cả 250,000 đơn vị. Sau cuộc cách mạng, các nhà cách mạng xem đây là cơ hội để thay đổi, thành lập một hệ thống quốc tế để khắp nơi có thể sử dụng và họ đề nghị các nhà hàng lâm khoa học, thiết lập một hệ thống cho mọi người để tiện việc giáo dục, buôn bán và khảo sát trong khoa học.

Các nhà hàng lâm của viện hàng lâm Pháp đề nghị sử dụng khoảng cách đo từ Bắc Cực đến Equator dựa trên đơn vị thập phân, lít cũng như cubic để tính lượng khối… cũng như điện lực và từ trường. Kiểu thời gian, múi giờ được đo và lấy làm chuẩn tại Greenwich, Anh quốc.

Hệ thống mới được chính phủ Pháp phê chuẩn nhưng người dân rất chậm để theo và thay đổi. Năm 1866, ý tưởng sử dụng hệ thống SI này được ban hành luật tại Hoa Kỳ, cho phép hệ thống thập phân được sử dụng trong ngành thương mại. Đến năm 1875 thì có hiệp ước quốc tế về hệ thống mét được ký bởi các nước lớn trên thế giới như Nga, Đức quốc, và Pháp quốc. Nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa áp dụng hệ thống này dù đã ký kết .

Khi mình làm việc tại Anh quốc thì họ đã sử dụng hệ thống mét nhưng không hiểu sao Hoa Kỳ vẫn cà khịa. Các nhà kỹ nghệ cho rằng áp dụng hệ thống thập Phân  rất khó, nhất là tốn tiền. Quan trọng nhất là chính phủ ban hành luật có thể vi hiến tại các tiểu bang.

Hệ thống Imperial (hay còn gọi là hệ thống đo lường Anh) vẫn được sử dụng ở một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ, vì một số lý do lịch sử và văn hóa. Hệ thống Imperial đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ và trở thành một phần của truyền thống văn hóa ở các quốc gia như Hoa Kỳ. Sự thay đổi sang hệ thống thập phân (metric) sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh lớn và nhiều người có thể không muốn từ bỏ những gì họ đã quen thuộc. Ở trường đa số học sinh đều sợ toán học.

Học truyện Kiều thì nghe tả Từ Hải to lớn mà mình không hình dung được qua hệ thống thập phân. Vai năm thước rộng, lưng mười thước cao. Ông Nguyễn Du mua được cuốn sách Đoạn Trường Tân Thành của thời nhà Minh nên có thể ăn phải đặc sản Quảng trị nên nổ cho vui. Lớn lên một tí đọc truyện Kim Dung hay Tam Quốc Chí lại ngọng vì họ nói đến hệ thống tính toán người Tàu mà mình không đổi sang hệ thống thập phân, học ở trường nên Chán Mớ Đời.

Việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống đo lường của một quốc gia từ Imperial sang metric đòi hỏi một chi phí lớn. Từ việc thay đổi biển báo giao thông, tài liệu kỹ thuật, sách giáo khoa đến các thiết bị đo lường công nghiệp, tất cả đều cần phải thay đổi, và điều này có thể rất tốn kém. Vấn đề là các công ty lớn có thể có tiền bạc và nhân lực để chuyển đổi trong khi các công ty nhỏ sẽ gặp khó khăn khi thay đổi hệ thống đo đạc. Ngoài ra nền giáo dục càn phải sửa đổi lại để dạy các thế hệ mai sau hệ thống mét và hệ thống Anh quốc. Mình nhớ khi sang Anh quốc thì mấy ông đồng nghiệp tuy vẽ theo hệ thống mét nhưng họ vẫn cứ nói chuyện theo hệ thống Anh quốc như half pint khi đi uống bia hay cân nặng Pounds,… dài bao nhiêu inch, mấy yard khiến mình hay bị ngọng vì không hiểu. Chỉ có khi sang Hoa Kỳ thì mới học thuộc và biết cách chia và nhân (tính nhẩm).

Người dân đã được giáo dục và đào tạo theo hệ thống Imperial trong nhiều thế hệ. Sự thay đổi hệ thống đo lường sẽ đòi hỏi việc điều chỉnh lại hệ thống giáo dục và đào tạo. Học sinh Mỹ rất dốt toán mà nay bắt chúng học hệ thống thập phân thì chúng lại ngọng hơn. Nay đi thi toán toàn thế giới, đội tuyển Hoa Kỳ toàn là gốc người Tàu.

Nhiều ngành công nghiệp và thương mại đã thiết lập và vận hành dựa trên hệ thống Imperial. Việc chuyển đổi có thể gây ra sự gián đoạn trong sản xuất và kinh doanh. Cứ tưởng tượng máy móc bằng hệ thống Anh quốc nay đổi qua thập phân là ngọng. Tốn tiền mua cái mới nhất là cửa.

Thói quen và sự quen thuộc với hệ thống hiện tại cũng đóng một vai trò quan trọng. Nhiều người có thể cảm thấy không thoải mái hoặc gặp khó khăn khi phải học và sử dụng một hệ thống mới. Mình đây, mất 30 năm học và sử Dụng hệ thống thập phân rồi khi sang Hoa Kỳ học hệ thống Anh quốc, nay bắt đổi lại là ngọng. Thật ra thì cũng dễ vì đã học và sử dụng rồi nên khi đi chơi ở các xứ sử dụng hệ thống mét mình vẫn tính toán được.

Dù vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chuyển sang hệ thống metric vì dễ dàng sử dụng của nó. Hệ thống metric dựa trên hệ thập phân, dễ hiểu và dễ sử dụng hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên, ở những nơi mà hệ thống Imperial vẫn được sử dụng, các lý do nêu trên khiến chuyển đổi trở nên chậm chạp và khó khăn.

Hệ thống Imperial được sử dụng rộng rãi trong Đế quốc Anh và các thuộc địa, bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada, Úc, và Ấn Độ vào thế kỷ 19 và 20. Ngày nay mấy xứ này sử dụng hệ thập phân ngoại trừ Hoa Kỳ  

Dù Hoa Kỳ chính thức tách khỏi Anh sau Chiến tranh Độc lập, hệ thống đo lường mà họ sử dụng vẫn dựa trên các đơn vị Imperial, dù có một số khác biệt nhỏ. Có lẻ vì vẫn tiếp tục sử dụng bộ hình luật của Anh quốc  

Thế kỷ 20: Hầu hết các quốc gia từng là thuộc địa của Anh đã chuyển sang sử dụng hệ thống metric để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn giữ hệ thống Imperial  

Bắt đầu từ năm 1965, Anh Quốc bắt đầu chuyển đổi sang hệ thống metric, và đến nay hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật và khoa học đã hoàn toàn chuyển đổi, dù trong đời sống hàng ngày nhiều người vẫn sử dụng các đơn vị Imperial như dặm, inch, và pound. Nhất là tiền tệ của họ vì họ dùng Sterling Pound nên lúc đầu không hiểu rõ. Họ nói nặng một Pound (lbs) trong khi đưa cho mình tờ giấy tiền sterling. Chán Mớ Đời 

Hoa Kỳ ngày nay: Vẫn sử dụng hệ thống Imperial trong cuộc sống hàng ngày, như đo lường chiều dài (inch, foot), khối lượng (pound), và dung tích (gallon).

Đo lường qua hệ thống Anh quốc thì mình quen sử dụng và có thể hình dung ra sao so với hệ thống mét. Chỉ có vấn đề là dung lượng thì mình hơi bị ngọng vì ounce, gallon… Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Có người còm nên mình tải về đây 

Nếu Mỹ đổi qua dùng hệ thống thập phân thì sẽ có một vấn đề về cơ khí. Nếu ai có mua những máy móc từ các nước khác thì biết họ xài mấy con ốc và nút đo bằng mm hay cm. Thí dụ như 8 ly,7 phân, 2 tấc  vv. Nhờ vậy tìm kiếm các con ốc, long đền hay nút vặn rất dế dàng. Ngược lại mấy cha nội Mỹ vì một inch là đơn vị nhỏ nhất mà cũng còn rất lớn (khoảng 3 phân (cm)) nên mấy chả chia ra làm phân số. Ở Mỹ đến giờ này mấy chục năm rồi mà tôi vẫn chưa mua được con ốc hay lông đền chính xác vì ai mà nhớ 1/32, 5/4, 1/8 vv. của mấy con ốc đó. Lại còn có một bộ khóa tùm lum tùm la bằng phân số,  thay vì 8 mm hay 6 mm hay 6.5mm vv. Lại còn vấn đề nhiệt độ và đo lường, vv. Bởi vậy nên tôi tẩy chay hệ thống của Anh và xài thập phân trên điện thoại vv. Đo cửa sổ để mua màn che thì phải tính từ bộ ra inch hoặc ngược lại vì 1 bộ có 12 inch. Còn ăn uống thì mỗi lần nghe nói ounce tôi phải hình dung ra cái ly lớn nhỏ mới đoán được. Còn chiều cao thì mỗi lần Mỹ hỏi anh cao bao nhiêu, tôi nó 1 thước 65 thì nó không hiểu nên phải nhớ là 5 bộ 4 inch. Còn cân nặng thì 70 kí lô, phải đổi ra 160 pounds, vv. Về sau này nghe mấy anh Mỹ nói ám chỉ cái gì làm hết trọi thì họ nói "all nine yards" mới đầu không hiểu nhưng sau này mới khám phá ra túc cầu Mỹ (không được chơi bằng chán) cầm banh bầu dục chạy đến đích khoảng gần 9 thước. Mà đến giờ này tôi cũng không hiểu trò chơi này khéo léo ở chỗ nào. Còn coi đá banh thì mê hơn, dạo này có giải vô địch Âu Châu nên càng thích.

Chỉ có mỗi một thứ của Mỹ mà tôi thích là đồng đô la xanh của họ thôi. Triệu triệu phú đô la là mục đích của sự nghiệp tôi. Hóa ra Mỹ cũng có thứ đo lường mà tôi chấp nhận và ham muốn haha